Quyết định 590/QĐ-KTNN 2019 Đề cương kiểm toán chuyên đề xử lý nợ xấu

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 590/QĐ-KTNN

Quyết định 590/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Đề cương kiểm toán Chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Cơ quan ban hành: Kiểm toán Nhà nước
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:590/QĐ-KTNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
29/03/2019
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện thực hiện thủ tục rút gọn khi giải quyết tranh chấp về tài sản bảo đảm

Ngày 29/03/2019, Kiểm toán Nhà nước ra Quyết định 590/QĐ-KTNN ban hành Đề cương kiểm toán Chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, điều kiện thực hiện thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án như sau:

- Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

- Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài...

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 590/QĐ-KTNN tại đây

tải Quyết định 590/QĐ-KTNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 590/QĐ-KTNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

---------------

Số: 590/QĐ-KTNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Đề cương kiểm toán Chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

-------------

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 06/2016/QĐ-KTNN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; Công văn số 1254/KTNN-CĐ ngày 05/9/2018 của KTNN về việc hướng dẫn thực hiện và sửa đổi tạm thời một số mẫu biểu hồ sơ kiểm toán;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương kiểm toán Chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lãnh đạo KTNN;

- KTNN Chuyên ngành VII;

- Lưu: VT.

 

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Hồ Đức Phớc

 

 

 

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 590/QĐ-KTNN ngày 29  tháng 3  năm 2019

của  Tổng Kiểm toán nhà nước)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng     năm 2019

 

 

 

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN CHUYÊN ĐỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 590/QĐ-KTNN ngày 29 /3 /2019 của Tổng KTNN)

 

 
 
 

PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH 14

 

I. Thông tin chung về Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ42)

1. Những thông tin cơ bản về nội dung của Nghị quyết 42/2017/QH14

a. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

- Việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo các hình thức hoặc bán nợ (bao gồm bán nợ theo giá thị trường và bán nợ cho VAMC lấy trái phiếu đặc biệt) và/hoặc xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu để thu hồi các khoản nợ xấu. Trong đó việc bán nợ theo giá thị trường được thực hiện với cả các tổ chức, cá nhân không bắt buộc phải có chức năng kinh doanh, mua bán nợ (Khoản 2 Điều 6).

- Nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ42) về cơ bản cũng tương tự như cách phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 theo đó các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, các khoản nợ ngoại bảng (theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục của NQ42), tuy nhiên phải đáp ứng một trong các điều kiện:

+ Được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/08/2017; hoặc

+ Khoản nợ được hình thành trước ngày 15/08/2017 nhưng được xác định là nợ xấu trong khoảng thời gian Nghị quyết có hiệu lực (từ 15/08/2017 - 18/08/2022).

Tuy nhiên, nợ xấu theo NQ42 có sự khác biệt so với nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN là nợ xấu bao gồm cả nợ ngoại bảng, nợ đã bán cho VAMC qua phát hành trái phiếu đặc biệt, và nợ cơ cấu thì không phân biệt việc cơ cấu được thực hiện giữ nguyên nhóm nợ hay không giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Quyết định 780/QĐ-NHNNThông tư 09/2014/TT-NHNN vẫn chuyển nợ xấu, cụ thể: (i) các khoản nợ được cơ cấu gia hạn nợ giữ nguyên nhóm nợ lần 1 và vẫn còn trong thời hạn cơ cấu được đưa vào nhóm 3; (ii) các khoản nợ được cơ cấu gia hạn nợ giữ nguyên nhóm nợ lần 2 và vẫn còn trong thời gian gia hạn được đưa vào nhóm 4; (iii) các khoản nợ được cơ cấu gia hạn nợ giữ nguyên nhóm nợ lần thứ 3 trở lên và không phân biệt đã quá hạn hay chưa quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại được đưa vào nhóm 5.

c. Nguyên tắc xử lý nợ xấu: Việc xử lý nợ xấu được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau (được quy định tại Điều 3 NQ42):

- Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

- Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

d. Nguyên tắc thu giữ tài sản: Việc thu giữ tài sản là một công đoạn quan trọng quyết định việc phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Trong trường hợp bên thế chấp không giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu thì tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức mua bán nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự, bao gồm: (i) đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; (ii) bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; (iii) trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

- Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

- Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật; Trường hợp bên thế chấp đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục phá sản thì thực hiện theo quy định về phá sản.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 7 của NQ42.

e. Thủ tục rút gọn[1] trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án: Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh trong việc thu giữ tài sản và quyền xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) thì TCTD và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có thể yêu cầu Tòa án thực hiện các thủ tục rút gọn để giải quyết khi đáp ứng các điều kiện sau (Điều 8 NQ42):

- Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

- Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

f. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12 NQ42): Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

g. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm:

- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

h. Phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu (Điều 16 NQ42):

- Tổ chức tín dụng được phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm theo các nguyên tắc sau đây:

+ Mức phân bổ hằng năm tối thiểu là mức chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng.

+ Thời hạn phân bổ số lãi dự thu tối đa không quá 10 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thời hạn phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này tối đa không quá 05 năm.

- Đối với lãi dự thu của khoản nợ xấu bán cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chưa thoái theo quy định thì thời gian phân bổ lãi dự thu tối đa không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

- Tổ chức tín dụng chỉ được phân bổ số lãi dự thu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với số lãi dự thu đã ghi nhận đến thời điểm ngày 31/12/2016.

- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm với mức phân bổ tối thiểu là chênh lệch thu chi.

i. Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (Điều 9, NQ42):

- Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua; được kế thừa quyền và nghĩa vụ của TCTD có khoản nợ xấu bán; được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

k. Xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản (Điều 10, NQ42)

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

+ Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.

l. Áp dụng pháp luật (Điều 17 NQ42)

- Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện theo quy định của Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.

- Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

2. Những thông tin cơ bản về một số văn bản triển khai việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14

2.1. Nghị định số 61/2017/NĐ-CP ngày 16/05/2017

Ngày 16/05/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn do tổ chức mà Nhà nước chiếm 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá và thuê tổ chức đấu giá thực hiện đấu giá tài sản.

2.2. Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ

Mục tiêu của Chỉ thị nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định tại Nghị quyết để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

2.3. Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/07/2017

- Ngày 20/07/2017, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN V/v thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

 

- Mục tiêu của chỉ thị:

+ Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tại Đề án 1058, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; có ít nhất từ 01 đến 02 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả NQ42 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu. Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

+ Một số văn bản mà Cơ quan thanh tra giám sát phải thực hiện theo lộ trình:

(i) Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam để hướng dẫn chi tiết Điều 6 Nghị quyết 42/2017/QH14. Thông tư này ban hành trước ngày 15/8/2017. Kết quả, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN;

(ii) Ban hành Thông tư thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 19/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng và thông tư này phải được ban hành trước ngày 31/8/2017. Kết quả, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN;

(iii) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giám sát ngân hàng và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong Quý III/2017. Thực tế, hiện nay NHNN chưa ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung nội dung này;

(iv) Trình Thống đốc ban hành sổ tay giám sát ngân hàng trước 30/9/2017. Thực tế, hiện nay NHNN đã ban hành sổ tay này.

- Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

+ Tổ chức quán triệt các quy định của NQ42; xây dựng và triển khai thực hiện phương án xử lý nợ xấu hàng năm và phương án mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường;

+ Tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại NQ42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được VAMC đã mua, chưa xử lý;

+ Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);

+ Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại NQ42 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại VAMC và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế);

+ Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế) khi thực hiện việc mua, bán nợ xấu, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại NQ42.

- Đối với các tổ chức tín dụng

+ Tổ chức quán triệt nội dung và tổ chức thực hiện NQ42, Đề án 1058 trong toàn hệ thống của từng tổ chức tín dụng;

+ Xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017 -2020 trong đó bám sát việc triển khai các chính sách tại NQ42 và giải pháp tại Đề án 1058 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; Tổ chức triển khai thực hiện phương án sau khi được phê duyệt, trong đó lưu ý tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại NQ42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;

+ Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hằng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo mẫu biểu báo cáo kèm chỉ thị này gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);

+ Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng, xử lý nợ;

+ Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng tổ chức tín dụng;

+ Định kỳ rà soát, thực hiện việc báo cáo về khách hàng, lãi dự thu thuộc đối tượng tại Điều 16 NQ42 theo văn bản hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

+ Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại NQ42 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế);

+ Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện NQ42; kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) khó khăn, vướng mắc và kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 1058.

2.4. Văn bản số 152/TANDTC-PC ngày 19/07/2017

Ngày 19/07/2017, TAND Tối cao đã ban hành công văn số 152/TANDTC-PC để giải quyết các nội dung vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo của các hợp đồng tín dụng như:

- Xác định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất và người đại diện.

- Nội dung về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: như phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, phạm vi bảo lãnh, mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

- Về thời hiệu khởi kiện, khởi kiện và thụ lý vụ án.

- Về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đối với các chủ nợ có bảo đảm.

2.5. Công văn số 3022/TCTHADS - NV1 ngày 15/08/2017

Ngày 15/08/2017, Tổng cục THADS đã ban hành công văn số 3022/TCTHADS-NV1 v/v hướng dẫn một số nội dung liên quan đến triển khai NQ42. Nguyên tắc áp dụng: NQ42 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có hiệu lực. Do đó, từ ngày 15/8/2017 đến khi Nghị quyết này hết hiệu lực, cơ quan THADS áp dụng quy định của NQ42 để thực hiện việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Đối với những việc thi hành án liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đã được cơ quan THADS tổ chức thi hành xong một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày 15/8/2017 nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trình tự, thủ tục và kết quả thi hành án được công nhận. Các thủ tục thi hành án tiếp theo mà NQ42 điều chỉnh thì được thực hiện theo Nghị quyết này.

2.6. Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018

Ngày 15/05/2018, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu tại Tòa án Nhân dân.

- Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của NQ42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

- Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của NQ42.

+ Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu;

+ Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

- Tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

+  Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 của NQ42 và hướng dẫn của NQ này.

+ Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của NQ42 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.

- Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng:

+ Bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán theo quy định tại Khoản 4 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

+ Trường hợp Vụ án dân sự đang được Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự thực hiện việc mua bán khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Tòa án căn cứ vào hợp đồng mua bán nợ để bổ sung việc xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự như sau:

(i) Bên mua một phần khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự như bên bán đối với phần khoản nợ đã mua. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

(ii) Bên mua toàn bộ khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự thay thế cho bên bán. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);

(iii) Kể từ ngày Tòa án nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, bên mua đã xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản mua theo quy định của pháp luật thì văn bản tố tụng phải ghi bên mua là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bán.

- Đối với tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 7 của NQ42

+ Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản;

+ Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của bên thứ ba mà bên được bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đó và xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong quá trình giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật.

II. Trách nhiệm của một số Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14.

Theo quy định tại Điều 19 NQ42 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ v/v “Triển khai thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, các cơ quan và tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện NQ42 phải có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết và văn bản chỉ đạo thực hiện nghị quyết trước ngày 15/08/2017, các cơ quan có liên quan phải thực hiện như:

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội: Chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

2. Chính phủ: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu hằng năm, báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

3. Bộ Công an: Chỉ đạo cơ quan công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

-  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai theo quy định tại NQ42; đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 4 Điều 9 NQ42).

- Chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết.

5. Bộ Tư Pháp:

- Hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về giao dịch bảo đảm.

- Chỉ đạo cơ quan thi hành án các cấp thực hiện các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC theo quy định tại Nghị quyết; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật.

6. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại Nghị quyết này.

7. Bộ Tài chính: Chỉ đạo cơ quan thuế quán triệt, hướng dẫn chính sách liên quan đến thuế quy định tại Nghị quyết.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách trung ương và nợ xấu của chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC theo quy định tại Nghị quyết.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ về đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định tại Nghị quyết trước ngày 15/8/2021.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp tín dụng của tổ chức tín dụng để hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thực hiện các giải pháp để hạn chế nợ xấu.

10. Chính quyền địa phương các cấp:

- Chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương; lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương.

- Hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC trong quá trình thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết.

III. Tình hình triển khai, thực hiện Nghị Quyết 42/2017/QH14

1. Khái quát về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017, NHNN đã chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu bám sát các quy định của NQ42 và các giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với phương án xử lý nợ xấu đến năm 2020, đồng thời NHNN đã ban hành văn bản, mẫu biểu yêu cầu các TCTD thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện xử lý nợ xấu và các vướng mắc phát sinh để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo.

Theo báo cáo của Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN tại Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thực hiện NQ42 và Quyết định 1058/QĐ-TTg thì kết quả xử lý nợ xấu xác định theo NQ42 tính hết tháng 6/2018, cụ thể như sau.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khối TCTD

Tổng nợ xấu xác định theo NQ42 được xử lý (Không bao gồm sử dụng DPRR)

         Trong đó

Nợ xấu được xử lý bằng DPRR

Xử lý nợ xấu nội bảng (Không bao gồm sử dụng DPRR)

Xử lý nợ xấu ngoại bảng

Xử lý nợ xấu đã bán cho VAMC

NHTM Nhà nước

  68.935

             39.681

        15.744

   13.509

   43.878

NH Mua bắt buộc

                 1.451

                  940

                1

          510

 

NHTM CP

               63.918

             26.654

          4.884

      32.379

                9.216

NHLD, nước ngoài

                 1.025

                  778

             247

 

                1.371

CTTC, CTCTTC

                 2.728

               2.022

             681

            26

                6.568

TCTD hợp tác

                   240

                  157

               42

            42

                    10

Toàn hệ thống

            138.296

            70.232

       21.598

     46.466

             61.042

 

Từ 15/8/2017 đến 30/6/2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xác định theo NQ42 (không bao gồm nợ xấu được xử lý bằng DPRR), trong đó: xử lý nợ xấu nội bảng là 70,2 nghìn tỷ đồng chiếm 50,78% tổng nợ xấu đã xử lý; xử lý các khoản nợ hạch toán ngoài bảng cân đối là 21,5 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,61% tổng nợ xấu đã xử lý, xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt là 46,4 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 33,59% tổng nợ xấu đã xử lý. Ngoài ra đến thời điểm cuối tháng 6/2018 các TCTD đã sử dụng 61,04 nghìn tỷ đồng DPRR để xử lý nợ xấu nội bảng.

Nợ xấu của 06 TCTD (Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Techcombank, Sacombank) được NHNN lựa chọn để tập trung chỉ đạo xử lý nợ xấu chiếm 52,78% nợ xấu toàn hệ thống, kết quả xử lý nợ xấu của 06 TCTD này đạt 77,6 nghìn tỷ đồng (không bao gồm xử lý nợ xấu bằng DPRR) chiếm tỷ trọng 56,3% nợ xấu theo NQ42 được xử lý toàn hệ thống.

Kết quả xử lý nợ xấu theo NQ42 chủ yếu từ khối NHTM có vốn nhà nước, theo đó nhóm NHTM có vốn nhà nước có tổng nợ xấu xác định theo NQ42 đã được xử lý (không bao gồm DPRR) ước đạt 68,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 49,8% tổng nợ xấu xác định theo NQ42 được xử lý trên toàn hệ thống. Ngoài ra khối NHTM nhà nước đã sử dụng 43,8 nghìn tỷ đồng DPRR để xử lý nợ xấu nội bảng.

Kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi các TCTD và VAMC có quyền thu giữ TSĐB theo Nghị quyết 42.

Theo số liệu của NHNN tại Báo cáo tổng kết năm 2018, công tác xử lý nợ xấu xác định theo NQ42 đạt được nhiều kết quả tích cực, tính đến tháng 12/2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 183/568 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đạt trên 32,22% tổng nợ xấu được xác định theo NQ42. Ngoài ra các TCTD ước tính đã sử dụng 83,6 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng. Xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo NQ42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ, đến cuối tháng 12/2018 đạt 83,35 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% tổng xử lý nợ xấu xác định theo NQ42 đã xử lý.

Như vậy có thể nói từ 15/8/2017- 31/12/2018 NHNN đã đồng loạt chỉ đạo các TCTD và VAMC triển khai nhiều biện pháp tích cực xử lý nợ xấu, mặt khác NHNN cũng đã có một số văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu cụ thể như hoàn thiện khung khổ pháp lý cho VAMC cho phù hợp với quy định tại NQ42 (Thông tư số 09/2017/TT-NHNN); bổ sung, hoàn thiện các quy định về cấp phép, thanh tra (Thông tư số 17/2017/TT-NHNN, 24/2017/TT-NHNN), các quy định về đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng (Thông tư số 16/2018/TT-NHNN), quy định về tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (Thông tư số 08/2017/TT-NHNN), ngoài ra NHNN cũng phối hợp với một số Bộ, ngành, UBND các tỉnh Thành phố TW và các cơ quan có liên quan để rà soát các vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác để tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ thực hiện triển khai NQ42 một cách có hiệu quả và đồng bộ.

2. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14

Qua khảo sát cho thấy quá trình thực hiện Nghị quyết đang còn một số vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách cụ thể như sau:

- Về thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB và việc nộp thuế khi chuyển nhượng TSĐB theo quy định tại Điều 12 và khoản 2 Điều 15 của NQ42: Hiện nay Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo (TSĐB) và nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng TSĐB, do đó không thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua tài sản nếu chưa nộp đủ các loại thuế (thuế TNCN, thu nhập doanh nghiệp, nợ thuế khác của người phải thi hành án...). trường hợp cá nhân không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì bên nhận chuyển nhượng bất động sản cũng không thực hiện được việc sang tên, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản.

- Về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSĐB và xử lý TSĐB: Hiện nay Hội đồng Thẩm phán đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSĐB tranh chấp về quyền xử lý TSĐB của khoản nợ xấu... Tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện được một vụ việc xử lý nợ xấu nào thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án.

- Về hoàn trả TSĐB là vật chứng trong vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 14 NQ42 “Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự...”. Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định, giải thích cụ thể về thế nào là ‘ảnh hưởng đến vụ án và thi hành án. Do đó việc hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSĐB của khoản nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.

- Về công tác phối hợp trong thu giữ TSĐB: Một số TCTD phản ánh việc chính quyền địa phương và cảnh sát khu vực không hỗ trợ trong công tác thu giữ. Một số UBND Phường từ chối hợp tác vì cho rằng chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo từ cấp trên. Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành công hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm).

- Về quyền thu giữ TSĐB: Một số hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp của các TCTD trước đây gần như không thể hiện được nội dung thỏa thuận cụ thể về “quyền thu giữ tài sản bảo đảm” hoặc có thỏa thuận nhưng sử dụng các thuật ngữ chung chung như TCTD được quyền phát mãi, quyền định đoạt… trong khi chưa có văn bản hướng dẫn nội dung “quyền thu giữ tài sản bảo đảm” được hiểu đầy đủ như thế nào. Vì vậy, việc áp dụng quyền thu giữ tài sản còn có những hạn chế.

- Về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá: Việc giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có đủ uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản.

3. Tình hình thanh tra, kiểm tra liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14

Đến thời điểm lập Báo cáo khảo sát, Đoàn nhận được Báo cáo số 06/BC-NHNN ngày 7/1/2019 của NHNN về Báo cáo kết quả thanh tra, giảm sát, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu năm 2018 và một số định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 và Kế hoạch thanh tra 2018, theo đó:

- Đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra: Trong năm 2018 Cơ quan TTGSNH tiến hành 114 cuộc thanh tra, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiến hành 1.136 cuộc thanh tra nội dung kết hợp đánh giá việc thực hiện NQ số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của TTCP về việc cơ cấu lại hệ thống các TTTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

- Đơn vị được thanh tra kiểm tra có nội dung liên quan đến việc thực hiện NQ42: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex; ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội; ngân hàng TMCP Phương Đông; ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương; ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh; ngân hàng Á Châu (hiện nay NHNN chưa cung cấp các kết luận thanh tra liên quan đến vấn đề này).

- Một số tồn tại cũng như khó khăn, vướng mắc được chỉ ra qua kết quả thanh tra, kiểm tra liên quan đến việc thực hiện NQ42 như sau:

(i) Việc triển khai NQ42 trong thực tiễn còn gặp một số khó khăn:

- Về việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và việc nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 12 và khoản 2, Điều 15 của NQ42

 Bộ Tài chính đã có CV số 4606/BTC-TCT gửi Tổng cục thuế và Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan thuế các cấp nghiên cứu, thực hiện theo nội dung quy định tại NQ42, tuy nhiên CV số 4606/BTC-TCT chưa có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB và nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng TSĐB, do đó không thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua tài sản nếu chưa nộp đủ các loại thuế (thuế TNCN, TNDN, nợ thuế khác của người phải thi hành án,...). Theo ý kiến của BTC tại CV số 12331/BTC-TCT ngày 8/10/2018 gửi VPCP, Bộ Tư pháp, NHNN, trường hợp các nhận không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì bên nhận chuyển nhượng TSĐB cũng không thực hiện được việc sang tên, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản.

- Về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSĐB và xử lý TSĐB

Thực hiện Khoản 1, Điều 8 NQ42, Hội đồng thẩm phán đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-NĐTP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSĐB, tranh chấp về quyền xử lý TSĐB của khoản nợ xấu, tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện được vụ việc xử lý nợ xấu nào thông qua thủ tục rút gọn này, điều này ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung và hiệu quả thực hiện Khoản 1, Điều 8, NQ42 nói riêng.

- Về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự

Theo Điều 14 NQ42 “Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự,..„ Tuy nhiên hiện chưa có văn bản pháp luật nào giải thích cụ thể thế nào là “ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Do đó việc có hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.

(ii) Một số tồn tại, hạn chế của Đề án xử lý nợ xấu chưa phù hợp với NQ42 và Đề án 1058 đã được NHNN chỉ đạo NHTMCP chỉnh sửa, bổ sung (NH Sài gòn thương tín, Hàng Hải, Đại Chúng, Sài Gòn, Sài Gòn – Hà Nội);

(iii) Về phân loại nợ: còn sai sót trong việc thực hiện phân loại nợ  không tương thích với phân loại nợ theo CIC.

4. Rủi ro có sai sót trọng yếu

Việc xác định rủi ro kiểm toán cần được thực hiện một cách liên tục trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán. Tuy nhiên ở bước chuẩn bị kiểm toán chỉ tiến hành xác định ở mức độ tổng thể để xác định các vấn đề cần lưu ý và cách thức xử lý cho các bước tiếp theo của quy trình. Dựa trên sự phân tích các xét đoán dưới đây, Kiểm toán viên cần đưa ra các thủ tục phân tích, tiến hành thủ tục kiểm toán có liên quan nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình kiểm toán.

4.1. Rủi ro tiềm tàng

- Về công tác ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện: Các đơn vị có liên quan không ban hành hoặc ban hành không kịp thời hoặc nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện NQ42 không rõ ràng (việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế; xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang; quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai…) dẫn tới các TCTD, tổ chức cá nhân mua bán nợ khó thực hiện hoặc không thực hiện được, dẫn tới kết quả xử lý nợ có thể không đạt kế hoạch đề ra.

- Về tính đặc thù của Nghị quyết: Do Nghị quyết có nhiều nội dung mang tính vĩ mô, phức tạp và triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau tại nhiều đơn vị nên việc tổ chức thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian, cần sự phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện của các đơn vị có liên quan (thực hiện các thủ tục rút gọn trong thủ tục tố tụng tại tòa; chưa hỗ trợ trong công tác thu hồi tài sản, chuyển quyền sử dụng/sở hữu của TSBĐ khi bán tài sản thu hồi nợ...) dẫn tới việc xử lý nợ xấu khó thực hiện hoặc không thực hiện được theo đúng nội dung NQ42.

- Về các số liệu báo cáo liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết: Các tài liệu và số liệu để làm cơ sở đánh giá tình hình tổ chức, thực hiện Nghị quyết do đơn vị cung cấp nhưng chưa được kiểm chứng, do vậy tính xác thực và tin cậy chưa cao.

Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ cao.

4.2. Rủi ro kiểm soát

- NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện Nghị quyết nhưng cũng là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các TCTD nên thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình, tổ chức triển khai Nghị quyết. Tuy nhiên, hoạt động của các TCTD đòi hỏi tính bí mật rất cao nên các thông tin, số liệu về thực trạng hoạt động không được công khai nên khó kiểm chứng mức độ chính xác.

- Nghị quyết mới ban hành được hơn một năm nên có thể công tác thanh, kiểm tra chưa được thực hiện nhiều có thể còn tiềm ẩn nhiều sai sót.

- TCTD báo cáo không đầy đủ tình hình thực tế và tiến độ xử lý nợ xấu theo Nghị quyết. Ngoài ra, hiện nay các TCTD đang chịu sức ép lớn công tác thu hồi nợ xấu đảm bảo thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng tới áp dụng các chuẩn mực Basel II theo lộ trình.

Vì vậy, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ cao.

5. Trọng tâm kiểm toán

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, Đoàn kiểm toán xác định:

5.1. Trọng tâm kiểm toán chung: (i) đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết; (ii) trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết trên các mặt: các giải pháp để hạn chế nợ xấu; tính công khai, minh bạch trong việc phát mại, bán các khoản nợ, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ để thu hồi nợ xấu để bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; (iii) việc thanh, kiểm tra trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

5.2. Trọng tâm kiểm toán tại các đơn vị

a. Tại Ngân hàng Nhà nước:

- Đánh giá kết quả thực hiện NQ42 của toàn hệ thống.

- Xác định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện NQ42 trên các mặt như: giải pháp hạn chế nợ xấu; tính công khai, minh bạch trong việc phát mại, bán các khoản nợ và/hoặc TSBĐ để thu hồi nợ xấu để bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan….

- Việc chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện Nghị quyết.

- Đánh giá việc phối hợp giữa NHNN và các bộ ngành có liên quan trong việc tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện NQ42 của các TCTD, VAMC.

b. Tại các TCTD và VAMC

- Đánh giá kết quả thực hiện NQ42 của đơn vị.

- Đánh giá việc triển khai thực hiện NQ42 tại TCTD/VAMC thông qua việc: xây dựng các phương án và lộ trình xử lý nợ xấu theo NQ42, tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện NQ42; chế độ thông tin báo cáo theo quy định; riêng VAMC đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP.

- Phân tích, đánh giá thực trạng các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện NQ42 (lưu ý đánh giá vi phạm pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu theo NQ42 tại TCTD, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xử lý nhằm triển khai thực hiện NQ42 có hiệu quả.

 

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, NỘI DUNG,

PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN

 

 

I. Mục tiêu kiểm toán

Đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu theo NQ42 tại các tổ chức tín dụng thông quá đó chỉ ra các sai phạm nhằm kiến nghị kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; đánh giá việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trên cơ sở đó xác định kết quả đạt được, chưa đạt được; những khó khăn, vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện để đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

II. Nội dung kiểm toán

1. Nội dung kiểm toán tổng hợp:

Kiểm toán trách nhiệm của NHNN và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong đó đánh giá tình hình và tiến độ xử lý các khoản nợ xấu theo NQ42; việc ban hành cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu theo NQ42; công tác xây dựng và phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu theo Nghị quyết; kết quả đạt được, chưa đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Nội dung kiểm toán cụ thể tại các đơn vị:

2.1. Tại Ngân hàng Nhà nước: Đánh giá chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát trong việc thực hiện NQ42 cụ thể:

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42 trên các mặt: xử lý nợ xấu, các giải pháp để hạn chế nợ xấu; tính công khai, minh bạch trong việc phát mại, bán các khoản nợ, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ để thu hồi nợ xấu.

- Công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu theo NQ42.

- Công tác phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42; công tác tổng kết kết quả thực hiện; việc phối hợp với các đơn vị nhằm thực hiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2.2. Tại các TCTD và VAMC

- Công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 đối với các đơn vị được chọn mẫu kiểm tra; đối với VAMC đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP;

- Việc xử lý nợ xấu theo NQ42; chế độ thông tin báo cáo theo hướng dẫn của NHNN;

- Thông qua kiểm toán một số hồ sơ xử lý nợ xấu cụ thể để làm rõ những khó khăn bất cập trong việc tổ chức thực hiện NQ42 và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có liên quan.

2.3. Tại các TCTD được đối chiếu

- Công tác xây dựng phương án và tổ chức thực hiện NQ42.

- Việc xử lý nợ xấu theo NQ42; thông qua kiểm toán một số hồ sơ xử lý nợ xấu cụ thể để làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chế độ thông tin báo cáo theo hướng dẫn của NHNN.

III. Phương pháp và thủ tục kiểm toán

1. Phương pháp kiểm toán:

Quá trình kiểm toán sử dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản: phân tích, tổng hợp, đối chiếu…; phương pháp kiểm toán tuân thủ để kiểm tra chi tiết hồ sơ xử lý nợ.

- Kiểm toán tổng hợp: Tại các cơ quan tổng hợp chủ yếu sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để xác định số liệu nợ xấu cần xử lý giữa NHNN và các TCTD; tính logic về kết quả xử lý nợ giữa các kỳ báo cáo; tổng hợp các báo cáo của các đơn vị có liên quan về khó khăn vướng mắc cũng như tình hình thực hiện triển khai NQ;

- Kiểm toán chi tiết: Tính toán, phân tích, đối chiếu, kiểm tra chi tiết (hồ sơ chọn mẫu) đánh giá việc tuân thủ quy định của nhà nước trong công tác xử lý nợ xấu, những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình các hồ sơ được kiểm tra.

2. Thủ tục kiểm toán

2.1. Thủ tục kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước:

a. Đối với việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện:

- KTV nghiên cứu nội dung của NQ42, các nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để xác định trách nhiệm của NHNN trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện NQ42.

- KTV tổng hợp các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện NQ42 đã được NHNN ban hành bao gồm cả các kiến nghị của NHNN đối với các bộ ngành có liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, đối chiếu với các quy định để đánh giá NHNN đã thực hiện đúng, kịp thời, và có tính khả thi theo nội dung NQ42 hay không.

- Việc phối hợp giữa NHNN với các bộ ban ngành có liên quan có kịp thời hay không, có bao nhiêu vướng mắc đã được giải quyết và bao nhiêu vướng mắc chưa được xử lý dẫn tới khó triển khai NQ42 trong hoạt động xử lý nợ xấu.

b. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN trong việc thực hiện NQ42

- KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo NQ42.

- Đánh giá về kết quả thực hiện theo chức năng nhiệm vụ so với kế hoạch.

- Đánh giá các phát hiện qua kết quả thanh, kiểm tra; tình hình khắc phục các tồn tại của đơn vị.

- Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát của NHNN đánh giá các tồn tại, vướng mắc được ghi nhận tại các biên bản (nếu có) để có các kiến nghị phù hợp.

c. Đối với việc phê duyệt triển khai phương án thực hiện xử lý nợ xấu việc tổng kết kết quả thực hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Yêu cầu đơn vị cung cấp danh sách các TCTD được phê duyệt phương án xử lý nợ xấu theo NQ42 và các TCTD chưa được phê duyệt phương án xử lý nợ xấu theo NQ42.

- Xác định nguyên nhân một số TCTD chưa được phê duyệt phương án xử lý nợ xấu; xác định cụ thể lý do tại sao chưa được phê duyệt; việc triển khai xử lý nợ xấu theo NQ42 tại các TCTD này được thực hiện như thế nào.

- Trên cơ sở thực tiễn kiểm tra hồ sơ và các báo cáo của đơn vị kiểm toán viên xác định các khó khăn vướng mắc theo NQ42, trong đó cần phân định rõ các khó khăn vướng mắc do nguyên nhân chủ quan và khách quan để có kiến nghị phù hợp.

- Đánh giá các phương án xử lý nợ xấu của các TCTD đã được phê duyệt đã đảm bảo nội dung, mục tiêu của việc xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực các TCTD theo đề án tái cơ cấu và Nghị quyết 42 hay chưa.

2.2. Thủ tục kiểm toán tại các TCTD, VAMC

a. Công tác ban hành văn bản và xây dựng phương án xử lý nợ xấu

- KTV tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai do các TCTD, VAMC ban hành, so sánh với các quy định xem việc ban hành các văn bản hướng dẫn đã đầy đủ và kịp thời hay chưa, các nội dung còn tồn tại và vướng mắc trong thực hiện NQ42 đã đúng và đầy đủ không, các kiến nghị có hợp lý hay không.

- KTV đánh giá phương án xử lý nợ xấu của TCTD, so sánh phương án xử lý nợ xấu với thực tế công tác xử lý nợ xấu tại đơn vị, đánh giá về tính khả thi và chi tiết của phương án xử lý nợ xấu đã đáp ứng và bám sát các nội dung xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 hay không, từ đó có kiến nghị phù hợp với công tác xây dựng phương án xử lý nợ xấu tại đơn vị.

- KTV đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có kịp thời báo cáo, đánh giá các khó khăn vướng mắc, bất cập trong việc triển khai thực hiện NQ42 đối với các cơ quan quản lý nhà nước hay không.

b. Việc xử lý nợ xấu theo NQ42, chế độ thông tin báo cáo và các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các tài liệu, các biểu số liệu kèm theo được quy định tại Công văn 8338/NHNN-TTGS ngày 16/10/2017 để đánh giá về công tác thông tin báo cáo của đơn vị có đầy đủ về số lượng báo cáo; đồng thời yêu cầu TCTD báo cáo về quá trình tổ chức triển khai thực hiện cũng như các khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện.

- Kiểm toán viên đánh giá thực trạng nợ xấu của đơn vị bao gồm nợ xấu nội bảng, ngoại bảng, nợ đã bán cho VAMC.

- Căn cứ vào các báo cáo của TCTD, VAMC và thực tế kiểm tra hồ sơ chi tiết KTV đánh giá kết quả thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42.

- Trên cơ sở kết quả thực hiện xử lý nợ, đánh giá việc xử lý nợ theo quy định tại NQ42 (các biện pháp như xử lý nợ qua bán nợ theo giá thị trường; bán nợ qua phát hành TPĐB; bán TSBĐ...), đánh giá các tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu là những nguyên nhân khách quan hay chủ quan.

- Thực hiện kiểm toán chi tiết hồ sơ xử lý nợ xấu được chọn mẫu (chọn mẫu điển hình: hồ sơ đã xử lý xong theo NQ42; hồ sơ còn vướng mắc chưa giải quyết xong theo NQ42 chú ý tập trung vào các vấn đề: (i) khó khăn trong việc thu giữ TSĐB; (ii) giải quyết theo thủ tục rút gọn tại tòa án; (iii) lựa chọn cơ quan thẩm định giá; (iv) đăng ký biến động chủ sở hữu/sử dụng đối với quyền sử dụng đất cho người mua; (v) thông tin liên quan đến tài sản là chứng cứ trong vụ án khác; (vi) thứ tự ưu tiên trong thanh toán tiền thu được từ bán TSBĐ, xác định giá mua/bán TSBĐ và khoản nợ xấu (thực hiện theo quy định nội bộ, trừ VAMC thực hiện theo Nghị định 61)...) để đánh giá việc xử lý nợ theo NQ42, cụ thể:

+ Trên cơ sở từng hồ sơ xử lý nợ xấu chọn mẫu, KTV so sánh với điều kiện áp dụng xử lý nợ xấu tương ứng với từng biện pháp thu hồi xem có phù hợp với nội dung của NQ42 và các văn bản hướng dẫn thực hiện hay không;

+ Đánh giá việc thực hiện xử lý nợ xấu có theo các nội dung của NQ42 và các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan cũng như các văn bản hướng dẫn nội bộ hay không, nếu không thực hiện theo nội dung quy định thì do nguyên nhân nào; có kiến nghị, giải pháp nào hay không;

+ Với các hồ sơ đã xử lý được nợ xấu theo NQ42: So sánh với các biện pháp thu hồi nợ theo quy định thông thường thì việc áp dụng NQ42 có mang lại kết quả cao hơn hay không (thời gian thực hiện; giá trị nợ xấu thu hồi; chi phí xử lý; thủ tục hành chính...), việc thực hiện mua bán nợ theo giá thị trường và xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu có bảo đảm tính minh bạch, khách quan hay không;

+ Với các hồ sơ còn vướng mắc chưa thực hiện được theo NQ42: Xác định nội dung tồn tại, vướng mắc dẫn tới chưa thu hồi được theo NQ42; những vướng mắc này đã được báo cáo với cấp có thẩm quyền hay chưa và có kịp thời hay không, đã được cơ quan liên quan tháo gỡ hay không, sau khi được tháo gỡ có tiếp tục thực hiện hay không;

+ Đối với việc mua/bán nợ theo giá thị trường, bán TSBĐ của khoản nợ xấu của VAMC: Có tuân thủ quy định về việc lựa chọn cơ quan thẩm định giá, xác định giá mua/bán, các lần giảm giá 10%... theo quy định tại Nghị định 61/2017/NĐ-CP hay không.

Qua đó kết luận các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện NQ42 là do yếu tố chủ quan hay khách quan, có phù hợp với các khó khăn vướng mắc đã báo cáo với NHNN hay không; các vướng mắc này đã được cơ quan, bộ ngành có liên quan giải quyết hay không; TCTD/VAMC có đưa NQ42 vào triển khai thực tế hay không. Trên cơ sở đó có các kiến nghị phù hợp.

2.3. Thủ tục đối chiếu tại các TCTD

a. Công tác ban hành văn bản và xây dựng phương án xử lý nợ xấu

- KTV tổng hợp các văn bản hướng dẫn triển khai do các TCTD ban hành, đánh giá các nội dung còn tồn tại và vướng mắc trong thực hiện NQ42; đánh giá phương án xử lý nợ xấu của TCTD, về tính khả thi của phương án xử lý nợ xấu để có kiến nghị phù hợp.

- KTV đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có kịp thời báo cáo, đánh giá các khó khăn vướng mắc, bất cập trong việc triển khai thực hiện NQ42 đối với các cơ quan quản lý nhà nước hay không.

b. Việc xử lý nợ xấu theo NQ42, chế độ thông tin báo cáo và các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các tài liệu, các biểu số liệu kèm theo được quy định tại Công văn 8338/NHNN-TTGS ngày 16/10/2017 trên cơ sở đó tổng hợp kết quả xử lý nợ xấu tại TCTD; đồng thời yêu cầu TCTD báo cáo về quá trình tổ chức triển khai thực hiện cũng như các khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện.

- Kiểm toán viên đối chiếu, đánh giá thực trạng nợ xấu của đơn vị bao gồm nợ xấu nội bảng, ngoại bảng, nợ đã bán cho VAMC, thực hiện đánh giá kết quả thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ42.

- Thực hiện kiểm toán chi tiết hồ sơ xử lý nợ xấu được chọn mẫu

+ KTV đối chiếu, so sánh với điều kiện áp dụng xử lý nợ xấu tương ứng với từng biện pháp thu hồi xem có phù hợp với nội dung của NQ42 và các văn bản hướng dẫn thực hiện hay không.

+ Đánh giá việc thực hiện xử lý nợ xấu có theo các nội dung của NQ42 và các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan; các tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Qua đó kết luận các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện NQ42 là do yếu tố chủ quan hay khách quan để có kiến nghị phù hợp.

IV. Phạm vi, giới hạn kiểm toán

1. Phạm vi kiểm toán

1.1. Thời kỳ được kiểm toán

- Thời kỳ kiểm toán: Từ 15/8/2017- 31/12/2018

1.2. Đơn vị được kiểm toán: Ngân hàng nhà nước (trong đó có kết hợp đối chiếu tại 18 TCTD (chi tiết phần dưới); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam.

2. Giới hạn kiểm toán:

- Chỉ thực hiện kiểm toán, đánh giá các biện pháp xử lý nợ xấu theo NQ42, không thực hiện kiểm toán, đánh giá công tác thẩm định, phê duyệt, giải ngân phân loại nợ của các hồ sơ tín dụng của các hồ sơ tín dụng; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị TSĐB khi thực hiện xử lý.

- Không thực hiện kiểm tra, đối chiếu đối với khách hàng vay vốn, các bên có liên quan trong việc thực hiện xử lý nợ xấu; đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, hợp pháp của hồ sơ, tài liệu cung cấp cho Kiểm toán nhà nước.

- Không thực hiện kiểm toán tại các Bộ, ban, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT...) do mục tiêu, nội dung kiểm toán tại các đơn vị này không nhiều. Nội dung này được đánh giá căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị để tổng hợp vào kết quả kiểm toán nhằm giảm thiểu thời gian kiểm toán và các thủ tục hành chính. Trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm toán sẽ xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo KTNN. 

V. Mẫu biểu hồ sơ kiểm toán

Đoàn kiểm toán thống nhất hồ sơ mẫu biểu để thực hiện trong toàn đoàn (đính kèm hồ sơ mẫu biểu của đoàn kiểm toán), cụ thể: (i) Báo cáo kiểm toán; (ii) Biên bản kiểm toán; (iii) Biên bản xác nhận số liệu và tình hình KTV; (iv) Biên bản đối chiếu đối với các TCTD; (v) Các hồ sơ mẫu biểu khác và phụ lục kèm theo, Đoàn áp dụng theo mẫu biểu chung do KTNN ban hành.

 

PHẦN THỨ BA

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN

 

I. Phương án tổ chức thực hiện

1. Đơn vị và đầu mối kiểm toán

1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời thực hiện đối chiếu tại 18 TCTD, cụ thể:

(1) Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank);

(2) Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank);

(3) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank);

(4) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB);

(5) Ngân hàng TMCP An Bình (ABB);

(6) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank);

(7) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank);

(8) Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank);

(9) Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB);

(10) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank);

(11) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank);

(12)  Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank);

(13) Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank);

(14) Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank);

(15) Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB);

(16) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB);

(17) Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank);

(18) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank);

1.2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

1.3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2. Tổ chức thực hiện kiểm toán: Thực hiện kiểm toán lồng ghép cùng các Đoàn kiểm toán BCTC, trong đó:

- Thực hiện kiểm toán lồng ghép cùng với cuộc kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian thực hiện kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước các Tổ kiểm toán sẽ thực hiện đối chiếu đối với 18 TCTD không có vốn nhà nước hoặc vốn nhà nước không chi phối (khi thực hiện đối chiếu sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ). Số lượng thành viên thực hiện nhiệm vụ 14 thành viên chia làm 04 tổ kiểm toán; thời gian thực hiện kiểm toán và đối chiếu sẽ được chi tiết tại Kế hoạch kiểm toán.

- Kiểm toán lồng ghép cùng với cuộc kiểm toán BCTC tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Số lượng thành viên thực hiện nhiệm vụ 5 thành viên chia làm 01 tổ kiểm toán; thời gian thực hiện kiểm toán là 15-20 ngày. 

1.3. Thời gian kiểm toán: Bắt đầu từ cuộc kiểm toán đợt 1 cho đến cuộc kiểm toán đợt 3 năm 2019.

1.4. Về Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Tại các TCTD được đối chiếu các Tổ kiểm toán sẽ lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết theo mẫu số 17/HSKT-KTNN của Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN.

1.5. Về Báo cáo kiểm toán

- Tại các TCTD được đối chiếu: Tổ kiểm toán sẽ lập Biên bản đối chiếu (có mẫu kèm theo).

- Tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Lập Báo cáo kiểm toán trên cơ sở Biên bản kiểm toán và Biên bản xác nhận số liệu của KTV (tại các đơn vị được kiểm toán), Biên bản đối chiếu (tại các TCTD được đối chiếu) (có mẫu kèm theo);

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán chuyên đề “Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD” sẽ được thiết lập trên cơ sở tổng hợp từ 03 Báo cáo kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 

 

 

 

 

 

[1] Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật, cụ thể: (i) Thẩm phán thụ lý hồ sơ phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (thông thường là từ 02 đến 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án) và phải mở phiên tòa xét xử trong vòng 10 ngày (thông thường là trong vòng 01 tháng); (ii) thành phần HĐXX: chỉ cần có 01 thẩm phán đồng thời là người thụ lý hồ sơ mà không cần Hội thẩm nhân dân và vẫn tiến hành mở phiên tòa ngay cả khi VKS cùng cấp vắng mặt; (iii) thời hạn kháng cáo, kháng nghị: 07 ngày kể từ ngày tuyên án (thông thường là 15 ngày kể từ ngày tuyên án).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi