Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 13209/TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung một số vấn đề về tài chính khi thực hiện cổ phần hoá
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 13209/TC/TCDN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13209/TC/TCDN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 15/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
tải Công văn 13209/TC/TCDN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 13209 TC/TCDN NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH
KHI THỰC HIỆN CỔ PHẨN HÓA
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số vấn đề về tài chính nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Về xử lý tài chính:
- Doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý có hiệu quả các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước khi cổ phần hóa.
Riêng các khoản nợ phải trả ngân hàng thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển thuộc đối tượng được xử lý quy định Thông tư số 05/2003/TT-NHNN ngày 24/2/2003 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng thương mại Nhà nước, Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3/9/2004 hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải lập Hồ sơ gửi ngân hàng thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển để xử lý trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phẩn hóa.
- Những tài sản, công nợ loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; sau khi giá trị doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp phải bàn giao cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trong vòng 10 ngày làm việc.
- Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, khi xây dựng phương án xử lý tài chính, nợ và tài sản tồn đọng theo quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp không còn vốn nhà nước, đề nghị cơ quan quyết định cổ phần hóa chủ động có phương án chuyển đổi bằng các hình thức khác. Bộ Tài chính không cấp thêm vốn để thực hiện cổ phần hóa.
2. Về quyết toán thuế:
- Căn cứ vào Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổng công ty nhà nước dự kiến thời gian tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý và thông báo cho Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố để chỉ đạo tổ chức quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp này.
- Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành quyết toán thuế thì doanh nghiệp được sử dụng Báo cáo tài chính để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể cả việc xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp về thuế và thực hiện phân phối lợi nhuận). Sau khi có quyết toán thuế, các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh ở thời điểm doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
3. Về lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp:
- Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước chủ động lựa chọn và chỉ định công ty kiểm toán, tổ chức tài chính có chức năng định giá, có đủ năng lực (theo danh sách được Bộ Tài chính công bố) để ký kết hợp đồng thực hiện việc tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, không cần phải tổ chức đấu thầu lựa chọn.
- Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp phải gửi về cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp phải thẩm tra hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp trước khi quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Đối với các trường hợp giảm vốn nhà nước phải có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính, đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty phải chủ động xử lý những vấn đề tồn tại về tài chính, nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo thẩm quyền trước khi gửi văn bản cho Bộ Tài chính.
4. Về chi phí cổ phần hóa: trường hợp cổ phẩn hóa những doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp, chi phí cổ phần hóa vượt mức khống chế theo quy định tại Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thì cơ quan quyết định cổ phần hóa chủ động xem xét, quyết định và thông báo cho Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.