Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN 2025 Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026-2030

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026-2030
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:373/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Thanh Nam
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
17/01/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026- 2030

Ngày 17/01/2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026-2030. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

1. Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026- 2030 gồm 06 lĩnh vực: Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Chăn nuôi và thú y; Thủy sản; Lâm nghiệp; Nghề muối và ngành nghề nông thôn; Khuyến nông thường xuyên.

2. Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026- 2030 lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ thực vật triển khai 07 chương trình trên toàn quốc:

  • Phát triển cây lương thực;
  • Phát triển sản xuất bền vững một số cây công nghiệp;
  • Phát triển sản xuất bền vững cây ăn quả;
  • Phát triển sản xuất rau màu, hoa và một số cây trồng khác;
  • Phát triển sản xuất một số cây trồng bền vững, phát thải thấp, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với tăng trưởng xanh;...

3. Chương trình Phát triển cây lương thực thuộc lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ thực vật dự kiến đạt kết quả:

  • Xây dựng 5 - 7 nghìn ha mô hình các cây lương thực chính theo hướng phát triển bền vững, sản xuất theo chuỗi; áp dụng công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất;
  • Xây dựng 2 - 3 nghìn ha mô hình các cây lương thực chính áp dụng các giải pháp về quản lý sức khoẻ đất và cây trồng, giảm 20 – 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng trong sản xuất;
  • Tăng chất lượng sản phẩm, kiệu quả kinh tế tăng > 15% so với ngoài mô hình (sản xuất đại trà);
  • Nhân rộng > 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN tại đây

tải Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 373/QĐ-BNN-KHCN PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 373_QD-BNN-KHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

________

Số: 373/QĐ-BNN-KHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2025

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026- 2030

________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Tờ trình số 1286/TTr-KN-KHTC ngày 14/11/2024 về việc thẩm định Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2026-2030; kết quả họp của các hội đồng tư vấn thẩm định Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026- 2030 theo Quyết định số 4472/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2026­2030 tại 06 (sáu) Phụ lục đính kèm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ trưởng Vụ Tài chính; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- TT KNQG (để t/hiện);

- Lưu: VT, KHCN (TTB 10 b)

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Trần Thanh Nam

 

Phụ lục I:

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Trồng trọt và bảo vệ thực vật

(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

1

Phát triển cây lương thực

Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững 1 số cây lương thực chính nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, phát huy vai trò của khuyến nông cơ sở, hợp tác xã trong tổ chức sản xuất tại các địa phương.

- Phát triển sản xuất cây lương thực mới cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

- Phát triển sản xuất cây lương thực theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp đa giá trị...

- Phát triển sản xuất cây lương thực áp dụng cơ giới hoá đồng bộ, áp dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại trong sản xuất.

- Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), ICM, SRI... và ứng dụng các biện pháp sinh học trong phòng chống sinh vật gây hại cây trồng.

- Quản lý sức khỏe đất đối với 1 số cây lương thực chính.

- Xử lý phụ phẩm, liên kết, sơ chế, bảo quản… một số cây lương thực chính.

Toàn quốc

- Xây dựng 5 - 7 nghìn ha mô hình các cây lương thực chính theo hướng phát triển bền vững, sản xuất theo chuỗi; áp dụng công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất.

- Xây dựng 2 - 3 nghìn ha mô hình các cây lương thực chính áp dụng các giải pháp về quản lý sức khoẻ đất và cây trồng, giảm 20 - 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng trong sản xuất.

- Tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình (sản xuất đại trà).

- Nhân rộng ≥ 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

2

Phát triển sản xuất bền vững một số cây công nghiệp

Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật (giống, kỹ thuật canh tác, gói kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao, tưới nước tiết kiệm, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng...) trong sản xuất cây công nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Thúc đẩy phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững một số ngành hàng chủ lực

- Liên kết sản xuất 1 số cây công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, (hồ tiêu, điều, cà phê, dừa, ca cao,…).

- Trồng xen một số cây trồng trong phát triển sản xuất cà phê, chè, hồ tiêu bền vững.

- Tái canh, trồng thay thế và cải tạo vườn điều, cà phê,...

- Trồng mới và thâm canh chè, cao su, mía, dâu tằm…

- Phát triển sản xuất cây công nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp đa giá trị.

- Tưới tiết kiệm, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng,… một số cây lương thực chính.

- Xử lý phụ phẩm, liên kết, sơ chế, bảo quản… một số cây công nghiệp.

Toàn quốc

- Xây dựng 3-5 nghìn ha các mô hình xen canh, tái canh, trồng mới; các mô hình ứng dụng cơ giới hoá, công nghệ cao; mô hình quản lý sức khoẻ đất và cây trồng theo hướng bền vững, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Chất lượng các cây trồng được nâng cao. Hiệu quả kinh tế các mô hình tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 25% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

3

Phát triển sản xuất bền vững cây ăn quả

Chuyển giao các TBKT mới nhằm thúc đẩy sản xuất một số cây ăn quả chủ lực theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Phát triển sản xuất cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái; Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức sản xuất an toàn, bền vững, xây dựng thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

- Phát triển sản xuất cây ăn quả đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (nhãn, vải, xoài, bơ, mít,…)

- Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi bền vững (cam, bưởi, chanh, quýt...).

- Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phục vụ xuất khẩu (chuối, dứa…).

- Sản xuất một số cây ăn quả (nho, táo, thanh long...) kết hợp du lịch sinh thái.

- Quản lý sâu bệnh hại trong sản xuất một số cây trồng (chanh leo, chanh không hạt, sầu riêng...) đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

- Tái canh cây có múi, rải vụ thu hoạch trái cây.

- Phát triển kinh tế vườn nâng cao chuỗi giá trị.

- Tưới tiết kiệm nước, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng…. cho một số cây ăn quả chủ lực.

- Xử lý phụ phẩm, liên kết, sơ chế, bảo quản.... một số cây ăn quả chủ lực.

Toàn quốc

- Xây dựng 2 - 3 nghìn ha mô hình sản xuất cây ăn quả chủ lực và các giống cây ăn quả khác theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức sản xuất liên kết chuỗi bền vững, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Hiệu quả kinh tế các mô hình khi cho thu hoạch tăng ≥ 15% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 25% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

4

 

 

Phát triển sản xuất rau màu, hoa và một số cây trồng khác

Đẩy mạnh sản xuất rau màu, hoa và một số cây trồng khác theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, vùng sản xuất hoa với quy mô lớn.

- Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất theo chuỗi.

- Sản xuất rau màu, hoa theo hướng hàng hoá phục vụ chế biến công nghiệp.

- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

- Phát triển sản xuất nhóm cây đậu đỗ, cây có củ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất cây dược liệu.

- Phát triển sản xuất cây thức ăn chăn nuôi.

- Tưới tiết kiệm nước, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng... cho một số cây rau màu, hoa.

- Xử lý phụ phẩm, liên kết, sơ chế, bảo quản… một số cây rau màu và cây trồng khác.

Toàn quốc

- Xây dựng 3 - 5 nghìn ha mô hình rau mầu, hoa và 5 - 10 nghìn tấn nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng hiệu quả kinh tế ≥ 15%, tuỳ từng cây trồng so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

5

Phát triển sản xuất một số cây trồng bền vững, phát thải thấp, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với tăng trưởng xanh

Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật (giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch) nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và một số cây trồng chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí hậu.

- Sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại các vùng trồng chính.

- Canh tác một số cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu….) thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải thấp tại các vùng trồng chính.

- Canh tác một số cây ăn quả bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng trồng chính.

- Sản xuất một số cây trồng gắn với nông nghiệp sinh thái, du lịch nông thôn.

Toàn quốc

- Xây dựng 5 - 8 nghìn ha mô hình canh tác lúa và một số cây trồng theo hướng bền vững và phát thải thấp.

- Tăng hiệu quả kinh tế ≥15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

6

Phát triển vùng nguyên liệu bền vững cho các sản phẩm chủ lực phục vụ chế biến và xuất khẩu

Xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định theo chuỗi giá trị, khai thác tối đa lợi thế tại mỗi địa phương, phù hợp với điều kiện sinh thái nhu cầu thị trường.

- Xây dựng các mô hình vùng nguyên liệu cho các cây trồng chủ lực tại các địa phương.

- Xây dựng mô hình mẫu về tổ chức quản lý và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các tác nhân tham gia.

- Tưới tiết kiệm, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng, xử lý phụ phẩm, sơ chế, chế biến và bảo quản... tại vùng nguyên liệu.

Toàn quốc

- Xây dựng 10 - 15 nghìn ha mô hình các cây trồng chủ lực tại vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

- Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

7

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản xuất

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa hoặc cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; sử dụng cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Chuyển đổi đất lúa hoặc cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (ngô, lạc, đậu tương, rau, cây ăn quả, trồng cỏ và thức ăn thô xanh....).

- Chuyển đổi mô hình canh tác lúa sang mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao hơn (lúa - tôm, lúa - cá...).

- Xây dựng các mô hình tái canh, rải vụ... một số cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Tưới tiết kiệm, áp dụng cơ giới hoá, công nghệ cao, quản lý sức khoẻ đất và cây trồng, xử lý phụ phẩm,... trong các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Toàn quốc

- Xây dựng 3-5 nghìn ha mô hình chuyển đổi từ đất lúa hoặc các cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (như: ngô, lạc, đậu tương, rau, cây ăn quả, trồng cỏ và thức ăn thô xanh ...).

- Nâng cao chất lượng sản phẩm các cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế ≥15% so với cây trồng trước khi chuyển đổi.

- Mô hình canh tác mới có nhiều ưu việt so với chế độ canh tác cũ; đất và môi trường canh tác, sản xuất được cải tạo theo hướng bền vững.

- Nhân rộng ≥ 30% diện tích so với diện tích dự án được phê duyệt.

 

 

Phụ lục II:

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Chăn nuôi và thú y

(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

1

Phát triển chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn tích hợp đa giá trị

Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò hữu cơ.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm hữu cơ để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

-Xây dựng mô hình chăn lợn tuần hoàn, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò chứng nhận hữu cơ, quy mô 2.000 - 10.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 10.000-20.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm hữu cơ để xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 20.000-50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 5.000 -10.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tuần hoàn, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 5.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn lợn hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 20.000 con.

- Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ, quy mô 10.000 - 20.000 con.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10 % so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng mô hình ≥ 15 % so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

2

Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đạt chứng nhận

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, an toàn dịch bệnh, gắn với giết mổ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa, tăng giá trị, cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt chứng nhận VietGAHP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

- Xây dựng mô hình vỗ béo trâu, bò thịt, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc ứng dụng công nghệ mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

- Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê cừu năng suất chất lượng cao, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản an toàn sinh học, năng suất chất lượng cao.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm (thương phẩm, hướng trứng) an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm sinh sản gia cầm thịt năng suất chất lượng cao, an toàn sinh học, liên kết tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tạo sản phẩm ATTP.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tạo sản phẩm ATTP.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 15.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 500.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 50.000-100.000 con.

- Xây dựng mô hình mô hình chăn nuôi bò sữa chứng nhận VietGAHP gắn chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 15.000 con.

- Xây dựng mô hình mô hình chăn nuôi bò thịt chứng nhận VietGAHP gắn chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 20.000 con.

- Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh trâu bò đực ngoại có năng suất chất lượng cao đề nâng cao chất lượng đàn bò cái nền địa phương, quy mô 15.000 con.

- Xây dựng mô hình vỗ béo trâu, bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 10.000 con.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi gia súc ứng dụng công nghệ mới giảm phát thải khí nhà kính, quy mô 5.000-10.000 con.

- Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô, xanh cho gia súc, quy mô 100.000 tấn thức ăn thô.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê cừu năng suất chất lượng cao, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 10.000- 15.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu, quy mô 30.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, quy mô 50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản an toàn sinh học, năng suất chất lượng cao, quy mô 10.000­20.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm (thương phẩm, hướng trứng) an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu, quy mô 200.000- 300.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm sinh sản an toàn sinh học cung cấp giống năng suất chất lượng cao, quy mô 20.000-30.000 con

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thịt an toàn sinh học tạo sản phẩm an toàn thực phẩm, quy mô 20.000-30.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm sinh sản năng xuất chất lượng cao, liên kết tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 20.000-50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tạo sản phẩm ATTP, quy mô 20.000- 40.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tạo sản phẩm ATTP, quy mô 20.000- 30.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh tạo sản phẩm ATTP, quy mô 10.000-15.000 con.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10 % so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng mô hình ≥ 15 % so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

3

Phát triển Chăn nuôi truy xuất nguồn gốc, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung gắn với chuỗi liên kết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng và giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, hướng đến xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò, gia cầm ứng dụng các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất chất chất lượng sản phẩm, hướng tới xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cẩm thương phẩm truy xuất nguồn gốc, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm sinh sản năng suất chất lượng cao, liên kết tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm truy xuất nguồn gốc, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình mô hình chăn nuôi trâu, bò, gia cầm ứng dụng các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất chất chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu, quy mô 20.000- 30.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm, truy xuất nguồn gốc, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 300.000-500.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ cầm thương phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 50.000­100.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm hướng trứng năng suất chất lượng cao, liên kết tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy mô 20.000-50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm truy xuất nguồn gốc, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 15.000 con.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10 % so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng mô hình ≥ 15 % so với quy mô dự án được phê duyệt.

4

Phát triển chăn nuôi các giống vật nuôi bản địa, tạo vùng nguyên liệu, gắn với du lịch sinh thái.

Phát triển các giống vật nuôi bản địa, tạo vùng nguyên liệu, chăn nuôi gắn với du lịch sinh thái, gắn với hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm bản địa tạo vùng nguyên liệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị.

- Chăn nuôi lợn bản địa theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, tằm, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tạo sinh kế cho người dân ở vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển chăn nuôi gắn với hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê, cừu tạo vùng nguyên liệu, gắn du lịch sinh thái.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm bản địa, tạo vùng nguyên liệu sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, quy mô 150.000- 200.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản địa theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh, quy mô 10.000 - 15.000 con.

- Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu, quy mô 10.000 đàn.

- Xây dựng mô hình nuôi tằm gắn với thị trường tiêu thụ, quy mô 12.000 vòng trứng.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc gắn với du lịch sinh thái. Quy mô 15.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm gắn với du lịch sinh thái, quy mô 10.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái, quy mô 12.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tạo sinh kế cho người người dân ở vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, quy mô 50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gắn với hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng, quy mô 50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê, cừu năng suất chất lượng cao, tạo vùng nguyên liệu, gắn du lịch sinh thái, quy mô 10.000- 15.000 con.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10 % so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng mô hình ≥ 15 % so với quy mô dự án được phê duyệt.

5

Phát triển mô hình chăn nuôi gắn với các chương trình mục tiêu Quốc gia, an ninh quốc phòng, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Phát triển các mô hình chăn nuôi để tạo sinh kế cho người dân ở vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tạo sinh kế cho người người dân ở vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển chăn nuôi gắn với hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, dê, cừu thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tạo sinh kế cho người người dân ở vùng cao, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, quy mô 50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gắn với hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng, quy mô 50.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô 15.000 -20.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô: 5.000 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô: 10.000 con

- Xây dựng mô hình chăn nuôi cừu thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô: 12.000 con.

- Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô 80.000 tấn thức ăn thô xanh.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10 % so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng mô hình ≥ 15 % so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

 

Phụ lục III:

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Thủy sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

1

Phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững

Chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị ngành hàng tôm, phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường.

- Phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái, công nghệ cao đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm ứng dụng công nghệ số.

- Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo công nghệ biofloc, nano, công nghệ vi sinh, chế phẩm sinh học...

- Phát triển nuôi tôm sú-lúa, tôm càng xanh-lúa trong rừng ngập mặn.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải trong nuôi tôm nước lợ.

- Phát triển nuôi tôm gắn với chứng nhận trong nước, chứng nhận quốc tế, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, du lịch trải nghiệm, tổ hợp tác/ hợp tác xã/ tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh, thành phố ven biển.

- Xây dựng các mô hình phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bền vững; quy mô ≥ 500 ha.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

2

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến thích ứng biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ hiệu quả, bền vững, tạo ra các sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất giống, ương, nuôi thương phẩm cá biển, giáp xác, nhuyễn thể, rong tảo biển trong ao, hồ, đầm, phá và lồng bè trên biển.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ biofloc, nano, công nghệ sinh học… trong phát triển nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải trong nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Phát triển nuôi thủy sản mặn lợ gắn với chứng nhận trong nước, chứng nhận quốc tế, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, du lịch trải nghiệm, tổ hợp tác/ hợp tác xã/ tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh, thành phố ven biển

- Xây dựng các mô hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ; quy mô ≥ 100 ha và ≥20.000 m3 bể, lồng bè.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

3

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt bền vững

Khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước sông, suối, hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo ra nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất giống, ương, nuôi thương phẩm cá da trơn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất giống, ương, nuôi thương phẩm cá truyền thống, cá rô phi cải thiện sinh kế và phục vụ xuất khẩu.

- Phát triển nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm càng xanh, luân canh, xen canh tôm càng xanh- lúa, cá -lúa.

- Phát triển nuôi thuỷ đặc sản trong ao, hồ, bể, ruộng trong lồng trên sông và hồ chứa.

- Phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt theo công nghệ biofloc, Nano, công nghệ vi sinh, chế phẩm sinh học...

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thu gom và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt gắn với chứng nhận trong nước, chứng nhận quốc tế, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, chuyển đổi số, du lịch trải nghiệm, tổ hợp tác/ hợp tác xã/ tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Toàn quốc.

- Xây dựng các mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt bền vững; quy mô ≥ 500ha; ≥100.000 m3 bể nuôi, lồng nuôi.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

4

 

 

Phát triển khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản

Nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản thủy hải sản thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hoá, hiện đại hoá trên tàu cá. Khai thác bền vững, hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản, đáp ứng các quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

- Ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hoá đội tàu khai thác hải sản.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nâng cao hiệu quả đánh bắt trên tàu cá, đáp ứng quy định khai thác IUU.

- Phát triển khai thác hải sản một số nghề lưới vây, lưới rê, lưới chụp, nghề câu...

- Ứng dụng tiến bộ, công nghệ mới trong sơ chế, chế biến, bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm trên tàu khai thác hải sản.

- Phát triển mô hình chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản sang nuôi trồng, dịch vụ, hậu cần thuỷ sản, đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản dựa vào cộng đồng.

- Phát triển khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gắn với tổ chức lại sản xuất, tổ hợp tác/ hợp tác xã/ tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng quy định chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo (IUU).

Các tỉnh, thành phố ven biển trên toàn quốc.

- Xây dựng các mô hình: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá tàu cá, mô hình khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá xa bờ; mô hình chuyển đổi nghề khai thác, đồng quản lý nguồn lợi; mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ sản phẩm đánh bắt; quy mô ≥ 100 tàu cá.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

5

Phát triển chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm thuỷ sản chế biến tạo việc làm tăng thu nhập cho nông, ngư dân. Phát triển chế biến gắn với phát triển du lịch, dịch vụ làng nghề.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sơ chế, chế biến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thuỷ, hải sản.

- Phát triển mô hình sơ chế, chế biến, quản lý chất lượng thuỷ sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

- Phát triển mô hình chế biến các sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng từ phụ phẩm thủy sản.

- Phát triển mô hình xử lý chất thải, phụ phẩm sau chế biến tại các cơ sở chế biến thủy sản, làng nghề truyền thống.

- Phát triển chế biến, bảo quản, gắn với tổ chức lại sản xuất, tổ hợp tác/hợp tác xã, du lịch/làng nghề truyền thống, tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Toàn quốc

- Xây dựng các mô hình Phát triển chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản; quy mô ≥ 50 cơ sở chế biến.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

 

Phụ lục IV:

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Lâm nghiệp

(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

1

Phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn

Chuyển giao một số giống mới và tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh để phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất.

- Trồng rừng cung cấp gỗ lớn (Thông, Keo lai mô, Keo lá liềm, Keo tai tượng, Bạch đàn lai,...) tại một số vùng sinh thái lâm nghiệp trọng điểm.

- Trồng rừng cung cấp gỗ lớn một số cây bản địa (Lát hoa, Tếch, Vù hương, Xoan đào, Sao đen, Mỡ, Sa mộc...) tại một số vùng sinh thái lâm nghiệp trọng điểm.

- Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ các loài Keo, Bạch đàn, Mỡ, Sa mộc… sang cung cấp gỗ lớn tại một số vùng sinh thái lâm nghiệp trọng điểm.

- Chuyển giao giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống keo, bạch đàn, thông… mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất.

Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên

- Đối với mô hình trồng rừng gỗ lớn (Thông, Keo lai mô, Keo lá liềm, Keo tai tượng, Bạch đàn lai,…):

+ Quy mô 1.000-2.000 ha, năng suất rừng sản xuất gỗ lớn đạt 25-30 m3/ha/năm, riêng với Thông đạt 18-20 m3/ha/năm.

+ Hiệu quả kinh tế ≥ 30% so với trồng rừng gỗ nhỏ.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

- Đối với mô hình trồng rừng cung cấp gỗ lớn một số cây bản địa:

+ Quy mô 500 - 1.000 ha, năng suất trồng rừng đạt 15-18 m3/ha/năm.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

- Đối với mô hình chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ:

+ Quy mô 500 - 1.000 ha, năng suất mô hình đạt 20-25 m3/ha/năm.

+ Hiệu quả kinh tế ≥ 30% so với trồng rừng gỗ nhỏ; Tăng năng suất chất lượng rừng trồng tối thiểu 20% với mô hình đại trà.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

- Đối với mô hình chuyển giao giống mới:

+ Quy mô 300 - 500 ha.

+ Hiệu quả kinh tế ≥ 20% so với giống cũ.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

 

2

Phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu

Chuyển giao một số giống mới, giống cây trội, giống chuyển hóa và tiến bộ kỹ thuật về gây trồng các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm một số loài lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng mô hình trồng một số loài cây họ Tre trúc lấy măng và làm nguyên liệu tại một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

- Xây dựng mô hình trồng, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm một số loài cây lâm nghiệp đa mục đích: Mắc ca, Dẻ, Trám, Hồi, Quế, Sơn ta, Giổi ăn hạt ... tại một số vùng sinh thái lâm nghiệp trọng điểm.

- Xây dựng mô hình phát trồng, chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm một số cây dược liệu: Ba Kích, Sa nhân tím, Hà Thủ ô, Đẳng sâm, Cát sâm, Thảo quả, Bách bộ...

Toàn quốc

- Đối với mô hình trồng Tre trúc lấy măng và làm nguyên liệu, mô hình cây dược liệu:

+ Quy mô 500 - 1.000 ha.

+ Hiệu quả kinh tế ≥ 20% so với ngoài mô hình.

+ Mô hình liên kết với sự tham gia của doanh nghiệp trong việc trồng và tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

- Đối với mô hình cây đa mục đích:

+ Quy mô 500 - 800 ha.

+ Năng suất tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế ≥ 20% so với mô hình tự phát.

+ Mô hình liên kết với sự tham gia của doanh nghiệp.

+ Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

3

Phát triển Sâm Việt Nam

Chuyển giao kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, Lai Châu, Langbiang); nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh cây Sâm Việt Nam.

- Xây dựng mô hình trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

- Xây dựng mô hình trồng Sâm Lai Châu dưới tán rừng.

- Xây dựng mô hình trồng Sâm Langbiang dưới tán rừng.

Vùng Tây Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Mô hình liên kết với sự tham gia của doanh nghiệp trong việc trồng và tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100-200 ha.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với diện tích dự án được phê duyệt.

4

Phát triển chế biến gỗ, lâm sản và kinh tế tuần hoàn trong lâm nghiệp

Chuyển giao các kỹ thuật về cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đẩy mạnh ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển            đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp.

- Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sơ chế (sấy), bảo quản, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại vùng sản xuất lâm nghiệp trọng điểm.

- Xây dựng mô hình chuyển giao máy, thiết bị phục vụ trồng, chăm sóc, thu hoạch cây rừng và chế biến gỗ.

- Xây dựng mô hình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

Toàn quốc

- Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so mô hình đối chứng.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

5

Phát triển quản lý rừng bền vững và truy xuất nguồn gốc lâm sản

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng.

- Xây dựng mô hình liên kết chủ rừng nhỏ và doanh nghiệp chế biến gỗ thực hiện quản lý bền vững rừng trồng.

- Xây dựng mô hình quản lý phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng Keo, Bạch đàn, Quế phục vụ phát triển rừng bền vững.

Toàn quốc

- Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững, quy mô 500 - 1.000 ha.

- Xây dựng mô hình quản lý phòng trừ sâu bệnh, quy mô 300

-500 ha.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

- Đối với quản lý rừng bền vững: 100% mô hình theo quy trình quản lý rừng bền vững và ≥ 50% được cấp chứng rừng.

- Đối với quản lý phòng trừ sâu bệnh hại: Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với mô hình đối chứng.

 

 

PHỤ LỤC: V
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Nghề muối và ngành nghề nông thôn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

1

Phát triển bền vững nghề muối Việt Nam

Nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí lao động tăng giá trị sản phẩm muối thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá trong sản xuất, sơ chế, chế biến muối. Củng cố, bảo tồn, phát triển bền vững các vùng nguyên liệu muối đặc trưng. Tăng thu nhập cho diêm dân thông qua hoạt động liên kết, kết hợp sản xuất muối với hoạt động kinh tế khác.

- Phát triển sản xuất muối phơi cát, phơi nước phân tán và các công nghệ khác gắn với vùng nguyên liệu muối đặc trưng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá trong sản xuất, sơ chế, chế biến muối.

- Phát triển mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng.

- Phát triển mô hình sản xuất, sơ chế, chế biến muối gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, OCOP, chỉ dẫn địa lý.

- Dự án phát triển nghề muối gắn với tổ chức lại sản xuất/ tổ hợp tác/ hợp tác xã/ du lịch/ làng nghề truyền thống/ tổ Khuyến nông cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Các tỉnh thành ven biển có hoạt động nghề muối.

- Xây dựng ≥ 100 ha mô hình phát triển bền vững nghề muối.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

2

Phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn

Khai thác lợi thế của địa phương để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở ổn định chất lượng và chứng nhận sản phẩm (OCOP) gắn với du lịch sinh thái, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người dân.

- Phát triển vùng nguyên liệu (sản phẩm OCOP, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc...).

- Xây dựng mô hình ngành nghề phụ trợ, công nghệ phụ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng mô hình thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại các làng nghề.

- Phát triển mô hình làng nghề gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Toàn quốc

- Xây dựng các mô hình phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn; Quy mô 100 ngành nghề (sơ chế, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây che đan, gốm sứ, sợ thủy tinh...; thu gom xử lý chất thải; du lịch gắn với phát triển sản phẩm OCOP...).

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

- Nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt.

 

 

Phụ lục: VI
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
Lĩnh vực: Khuyến nông thường xuyên

(Kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

__________________

 

TT

Tên chương trình

Mục tiêu khái quát

Tên các nhiệm vụ khuyến nông để thực hiện chương trình

Địa bàn triển khai

Kết quả dự kiến

I

Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

1

Nâng cao năng lực cho đối tượng chuyển giao và nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia trong chuỗi chuyển giao công nghệ (cán bộ khuyến nông, thành viên HTX, THT…), nhằm xây dựng hệ thống chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp đồng bộ, hiệu quả, giúp nông dân tiếp cận và áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.

- Tập huấn về cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới (giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch, quản lý dịch hại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, đáp ứng theo tiêu chuẩn của thị trường...) phù hợp với định hướng của Bộ, ngành, điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng đối tượng nông dân.

- Tập huấn về phát triển kỹ năng:

+ Kỹ năng xây dựng chương trình, tài liệu và bài giảng tập huấn khuyến nông…

+ Kỹ năng tổ chức tập huấn, thông tin, truyền thông khuyến nông…

+ Kỹ năng làm việc nhóm, tư vấn, dịch vụ khuyến nông…

+ Kỹ năng marketing tiếp thị sản phẩm.

+ Kỹ năng hướng dẫn thực hành trên đồng ruộng.

+ Kỹ năng giao tiếp: Thuyết trình, lắng nghe, đặt câu hỏi, tạo không khí tương tác.

- Tập huấn về phương pháp giảng dạy: Giảng bài, thảo luận nhóm, thực hành, sử dụng các công cụ trực quan, mô hình, video... Thiết kế bài giảng, khoa học, phù hợp với trình độ và nhu cầu của nông dân.

- Khảo sát học tập: Khảo sát học tập các mô hình sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn...để áp dụng vào thực tế sản xuất và phù hợp với từng địa phương.

Toàn quốc

- Quy mô 1.500 lớp tập huấn cho 50.000- 60.000 cán bộ khuyến nông, quản lý ngành nông nghiệp, thành viên hợp tác xã (HTX), (tổ hợp tác) THT, nông dân… được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp.

- Số lượng 200 đoàn khảo sát học tập cho 6.000 lượt người là các cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp, HTX, THT, nông dân… được tham quan, khảo sát học tập.

2

Xây dựng học liệu khuyến nông

Đa dạng hóa các hình thức học liệu, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp một cách cụ thể và chính xác giúp nông dân áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và đời sống của người nông dân.

- Xây dựng học liệu khuyến nông (giáo trình, tài liệu, sổ tay hướng dẫn...).

- Xây dựng học liệu khuyến nông điện tử (bài giảng điện tử, video clip…).

Toàn quốc

- 40 học liệu được biên soạn và phát hành (giáo trình, tài liệu, sổ tay hướng dẫn...) phục vụ cho việc tập huấn, nâng cao năng lực cho các đối tượng tham gia chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- 60 học liệu điện tử (bài giảng điện tử, video clip...) được xây dựng và phát hành trên các nền tảng số.

- 80% học viên có thể sử dụng các học liệu và áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.

II

Thông tin truyền thông

1

Truyền thông về nông nghiệp và khuyến nông theo hình thức truyền thống

Góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân, chủ trang trại, cán bộ nông nghiệp cơ sở và khán thính giả; góp phần phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

- Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các sự kiện khuyến nông.

- Xây dựng và phát hành các ấn phẩm khuyến nông.

- Truyền thông chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Ngành về nông nghiệp và khuyến nông.

- Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ, mô hình và kinh nghiệm sản xuất thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số nhằm nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất.

- Giới thiệu các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với các mô hình kinh tế hợp tác, tổ chức quản lý sản xuất mới trong nông nghiệp, khuyến nông cộng đồng, theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

- Tuyên truyền và phổ biến kết quả các chương trình khuyến nông trung ương.

Toàn quốc

- Hằng năm, tuyên truyền:

+ 300 chương trình trên Đài phát thanh với 12 ngôn ngữ (tiếng Việt và các tiếng dân tộc thiểu số).

+ 200 chương trình trên truyền hình quốc gia.

+ 3.000 tin, bài, ảnh trên báo giấy, tạp chí với khoảng 700 chuyên trang.

- Hằng năm, tổ chức 30-40 sự kiện với 6.500-8.000 đại biểu, với 120-150 lượt tỉnh tham gia.

- Hằng năm, xây dựng và phát hành 10­15 đầu ấn phẩm khuyến nông với khoảng 100.000 bản phát hành tới toàn quốc.

2

 

 

Truyền thông về nông nghiệp và khuyến nông theo hình thức truyền thông điện tử

Tăng hiệu quả truyền thông, bảm bảo được tính cập nhật liên tục, tức thì, mở rộng đối tượng, phạm vi tiếp nhận thông tin, tương tác hai chiều, giúp người dùng tiếp cận thông tin mới nhất và tốt nhất. Góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

- Tổ chức thông tin truyền thông trên các kênh truyền thông điện tử, nội dung:

+ Truyền thông chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Ngành về nông nghiệp và khuyến nông.

+ Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ, mô hình và kinh nghiệm sản xuất thân thiện môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số nhằm nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất...

+ Giới thiệu các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với các mô hình kinh tế hợp tác, tổ chức quản lý sản xuất mới trong nông nghiệp, khuyến nông cộng đồng, theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

+ Tuyên truyền và phổ biến kết quả các chương trình khuyến nông trung ương.

- Phát triển hạ tầng số cho khuyến nông: Trang bị hệ thống hạ tầng đầu cuối công nghệ thông tin đồng bộ phục vụ cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông. Đảm bảo hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị đầu cuối và các giải pháp bảo mật đáp ứng yêu cầu hoạt động liên tục và an toàn.

- Xây dựng và triển khai các hệ thống phần mềm:

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) khuyến nông về kỹ thuật nông nghiệp, mô hình sản xuất, dữ liệu thống kê....

+ Cổng thông tin điện tử tích hợp đa kênh và truyền thông số (web, mobile, mạng xã hội).

+ Hệ thống đào tạo trực tuyến (E­learning).

+ Hệ thống thông tin quản lý và điều hành khuyến nông số.

+ Ứng dụng di động dành cho Khuyến nông viên.

+ Ứng dụng di động dành cho Nông dân.

- Số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu: Chuyển đổi các tài liệu, quy trình, mô hình khuyến nông sang dạng số. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, chính xác và cập nhật liên tục, phục vụ cho công tác quản lý và chia sẻ thông tin.

Toàn quốc

Hằng năm, xây dựng và đăng tải

3.000 tin, bài, ảnh; 10-20 clip; tổ chức 10 toạ đàm trực tuyến trên các trang báo điện tử thông dụng, các chuyên trang báo điện tử chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: nongnghiep.vn (NNVN); www.danviet.vn (NTNN);

bnews.vn (Thông tấn xã Việt Nam);

congthuong.vn (Báo Công thương);

baodantoc.com.vn (Báo Dân tộc và Phát triển);

tienphong.vn (Báo Tiền phong);

tapchivietnamhuongsac.vn;

khuyennongvn.gov.vn;

https://www.youtube.com/....;

III

Hợp tác Quốc tế về khuyến nông

 

 

Hợp tác quốc tế và hợp tác công tư (PPP) trong hoạt động khuyến nông

Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, khảo sát học tập tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Tăng cường nguồn lực từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và hệ thống khuyến nông nói riêng.

- Nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình khảo sát học tập nước ngoài.

- Hợp tác khuyến nông với các nước ASEAN.

- Hợp tác nông nghiệp Việt Nam với các nước châu Phi.

- Đánh giá tiềm năng, đề xuất chuyển giao mô hình phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam cho các nước đang phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

- Chương trình, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế.

- Hợp tác PPP trong khuyến nông.

Việt Nam và các nước trên thế giới

- Tổ chức cho 50 cán bộ khuyến nông trung ương, 25-50 cán bộ khuyến nông địa phương được tham gia đoàn khảo sát, học tập tại nước ngoài.

- Hàng năm cử 10-15 cán bộ khuyến nông tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông với các nước ASEAN.

- Luân phiên chủ trì các sự kiện hợp tác quốc tế trong khối ASEAN.

- Bộ cơ sở dữ liệu về hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi.

- Thành lập Khung đối tác hợp tác Nam-Nam và Ba bên trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và châu Phi.

- 01 Bộ Báo cáo đánh giá và đề xuất chương trình chuyển giao mô hình nông nghiệp bền vững cho các nước đang phát triển.

- Hàng năm tổ chức 01-02 đoàn ra (05­10 người) và 01-02 đoàn vào (15-20 người) đối các nước châu Phi và các nước đang phát triển.

- Duy trì chủ trì thực hiện 06-10 dự án, phi dự án với các đối tác quốc tế: JICA, KRC, KOIKA, FAO... duy trì hợp tác PPP đối với 05-10 đối tác truyền thống (Bayer, Bình Điền, Saigon Kim Hồng, Vĩnh Hiệp, BioPlan, Quế Lâm, Globest, Agribank...).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi