Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 127/QĐ-TTg 2022 nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NS trung ương cho NSĐP thực hiện chính sách an sinh xã hội
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 127/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 127/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 24/01/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc hỗ trợ ngân sách thực hiện chính sách an sinh xã hội TW
Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025 được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách trung ương và khả năng cân đối ngân sách từng địa phương. Đồng thời, các địa phương cần phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương; tối đa là 80% và 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương lần lượt từ 20% trở xuống, và từ trên 20% đến 60%.
Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 127/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 127/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI DO TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/QH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại văn bản số 248/TTr-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi hỗ trợ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025
1. Kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
2. Kinh phí phát sinh tăng thêm thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH (sau ngày 01 tháng 9 năm 2021); trường hợp, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành có quy định cụ thể cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thì thực hiện theo quy định đó.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách trung ương và khả năng cân đối ngân sách từng địa phương; đồng thời yêu cầu các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa:
a) 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương;
b) 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống;
c) 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 20% đến 60%;
d) Các địa phương còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ sở xác định địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương, địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương:
- Năm 2022, xác định theo dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định.
- Giai đoạn 2023-2025, xác định theo dự toán năm 2023 được Quốc hội quyết định.
3. Đối với các địa phương quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này phải sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo một phần nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định: sau khi địa phương đã sử dụng 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh mà vẫn còn thiếu nguồn, ngân sách trung ương bổ sung thêm phần chênh lệch thiếu.
Trường hợp trong điều hành, theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, các địa phương phải huy động 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp giảm thu cân đối ngân sách địa phương (không kể giảm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý - nếu có) hoặc huy động để thực hiện các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (như phòng, chống dịch bệnh); giao Bộ Tài chính xác định cụ thể để giảm trừ phần địa phương đã sử dụng các nguồn dự phòng và dự trữ tài chính để bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương và các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định khi xác định mức địa phương có thể huy động tiếp từ nguồn dự phòng và dự trữ tài chính của địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 (nếu có).
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội được xác định theo quy định tại Quyết định này là cơ sở để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong dự toán năm sau (nếu có) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành.
b) Trong quá trình điều hành ngân sách, trên cơ sở báo cáo nhu cầu của địa phương, căn cứ nguồn kinh phí đã được bố trí dự toán chi hàng năm (nếu có), Bộ Tài chính xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu tối đa 70% số phải hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong trường hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ, chính sách của địa phương lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương;
c) Kết thúc năm ngân sách, trên cơ sở báo cáo của địa phương về kết quả thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định, Bộ Tài chính xác định cụ thể: sổ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định tại Điều 2 Quyết định này; số kinh phí đã hỗ trợ (bao gồm số đã hỗ trợ từ dự toán đầu năm và số bổ sung trong năm - nếu có); bổ sung tiếp cho địa phương (nếu còn thiếu) hoặc yêu cầu địa phương hoàn trả ngân sách trung ương (nếu dư nguồn).
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Các địa phương quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 Quyết định này: Chủ động sử dụng nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (nếu có) và nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, địa phương báo cáo nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để được bổ sung kinh phí theo chế độ quy định;
b) Đối với các địa phương quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định này: Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành;
c) Kết thúc năm ngân sách, địa phương báo cáo kết quả thực hiện nhu cầu, nguồn kinh phí các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (có xác nhận của Kho bạc nhà nước địa phương), trong đó: chi tiết từng chế độ, chính sách gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp và xử lý kinh phí thừa/thiếu theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp đến ngày 15 tháng 5 năm sau, địa phương chưa có báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì các địa phương phải có trách nhiệm chủ động cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành trên địa bàn, ngân sách trung ương không hỗ trợ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |