Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT

Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:710/QĐ-BNN-KTHTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
10/04/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 710/QĐ-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức

tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

_____________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 707-NQ/BCS ngày 18/6/2013 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (có bản kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT; Tài chính;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban cán sự Đảng Bộ;
- Lưu: VT, KTHT.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

 

KẾ HOẠCH

ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC

TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT

ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Quán triệt quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về "Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" và Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; Nghị quyết số 707-NQ/BCS ngày 18/6/2013 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch toàn ngành về “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp".

Khái niệm “Kinh tế hợp tác” trong lĩnh vực nông nghiệp thể hiện trong bản kế hoạch này bao gồm khu vực kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã của người sản xuất, chủ yếu là nông dân, các chủ trang trại nông nghiệp) và các liên kết kinh tế thông qua hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp với người sản xuất (cá nhân, nông dân, chủ trang trại) hoặc doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã của người sản xuất, hoặc giữa tổ chức kinh tế tập thể với người sản xuất để cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, thương mại nông sản, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong các chuỗi giá trị.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM QUA

1. Thực trạng tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp thời gian qua

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện cả nước có khoảng 9.725 hợp tác xã, trong đó 9.056 HTX nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); 129 HTX lâm nghiệp; 480 HTX thủy sản và 60 HTX diêm nghiệp và 136.097 tổ hợp tác, trong đó 3.600 là tổ, đội thủy sản đánh bắt xa bờ, 8341 tổ thủy lợi, trên 100.000 tổ hợp tác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp... Các HTX phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long theo thứ tự là 38,9%, 24% và 11,6%; còn lại là ở các vùng khác.

Các tổ hợp tác phân bố tập trung ở các vùng như Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60%, Miền núi phía Bắc trên 15% và Đồng bằng sông Hồng là gần 10%, các vùng còn lại khoảng 15%.

Nhìn chung các tổ hợp tác và hợp tác xã hoạt động đúng Luật, tạo sự liên kết hợp tác sản xuất trong nông nghiệp, một số hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, được bà con nông dân tín nhiệm.

Tuy nhiên, các HTX chủ yếu làm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, chưa có nhiều các HTX chuyên ngành. Nhìn chung các tổ hợp tác và hợp tác xã đều hoạt động chưa hiệu quả và thiếu bền vững, đa số HTX hoạt động cầm chừng do thiếu vốn, thiếu tài sản và do cung cách quản lý yếu kém. Tỷ lệ các HTX xếp loại khá chỉ chiếm từ 10% - 20%, còn lại là các HTX trung bình và yếu. Các tổ hợp tác thành lập chủ yếu để giúp nhau kỹ thuật và cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất, nhưng quy mô trung bình của tổ hợp tác rất nhỏ, phổ biến chỉ từ 10 đến 30 hộ/tổ. Mỗi năm có đến 11.000-12.000 tổ hợp tác được thành lập mới nhưng cũng có đến 7.000-8.000 tổ giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

2. Tình hình phát triển liên kết sản xuất trong nông nghiệp

Do yêu cầu phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường, các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa đã phát triển với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và địa phương. Tuy nhiên, các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp phát triển chậm và còn nhiều khó khăn. Tỷ trọng giá trị sản phẩm được sản xuất, chế biến tiêu thụ qua hợp đồng vẫn còn rất thấp. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, chè, rau quả, chế biến gỗ, tỷ lệ tiêu thụ qua hợp đồng chỉ chiếm từ 3% - 15%. Trong các mô hình liên doanh, liên kết, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư và phát triển thị trường, nhưng doanh nghiệp thường thông qua thương lái thu gom nông sản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển liên kết trực tiếp với nông dân. Sự phát triển chậm và yếu của khu vực kinh tế hợp tác đang hạn chế khả năng đầu tư và liên kết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Những hạn chế nêu trên có những nguyên nhân chủ yếu là:

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa sâu sắc. Lối tư duy về mô hình HTX cũ còn nặng nề, chưa xem tổ hợp tác, HTX như đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ nông dân và là đối tác hợp tác hiệu quả của doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác chưa thực sự đủ mạnh và còn nhiều bất cập, chưa tạo cơ chế thúc đẩy các hợp tác xã phát triển. Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về HTX trong nông nghiệp yếu, chồng chéo và chưa rõ ràng, chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các ngành, các cấp.

- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ tổ hợp tác, HTX còn rất hạn chế, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu động lực để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong HTX và tổ hợp tác để liên kết sản xuất mở rộng quy mô, phát triển bền vững.

II. ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Mục tiêu chung

Quán triệt và triển khai thực hiện tốt quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể và Nghị quyết 707-NQ/BCS của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về "Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp" nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung và hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân, phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu giai đoạn 2014-2016

- Đánh giá được hiện trạng các tổ hợp tác, hợp tác xã và các mô hình liên kết đang hoạt động từ thực tiễn ở các địa phương để đúc kết kinh nghiệm xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách để nhân rộng và phát triển.

- Rà soát, hướng dẫn và tổ chức đăng ký lại cho tất cả các hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức đào tạo tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương và cán bộ, thành viên các hình thức tổ chức đại diện cho nông dân.

- Xây dựng được một số mô hình kinh tế hợp tác phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển ở mỗi địa phương và trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Mục tiêu giai đoạn 2017-2020

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng các mô hình hợp tác và hình thức liên kết hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hình thành hệ thống các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Các vùng còn lại phấn đấu nâng tỷ lệ hợp tác xã đạt loại khá, tốt đạt trên 50%.

- Năng lực cán bộ tổ hợp tác và hợp tác xã được nâng cao, trong đó 100% cán bộ, tổ hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn.

- Đảm bảo ở tất cả các xã đạt hợp tác đạt chuẩn nông thôn mới có các mô hình kinh tế hợp tác đạt 100% loại khá trở lên.

3. Nội dung và giải pháp đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác

- Tổ chức các Hội nghị triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương và kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, thị và cán bộ hợp tác xã, các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức và phát động phong trào ở nông thôn.

b) Thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hợp tác và đề xuất chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù sản xuất kinh doanh ở mỗi địa phương, lĩnh vực ngành

- Các Tổng cục, Cục, Viện, Trường và các cơ quan liên quan trực thuộc Bộ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động, sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù sản xuất kinh doanh ở các địa phương, lĩnh vực chuyên môn đang quản lý và đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích phát triển và các mô hình phù hợp với thực tiễn sản xuất.

- Sở Nông nghiệp và PTNT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình tổ hợp tác xã, các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ nông sản tại địa phương để xây dựng các đề án phát triển kinh tế hợp tác trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Tổng hợp báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT về thực trạng và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển những mô hình hoạt động có hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương tạo điều kiện về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình hoạt động có hiệu quả để nhân rộng và phát triển.

c) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương thực hiện theo các nội dung sau đây:

- Xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp:

+ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, đề xuất giao nhiệm vụ cụ thể quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp cho từng cấp trong hệ thống quản lý về kinh tế hợp tác của Bộ.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương phân định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện để đạt hiệu quả cao.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong ngành nông nghiệp:

+ Củng cố, kiện toàn Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về tổ chức, cán bộ đảm bảo về năng lực và số lượng cán bộ chuyên môn đủ sức tham mưu theo hướng chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế hợp tác.

+ Các Tổng cục, Cục chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực kinh tế hợp tác trực thuộc Bộ phân công lãnh đạo theo dõi và có bộ phận chuyên trách theo dõi quản lý mô hình kinh tế hợp tác trên lĩnh vực đơn vị phụ trách.

+ Các Sở Nông nghiệp và PTNT củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác tại các Chi cục Phát triển nông thôn theo hướng có phòng chuyên trách và đội ngũ cán bộ đủ mạnh để tham mưu, đề xuất phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác. Xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên môn, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức, quản lý và hoạt động cho cán bộ tổ hợp tác và hợp tác xã về kinh tế hợp tác trong ngành nông nghiệp.

d) Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp

- Tổ chức rà soát, hướng dẫn, tập huấn quy trình đăng ký lại cho, các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Hỗ trợ các hợp tác xã sau khi đăng ký chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phát triển về quy mô và hình thức tổ chức hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ có điều kiện tham gia vào các mô hình sản xuất liên kết và hợp tác xã.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, xây dựng và triển khai các mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, từng bước nghiên cứu, đề xuất hướng đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

e) Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế

- Xây dựng các mô hình liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTG ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào mô hình liên kết đa dạng, đảm bảo chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiệm vụ cụ thể:

+ Giao Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp với các địa phương, các cơ quan ban ngành xây dựng một số mô hình liên kết trong các ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Mỗi Tổng cục, Cục chuyên ngành xây dựng một số mô hình liên kết thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng ít nhất 5 mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn để sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng... cùng với nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết.

g) Huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

- Khẩn trương hoàn thành các văn bản pháp lý và triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ, trang trại và doanh nghiệp tạo điều kiện nguồn lực cho sự phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Hỗ trợ Hợp tác xã và các tổ chức đại diện của nông dân tham gia vào các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh và đầu tư bằng nhiều hình thức trong nông nghiệp ở các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất, trồng rừng, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm, thủy sản...

- Thực hiện lồng ghép, kết hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân và trang trại tham gia tổ hợp tác, HTX và các hình thức tổ chức liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm nông nghiệp.

- Tranh thủ sự tài trợ, hỗ trợ nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất của các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc biệt là từ nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

h) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác

- Tranh thủ các chương trình hợp tác quốc tế, các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương để trao đổi kinh nghiệm về kinh tế hợp tác và hỗ trợ triển khai các chương trình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.

- Tổ chức các Đoàn cán bộ đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp ở nước ngoài, những nơi có điều kiện và khả năng có thể áp dụng ở trong nước.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương trong tạo cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng các mô hình hợp tác liên kết trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và tham mưu đề xuất Chính phủ về các cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế hợp tác phát triển.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp".

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì xây dựng và quản lý thực hiện các dự án hỗ trợ hợp tác xã trong nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và các chương trình, dự án do Bộ phân công.

- Xây dựng một số mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng ngành hàng nông sản.

- Là cơ quan tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ báo cáo tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện và tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp.

2. Các Tổng cục: Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản; các Cục: Chăn nuôi, Trồng trọt, Chế biến NLTS và nghề muối và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ:

- Quán triệt nội dung của kế hoạch này tại đơn vị và xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Có kế hoạch cụ thể đi khảo sát nghiên cứu thực tế, xây dựng các mô hình liên kết hợp tác trên lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách.

- Phân bổ nguồn lực của đơn vị để thực hiện kế hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc triển khai kế hoạch, trong quá trình thực hiện tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo định kỳ cho lãnh đạo Bộ (thông qua Văn phòng Bộ và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo và đề xuất các kiến nghị của địa phương trong xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp

4. Giao Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính căn cứ yêu cầu nội dung của Kế hoạch, bố trí phân bổ ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện./.

 

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nội dung/giải pháp phát triển kinh tế hợp tác

Kết quả dự kiến

Cơ quan thực hiện

Thời gian hoàn thành

Kinh phí (triệu đồng)

Chủ trì

Phối hợp

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Trung ương

Địa phương

Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác; Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Hoàn thiện hệ thống thông tin, trang web của ngành kinh tế hợp tác và PTNT

01 sổ tay hỏi đáp pháp luật và 01 video clip phục vụ công tác tuyên truyền

Cục KTHT và PTNT

 

x

x

x

x

x

x

x

129400

3400

126000

Phối hợp với các đài, báo trung ương và địa phương tuyên truyền về luật HTX 2012 và nâng cao nhận thức ở nông thôn

04 thỏa thuận hợp tác thông tin tuyên truyền với báo chí TW,

Cục KTHT và PTNT

VTV, VOV, Báo NNVN, Báo nhân dân

x

x

x

x

x

x

x

Phối hợp với các đài, báo địa phương tuyên truyền về luật HTX 2012

63 thỏa thuận hợp tác thông tin tuyên truyền với báo đài ở các tỉnh thành

Sở NN&PTNT/ Chi cục PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Báo đài ở các địa phương

x

x

x

x

x

x

x

Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hợp tác và đề xuất chương trình kế hoạch xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp

Tổ chức khảo sát hiện trạng hoạt động, phát triển các mô hình liên kết ở các địa phương trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Các báo cáo khảo sát, tham mưu, kế hoạch hành động của các đơn vị

Tổng cục: Lâm nghiệp; Thủy lợi; Thủy sản; Cục: Chăn nuôi; Trồng trọt; Chế biến NLTS và nghề muối; Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở NN&PTNT, Các HTX nông nghiệp

x

x

 

 

 

 

 

2000

2000

 

Tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình tại địa phương để tổng hợp đề xuất với Bộ Nông nghiệp I và PTNT về cơ chế chính sách phát triển mô hình hiệu quả

Các báo cáo khảo sát, văn bản đề xuất

Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

 

x

x

 

 

 

 

 

12600

 

12600

X

X

 

 

 

 

 

 _________________________

1 Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và diêm nghiệp.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi