Thông tư 10-NH/TT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngày 25/11/1983 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 145-HĐBT ngày 06/02/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 10-NH/TT
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 10-NH/TT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Văn Trường |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/12/1983 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10-NH/TT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Các loại phiếu công trái và biên lai thu tiền, thu thóc bán công trái trước khi phát hành được bảo quản như tiền trong kho tiền của Ngân hàng Nhà nước. Mọi trường hợp để mất phiếu công trái và biên lai được xử lý như trường hợp mất tiền.
Quỹ tiết kiệm trung ương phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (từ đây gọi chung là quỹ tiết kiệm tỉnh) theo lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Quỹ tiết kiệm tỉnh phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (từ đây gọi chung là quỹ tiết kiệm huyện) theo lệnh của giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Quỹ tiết kiệm huyện phân phối công trái cho các quỹ tiết kiệm cơ sở theo kế hoạch phân phối công trái của giám đốc Ngân hàng Nhà nước huyện.
Việc xuất nhập phiếu công trái và biên lai được tiến hành trên cơ sở biên bản giao nhận và phiếu xuất nhập kho do quỹ tiết kiệm lập và phải được hạch toán ở cả hai nơi : ở kho Ngân hàng Nhà nước và ở quỹ tiết kiệm đồng cấp.
Căn cứ danh sách người đăng ký mua công trái của ban vận động, đơn vị bán công trái giới thiêu người tới quỹ tiết kiệm huyện nhận quyển biên lai thu tiền bán công trái, trước khi giao quyển biên lai thu tiền bán công trái, quỹ tiết kiệm huyện phải đóng dấu vào chỗ quy định ở góc trên bên trái từng tờ biên lai.
Khi thu tiền bán công trái, đơn vị bán công trái viết lồng 2 liên biên lai (theo mẫu số 1-CT), giao liên 1 biên lai cho người mua công trái, còn liên 2 làm chứng từ vào sổ thu tiền bán công trái (mẫu số 3-CT). Sổ thu tiền bán công trái đựơc viết lồng 2 liên và lập riêng cho từng loại công trái. Cuối ngày hoặc cuối định kỳ, căn cứ vào sổ thu tiền bán công trái, đơn vị lập 2 liên bảng kê tổng hợp các sổ thu tiền bán công trái trong ngày hoặc trong định kỳ (mẫu số 4-CT). Một liên bảng kê tổng hợp kèm theo các tờ sổ thu tiền bán công trái và các liên 2 biên lai được đơn vị bán công trái nộp vào quỹ tiết kiệm cùng với số tiền mặt để nhận mua công trái về phát cho người mua công trái.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận phiếu công trái, đơn vị bán công trái phải nộp vào quỹ tiết kiệm các liên 1 biên lai kèm theo các tờ số và bảng kê tổng hợp các tờ số đó. Các tài liệu được hoàn lại này là căn cứ duy nhất để quỹ tiết kiệm tính tiền thù lao theo chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức uỷ nhiệm thu.
- ở mặt trước: Quỹ tiết kiệm huyện phải được đóng dấu khắc sẵn năm phát hành vào chỗ quy định trên chiếu. Đợt vận động đầu tiên từ ngày 19-12-1983 đến ngày 2-2-1984 sẽ đóng dấu năm phát hành là 1983. Dấu năm phát hành chỉ được đóng sau khi đã viết xong phiếu công trái.
- ở mặt sau: Họ tên ghi đúng theo giấy chứng minh; địa chỉ ghi rõ thôn, ấp, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi người mua công trái cư trú thường xuyên; ngày phát hành ghi đúng ngày thu tiền hoặc thu thóc trên biên lai; nơi phát hành ghi rõ tên đơn vị bán công trái, tên huyện và tên tỉnh phát hành công trái.
Các yếu tố trên phiếu công trái phải được viết rõ ràng, sạch, đẹp, bằng thứ mực không phai hoặc in thật rõ bằng máy chữ.
Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:
Ngay sau khi nhận được đơn, ngân hàng huyện hoặc quỹ tiết kiệm nơi cư trú phải thông báo cho quỹ tiết kiệm huyện nơi phát hành công trái để ghi chú ngày báo mất vào sổ gốc thu tiền bán công trái, mặt khác phải làm đầy đủ các thủ tục thông báo trong nội bộ hệ thống quỹ tiết kiệm và cho Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước biết để theo dõi.
Khi mất liên 1 biên lai trước khi nhận được phiếu công trái, người mua công trái phải làm đơn báo mất cho đơn vị bán công trái. Trong đơn phải ghi rõ họ tên, điạ chỉ, giấy chứng minh, số tiền hoặc thóc công trái, ngày nộp tiền hoặc thóc mua công trái, số biên lai (nếu nhớ được). Đơn này phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú và đơn vị bán công trái xác nhận mới có giá trị làm căn cứ phát phiếu công trái cho người được hưởng. Khi nhận phiếu công trái người mua phải ký nhận vào đơn báo mất. Đơn này được đơn vị bán công trái đính kèm vào tờ số thu tiền bán công trái để nộp lại quỹ tiết kiệm như quy định ở điểm 5, mục B nói trên.
Hàng tháng, quỹ tiết kiệm huyện gửi quỹ tiết kiệm tỉnh và quỹ tiết kiệm tỉnh tổng hợp gửi Quỹ tiết kiệm trung ương, đồng gửi Uỷ ban vận động mua công trái cùng cấp báo cáo thống kê kết quả bán công trái theo từng đối tượng mua công trái và từng loại phiếu công trái. Đối tượng mua công trái gồm có:
- Nhóm 1: những người làm công ăn lương, hoặc hưởng phụ cấp bao gồm toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, công an, bộ đội...
- Nhóm 2: nhân dân ở nông thôn bao gồm nông dân tập thể và cá thể.
- Nhóm 3: nhân dân ở thành thị.
Sau khi hoàn thành việc quyết toán và ghi thông báo tin vào máy tính điện tử, Trung tâm tính toán Ngân hành Nhà nước phải giao lại cho Quỹ tiết kiệm trung ương các bảng báo cáo quyết toán kèm theo các tờ số, bảng kê và biên lai để Quỹ tiết kiệm trung ương tổ chức lưu trữ lâu dài. Quyết toán và báo cáo thống kê theo điểm 2, mụ G của thông tư này, Quỹ tiết kiệm trung ương trình tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban vận động mua công trái trung ương, đồng gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngoài việc quyết toán sau từng đợt vận động lớn, cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm các cấp còn phải quyết toán kết quả bán công trái trong năm theo chế độ quyết toán chung của hệ thống quỹ tiết kiệm. Các tờ số, bảng kê và các liên 1 biên lai về số công trái bán thường xuyên sau đợt vận động lớn cũng được quỹ tiết kiệm tỉnh tập trung chuyên về Quỹ tiết kiệm trung ương để giao Trung tâm tính toán kiểm soát và xử lý như trên.
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, giám đốc quỹ tiết kiệm các cấp phối hợp với uỷ ban vận động mua công trái đồng cấp, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát hành công trái. Trước mắt trong đợt vận động mua công trái đầu tiên từ ngày 19-12-1983 đến ngày 2-2-1984 các điạ phương phải có kế hoạch tập trung cán bộ, thành lập các bàn bán công trái ở những nơi cần thiết và tổ chức rộng rãi mạng lưới đại diện bán công trái ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, phường, xã, v.v... Những cán bộ được lựa chọn làm công tác bán công trái phải là những cán bộ có tín nhiệm về tiền bạc, chữ viết cẩn thận và đẹp. Các điểm bán công trái phải được trang bị đẩy đủ phương tiện cần thiết cho công tác, đồng thời phải tổ chức lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối mọi loại tài sản ở mọi nơi làm việc và trong quá trình vận chuyển.