Thông tư 161/2010/TT-BTC qui chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng CSXH
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 161/2010/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 161/2010/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/10/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy chế xử lý nợ rủi ro
Ngày 20/10/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 161/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư tập trung làm rõ các nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro, trong đó nhóm các nguyên nhân là do thiên tai và các tác động do biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến vốn, tài sản của khách hàng gồm: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm rét hại, cháy rừng, địch họa, hỏa hoạn; Các dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng.
Các nguyên nhân xuất phát từ việc Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Trường hợp khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích; mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng.
Khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và có đơn đề nghị xử lý rủi ro, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005.
Xem chi tiết Thông tư 161/2010/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 161/2010/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 161/2010/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg) như sau:
Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm:
Khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích; mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật kèm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của tổ chức kinh tế.
- Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế.
- Trường hợp khách hàng vay vốn hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) vẫn không có khả năng trả nợ: Trên biên bản xác nhận nợ vay bị rủi ro phải đánh giá cụ thể về khả năng trả nợ của khách hàng và thể hiện nội dung: món vay đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp khoanh nợ bổ sung) mà khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán do các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này xác nhận.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài mất năng lực hành vi dân sự: Bản sao có chứng thực của Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc giấy xác nhận cụ thể, rõ ràng về việc mất năng lực hành vi dân sự của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần: Giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe (bản sao có chứng thực) của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa: Có xác nhận rõ ràng của Ủy ban nhân dân cấp xã trên biên bản về hoàn cảnh cụ thể của khách hàng: khách hàng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài chết, mất tích: Bản sao có chứng thực Giấy chứng tử, bản sao có chứng thực Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án.
- Trường hợp khách hàng, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài bị tuyên bố là chết, mất tích: Có xác nhận rõ ràng của Ủy ban nhân dân cấp xã và công an xã trên biên bản về các nội dung sau: họ và tên, hộ khẩu thường trú, thời gian, địa điểm chết, mất tích.
- Trường hợp người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài: Các giấy tờ về mức độ thương tích hoặc hồ sơ bệnh án do doanh nghiệp tiếp nhận lao động ở nước ngoài hoặc cơ quan y tế nước ngoài xác nhận.
- Các giấy tờ liên quan khác: Trường hợp không còn người thừa kế phải có các giấy tờ sau: Giấy chứng tử người thừa kế (nếu người thừa kế chết), hoặc xác nhận cụ thể của Ủy ban nhân dân xã trên biên bản: người thừa kế chết hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế mất tích hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ.
- Trong thời gian gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội tính lãi, thu lãi đối với khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và theo chế độ quy định.
- Trong thời gian khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội không tính lãi, không thu lãi đối với khách hàng. Khi tính toán, xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm, đối với số dư nợ cho vay được khoanh Ngân hàng Chính sách xã hội được tính lãi suất cho vay bằng 0% trong thời gian khoanh nợ.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI |
Mẫu số: 01/TT |
TỔNG HỢP CÁC KHOẢN NỢ BỊ RỦI RO DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ĐƯỢC XỬ LÝ
Đến………………………..
Chương trình: ………………………………………..
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chi nhánh tỉnh, TP |
Gia hạn nợ |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
1 |
Chi nhánh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi nhánh B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chi nhánh C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi nhánh D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…., ngày … tháng … năm |
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI |
Mẫu số: 02/TT |
TỔNG HỢP CÁC KHOẢN NỢ BỊ RỦI RO DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ĐƯỢC XỬ LÝ
Đến………………………..
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chương trình |
Gia hạn nợ |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
1 |
Hộ nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Giải quyết việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Nước sạch và VSMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Học sinh sinh viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Xuất khẩu lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…., ngày … tháng … năm |