Quyết định 92/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 92/2004/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 92/2004/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Giám sát tài chính - Ngày 30/11/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết địinh số 92/2004/QĐ-BTC về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Theo đó, việc ban hành Hệ thống này nhằm giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, giúp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh... Hệ thống chỉ tiêu giám sát công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được áp dụng đối với tất cả các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động quản lý quỹ... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 92/2004/QĐ-BTC tại đây
tải Quyết định 92/2004/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/2004/QĐ-BTC
NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003
của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống
chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Điều 2. Các công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước và thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo qui định.
Trường hợp có
những biến động bất thường, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải
báo cáo, giải trình và phân tích rõ nguyên nhân với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
Điều 3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách
nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán và công
ty quản lý quỹ thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đối với công ty
chứng khoán và công ty quản lý quỹ và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám
sát theo qui định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể
từ ngày đăng Công báo và được áp dụng cho năm tài chính 2004.
Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
(Ban hành theo Quyết định số 92/2004/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 11 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. QUI ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích
Hệ thống chỉ tiêu
giám sát tài chính công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là công cụ hỗ trợ
cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh
doanh và việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước của các công ty,
nhằm:
- Giám sát hoạt
động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để nắm bắt kịp thời thực
trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ gây ảnh
hưởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán; giúp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch
kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá hiệu
quả hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm phân loại
và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém.
- Giúp các công
ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh
của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc
phục và phát triển.
- Phân tích, dự
báo được tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường để giúp cho Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát
triển thị trường chứng khoán.
2. Đối tượng áp
dụng
Hệ thống chỉ tiêu
giám sát công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được áp dụng đối với tất cả
các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động quản
lý quỹ.
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN
1. Nhóm chỉ tiêu
đánh giá về hoạt động chung
Mức độ thay đổi
về nguồn vốn giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng để xác
định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng
khoán trong năm.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Chênh lệch nguồn vốn giữa năm hiện tại và
năm trước Tỷ lệ % thay đổi =
---------------------------------------------------------------- x 100 về nguồn vốn Nguồn vốn
năm trước |
Nguồn vốn của một
công ty chứng khoán có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn
thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của mức dự phòng giảm
giá chứng khoán. Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn
vốn đánh giá mức độ đầy đủ các nguồn dự trữ này.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % số trích Số trích dự phòng giảm
giá CK dự phòng giảm giá =
------------------------------------------ x 100 CK trên nguồn vốn Nguồn vốn |
Chỉ tiêu thay đổi
doanh thu của công ty chứng khoán đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu của
năm nay so với năm trước.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % thay đổi Chênh lệch doanh thu năm trước
và năm nay doanh thu năm nay =
--------------------------------------------------------- x 100 so với năm trước Doanh thu năm
trước |
Chỉ tiêu này có
thể được tính cho từng loại hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,
tư vấn, quản lý danh mục đầu tư và các hoạt động khác của công ty chứng khoán.
Tỷ lệ chi phí là
một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán,
thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh
doanh. Tỷ lệ chi phí có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và ảnh hưởng bất lợi
đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % chi phí hoạt động Chi phí cho hoạt động kinh
doanh CK kinh doanh CK trên =
----------------------------------------------- x 100 doanh thu thuần kinh doanh CK Doanh thu thuần kinh doanh CK |
2. Nhóm chỉ tiêu
đánh giá về lợi nhuận
Các chỉ tiêu lợi
nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của công ty chứng khoán
trong một thời kỳ nhất định; là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính trong
tương lai. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà công ty chứng khoán
thực hiện trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể
hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng trên doanh thu =
---------------------------------
x 100
Doanh thu thuần |
2.2. Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn.
Chỉ tiêu này được
týnh như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
=
-------------------------------------- x 100
Vốn kinh doanh |
Chỉ tiêu chất lượng đầu tư tự doanh
đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán, một yếu tố
quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty. Chỉ tiêu này cũng cho biết
chất lượng chung trong danh mục đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % thu nhập Thu nhập từ hoạt
động đầu tư tự doanh từ đầu tư tự doanh trên tài
sản =
----------------------------------------------------- x 100 đầu tư tự doanh năm hiện tại Tài sản đầu tư tự doanh năm
hiện tại |
Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện lợi nhuận ròng của công
ty chứng khoán trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn
chủ sở hữu đem vào sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này được
týnh như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất % lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
=
-------------------------------------
x 100
Vốn
chủ sở hữu bình quân |
Trong đó:
(Vốn chủ sở hữu đầu kỳ+Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)
Vốn chủ sở hữu bình quân =
------------------------------------------------------------
2
3. Nhóm chỉ tiêu
đánh giá về tính thanh khoản
Đây là nhóm chỉ
tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty chứng khoán tại các thời kỳ nhất
định.
Chỉ tiêu công nợ
trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về
tài chính của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu này cũng xác định khả năng chi trả
cho người đầu tư chứng khoán trong trường hợp cần thiết. Trong các loại tài sản
của công ty chứng khoán khi được phân loại, đánh giá lại giá trị theo kỳ hạn
phải thanh toán, loại trừ các loại cổ phiếu và tài sản khác không có khả năng
chuyển hoá thành tiền mặt thì có thể dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán mất
khả năng thanh toán tạm thời tại các thời điểm nhất định.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % tổng công Tổng công nợ (phân theo kỳ hạn nợ
phải thanh toán) nợ trên tài sản có =
----------------------------------------------------------------- x 100 tính thanh khoản Tài
sản có tính thanh khoản (phân theo kỳ hạn TS
có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt) |
Chỉ tiêu nợ trong
thanh toán giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn cho biết mức độ phụ thuộc của
khả năng thanh toán của công ty chứng khoán vào một loại tài sản thường không
thể chuyển đổi thành tiền (phải thu của người đầu tư chứng khoán) trong trường
hợp công ty chứng khoán bị giải thể. Chỉ tiêu này cũng để phân biệt công ty
chứng khoán hoạt động lành mạnh với công ty chứng khoán có khó khăn về tài
chính.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % nợ Phải thu từ nhà đầu tư
CK phải thu từ nhà đầu tư =
--------------------------------------- x 100 trên nguồn vốn Nguồn vốn |
III. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT CÔNG
TY QUẢN LÝ QUỸ
1. Nhóm chỉ tiêu
hoạt động chung
Mức độ thay đổi
về nguồn vốn quản lý giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng
xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty quản
lý quỹ.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Chênh lệch giữa nguồn vốn quản lý các quỹ Tỷ lệ% thay đổi năm hiện tại và
năm trước về nguồn vốn =
---------------------------------------------------------- x100 quản lý các quỹ Nguồn vốn năm trước |
Chỉ tiêu tổng
doanh thu trên nguồn vốn quản lý các quỹ
đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ tài chính của công ty quản lý quỹ.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % tổng Tổng doanh
thu doanh thu trên nguồn vốn =
--------------------------------------- x 100 quản lý các quỹ Nguồn vốn quản lý các quỹ |
Chỉ tiêu thay đổi
doanh thu của công ty quản lý quỹ đánh giá mức độ tăng hay giảm về doanh thu
của năm nay so với năm trước.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ % Chênh lệch doanh thu năm trước
& năm nay thay đổi doanh thu năm nay =
------------------------------------------------------- x 100 so với năm trước Doanh thu
năm trước |
2. Chỉ tiêu về
lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận
trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà công ty quản lý quỹ thực hiện
trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu
quả kinh doanh của công ty quản lý quỹ.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế
năm nay tăng trưởng lợi nhuận =
------------------------------------------ x 100 trên doanh thu Doanh thu thuần |
Chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận trên vốn đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn.
Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất % lợi nhuận trên vốn
=
------------------------------------------------- x 100
Tổng nguồn vốn tự có cuối kỳ |
3. Chỉ tiêu về
khả năng thanh toán
Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính
thanh khoản:
Chỉ tiêu công nợ
trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về
tài chính của công ty quản lý quỹ, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % tổng
Tổng công nợ công nợ trên tài sản = ---------------------------------- x 100 có tính thanh khoản Tài sản có tính thanh khoản |
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Hệ thống chỉ
tiêu giám sát này.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời phản ánh về Bộ
Tài chính (qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) để xem xét giải quyết.