Quyết định 816/QĐ-BNN-KH 2019 Sổ tay Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá lại cơ cấu nông nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 816/QĐ-BNN-KH

Quyết định 816/QĐ-BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:816/QĐ-BNN-KHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
08/03/2019
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 816/QĐ-BNN-KH

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 816/QĐ-BNN-KH PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 816/QĐ-BNN-KH DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 816/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện BTiêu chí giám sát đánh giá

cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH(150).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

 

SỔ TAY

Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đến năm 2020

(Kèm theo Quyết định số 816/QĐ-BNN-KH ngày 08/3/2019 của

Bộ Nông nghiệp và PTNT)

 

GIỚI THIỆU

 

Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã và đang được ngành nông nghiệp tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Để giám sát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện Đề án, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 tại Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017. Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí nhằm thống nhất nội dung, phương pháp và phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập số liệu, tính toán và công bố từng tiêu chí. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc và báo cáo Bộ những khó khăn, bất cập để Bộ điều chỉnh Sổ tay hướng dẫn; đồng thời tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung về Bộ tiêu chí.

Bộ Nông nghiệp và PTNT trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Tổng cục Thống kê và của Dự án “Nâng cao năng lực giám sát và đánh giá thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” (MECARP) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB) trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cuốn sổ tay này./.

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

BTB-DHMT

Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐNB

Đông Nam Bộ

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

MNPB

Miền núi phía Bắc

NLTS

Nông lâm thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

P

Giá bán

Q

Sản lượng

TN

Tây Nguyên

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị tăng thêm

Y

Thu nhập

 

I. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Mục đích ban hành Bộ Tiêu chí

- Thống nhất phương pháp đánh giá kết quả, giám sát quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

- Sử dụng theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp, hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ cấu lại ngành, tiểu ngành phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo và nghiên cứu.

- Tạo phong trào thi đua và làm căn cứ để đánh giá kết quả thi đua về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

2. Mục đích cụ thể của các tiêu chí

Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp được ban hành tại Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ gồm 15 tiêu chí với mục đích cụ thể như sau:

TT

Tên và nội dung tiêu chí

Mục đích

1

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm NLTS

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại ngành thông qua tăng trưởng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của ngành NLTS được tạo ra trong một giai đoạn nhất định

2

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trng trọt

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt thông qua tăng trưởng thu nhập từ sản xuất trồng trọt trong một giai đoạn nhất định trên một đơn vị diện tích đất

3

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi thông qua tăng trưởng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi trong một giai đoạn nhất định

4

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản thông qua tăng trưởng thu nhập từ sản xuất thủy sản trong một giai đoạn nhất định

5

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp thông qua tăng trưởng thu nhập từ rừng sản xuất trong một giai đoạn nhất định trên một đơn vị diện tích đất rừng sản xuất

6

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực diêm nghiệp thông qua tăng trưởng thu nhập từ sản xuất muối trong một giai đoạn nhất định trên một đơn vị diện tích đất sản xuất muối

7

Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu lại lĩnh vực chế biến NLTS thông qua tăng trưởng thu nhập từ chế biến NLTS trong một giai đoạn nhất định

8

Tốc độ tăng năng suất lao động NLTS

Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế của lao động sản xuất NLTS và hiệu quả xã hội thông qua cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động.

9

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết

Đánh giá kết quả đổi mới tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác, liên kết giữa hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các đối tác khác trong chuỗi giá trị hàng NLTS.

10

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương

Đánh giá mức độ áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất NLTS

11

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm

Đánh giá mức độ áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu

12

Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận

Đánh giá mức độ phát triển bền vững của cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp

13

Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp

14

Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông

Đánh giá sự bình đẳng giới trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp

15

Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas và các giải pháp công nghệ xử lý chất thải an toàn môi trường

Đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi trường của lĩnh vực chăn nuôi

II. NỘI DUNG BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Tiêu chí số 1: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản

1.1. Khái niệm

Giá trị tăng thêm (VA) ngành nông lâm thủy sản (NLTS) là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của ngành NLTS trong một thời kỳ nhất định.

Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian1.

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành NLTS là tỷ lệ phần trăm tăng lên của giá trị tăng thêm ngành NLTS theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với cùng kỳ năm trước.

1.2. Phương pháp tính

Trong đó:

- : Giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm gốc ngành NLTS năm báo cáo

- : Giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm gốc ngành NLTS năm trước năm báo cáo

1.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

Tổng Cục Thống kê

1.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

1.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Tổng cục Thống kê

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lưu ý: Tiêu chí số 2 đến số 7, khái niệm tốc độ tăng thu nhập ở đây được hiểu là tốc độ tăng giá trị tăng thêm. Vì vậy, thống nhất sử dụng giá trị tăng thêm để đại diện cho thu nhập và cũng là để phản ánh đúng mục tiêu của cơ cấu lại nông nghiệp là nâng cao giá trị gia tăng. Giải pháp này cũng thuận lợi cho việc thu thập thông tin qua hệ thống thống kê sẵn có và đồng bộ với tiêu chí số 1.

2. Tiêu chí số 2: Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt

2.1. Khái niệm

Thu nhập từ đất trồng trọt được ước tính theo giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt (VA), bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt là tỷ lệ phần trăm tăng lên của thu nhập từ sản xuất trồng trọt bình quân một hecta đất canh tác theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Phương pháp tính

Trong đó:

- Yt: thu nhập trên một hecta đất trồng trọt theo giá so sánh năm gốc năm báo cáo

- Yt-1: thu nhập trên một hecta đất trồng trọt theo giá so sánh năm gốc năm trước năm báo cáo

Thu nhập trên một hecta đất trồng trọt

=

Giá trị tăng thêm ngành trồng trọt

Diện tích đất canh tác

Trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành trồng trọt

=

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

-

Chi phí trung gian ngành trồng trọt

* Diện tích đất canh tác là diện tích đất đang dùng vào sản xuất trồng trọt bao gồm diện tích đất cây hàng năm và diện tích đất cây lâu năm theo phân loại đất của pháp luật về đất đai.

* Giá trị sản xuất trên đất trồng trọt bao gồm:

- Giá trị sản phẩm chính thực tế có thu hoạch của cây trồng hàng năm;

- Giá trị sản phẩm chính thực tế có thu hoạch của các cây lâu năm;

- Giá trị sản phẩm phụ của các cây trồng thực tế có sử dụng;

- Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt như: Chi phí xây dựng vườn cây lâu năm,...;,...

- Giá trị nhân giống và chăm sóc giống cây nông nghiệp.

* Chi phí trung gian trên đất trồng trọt bao gồm:

- Chi phí sản phẩm vật chất:

+ Giống cây trồng bao gồm hạt giống và cây giống;

+ Phân bón; thuốc bảo vệ thực vật;,..

+ Nhiên liệu, khí đốt, điện phục vụ sản xuất trồng trọt;

+ Chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng;

+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định;...

- Chi phí vật chất khác phục vụ sản xuất trồng trọt

+ Chi phí dịch vụ;

+ Chi phí thuê máy móc làm đất, vận chuyển, thu hoạch,...;

+ Chi phí tưới, tiêu cho sản xuất trồng trọt: thủy lợi phí và phí thủy nông nội đồng (áp dụng với khu vực không được miễn thủy lợi phí), không tính phần đóng góp xây dựng kênh, mương;

+ Chi phí dịch vụ khác: Bảo hiểm cây trồng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu điện, viễn thông,... phục vụ cho sản xuất trồng trọt.

2.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

2.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

2.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

3. Tiêu chí số 3: Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi

3.1. Khái niệm

Thu nhập từ sản xuất chăn nuôi được ước tính theo giá trị tăng thêm của ngành chăn nuôi, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi là tỷ lệ phần trăm tăng lên của thu nhập từ sản xuất chăn nuôi theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

3.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt (%) =

Trong đó:

- Yt: thu nhập theo giá so sánh năm gốc ngành chăn nuôi kỳ báo cáo

- Yt-1: thu nhập theo giá so sánh năm gốc ngành chăn nuôi kỳ trước kỳ báo cáo

Thu nhập từ sản xuất chăn nuôi

=

Giá trị sản xuất chăn nuôi

-

Chi phí trung gian chăn nuôi

Trong đó:

* Giá trị sản xuất chăn nuôi bao gồm:

- Giá trị sản phẩm chính chăn nuôi thu được như: Trọng lượng thịt hơi tăng lên trong kỳ (gồm trọng lượng thịt hơi xuất chuồng và chênh lệch trọng lượng thịt hơi cuối kỳ và đầu kỳ) của trâu, bò, lợn, dê, gia cầm,... Không tính chênh lệch trọng lượng thịt hơi cuối kỳ và đầu kỳ của đàn gia súc cơ bản (tính vào tài sản cố định).

- Giá trị sản phẩm thu được không qua giết mổ như: Trứng, sữa, tổ yến...;

- Giá trị sản phẩm bán ra/giết thịt của các con vật nuôi khác (chăn nuôi khác): thỏ, kén tằm, mật ong,... Không bao gồm giá trị sản phẩm nuôi ba ba, ếch, cá sấu, ốc, cá cảnh;

- Giá trị sản phẩm phụ chăn nuôi tận thu và thực tế có sử dụng như: Các loại phân gia súc, gia cầm, lông, sừng, da thú,....

* Chi phí trung gian của hoạt động sản xuất chăn nuôi bao gồm:

- Chi phí sản phẩm vật chất gồm:

+ Con giống: mua từ các đơn vị chuyên sản xuất giống;

+ Thuốc thú y;

+ Thức ăn cho gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác;

+ Nhiên liệu, điện phục vụ sản xuất chăn nuôi;

+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định;

+ Chi phí sản phẩm vật chất khác phục vụ sản xuất chăn nuôi;...

- Chi phí dịch vụ gồm:

+ Thuê tài sản máy móc phương tiện, thuê giết mổ, vận chuyển;

+ Dịch vụ thú y;

+ Chi phí đất đai;

+ Chi phí dịch vụ khác: bảo hiểm vật nuôi, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu điện, viễn thông,... phục vụ cho sản xuất chăn nuôi;....

3.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp & PTNT

3.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

3.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

4. Tiêu chí số 4: Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản

4.1. Khái niệm

Thu nhập từ sản xuất thủy sản được ước tính theo giá trị tăng thêm của ngành thủy sản, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản là tỷ lệ phần trăm tăng lên của thu nhập từ sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

4.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản (%) =

Trong đó:

- Yt: thu nhập theo giá so sánh năm gốc ngành thủy sản kỳ báo cáo

- Yt-1: thu nhập theo giá so sánh năm gốc ngành thủy sản kỳ trước kỳ báo cáo.

Thu nhập từ sản xuất thủy sản

=

Giá trị sản xuất thủy sản

-

Chi phí trung gian thủy sản

Trong đó:

* Giá trị sản xuất thủy sản bao gồm:

- Giá trị thủy sản khai thác biển

+ Giá trị các loại hải sản trên biển khai thác được trong kỳ;

+ Giá trị các loại sinh vật biển thu hoạch trong kỳ làm nguyên liệu như: ngọc trai tự nhiên, hải miên, yến sào, san hô và tảo;

+ Giá trị các hoạt động bảo quản thủy sản ngay trên tàu đánh cá;... .

- Giá trị thủy sản khai thác nội địa, bao gồm cả khai thác từ nước lợ và nước ngọt, từ các sản phẩm cá, tôm, các loại thủy sản khác;

- Giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở biển gồm: giá trị cá, tôm các loại; thủy sản hai mảnh vỏ, các loại rong biển tảo biển, rau câu; các loại động vật, thực vật thân mềm; thủy sản nuôi trong bể nước mặn hoặc trong các hồ chứa nước mặn,...

- Giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng nước lợ gồm: giá trị cá, tôm, các loại giáp xác hai mảnh vỏ và thủy sản nuôi trồng khác;

- Giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng nước ngọt ở ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng,., trong đất liền gồm: giá trị cá, tôm, thủy sản khác; giá trị sản phẩm nuôi ba ba, ếch, cá sấu, ốc, cá cảnh,...

- Giá trị/doanh thu các hoạt động ươm giống thủy sản

* Chi phí trung gian của hoạt động sản xuất thủy sản:

- Chi phí vật chất gồm:

+ Nguyên vật liệu chính (giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho thủy sản nuôi trồng);

+ Nhiên liệu, khí đốt;

+ Chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng;

+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định;

+ Chi phí khác;

- Chi phí dịch vụ gồm:

+ Thuê tài sản máy móc phương tiện, mổ, vận chuyển;

+ Dịch vụ hỗ trợ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản;

+ Dịch vụ phòng, chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng;

+ Chi phí đất đai;

+ Chi phí dịch vụ khác;

4.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

4.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

4.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

5. Tiêu chí số 5: Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất

5.1. Khái niệm

Thu nhập từ rừng sản xuất là tổng số tiền thực tế thu từ rừng sản xuất trong kỳ, được ước tính theo giá trị tăng thêm từ rừng sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất là tỷ lệ phần trăm tăng lên của thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất trong kỳ theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

5.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất (%)

=

Trong đó:

- Yt: thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất theo giá so sánh năm gốc kỳ báo cáo

- Yt-1: thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất theo giá so sánh năm gốc kỳ trước kỳ báo cáo

Thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất

=

Tổng thu nhập từ đất rừng sản xuất

Tổng diện tích đất rừng sản xuất

 

Thu nhập từ đất rừng sản xuất

=

Giá trị sản xuất rừng sản xuất

-

Chi phí trung gian rừng sản xuất

Trong đó:

* Giá trị sản xuất thu được từ rừng sản xuất bao gồm:

- Giá trị trồng rừng và chăm sóc rừng sản xuất gồm: Giá trị hoạt động ươm giống cây lâm nghiệp; giá trị công việc trồng mới, chăm sóc rừng lấy gỗ, rừng tre nứa;

- Giá trị gỗ và lâm sản khác khai thác từ rừng sản xuất như: Luồng, vầu, tre nứa, song, mây...;

- Giá trị lâm sản thu nhặt từ rừng sản xuất như: Cánh kiến, quế, hồi, nhựa thông, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên...;

- Giá trị hoạt động dịch vụ gồm: Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp; hoạt động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,...); hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp; đánh giá, ước lượng sản lượng; hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng; hoạt động cho thuê máy lâm nghiệp có người điều khiển; vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng (chỉ tính đối với các đơn vị (doanh nghiệp và tương tự doanh nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh dịch vụ, không tính các hoạt động kiêm nhiệm, mang tính thời vụ hoặc tự phục vụ,... vì giá trị các hoạt động này đã tính vào các hoạt động tương ứng).

* Chi phí trung gian của các hoạt động từ rừng sản xuất:

- Chi phí sản phẩm vật chất gồm:

+ Nguyên vật liệu chính: giống (hạt giống, cây giống), phân bón;

+ Nhiên liệu, khí đốt (điện, xăng, dầu, chất đốt...);

+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định;

+ Chi phí sản phẩm vật chất khác: văn phòng phẩm, vật liệu phụ, bao bì;...

- Chi phí dịch vụ gồm:

+ Chi phí vận tải;

+ Chi phí đất đai;

+ Chi phí dịch vụ khác: ngân hàng, tư vấn bảo vệ, bưu điện, bảo hiểm sản xuất, quảng cáo, tiếp thị;...

5.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

5.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

5.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

6. Tiêu chí số 6: Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp

6.1. Khái niệm

Thu nhập diêm nghiệp được ước tính bằng giá trị tăng thêm của ngành diêm nghiệp, là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp là tỷ lệ phần trăm tăng lên của thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

6.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp (%)

=

Trong đó:

- Yt: thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp tính theo giá so sánh năm gốc kỳ báo cáo

- Yt-1: thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp tính theo giá so sánh năm gốc kỳ trước kỳ báo cáo

Thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệm

=

Giá trị sản xuất trên một hecta đất diêm nghiệp

-

Chi phí trung gian trên một hecta đất diêm nghiệp

Trong đó:

* Giá trị sản xuất từ diêm nghiệp bao gồm:

- Giá trị sản xuất muối theo phương pháp phơi cát;

- Giá trị sản xuất muối theo phương pháp phơi nước (bao gồm phơi nước phân tán, và phơi nước tập trung);

* Chi phí trung gian:

- Chi phí sản phẩm vật chất gồm:

+ Nhiên liệu, khí đốt (điện, xăng, dầu, chất đốt...);

+ Chi phí keo dán; bạt nhựa PVC; lợp tu;

+ Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng tài sản cố định;

+ Chi phí sản phẩm vật chất khác;

- Chi phí dịch vụ gồm:

+ Thủy lợi;

+ Thuê tài sản máy móc, phương tiện, vận chuyển;

+ Dịch vụ ngân hàng;

+ Chi phí dịch vụ khác.

6.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính toán

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

6.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

6.5. Cơ quan, quy mô công bố

-Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và một số tỉnh có sản xuất muối

7. Tiêu chí số 7: Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS

7.1. Khái niệm

Thu nhập chế biến NLTS được ước tính bằng giá trị tăng thêm của ngành chế biến NLTS, được tính bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS là tỷ lệ phần trăm tăng lên thu nhập từ chế biến NTLS theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

7.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS (%)

=

Trong đó:

- Yt: Thu nhập từ chế biến NLTS theo giá so sánh năm gốc kỳ báo cáo

- Yt-1: Thu nhập từ chế biến NLTS theo giá so sánh năm gốc kỳ trước kỳ báo cáo

Thu nhập từ chế biến NLTS

=

Giá trị sản xuất chế biến NLTS

-

Chi phí trung gian chế biến NLTS

Trong đó:

* Giá trị sản xuất chế biến NLTS bao gồm:

- Giá trị sản xuất, chế biến thực phẩm (mã ngành 10)

- Giá trị sản xuất da (mã ngành 15)

- Giá trị sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (mã ngành 16);

* Chi phí trung gian chế biến NLTS:

- Chi phí sản phẩm vật chất gồm:

+ Nguyên vật liệu chính, phụ;

+ Nhiên liệu, khí đốt (điện, xăng, dầu, chất đốt khác);

+ Công cụ lao động nhỏ;

+ Chi phí sản phẩm vật chất khác (Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định; Dụng cụ bảo vệ sản xuất và phòng cháy chữa cháy; Trang phục bảo hộ lao động; ...).

- Chi phí dịch vụ gồm:

+ Thuê nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho bãi;

+ Tiền chi cho dịch vụ pháp lý, lãi suất vốn vay, tư vấn kinh doanh;

+ Tiền cước bưu điện, vận tải, lệ phí bảo hiểm nhà nước về tài sản;

+ Tiền thuê quảng cáo, thông tin, kiểm toán;

+ Chi phí khác.

Ghi chú: Mã ngành nêu trên được quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Giá trị tăng thêm được tính theo nguyên tắc “đơn vị cơ sở ngành kinh tế địa bàn”, tức là sản phẩm được chế biến ở đâu thì tính cho tỉnh, thành phố đó.

7.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

7.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

7.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

8. Tiêu chí số 8: Tốc độ tăng năng suất lao động NLTS

8.1. Khái niệm

Năng suất lao động NLTS là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động trong ngành NLTS, thường được đo bằng tổng giá trị tăng thêm ngành NLTS tính bình quân một lao động trong một thời kỳ tham chiếu, thường là một năm2.

Tốc độ tăng năng suất lao động NLTS là tỷ lệ phần trăm tăng lên của năng suất lao động NLTS theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với kỳ trước.

8.2. Phương pháp tính

Tốc độ tăng năng suất lao động NLTS (%)

Trong đó:

- NSLĐt: năng suất lao động NLTS tính theo giá so sánh năm gốc kỳ báo cáo

- NSLĐ0: năng suất lao động NLTS tính theo giá so sánh năm gốc kỳ trước kỳ báo cáo.

Năng suất lao động

=

Giá trị tăng thêm ngành NLTS

Tổng số lao động ngành NLTS

8.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

8.4. Kỳ công bố

- Ước tính: 30 tháng 12 hàng năm

- Sơ bộ: 30 tháng 4 năm kế tiếp

- Chính thức: 30 tháng 12 năm kế tiếp

8.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Tổng Cục Thống kê

- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW

9. Tiêu chí số 9: Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết

9.1. Khái niệm

Hợp tác và liên kết trong sản xuất nông nghiệp là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các bên tham gia liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

* Các bên tham gia liên kết gồm:

- Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác;

- Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Doanh nghiệp;

- Các tổ chức, cá nhân khác.

Hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất là hợp đồng được ký giữa các bên tham gia liên kết trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các hình thức liên kết3.

* Các hình thức hợp tác, liên kết gồm:

- Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức liên kết và hợp tác giữa nông dân với các chủ thể khác so với tổng giá trị sản phẩm NLTS làm ra (giá hiện hành) trong kỳ.

9.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết (%)

 

Giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết

 

 

=

x 100

 

Tổng giá trị sản phẩm NLTS

 

Trong đó:

- Giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết bằng sản lượng sản phẩm NLTS sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết thu được nhân với giá bình quân của người sản xuất (giá hiện hành).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm hợp tác và liên kết có thể được ước tính riêng cho một số sản phẩm chủ lực đại diện:

+ Ngành trồng trọt: lúa, cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Ngành chăn nuôi: bò, lợn, gà,...

+ Ngành thủy sản: tôm, cá tra,...

- Giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết có thể được tổng hợp bằng tỷ lệ diện tích được liên kết (trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp) hoặc số đầu con được liên kết sản xuất (đối với chăn nuôi) nhân với giá trị của từng loại cây, con tương ứng.

Lưu ý: Nếu sản phẩm nông nghiệp được làm ra dưới nhiều hình thức hợp tác và liên kết thì giá trị sản phẩm cũng chỉ được tính một lần, không được tính bằng tổng giá trị các hình thức hợp tác liên kết.

9.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì tính toán.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT).

9.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

9.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

10. Tiêu chí số 10: Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương

10.1. Khái niệm

Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chuẩn, tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia hoặc Việt Nam ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi để hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động, bao gồm các quy trình GAP (Good Agricultural Practices) hoặc các quy trình khác tương đương, gồm:

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP và tương đương như Global GAP, Asean GAP, Euro GAP, VietGAPH, GRASP, RA, RainForest, 4C, UITZ, và các GAP khác,...; ngoài ra trong thủy sản còn có các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); Tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương so với tổng giá trị sản phẩm NLTS (giá hiện hành) trên địa bàn trong kỳ.

10.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết (%)

 

Giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết

 

 

=

x 100

 

Tổng giá trị sản phẩm NLTS

 

Trong đó:

- Giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương bằng sản lượng sản phẩm NLTS sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương thu được nhân với giá bình quân của người sản xuất (giá hiện hành).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt có thể được ước tính riêng cho một số sản phẩm chủ lực đại diện

+ Ngành trồng trọt: lúa, cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Ngành chăn nuôi: bò, lợn, gà,...

+ Ngành thủy sản: tôm, cá tra,...

- Giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các quy trình sản xuất tốt có thể được tổng hợp bằng tỷ lệ diện tích của các ngành (trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp) hoặc số đầu con (đối với chăn nuôi) được sản xuất dưới các quy trình sản xuất tốt nhân với giá trị của từng loại cây, con tương ứng.

Lưu ý: Nếu sản phẩm nông nghiệp được làm ra dưới nhiều hình thức sản xuất tốt hoặc tương đương thì giá trị sản phẩm cũng chỉ được tính một lần, không được tính bằng tổng giá trị các hình thức sản xuất tốt hoặc tương đương.

10.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Cấp toàn ngành: Các Tổng Cục (Thủy sản, Lâm nghiệp) và các Cục (Trồng trọt, Chăn nuôi) chủ trì tính toán cho lĩnh vực phụ trách.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (các đơn vị nêu trên).

10.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

10.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

11. Tiêu chí số 11: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước

11.1. Khái niệm

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới áp dụng các kỹ thuật tiết kiệm nước so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽ cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp4.

Căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 4 loại: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ, nông lộ phơi.

- Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.

- Tưới phun mưa cục bộ là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

- Tưới ngầm cục bộ là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.

- Nông lộ phơi hay còn gọi là tưới ướt khô xen kẽ thường được áp dụng trong canh tác lúa nước nhưng không phải lúc nào cũng cần đưa nước ngập ruộng mà căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để điều tiết nước phù hợp, trong đó có những giai đoạn rút nước cho bằng hoặc thấp hơn mặt ruộng.

11.2. Phương pháp tính

Trong đó

- T: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước (%).

- S1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thực tế được tưới tiết kiệm nước (ha).

- S: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha).

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước được tính riêng cho một số cây trồng chủ lực: Lúa, cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.

Lưu ý: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (diện tích canh tác) được tưới tiết kiệm nước tính theo diện tích được tưới tiết kiệm nước thực tế trong năm, nếu trong một năm do nhu cầu phải tưới cho cây trồng nhiều lần thì cũng chỉ tính là 1 lần.

11.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Cấp toàn ngành: Tổng Cục Thủy lợi chủ trì tính toán.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy lợi).

11.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

11.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

12. Tiêu chí số 12: Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận

12.1. Khái niệm

Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững được xác nhận bởi các cơ quan/tổ chức/đơn vị có thẩm quyền so với tổng diện tích rừng sản xuất.

Quản lý rừng bền vững: là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có xác nhận: là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.5

12.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận (%)

 

Diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận

 

 

=

x 100

 

Diện tích rừng sản xuất

 

12.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Cấp toàn ngành: Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì tính toán.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Lâm nghiệp).

12.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

12.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

13. Tiêu chí số 13: Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp

13.1. Khái niệm

Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp so với tổng số nông dân tại thời điểm báo cáo.

13.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (%)

=

Số lượng nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp

x 100

Tổng số nông dân

Trong đó:

Tổng số nông dân là tổng số lao động ngành NLTS trong độ tuổi lao động (từ 16-55 tuổi đối với nữ; từ 16-60 tuổi đối với nam) trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, thủy sản, diêm nghiệp).

Nông dân được đào tạo nghề nông là những lao động NLTS được đào tạo nghề nông nghiệp.

Mã ngành đào tạo nghề nông nghiệp theo danh mục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân6

6201. Nông nghiệp là nhóm ngành, nghề đào tạo tập trung vào các nguyên lý và thực hành các hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, trang trại và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp khác.

6202. Lâm nghiệp là nhóm ngành, nghề đào tạo tập trung vào các nguyên lý và thực hành các hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm các khoa học rừng, công nghệ sản xuất và thu hoạch các sản phẩm rừng, kinh tế và quản lý tài nguyên rừng.

6203. Thủy sản là nhóm ngành, nghề đào tạo tập trung vào các nguyên lý và thực hành các hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực thủy sản bao gồm các khoa học về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và quản lý nguồn lợi thủy sản.

6290. Nông, lâm nghiệp và thủy sản khác bao gồm tất cả các ngành, nghề chưa được liệt kê ở trên.

13.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì tính toán.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế và PTNT)

13.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

13.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

14. Tiêu chí số 14: Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp

14.1. Khái niệm

Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp là số nông dân nữ đang làm việc đã được đào tạo nghề trong tổng số nông dân đã được đào tạo nghề trong lĩnh vực NLTS tại một thời điểm nhất định.

14.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (%)

=

Số lượng nông dân nữ được đào tạo nghề nông nghiệp

x 100

Tổng số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp

14.3. Nguồn số liu và chu trách nhim tính

- Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì tính toán.

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tính toán và trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT)

14.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

14.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

15. Tiêu chí số 15: Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch

15.1. Khái niệm

Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các cơ sở sản xuất chăn nuôi có xử lý chất thải bằng biogas (khí sinh học) hoặc công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trong tổng số các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Cơ sở sản xuất chăn nuôi là nơi diễn ra các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm có địa điểm cố định; được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định (đối với trường hợp phải đăng ký theo quy định)

Chỉ tính cơ sở sản xuất chăn nuôi từ quy mô gia trại trở lên: hộ chăn nuôi chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 10 gia súc lớn (trâu, bò), 30 con lợn hoặc 1000 con gia cầm (gà, vịt), riêng chim cút từ 10000 con trở lên với số lần xuất chuồng trong năm từ 2 lần (đối với lợn) hoặc từ 3 lần trở lên (đối với gia cầm) thì được công nhận là gia trại. Trong một số trường hợp nếu do một số yếu tố bất thường (dịch bệnh...) phải trống chuồng từ 1 - 3 tháng vẫn coi là nuôi thường xuyên7.

15.2. Phương pháp tính

Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch

 

Số lượng cơ sở sản xuất chăn nuôi xử lý chất thải bằng các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch

 

=

x 100

Tổng số cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn

Trong đó:

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi x lý chất thải hiu quả được tính với một số vật nuôi chính:

+ Gia súc chính: Trâu, bò, lợn;

+ Gia cầm chính: gà, vịt, chim cút;

- Các biện pháp/giải pháp công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, sạch bao gồm nhưng không giới hạn:

+ Công trình khí sinh học quy mô nhỏ KT1-KT28;

+ Công trình khí sinh học quy mô nhỏ bằng vật liệu composite;

+ Công nghệ khí sinh học quy mô nhỏ bằng vật liệu túi nilong;

+ Công trình khí sinh học phủ bạt quy mô vừa-lớn và máy phát điện;

+ Công nghệ đệm lót sinh học cho nông hộ và quy mô trang trại;

+ Nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi và phân vi sinh tại nông hộ và quy mô trang trại;

+ Công nghệ máy ép phân trục vít cho quy mô trang trại;

+ Công nghệ ủ phân compost-sản xuất phân vi sinh;

+ Công nghệ bể lắng-sản xuất phân vi sinh quy mô trang trại;

+ Công nghệ SAIBON quy mô vừa và lớn.

15.3. Nguồn số liệu và chịu trách nhiệm tính

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

15.4. Kỳ công bố

- Ngày 31 tháng 12 hàng năm

15.5. Cơ quan, quy mô công bố

- Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố toàn ngành

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW công bố cho từng địa phương

 

__________________

1 Dựa theo khái niệm về tổng giá trị sn phẩm trong nước của hệ thống chỉ tiêu quốc gia và khái niệm về giá trị tăng thêm của hệ thống tài khoản quốc gia 2008

2 Theo khái niệm chỉ tiêu 0206: Năng suất lao động xã hội được quy định trong Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thng chỉ tiêu thống kê quốc gia

3 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chsinhs ách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất cà tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

4 Nghị định s 77/2018/NĐ-CP: Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

5 Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

6 Theo Quyết định 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính ph về việc ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân

7 Bng kê số 02/ĐT.CNUOI-GT

8 KT1 và KT2 là hai công trình khí sinh học vòm cầu nắp cố định được lựa chọn đưa vào các thiết kế mu của tiêu chuẩn ngành về công nghệ khí sinh học nhỏ. KT1 được áp dụng ở vùng đất tốt, mực nước ngầm thấp, diện tích mặt bằng để xây công trình tương đối hẹp. KT2 được áp dụng cho vùng đất yếu, mực nước ngầm cao và diện tích mặt bằng để xây công trình tương đối rộng.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi