Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3720/BTC-ĐT 2022 thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 3 tháng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3720/BTC-ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3720/BTC-ĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Tạ Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/04/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
tải Công văn 3720/BTC-ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 3720/BTC-ĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 02 tháng, ước thực hiện 3 tháng kế hoạch năm 2022 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 là 591.318,055 tỷ đồng (đã bao gồm 24.000 tỷ kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao). Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 7.218,011 tỷ đồng (vốn trong nước là 7.218,011 tỷ đồng).
1.2. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 là 584.100,044 tỷ đồng, trong đó:
1.2.1. Tổng kế hoạch vốn đã được giao là 560.100,044 tỷ đồng, trong đó:
a) Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là 518.105,895 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước là 483.305,895 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 98.455,900 tỷ đồng; các địa phương là 384.849,995 tỷ đồng).
- Vốn nước ngoài là 34.800 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 12.110,283 tỷ đồng; các địa phương là 22.689,717 tỷ đồng).
b) Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 41.994,149 tỷ đồng.
1.2.2. Kế hoạch vốn chưa được Thủ tướng Chính phủ giao (vốn Chương trình MTQG) là 24.000 tỷ đồng (vốn trong nước) (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15) Kế hoạch vốn chưa được Thủ tướng Chính phủ giao (vốn Chương trình MTQG) là 24.000 tỷ đồng (vốn trong nước) (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15):
Tại văn bản số 1691/VPCP-KTTH ngày 18/3/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc hoàn thiện phương án giao kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các Chương trình MTQG, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban dân tộc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ cho ý kiến về phương án phân bổ và giao kế hoạch vốn cho Chương trình để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 của 51/51 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm) trong đó, có 12/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Sau khi nhận được báo cáo phân bổ vốn của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã rà soát và có ý kiến đối với các trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định và đề nghị các Bộ, địa phương rà soát, phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình phân bổ cụ thể như sau:
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:
Tổng số vốn đã phân bổ là 519.838,827 tỷ đồng, đạt 100,33% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (518.105,895 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 41.994,149 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 41.994,149 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 477.844,678 tỷ đồng, đạt 92,23% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong đó:
- Vốn NSTW là 202.049,042 tỷ đồng, đạt 94,42% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (214.200 tỷ đồng). Bao gồm:
+ Vốn trong nước là 168.124,837 tỷ đồng, đạt 93,82% kế hoạch;
+ Vốn nước ngoài là 33.924,205 tỷ đồng, đạt 97,48% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 317.789,785 tỷ đồng, đạt 104,50% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (304.105,895 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
a. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 40.261,217 tỷ đồng, chiếm 7,77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 39.385,422 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 875,795 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 9.931,299 tỷ đồng, chiếm 8,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 9.856,607 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 74,692 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 30.329,918 tỷ đồng, chiếm 7,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó: vốn trong nước là 29.528,815 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 801,103 tỷ đồng). Trong đó:
+ Nguồn vốn NSTW hỗ trợ theo mục tiêu là 2.019,659 tỷ đồng, chiếm 1,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 1.218,556 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 801,103 tỷ đồng);
+ Vốn cân đối NSĐP là 28.310,259 tỷ đồng, chiếm 9,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
b. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
- Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương:
Có 12/51 Bộ và 06/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Thanh tra Chính phủ (84,92%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,38%), Bộ Y tế (60,31%), Bộ Tư pháp (54,04%) (Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
Nguyên nhân là do: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Có 38/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 16/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau. (Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:
1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022 (không bao gồm 24.000 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao):
- Tổng kế hoạch là: 567.318,055 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2022 là 7.218,011 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2022 là 560.100,044 tỷ đồng.
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2022 là 59.732,80 tỷ đồng, đạt 10,53% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2022 là 95.981,27 tỷ đồng, đạt 16,92% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT | Nội dung | Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm báo cáo) | Lũy kế thanh toán vốn đến hết 31/3/2022 | Ước thanh toán đến hết 30/4/2022 | ||
Số tiền | Tỷ lệ | Số tiền | Tỷ lệ | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5=4/3 | 6 | 7=6/3 |
| TỔNG SỐ (1+2) | 567.318,055 | 59.732,80 | 10,53% | 95.981,27 | 16,92% |
1 | Vốn trong nước | 532.518,055 | 59.292,94 | 11,13% | 94.849,66 | 17,81% |
2 | Vốn nước ngoài | 34.800,000 | 439,86 | 1,26% | 1.131,61 | 3,25% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2022:
- Lũy kế thanh toán (vốn trong nước) từ đầu năm đến 31/3/2022 là 139,20 tỷ đồng, đạt 1,93% kế hoạch (7.218,011 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2022 là 256,78 tỷ đồng, đạt 3,56% kế hoạch.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022:
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2022.
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2022 là 59.593,60 tỷ đồng, đạt 10,64% kế hoạch (560.100,044 tỷ đồng(1)) và đạt 11,50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,895 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2021 đạt 11,28% kế hoạch và đạt 12,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 59.153,74 tỷ đồng (đạt 11,26% kế hoạch giao là 525.300,044 tỷ đồng).
+ Vốn nước ngoài là 439,86 tỷ đồng (đạt 1,26% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2022:
Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2022 là 95.724,49 tỷ đồng, đạt 17,09% kế hoạch (đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2021 đạt 16,94% kế hoạch và đạt 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
+ Vốn trong nước là 94.592,89 tỷ đồng (đạt 18,01% kế hoạch và đạt 19,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
+ Vốn nước ngoài là 1.131,61 tỷ đồng (đạt 3,25% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT | Nội dung | Ước thanh toán đến 30/4/2022 | Tỷ lệ (%) thực hiện | Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao) | Cùng kỳ năm 2021 | ||
Số tiền | Tỷ lệ (%) thực hiện | Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
| TỔNG SỐ (A)+(B) (I)+(II) | 95.724,49 | 17,09% | 18,48% | 86.010,285 | 16,94% | 18,65% |
| VỐN TRONG NƯỚC | 94.592,89 | 18,01% | 19,57% | 84.970,03 | 18,62% | 20,74% |
| VỐN NƯỚC NGOÀI | 1.131,61 | 3,25% | 3,25% | 1.040,26 | 2,02% | 2,02% |
A | VỐN NSĐP | 56.395,14 | 16,29% | 18,54% | 58.586,06 | 19,41% | 22,95% |
B | VỐN NSTW | 39.329,36 | 18,38% | 18,38% | 27.424,22 | 13,31% | 13,31% |
- | Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 39.329,36 | 18,38% | 18,38% | 27.424,22 | 13,31% | 13,31% |
+ | Vốn trong nước | 38.197,75 | 21,32% | 21,32% | 26.383,97 | 17,08% | 17,08% |
+ | Vốn nước ngoài | 1.131,61 | 3,25% | 3,25% | 1.040,26 | 2,02% | 2,02%' |
| Vốn Chương trình MTQG |
|
|
|
|
|
|
| Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
| Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
I | BỘ, CƠ QUAN TW (1+2) (i+ii) | 23.703,35 | 21,44% | 21,44% | 13.918,54 | 12,90% | 12,90% |
1 | VỐN TRONG NƯỚC | 23.012,38 | 23,37% | 23,37% | 13.381,13 | 14,66% | 14,66% |
2 | VỐN NƯỚC NGOÀI | 690,97 | 5,71% | 5,71% | 537,41 | 3,23% | 3,23% |
i | Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 23.703,35 | 21,44% | 21,44% | 13.918,54 | 12,90% | 12,90% |
| Vốn trong nước | 23.012,38 | 23,37% | 23,37% | 13.381,13 | 14,66% | 14,66% |
| Vốn nước ngoài | 690,97 | 5,71% | 5,71% | 537,408 | 3,23% | 3,23% |
ii | Vốn Chương trình MTQG |
|
|
|
|
|
|
| Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
| Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
II | ĐỊA PHƯƠNG (1+2) (i+ii) | 72.021,15 | 16,02% | 17,67% | 72.091,74 | 18,03% | 20,40% |
1 | VỐN TRONG NƯỚC | 71.580,51 | 16,77% | 18,60% | 71.588.89 | 19,61% | 22,48% |
2 | VỐN NƯỚC NGOÀI | 440,64 | 1,94% | 1,94% | 502,85 | 1,44% | 1,44% |
i | Vốn NSĐP | 56.395,14 | 16,29% | 18,54% | 58.586,06 | 19,41% | 22,95% |
ii | Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP | 15.626,01 | 15,11% | 15,11% | 13.505,68 | 13,77% | 13,77% |
| Vốn trong nước | 15.185,37 | 18,81% | 18,81% | 13.002,83 | 20,57% | 20,57% |
| Vốn nước ngoài | 440,64 | 1.94% | 1,94% | 502,85 | 1,44% | 1,44% |
ii.1 | Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 15.626,01 | 15,11% | 15,11% | 13.505,68 | 13,77% | 13,77% |
| Vốn trong nước | 15.185,37 | 18,81% | 18,81% | 13.002,83 | 20,57% | 20,57% |
| Vốn nước ngoài | 440,64 | 1,94% | 1,94% | 502,85 | 1,44% | 1,44% |
ii.2 | Vốn Chương trình MTQG |
|
|
|
|
|
|
| Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
| Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
3.3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022:
Tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng đầu năm 2022 đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (18,65%); trong đó vốn trong nước đạt 19,57% (cùng kỳ năm 2021 đạt 20,74%), vốn nước ngoài đạt 3,25% (cùng kỳ năm 2021 đạt 2,02%).
- Có 07 Bộ và 08 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (91,12%), Ngân hàng phát triển (59,64%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (48,86%), Ngân hàng nhà nước Việt Nam (35,76%), Bình Thuận (33,9%), Phú Thọ (33,4%). (Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm).
- Có 43/51 Bộ và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 17%, trong đó có 17 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn) (Chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm).
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm:
1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng, cụ thể: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.660 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến thời điểm báo cáo Dự án đã giải ngân là 14.719,9 tỷ đồng, đạt 64,41% kế hoạch đã giao.
2. Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
2.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020:
a. Kế hoạch và giải ngân:
Theo báo cáo của KBNN, đến thời điểm báo cáo Dự án giải ngân được 2.963,813 tỷ đồng, đạt 17,6% kế hoạch năm 2022 được giao.
b. Tình hình thực hiện (theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải):
- Công tác GPMB, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật:
Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, đến nay đã thực hiện bồi thường 652,8/652,86km (đạt 99,99 %), còn lại 56 m thuộc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt chưa thực hiện các thủ tục bồi thường và một số công trình hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành di dời. Đã hoàn thành 83/83 khu TĐC xây mới.
- Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các dự án thành phần
Hiện nay, 01 dự án đã hoàn thành, 10 dự án đang triển khai thi công xây dựng; Tổng khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay khoảng 19.434,51 tỷ đồng/56.742,4 tỷ đồng, tương đương 34,3% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 0,81% giá trị hợp đồng so với kế hoạch. Trong đó, Có 07 dự án đáp ứng và cơ bản đáp ứng tiến độ (gồm: Mai Sơn - QL45; QL45 - Nghi Sơn ; Nghi Sơn - Diễn Châu; Cam Lộ - La Sơn; Nha Trang - Cam Lâm ; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; và Cầu Mỹ Thuận 2); 03 dự án chậm so với kế hoạch, gồm:
(1) Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Sản lượng thực hiện đến nay đạt 32,2% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 13,13% giá trị hợp đồng (khoảng 2 tháng) so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu gây chậm tiến độ là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường và chủ quan từ nhà thầu trong việc tổ chức triển khai thi công.
(2) Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây: Sản lượng thực hiện đạt 38,5% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,4% giá trị hợp đồng so với kế hoạch. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ do một số nhà thầu thiếu hụt kinh phí, chưa kịp thời huy động đủ thiết bị mở thêm các mũi thi công và ảnh hưởng mưa trái mùa đầu tháng 4/2022.
(3) Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt: Sản lượng thực hiện đến nay đạt 2,7% giá trị hợp đồng, chậm so với kế hoạch khoảng 5,95% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu do việc thu xếp nguồn vốn tín dụng của Nhà đầu tư gặp khó khăn, đến ngày 12/2/2022 mới ký được hợp đồng tín dụng.
2.2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025
- Dự án đang được Bộ Giao thông vận tải lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần để phê duyệt đầu tư theo quy định. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tiến độ triển khai đến nay đang được thực hiện theo đúng mốc tiến độ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 71/TB-VPCP ngày 14/3/2022
- Hiện Dự án mới được Thủ tướng Chính phủ giao 257 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Trong kế hoạch năm 2022 phân bổ đợt 2, Dự án được bố trí 257 tỷ để chuẩn bị đầu tư. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến 01/4/2022 đã giải ngân được 159,176 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch giao.
IV. Nguyên nhân chậm giải ngân kế hoạch vốn năm 2022:
Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 3 tháng và ước 4 tháng đầu năm 2022 đạt thấp, nguyên nhân là do:
- Các chủ đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công (cùng một cơ chế, chính sách nhưng có bộ, ngành, địa phương giải ngân cao, bên cạnh đó có đến 17 bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân).
- Các dự án khởi công mới đang thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn; đang lập thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán nên chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao.
- Một số dự án gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
- Giá vật liệu xây dựng thời gian vừa qua tăng cao, nhất là sắt, thép, xăng dầu, nguồn cung cấp vật liệu cho các công trình lớn còn hạn chế.
- Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài: Một số dự án sử dụng vốn vay, vốn nhà tài trợ giải ngân theo hình thức ghi thu ghi chi, quá trình thực hiện phải tuân thủ theo quy trình của nhà tài trợ, qua nhiều bước, các bước thực hiện phải xin ý kiến của nhà tài trợ. Một số dự án đang trong quá trình tổng hợp danh mục thiết bị từ dự án thành phần để chuẩn bị thủ tục đấu thầu quốc tế.
V. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo:
- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 5/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.
- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 3/2021 của 14/51 Bộ, cơ quan trung ương và 46/63 địa phương, cụ thể như sau:
+ Các Bộ, cơ quan trung ương bao gồm: Bộ Quốc phòng; Đài Truyền hình Việt Nam; Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Bộ Tài nguyên và môi trường; Đài Truyền hình Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Bộ Công thương; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Ngoại giao.
+ Các địa phương bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.
VI. Kiến nghị của Bộ Tài chính:
1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất phương án điều chuyển kế hoạch vốn năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đến ngày 31/3/2022 chưa phân bổ hết cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác đã có dự án và có nhu cầu bổ sung vốn theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022;
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn nước ngoài giai đoạn 2021- 2025 và năm 2022 đối với các dự án ODA đã có đủ điều kiện, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 307/CĐ-TTg ngày 8/4/2022 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
2. Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
- Quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; công văn số 1684/VPCP-KTTH ngày 17/3/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2022 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022 và công điện số 307/CĐ-TTg ngày 8/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công, đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây