BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- Số: 2568/LĐTBXH-KHTC V/v:Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 (Vốn sự nghiệp) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2016, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN và công văn số 3686/BKHĐT-TH ngày 11/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, Bộ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015:
1. Căn cứ đánh giá nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2015:
- Dự toán thu, chi các nguồn kinh phí được giao tại Quyết định 188/QĐ-LĐTBXH ngày 30/01/2015 và các Quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có);
- Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;
- Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015;
- Thông tư số 211/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015;
- Và các công văn hướng dẫn của Bộ: số 593/LĐTBXH-KHTC ngày 10/02/2015 về hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2015; số 1765/LĐTBXH-KHTC ngày 15/5/2015 về xác định số tạm giữ 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 8 tháng cuối năm 2015.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2015:
2.1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN:
Đối với các đơn vị được giao dự toán thu cần có biện pháp cụ thể để phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu được giao; trong trường hợp khó khăn, không thực hiện được phải báo cáo phân tích rõ nguyên nhân để tổng hợp đề nghị điều chỉnh dự toán giao thu ngân sách.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2015 (triển khai phân bổ, giao, phê duyệt và thực hiện dự toán,...) theo từng lĩnh vực chi được giao trong năm 2015.
- Báo cáo kết quả xác định số tạm giữ lại chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 theo Chỉ thị số 06/CT-TTg, công văn số 5652/BTC-NSNN ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ tại công văn số 1765/LĐTBXH-KHTC.
- Đánh giá kết quả thực hiện cắt, giảm kinh phí đã giao trong dự toán của đơn vị nhưng đến 30/6/2015 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu theo yêu cầu tại công văn số 3692/BTC-HCSN ngày 20/3/2015 của Bộ Tài chính về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2015 theo Nghị quyết 01/NQ-CP và công văn số 1493/LĐTBXH-KHTC ngày 25/4/2015 của Bộ.
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chi các chương trình, dự án trong nước và quốc tế, chi cho công việc sửa chữa, mua sắm tài sản, nghiên cứu khoa học... cần sớm hoàn tất thủ tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
- Các nhiệm vụ chi xét thấy không thể hoàn thành kiên quyết điều chỉnh để tăng cường cho các nhiệm vụ khác của đơn vị không để kinh phí tồn đọng chuyển năm sau.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát chi tiêu các nguồn kinh phí trong những tháng còn lại đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
- Các đơn vị chủ trì các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi chung là Chương trình, đề án) chủ trì phối hợp với các cơ quan và địa phương chú ý đánh giá, phân tích kỹ: (i) Tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi các chương trình, đề án năm 2015; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai, (ii) Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình, đề án giai đoạn 2011-2015; hiệu quả lồng ghép các Chương trình, đề án; kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục để làm cơ sở xây dựng các CTMTQG, CTMT trong giai đoạn 2016-2020 theo Chỉ thị số 22/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các Chương trình, đề án thực hiện bằng cả nguồn vốn ngoài nước, đánh giá kỹ về tình hình giải ngân nguồn vốn ngoài nước, cơ chế tài chính và các kiến nghị (nếu có). Rà soát các cam kết tài trợ trung và dài hạn của nhà tài trợ đối với các Chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ nước ngoài để xây dựng các cơ chế, chính sách bổ sung nguồn lực thay thế tương ứng trong trường hợp nguồn tài trợ nước ngoài giảm dần.
- Đánh giá khả năng cân đối NSĐP và huy động cộng đồng để thực hiện các Chương trình, đề án. Trường hợp mức huy động thấp so với dự kiến, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
2.4. Kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2015
Báo cáo về biên chế, quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp, nhu cầu kinh phí tăng thêm, nguồn đảm bảo mức tiền lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng; biên chế, đối tượng, nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/của Chính phủ.
2.5. Đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước chủ yếu của ngành:
- Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;
- Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2015:
+ Đối với chế độ, chính sách: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; chính sách bảo hiểm y tế hỗ trợ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo; chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; chính sách đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo...); các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú, bán trú, học sinh học tại các trường ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân;...
+ Tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 đối với các đơn vị quản lý nhà nước và sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và số 96/2010/NĐ-CP; đánh giá tình hình triển khai Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012.
+ Đánh giá tình hình thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Lĩnh vực đào tạo và dạy nghề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ đến hết học kỳ II năm học 2014-2015 và các văn bản thay thế các Nghị định này (nếu có).
+ Lĩnh vực y tế: Rà soát việc triển khai thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về chế độ phụ cấp đặc thù.
- Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực; số lượngcác cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục). Ngoài ra một số lĩnh vực cần bổ sung các nội dung đánh giá sau:
+ Tổng cục Dạy nghề, các trường Đại học, cao đẳng nghề trực thuộc Bộ: Đánh giá mức độ tự chủ trong các hoạt động chuyên môn, đào tạo (tuyển sinh, mở chuyên ngành đào tạo mới, xây dựng chương trình và giáo trình giảng dạy; tổ chức và quản lý đào tạo; cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; hợp tác quốc tế;...); tự chủ tài chính; tổ chức bộ máy;....
+ Các Bệnh viện, Trung tâm CH-PHCN, cơ sở BTXH trực thuộc Bộ: Đánh giá mức độ tự chủ của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên các mặt (tự chủ về hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, tài chính); đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất gắn với chất lượng khám chữa bệnh; giá dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản so với tổng chi phí khám chữa bệnh để kiến nghị khả năng điều chỉnh giá phù hợp với khả năng đóng góp của người dân; yêu cầu đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ và các nguồn lực đảm bảo từ xã hội hóa;...
+ Viện Khoa học LĐXH và Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề: Đánh giá việc ban hành, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, nhất là các văn bản hướng dẫn về chế độ, định mức tài chính; cơ cấu bộ máy theo đặc thù tổ chức khoa học công nghệ tự chủ để làm cơ sở xác định mức độ giao quyền tự chủ thực sự về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân lực và liên kết, hợp tác quốc tế.
II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016:
1. Yêu cầu, toán năm 2016: