Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT

Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2022/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/06/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phân công trách nhiệm trong quản lý công trình thủy lợi được phân cấp từ ngày 01/8

Đây là nội dung mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua tại Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi ngày 16/6/2022.

Theo đó, trong quản lý công trình thủy lợi được phân cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

Thứ nhất, tổng hợp, sắp xếp đưa vào danh mục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hoá các công trình đã phân cấp địa phương quản lý trong kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Thứ hai, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; tổ chức quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước, chất lượng nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành công trình thủy lợi;…

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp quản lý công trình cho địa phương, cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu để chủ sở hữu phân công nhiệm vụ cho chủ quản lý và đơn vị khai thác công trình.

Bên cạnh đó, Bộ cũng quyết định bổ sung 01 loại giấy tờ vào Hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới, đó là: Dự toán kinh phí cắm mốc chỉ giới, trừ các công trình xây dựng mới và sửa chữa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Mặt khác, Liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập từ 04 tổ chức thủy lợi cơ sở là hợp tác xã trở lên thay vì chỉ từ 02 tổ chức thủy lợi cơ sở như quy định cũ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.

Xem chi tiết Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 03/2022/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

______________

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về lập, ban hành và thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi; điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
2. Quy trình kỹ thuật vận hành công trình thủy lợi thuộc thành phần, nội dung lập thiết kế kỹ thuật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam ''Công trình thủy lợi - Thành phần, nội dung lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công”.”.
2. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 như sau:
"1. Quy trình vận hành công trình thủy lợi là văn bản quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, trình tự vận hành các công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi; đảm bảo hệ thống công trình thủy lợi vận hành an toàn, đúng nhiệm vụ thiết kế, phù hợp với điều kiện nguồn nước và phân phối nước tiết kiệm, hiệu quả, hài hoà lợi ích giữa các nhu cầu sử dụng nước (sau đây gọi là Quy trình vận hành).".
b) Bổ sung khoản 5 như sau:
"5. Kênh chìm là kênh dẫn nước hở, có mực nước thiết kế thấp hơn cao độ mặt đất tự nhiên trung bình ở xung quanh, khi xây dựng phải đào xuống dưới mặt đất tự nhiên.".
3. Bổ sung khoản 9 Điều 4 như sau:
"9. Nội dung cụ thể quy trình vận hành tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.".
4. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 6 như sau:
"b) Trình tự, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy trình vận hành thực hiện theo quy định về trình tự, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng.".
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 như sau:
“2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên. Danh mục phân giao nhiệm vụ quản lý công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”.
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh việc phân cấp quản lý công trình quy định tại khoản 2 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công trình hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng được phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý;
b) Xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du thuộc nguyên nhân chủ quan của chủ quản lý hoặc đơn vị khai thác công trình;
c) Trong 02 năm liên tiếp, doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi được chủ sở hữu xếp loại C theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức khai thác được cơ quan có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Đảng hoặc Chính quyền;
d) Để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện các quy định về cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.”.
6. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15a. Phân công trách nhiệm trong quản lý công trình thủy lợi được phân cấp
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổng hợp, sắp xếp đưa vào danh mục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hoá các công trình đã phân cấp địa phương quản lý trong kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác;
b) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; tổ chức quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước, chất lượng nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành công trình thủy lợi;
c) Tổ chức rà soát, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy lợi;
d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật về thủy lợi.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi được phân cấp theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo chủ quản lý công trình thủy lợi, đơn vị khai thác công trình thủy lợi của địa phương thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật liên quan;
c) Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc khi xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn công trình.”.
7. Bổ sung Điều 15b vào sau Điều 15a như sau:
“Điều 15b. Thực hiện phân cấp quản lý
1. Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp quản lý công trình cho địa phương, cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu để chủ sở hữu phân công nhiệm vụ cho chủ quản lý và đơn vị khai thác công trình.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giao, xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Bàn giao hồ sơ công trình:
a) Đối với công trình mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng, chủ đầu tư bàn giao hồ sơ cho đơn vị quản lý khai thác theo pháp luật về xây dựng;
b) Đối với công trình đã đưa vào quản lý, khai thác, đơn vị khai thác công trình đang quản lý bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị khai thác mới được phân công nhiệm vụ. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, có xác nhận của các bên liên quan.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền quyết định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Đối với công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý:
a) Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phân cấp quản lý công trình thủy lợi;
b) Tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi xác định cụ thể vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
2. Đối với công trình thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý; công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh và quy mô thủy lợi nội đồng;
b) Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc địa phương có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi xác định cụ thể vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Trường hợp công trình đã có mốc giải phóng mặt bằng hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác thì coi các mốc này là mốc tham chiếu để xác định chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 19 như sau:
"5. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn đối với kênh chìm và các trường hợp chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.".
11. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 20 như sau:
"b) Đối với lòng hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến 500 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1000 m. Tại những điểm chuyển hướng, giao cắt của đường chỉ giới với địa hình, địa vật phải có mốc.”.
12. Bổ sung khoản 6 Điều 21 như sau:
"6. Dự toán kinh phí cắm mốc chỉ giới, trừ các công trình xây dựng mới và sửa chữa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.".
13. Bổ sung khoản 4 Điều 22 như sau:
"4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự toán kinh phí cắm mốc chỉ giới đối với công trình xây dựng mới và sửa chữa do Bộ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới.".
14. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 31 như sau:
“b) Liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập từ 04 tổ chức thủy lợi cơ sở là hợp tác xã trở lên, hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.".
15. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 31 như sau:
"2. Cơ cấu tổ chức của liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Hợp tác xã.".
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
1. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây:
a) Bổ sung cụm từ "THUỘC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI" vào tên Chương II;
b) Thay thế cụm từ “của công trình” bằng cụm từ “trong” tại khoản 1 Điều 5;
c) Bỏ cụm từ "trừ kênh chìm" tại khoản 3 Điều 19;
d) Bỏ cụm từ “kinh phí thực hiện” tại điểm đ khoản 4 Điều 21;
đ) Bỏ cụm từ "Trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực" tại khoản 1 Điều 30; bỏ cụm từ "trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này" tại khoản 2 Điều 30.
2. Thay thế Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT- BNNPTNT bằng Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện;
b) Phương án cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục triển khai thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Tổng kiểm toán nhà nước;
- Công báo Chính phủ; Cổng thông tin điện tử CP; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND, Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ NN và PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Các Chi Cục Thuỷ lợi, Công ty KTCTTL;
- Lưu VT, TCTL (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mẫu số 01:

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH

 

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

Số:            /QĐ-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………., ngày…. tháng…. năm 20..….

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…………

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

 

Căn cứ ........ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (tên cơ quan ra quyết định);

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Xét Tờ trình số: .ngày.... tháng.... năm…. của [tên đơn vị trình] về việc đề nghị phê duyệt ……………

Theo đề nghị của [tên cơ quan thẩm định].

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi ......................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định....(nếu có).

Điều 3. Thủ trưởng (đơn vị, các cấp và ngành liên quan)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tên viết tắt đơn vị trình;
- Tên viết tắt các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành QĐ;
- Lưu: VT,..

(Tên cơ quan phê duyệt)
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 02:

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VỪA

 

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

Số:           / QĐ-….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

…., ngày….tháng….năm 20....

 

QUY TRÌNH VẬN HÀNH
Công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…….

(Ban hành kèm theo Quyết định số .......... /QĐ- …..ngày    /    /20… của ........................................................... )

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Căn cứ pháp lý

Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.

Điều 2. Nguyên tắc vận hành công trình

Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.

Điều 3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình thủy lợi

Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ...

Điều 4. Các công trình chủ yếu tham gia vận hành

Quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chủ yếu trong hệ thống

Điều 5. Thời gian các mùa trong năm

Điều 6. Các quy định khác tùy theo điều kiện cụ thể của hệ thống

 

Chương II

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC

Mục 1

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC TRONG MÙA KHÔ

 

Điều 7. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 8. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước

1. Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước

2. Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...

3. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

4. Mực nước tại các công trình điều tiết

5. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 9. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống

1. Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước

2. Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước.....

3. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

4. Mực nước tại các công trình điều tiết

5. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 10. Trường hợp đặc biệt

1. Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên):

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Trường hợp công trình chính gặp sự cố; xuất hiện sự cố môi trường:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Các giải pháp bổ sung dự kiến triển khai khắc phục sự cố.

 

Mục 2

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC TRONG MÙA MƯA

 

Điều 11. Trong điều kiện thời tiết bình thường

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 12. Quy định về lấy nước tự chảy trong vụ Mùa (nếu có đối với khu vực lấy nước thủy triều)

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 13. Trong trường hợp thời tiết không bình thường, nắng kéo dài, diện tích hạn phát triển rộng

1. Quy định về chế độ, trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 14. Khi dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn có khả năng gây ngập lụt, úng úng (mưa, lũ, bão…)

1. Trường hợp bình thường:

- Quy định về chế độ, trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Trường hợp gặp kỳ triều cường:

- Quy định về chế độ, trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

Điều 15. Những quy định khác (phù hợp với từng hệ thống)

 

Chương III

VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC

Mục 1

VẬN HÀNH TIÊU NƯỚC TRONG MÙA KHÔ

 

Điều 16. Trường hợp đang dẫn nước tưới cho toàn hệ thống và có khu vực cần tiêu nước cục bộ

Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước.

1. Chế độ, trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

Điều 17. Vận hành công trình tiêu sau mỗi đợt tưới

1. Chế độ, trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

 

Mục 2

VẬN HÀNH TIÊU NƯỚC TRONG MÙA MƯA

 

Điều 18. Hệ thống không ảnh hưởng thủy triều (đối với phần này có thể gồm nhiều điều, mỗi điều ứng với một trường hợp)

1. Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất).

2. Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế):

- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất);

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và thời gian tiêu nước)... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

Điều 19. Hệ thống ảnh hưởng thủy triều (đối với phần này có thể gồm nhiều điều, mỗi điều ứng với một trường hợp)

1. Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

2. Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

3. Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông thấp:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

4. Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông thấp:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

5. Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

6. Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

7. Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

8. Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao:

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

Điều 20. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối

4. Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng

Điều 21. Vận hành tiêu nước đệm

Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối

Điều 22. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối

4. Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn

 

Chương IV

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

Điều 23. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi

Điều 24. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất

Điều 25. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống

Điều 26. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu KTTV

Điều 27. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTTV

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 28. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

1. Ủy ban nhân dân các cấp

2. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp

3. Tổng cục Thủy lợi

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi

5. Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

6. Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi

Điều 29. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền luật

 

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 30. Thời điểm thi hành QTVH hệ thống

Điều 31. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống

Điều 32. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định của pháp

 

 

(Tên cơ quan phê duyệt)
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…)

 

1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi

- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...);

- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng...).

3. Bản đồ hệ thống công trình thủy lợi theo thiết kế được duyệt

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in trên khổ A3;

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in trên khổ A3.

 

 

Mẫu số 03

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ

 

TÊN CƠ QUAN LẬP QUY TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

…., ngày….tháng….năm 20…

 

 

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi….

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Căn cứ pháp lý

Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.

Điều 2. Nguyên tắc vận hành công trình thủy lợi

Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.

Điều 3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình thủy lợi

Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ...

Điều 4. Các công trình chủ yếu tham gia vận hành

Quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chủ yếu trong hệ thống

Điều 5. Thời gian các mùa trong năm

Điều 6. Các quy định khác tùy theo điều kiện cụ thể của hệ thống

 

Chương II

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP BÌNH THƯỜNG

 

Điều 7. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

Điều 8. Quy định vận hành các công trình tiêu, thoát nước trong trường hợp chưa xảy ra ngập lụt, úng

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối

 

Chương III

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, LẤY MẶN, XÂM NHẬP MẶN, LŨ, NGẬP LỤT, ÚNG, Ô NHIỄM NƯỚC

 

Điều 9. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước

1. Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước

2. Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...

3. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

4. Mực nước tại các công trình điều tiết

5. Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước

6. Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước... tùy theo mức độ và thứ tự ưu tiên của đối tượng

Điều 10. Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối

4. Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng

 

Chương IV

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

 

Điều 11. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tưới, cấp nước tại các công trình đầu mối

4. Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước... tùy theo mức độ và thứ tự ưu tiên của đối tượng

Điều 12. Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố

1. Trình tự, thời gian vận hành các công trình

2. Mực nước tại các công trình điều tiết

3. Lưu lượng nước tiêu, thoát nước tại các công trình đầu mối

4. Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 13. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

1. Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

2. Ủy ban nhân dân cấp xã

3. Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi

Điều 14. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 15. Thời điểm thi hành QTVH

Điều 16. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH

Điều 17. Hình thức xử lý vi phạm QTVH công trình theo quy định của pháp luật

 

 

(Tên cơ quan phê duyệt)
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi...)

 

1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi

Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng...).

3. Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống

- Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống và phân vùng tưới in trên khổ A4;

- Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống và phân vùng tiêu in trên khổ A4.

 

 

Mẫu số 04:

TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH VẬN HÀNH

 

TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH
-------

Số: ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……, ngày….tháng….năm 20…

 

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị phê duyệt và ban hành
Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi……..
..................................................................

Kính gửi: [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]

 

Căn cứ Quyết định số ..............................ngày ............. / .........../20 .. của .........quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ...........................

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ ..................................................................................................

Quy trình vận hành công trình thủy lợi ......................... đã được ....... lập

[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi .........................................................với nội dung chính như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên hệ thống công trình thủy lợi: ....................................................

2. Loại công trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh..) ................................

3. Người quyết định đầu tư: .................................................................

4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,...):

.........................................................................................................................

5. Địa điểm: .........................................................................................

6. Nguồn vốn đầu tư: ...........................................................................

7. Thời gian thực hiện: ........................................................................

8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ......................................................

9. Nhà thầu lập Quy trình vận hành công trình thủy lợi: ....................

10. Các thông tin khác (nếu có): ..........................................................

II. HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CÓ:

1. Văn bản pháp lý

- Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành các công trình thủy lợi (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương lập quy trình vận hành các công trình (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận hành;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ kèm theo gồm có:

- Bản dự thảo "Quy trình vận hành các công trình thủy lợi" theo mẫu Phụ lục I, Thông tư này;

- Các tài liệu tính toán (Kiểm tra lại các thông số khí tượng thủy văn, năng lực của các công trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước, tiêu nước, cân bằng nước);

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật: báo cáo tính toán nhu cầu nước, thủy văn, thủy nông, thủy lực....

- Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập quy trình;

- Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo;

- Bản điện tử lưu trữ toàn bộ hồ sơ trình thẩm định.

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt quy trình vận hành (Tên quy trình)./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tên cơ quan thẩm định;
- Lưu: VT...

[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 05:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH

 

TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
-------

Số: ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……, ngày…tháng…năm 20..…..

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi……

.............................................................................

 

[tên cơ quan thẩm định] đã nhận Tờ trình số..........ngày…tháng…năm 20… của [tên đơn vị trình] trình phê duyệt và ban hành quy trình vận hành các công trình thủy lợi .......................................

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày 19/6/2017;

Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số ... sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ ..........................................................................................................

Sau khi xem xét, [tên cơ quan thẩm định] báo cáo kết quả thẩm định quy trình vận hành các công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…. như sau:

1. Nội dung thẩm định

2. Kết quả thẩm định

3. Kết luận: [tên cơ quan thẩm định] đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] xem xét, phê duyệt và ban hành./.

 

Nơi nhận:
- Tên cơ quan phê duyệt quy trình;
- Tên cơ quan trình;
- Lưu: VT...

[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 06:

BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

Số: …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

…., ngày…tháng…năm 20…..

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH

Công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…..

Vụ…/Năm.........

 

1. Tình hình thời tiết, nguồn nước

2. Kết quả công tác vận hành công trình

a) Kết quả công tác vận hành;

b) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành.

3. Kế hoạch vận hành

a) Nhận định về thời tiết, nguồn nước vụ (năm tới);

b) Kế hoạch vận hành;

c) Các giải pháp triển khai thực hiện.

4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị

 

Nơi nhận:
- Tên cơ quan quản lý;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Lưu: VT...

[Tên cơ quan báo cáo]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 07:

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 5 NĂM KẾT QUẢ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

…., ngày…tháng…năm 20…...

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH

Công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi…..
(5 năm…, từ năm….đến năm…)

…….

 

1. Tình hình thời tiết, nguồn nước: (tổng hợp từng năm)

2. Kết quả công tác vận hành

a) Kết quả công tác vận hành;

b) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành.

3. Kế hoạch vận hành

a) Nhận định xu thế thời tiết, nguồn nước vụ (năm tới);

b) Kế hoạch vận hành;

c) Các giải pháp triển khai thực hiện.

4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị

 

Nơi nhận:
- Tên cơ quan quản lý;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Lưu: VT...

[Tên cơ quan báo cáo]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI MÀ VIỆC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ LIÊN QUAN ĐẾN HAI TỈNH TRỞ LÊN
(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên công trình/ hệ thống

Phạm vi phục vụ

Phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; địa phương

A

CÔNG TRÌNH BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

1

Bắc Hưng Hải

Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh trục chính, quan trọng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan quản lý công trình trong tỉnh.

2

Bắc Nam Hà

Nam Định, Hà Nam

3

Dầu Tiếng - Phước Hòa

Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An

4

Ia Mơr

Gia Lai, Đắc Lắk

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình đầu mối, kênh chính, kênh liên tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan quản lý công trình trong tỉnh.

5

Cái Lớn - Cái Bé

Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các cống: Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan quản lý công trình trong tỉnh.

6

Quản Lộ - Phụng Hiệp

Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Cống âu thuyền Ninh Quới.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan quản lý công trình trong tỉnh.

7

Nam Măng Thít

Vĩnh Long, Trà Vinh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Cống Vũng Liêm.

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long quản lý công trình trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quản lý cống Tân Dinh và công trình khác trong tỉnh.

B

CÔNG TRÌNH BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÂN CẤP CHO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH QUẢN LÝ

1

Hệ thống Sông Cầu

Bắc Giang, Thái Nguyên

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang quản lý.

2

Hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn

Bắc Giang, Lạng Sơn

3

Núi Cốc

Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quản lý.

4

Liễn Sơn

Vĩnh Phúc, Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý trạm bơm Quyết Tiến và công trình khác trong thành phố.

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quản lý các công trình khác trong tỉnh.

5

Đại Lải

Vĩnh Phúc, Hà Nội

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quản lý công trình đầu mối và công trình trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý công trình trong thành phố.

6

Hệ thống Sông Nhuệ

Hà Nội, Hà Nam

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý công trình đầu mối, toàn bộ kênh trục chính, cống Nhật Tựu, Lương Cổ, Điệp Sơn.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam quản lý công trình trong tỉnh.

7

Bắc Đuống

Bắc Ninh, Hà Nội

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh quản lý công trình đầu mối, kênh trục chính.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý công trình khác trong hệ thống.

8

An Kim Hải

Hải Dương, Hải Phòng

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quản lý công trình đầu mối, công trình trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý công trình trong trong thành phố.

9

An Trạch

Đà Nẵng, Quảng Nam

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quản lý đập Bàu Nít, đập Thanh Quýt, điều tiết Bình Long và công trình trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý đập An Trạch, đập Hà Thanh và công trình trong thành phố.

10

Hệ thống Suối Giai

Bình Phước, Bình Dương

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quản lý công trình đầu mối, công trình trong tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quản lý công trình trong tỉnh.

11

Đồng Tháp Mười

Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công trình trong tỉnh

12

Tứ Giác Long Xuyên

An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ

13

Ô Môn - Xà No

Cần Thơ, Kiên Giang

14

Bảo Định

Tiền Giang, Long An

15

Công trình thủy lợi vùng giữa 2 sông Vàm Cỏ

Tây Ninh, Long An

16

Công trình thủy lợi vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

An Giang, Cần Thơ

17

Hồ Sông Ray

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý

18

Hồ Cầu Mới

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý

19

Hồ Kim Sơn

Hà Tĩnh, Quảng Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh quản lý

20

Hồ Bầu Nhum

Quảng Trị, Quảng Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị quản lý

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi