Thông tư 03/1998/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 52/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 03/1998/TT-BKH
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03/1998/TT-BKH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Xuân Giá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/03/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/1998/TT-BKH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 03/1998/TT-BKH
NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 52/1998/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ NĂM 1998
Thực hiện Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 52/1998/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 1998, về việc
triển khai kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
như sau:
1. Đối tượng cho vay của kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998.
1.1. Các dự án chuyển tiếp bao gồm:
- Các dự án được các đầu mối cho vay đã ký hợp đồng tín dụng hoặc đã cho vay từ năm 1997 trở về trước, trong kế hoạch năm 1998, ngoài số vốn đã ký hợp đồng tín dụng, và số vốn doanh nghiệp tự huy động, sẽ được bố trí kế hoạch vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng theo dự án được duyệt. Trong trường hợp số lượng dự án chuyển tiếp lớn, khả năng nguồn vốn có hạn thì lựa chọn ưu tiên cho vay đối với các dự án có hiệu quả hơn.
- Các dự án được ghi kế hoạch năm 1997, đã được đầu mối cho vay xem xét, trong trường hợp đã ký hợp đồng tín dụng (có thể chưa giải ngân) được xác định đó là dự án chuyển tiếp để ghi kế hoạch năm 1998. Trong trường hợp chưa ký hợp đồng tín dụng hoặc từ chối ký hợp đồng tín dụng thì không được coi là dự án chuyển tiếp để ghi kế hoạch 1998. Các dự án đã bị từ chối ký hợp đồng tín dụng thì không xem xét ghi kế hoạch 1998.
1.2. Các dự án mới bắt đầu ghi kế hoạch 1998. Nguồn vốn Nhà nước huy động được để cho vay còn hạn chế, hơn nữa nguồn vốn này chủ yếu là huy động ngắn hạn với lãi suất cao hơn để cho vay trung và dài hạn với lãi suất thấp hơn vì vậy:
- Các dự án đầu tư mới ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực sau đây: điện, cơ khí; sản xuất hàng xuất khẩu; đánh cá xa bờ; chế biến nông, lâm, hải sản; cây công nghiệp dài ngày; rừng nguyên liệu và cơ sở hạ tầng giao thông; khu công nghiệp, khu đô thị mới có thu phí và có khả năng hoàn vốn.
Những dự án thuộc các ngành và lĩnh vực khác (không nêu tại điểm 1.2), không thuộc diện ưu tiên vay vốn nhưng xét hiệu quả thì tuỳ thuộc khả năng nguồn vốn có thể cho vay hỗ trợ một phần.
- Trên cơ sở dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ, ưu tiên cho các dự án thuộc các tỉnh còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Các dự án lớn (nhóm A, B) của các Tổng công ty 91: từ nay khi quyết định dự án nhóm A, B, trước hết phải tự huy động các nguồn vốn tự có như: nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế, trái phiếu công trình, vay nước ngoài (ngoài số vay ODA); nguồn vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước chỉ cho vay hỗ trợ một phần nhỏ khi chủ đầu tư chưa huy động đủ vốn.
1.3. Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước không cho vay để góp vốn pháp định trong các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài, ngoại trừ những trường hợp sau đây phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ:
- Dự án đầu tư liên doanh đã được cấp giấy phép nhưng vì những lý do bất khả kháng mà phía doanh nghiệp Việt Nam không thể tự mình góp đủ vốn pháp định theo tỷ lệ quy định trong giấy phép đầu tư.
- Có yêu cầu nâng cao tỷ lệ góp vốn pháp định của phía Việt Nam trong dự án đầu tư liên doanh.
1.4. Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước không cho vay để đảo nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn do doanh nghiệp nhà nước đã ký hợp đồng với các tổ chức tín dụng. Trường hợp do sử dụng các nguồn vốn khác của doanh nghiệp, và do bên B tạm ứng trước thì được xem xét cho vay để hoàn trả.
2. Lãi suất cho vay.
- Lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng là 0,81%/tháng.
- Vay vốn để nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ đầu tư cho các dự án được vay bằng ngoại tệ, với lãi suất cố định 8,5%/năm. Trong kế hoạch 1998 phải ghi rõ trong tổng số vốn được vay có khoản vay bằng ngoại tệ này.
3. Thời hạn trả nợ.
- Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 52/1998/QĐ-TTg, trường hợp đặc biệt phương án trả nợ không thể thực hiện được trong phạm vi 10 năm, các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 báo cáo sớm về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thời hạn trả nợ trên 10 năm thì tiếp tục được thực hiện.
4. Thế chấp vay vốn.
Tất cả các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh khi đã được ghi kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước, đều được phép lấy tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm nợ vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, các doanh nghiệp không được chuyển nhượng, mua-bán hoặc thế chấp đối với các tài sản thuộc vốn vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước.
5. Thủ tục đầu tư.
Tất cả các dự án đầu tư ghi kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1998 phải làm đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định tại Nghị định 42/CP và 92/CP của Chính phủ, đối với doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp quy đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước ngày 01 tháng 3 năm 1998.
6. Giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vay vốn cho từng dự án nhóm A, danh mục dự án nhóm B (không ghi vốn) và giao tổng số vốn cho các dự án thuộc nhóm B và C.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty 91 bố trí vốn cho từng dự án nhóm B và C; Đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kiểm tra, theo dõi, đồng thời đăng ký với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tổng cục Đầu tư Phát triển để xem xét cho vay.
Việc điều chỉnh kế hoạch vay vốn chỉ thực hiện 1 lần vào quý III năm 1998. Theo yêu cầu của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét và điều chỉnh vốn dự án nhóm A, danh mục dự án nhóm B. Các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố điều chỉnh mức vốn vay dự án nhóm B, danh mục và vốn các dự án nhóm C.
7. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện có những vấn đề mới phát sinh, đề nghị các Bộ, UBND tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu giải quyết.