Quyết định 3642/QĐ-BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3642/QĐ-BNN-CB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3642/QĐ-BNN-CB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/09/2015 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3642/QĐ-BNN-CB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3642/QĐ-BNN-CB |
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp” gồm các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Cơ giới hóa nông nghiệp là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
2. Cơ giới hóa nông nghiệp phải được tiến hành đồng bộ (về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư) phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của từng vùng; trước hết là các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, các khâu sản xuất nặng nhọc, các khâu tổn thất sau thu hoạch lớn.
3. Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, phát huy vai trò của các doanh nghiệp làm nòng cốt, liên kết, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chế tạo trong nước một cách thiết thực, hiệu quả. Kết hợp nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất;
4. Phát huy nội lực của toàn xã hội trong đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhất là những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hàng hóa làm thay đổi tập quán canh tác phân tán, thủ công sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đến năm 2020, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.
2. Các chỉ tiêu đến năm 2020
Công suất máy trang bị bình quân cả nước đạt 3-3,5 HP/ha vào năm 2020. Mức độ cơ giới hóa bình quân các khâu như sau:
Khâu sản xuất |
Đơn vị tính |
Năm |
|
2014 |
2020 |
||
1. Trồng trọt (cây hàng năm) |
|
|
|
Làm đất |
% |
90 |
95 |
Gieo trồng, cấy |
% |
30 |
75 |
Chăm sóc |
% |
60 |
80 |
Tưới chủ động |
% |
90 |
95 |
Thu hoạch (chủ yếu lúa) |
% |
42 |
80 |
Sấy hạt |
% |
40 |
80 |
2. Chăn nuôi |
|
|
|
- Chuồng trại |
% |
35 |
70 |
- Chế biến thức ăn |
% |
40 |
80 |
- Vắt sữa |
% |
45 |
80 |
3. Sản xuất muối |
|
|
|
- SX nước chạt |
% |
50 |
85 |
- Thu gom, vận chuyển |
% |
60 |
80 |
II. NỘI DUNG
1. Cơ giới hóa các ngành sản xuất chính
1.1. Trồng trọt
a) Đối với cây lúa, mía, ngô, sắn, lạc: Tập trung tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất:
- Khâu làm đất: Cơ bản được cơ giới hóa, chuyển sử dụng máy kéo 2 bánh sang máy kéo 4 bánh có năng suất, hiệu quả và điều kiện lao động thuận lợi, đến năm 2020, mức độ cơ giới hóa làm đất bình quân cả nước đạt trên 95%, riêng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đạt 100%.
- Khâu gieo trồng, cấy: Chuyển dần từ gieo xạ bằng công cụ sang sử dụng mạ khay, máy cấy lúa và máy cấy lúa tốc độ cao đưa mức độ cơ giới hóa khâu gieo, cấy hiện nay từ 30% lên cấy bằng máy đạt 75%. Gieo ngô bằng máy ở các vùng sản xuất bằng phẳng tập trung đạt 70%. Trồng mía bằng máy ở vùng tập trung, bằng phẳng từ 30% hiện nay lên 70%.
- Khâu chăm sóc: Sử dụng các loại máy phun thuốc bảo vệ thực vật hiện nay từ 60% lên 80% bằng các máy phun thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật. Sử dụng máy kéo đa năng chăm sóc (vun, xới) đạt 70-80%;
- Khâu tưới: Đưa công nghệ tưới tiết kiện nước (Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa) để áp dụng nhanh mô hình tưới tiết kiệm nước cho mía, chè, cà phê và một số cây công nghiệp khác.
- Khâu thu hoạch: Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 80% vào năm 2020, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 95%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt sót dưới 1,5%. Máy thu hoạch ngô 1-2 hàng đạt 50%. Mía đạt 50%. Sắn, lạc 40%.
- Khâu sấy, bảo quản: Phát triển các loại máy sấy, phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, từ năm 2015 trở đi năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 12 triệu tấn/năm. Chú trọng việc đầu tư các hệ thống sấy tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn. Chủ động làm khô đối với ngô, nhất là vào mùa mưa, hạn chế tối đa tổn thất về chất lượng do nhiễm aflatoxin.
Chuyển giao các mẫu hình kho bảo quản lúa, ngô quy mô hộ gia đình theo hướng tiện ích, an toàn. Cơ giới hóa các kho đạt 80%, với 20% được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản.
b) Đối với cà phê:
Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cà phê. Cải thiện điều kiện kỹ thuật thu hái, làm khô, khuyến khích áp dụng kỹ thuật chế biến ướt, đầu tư hệ thống kho chứa đảm bảo kỹ thuật để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.
- Khâu thu hái: Lựa chọn loại máy thu hoạch phù hợp nhằm giảm tổn thất về khối lượng và chất lượng trong thu hái quả, đạt khoảng 30%;
- Khâu làm khô: Cà phê quả tươi quy mô nông hộ được làm khô đúng kỹ thuật để hạn chế sự nhiễm nấm và giảm phẩm cấp trong quá trình phơi sấy. Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đầu tư sân phơi đúng kỹ thuật và các máy sấy tiên tiến, hạn chế tối đa sự nhiễm achrotoxin A.
- Khâu bảo quản: Xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để thu mua hoặc tạo điều kiện cho dân ký gửi hàng hóa tại các vùng sản xuất hàng hóa, nhất là địa bàn các tỉnh Tây nguyên.
c) Đối với rau, quả
- Khâu thu hoạch: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, xử lý cận thu hoạch bằng các chất điều hòa sinh trưởng, kéo dài thời gian thu hoạch; cải tiến phương tiện, dụng cụ thu hái đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước thu hoạch.
- Khâu bảo quản: Thực hiện bảo quản rau quả tươi tại chỗ theo hướng bọc màng bán thấm; ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng đối với một số loại rau quả tươi xuất khẩu. Đầu tư phát triển hệ thống sơ chế rau quả tại các chợ đầu mối, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch.
d) Đối với chè:
Ngoài khâu chăm sóc, xới cỏ bằng máy, khâu đốn, hái chè sử dụng máy đạt 40%, tập trung ở Nghệ An, Lâm Đồng và một số tỉnh như Yên Bái, Thái Nguyên. Áp dụng VIETGAP, QCVN 132:2013/BNNPTNT trong thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chè để giảm tổn thất về chất lượng. Đến năm 2020, đảm bảo trên 80% chè nguyên liệu được thu hoạch, vận chuyển, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật.
1.2. Chăn nuôi
Áp dụng máy, thiết bị cho chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Trong đó nuôi lợn công nghiệp 37% (tổng đàn 35 triệu con lợn), gà công nghiệp 33% (tổng đàn 300 triệu con).
- Cơ giới hóa chăn nuôi chuồng trại: hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động đạt 70% vào năm 2020,
- Cơ giới hóa chế biến thức ăn thô (trâu, bò) từ 40% lên 80%;
- Cơ giới hóa: sử dụng máy vắt sữa đạt từ 45% lên 80%.
- Cơ giới hóa vệ sinh chuồng trại, xử lý tái tạo chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng (nhiệt - điện) và phân bón hữu cơ đạt 70%.
1.3. Sản xuất muối
a) Sản xuất theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán:
Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đồng muối của dân trong quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất muối sạch, trang bị công cụ cải tiến, máy móc thích hợp để giảm cường độ lao động, tăng năng suất 20%, tăng GTGT các sản phẩm muối ít nhất 20% so với hiện nay và tạo nguồn nguyên liệu sạch để chế biến muối tinh chất lượng cao.
b) Sản xuất muối theo công nghệ phơi nước tập trung, quy mô công nghiệp:
Tập trung đầu tư phát triển sản xuất muối công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất muối, kết hợp thu hồi các sản phẩm phụ có giá trị (thạch cao: bằng 6,5% sản lượng muối; nước ót: 0,7 m3/tấn muối).
Ứng dụng công nghệ phủ bạt che mưa ô kết tinh để khắc phục thời tiết.
Thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, nhất là khâu thu hoạch và rửa muối ngay sau thu hoạch để tăng năng suất, chất lượng trên 20% so với hiện nay.
c) Về kho bảo quản muối:
Xây dựng mới, nâng cấp một số kho hiện có và tăng cường trang thiết bị, hiện đại hóa kho nhằm nâng cao chất lượng bảo quản muối.
2. Cơ giới hóa các vùng sản xuất
2.1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Có thế mạnh là trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng bảo vệ. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: ngô, chè, chăn nuôi trâu, bò (thịt, sữa) ở Sơn La, chè các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, cam ở Hà giang, Tuyên Quang.
Cơ giới hóa sản nông nghiệp, đối với lúa chủ yếu sản xuất tự cung, tự cấp hiện tại các loại máy kéo đa năng công suất nhỏ (dưới 20 HP) tương đối phù hợp khâu làm đất, bơm nước, vận chuyển.
Các loại cây trồng khác như mía, sắn sử dụng các loại máy trồng, chăm sóc, thu hoạch (loại công suất trung bình), máy đốn, hái chè phù hợp với điều kiện canh tác và địa hình của vùng.
Đưa nhanh công nghệ bảo quản quả tươi một số sản phẩm hàng hóa như cam (Hà Giang, Tuyên Quang), Vải (Bắc Giang).
Phát triển các máy bóc bẹ, tẽ hạt, sấy và kho bảo quản ngô phù hợp với hình thức sản xuất, dịch vụ kinh doanh. Máy bóc vỏ lạc quy mô hộ gia đình.
Đối với các vùng sản xuất chè hàng hóa lớn sử dụng máy kéo đa năng trong vun xới, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống tưới tiết kiệm nước, máy đốn, hái chè vv...
Đẩy mạnh cơ giới hóa trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò) chế biến thức ăn thô, chăm sóc thu hoạch cỏ.
Mức độ (%) cơ giới hóa một số khâu chủ yếu như sau:
Khâu sản xuất |
Trung du miền núi phía Bắc |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất hàng năm |
40 |
60 |
Gieo trồng, cấy |
5 |
15 |
Chăm sóc mía, chè |
35 |
60 |
Thu hoạch (lúa, mía, chè) |
20 |
50 |
Sấy hạt (chủ yếu là ngô) |
20 |
50 |
2.2. Vùng đồng bằng sông Hồng
Lợi thế của vùng: thâm canh lúa, lúa đặc sản, trồng cây vụ đông, chăn nuôi, thủy sản ven biển có thị trường nông sản tại chỗ lớn, lao động nhiều, dân trí cao, cơ sở hạ tầng phát triển, có nhiều làng nghề truyền thống.
Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp thông qua phát triển các vùng rau, hoa chuyên canh ứng dụng công nghệ cao; phát triển chăn nuôi tập trung theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp;
Đẩy mạnh công tác “dồn điền, đổi thửa” quy hoạch lại đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi tưới, tiêu chủ động, phát triển mô hình sản xuất cánh đồng lớn.
Các hộ nông dân và tổ hợp tác chủ yếu sử dụng máy kéo nhỏ, công suất dưới 50 mã lực. Với những vùng có diện tích lớn, tương đối tập trung như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam phát triển các công ty dịch vụ cơ khí nông nghiệp sử dụng các máy kéo có công suất lớn (50 HP) có hiệu quả cao.
Xây dựng các cơ sở làm mạ công nghiệp, sử dụng máy cấy, đến năm 2020, tỷ lệ cấy bằng máy ở khu vực này đạt 70%. Với các vùng có điều kiện hơn có thể sử dụng máy cấy tốc độ cao.
Khâu thu hoạch chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp; đến năm 2020 đạt 80% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy.
Xây dựng các vùng trồng rau, hoa quả tập trung ở các khu vực xung quanh các thành phố theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại (ứng dụng công nghệ nhà lưới có hệ thống điều khiển khí hậu và tưới tự động, hệ thống sấy, nhà lạnh bảo quản), đảm bảo cung cấp phần lớn nhu cầu rau, hoa quả sạch, chất lượng cao cho thành phố.
Trong chăn nuôi gia súc (lợn), gia cầm công nghiệp, mức độ cơ khí hóa chuồng trại đạt 70% năm 2020.
Mức độ (%) cơ giới hóa một số khâu chủ yếu như sau:
Khâu sản xuất |
Đồng bằng sông Hồng |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất lúa, rau, màu |
95 |
100 |
Gieo trồng, cấy |
15 |
70 |
Chăm sóc |
35 |
60 |
Thu hoạch lúa |
30 |
80 |
Chăn nuôi lợn |
35 |
70 |
2.3. Vùng Bắc Trung bộ
Khu vực Bắc Trung bộ có một số vùng sản xuất tập trung có diện tích lớn như mía, ngô ở Nghệ An, Thanh Hóa. Đẩy mạnh cơ giới hóa ở các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch mía ngô, cao su, xử lý - chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Tăng cường các loại máy sấy hạt.
Khâu sản xuất |
Bắc Trung bộ |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất lúa, mía |
70 |
85 |
Gieo trồng, cấy |
10 |
30 |
Chăm sóc |
35 |
40 |
Thu hoạch lúa, mía, chè |
30 |
50 |
Sấy |
15 |
20 |
Chăn nuôi lợn |
30 |
55 |
2.4. Vùng Nam Trung bộ
Vùng ven biển: Thâm canh lúa, hoa màu, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng Trung du miền núi: hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Là vùng có diện tích canh tác lúa nhỏ, đất khô cằn, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp còn thấp. Trong canh tác tập trung vào các khâu, với các chủng loại máy phù hợp, như: máy động lực công suất nhỏ dưới 35 mã lực; các loại máy cấy nhỏ; máy thu hoạch lúa.
Ứng dụng các loại máy vào sản xuất muối.
Khâu sản xuất |
Nam trung bộ |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất hàng năm |
65 |
80 |
Gieo trồng, cấy |
10 |
20 |
Chăm sóc |
35 |
50 |
Thu hoạch |
25 |
50 |
Cơ giới hóa SX muối |
15 |
50 |
2.5. Vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên
Đây là 02 vùng sản xuất cây công nghiệp (cà phê, mía, ngô, sắn, cao su), chè, rau, hoa quả (Lâm Đồng), ngô (Đắc Lắc, Đồng Nai); phát triển chăn nuôi công nghiệp gia súc, gia cầm;
Các loại máy kéo công suất từ 30¸80 mã lực, liên hợp với máy nông nghiệp phù hợp với vùng đất canh tác, kết hợp để vận chuyển.
Đối với ngô, lạc ứng dụng các máy gieo hạt, máy thu hoạch, máy bóc bẹ, tẽ hạt, máy sấy hạt.
Ứng dụng các thiết bị tưới tiết kiệm, như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới thấm cho các vùng trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê;
Mức độ (%) cơ giới hóa cụ thể như sau:
Khâu sản xuất |
Đông Nam bộ và Tây Nguyên |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất lúa, mía |
90 |
95 |
Gieo trồng, cấy |
10 |
20 |
Chăm sóc |
70 |
80 |
Thu hoạch lúa, mía, chè |
20 |
50 |
Sấy hạt |
30 |
40 |
Chăn nuôi |
35 |
70 |
2.6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đây là vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung về lương thực, chăn nuôi gia súc (lợn), gia cầm, cây ăn quả, có nhu cầu cao về phát triển cơ giới hóa thay thế lao động đang bị thiếu hụt, trước hết là đối với sản xuất lúa hàng hóa.
Đến năm 2020 tập trung cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ quá trình sản xuất lúa (từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch), cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch mía, bảo quản rau quả.
Đẩy nhanh ứng dụng sản xuất mạ công nghiệp và máy cấy lúa năng suất cao (high speed transplanter-5 ha/ngày). Đây là hướng mới, nhằm thay đổi công nghệ, tập quán sản xuất lúa ở ĐBSCL, có thể thực hiện được trên các nền ruộng tương đối ổn định, vừa tiết kiệm được thóc giống, bảo đảm tính thời vụ và hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đưa nhanh ứng dụng thu hoạch mía liên hợp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và canh tác của vùng.
Xây dựng các mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa.
Hệ thống kho chứa vùng ĐBSCL phải đủ năng lực phục vụ xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm, phát triển các dịch vụ sấy, làm sạch, dự trữ thóc.
Mức độ (%) cơ giới hóa cụ thể như sau:
Khâu sản xuất |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
2014 |
2020 |
|
Làm đất cây hàng năm (lúa) |
98 |
100 |
Gieo trồng, cấy |
40 |
80 |
Chăm sóc |
60 |
85 |
Thu hoạch lúa |
76 |
95 |
Sấy (lúa) |
46 |
85 |
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP
1. Triển khai chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với lợi thế từng vùng và thị trường
- Xác định lợi thế của từng vùng, lựa chọn loại hình máy móc, thiết bị phù hợp với cây, con cụ thể;
- Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tập trung hóa đất đai xây dựng cánh đồng lớn;
- Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phù hợp với việc đưa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất: Quy hoạch, cải tạo, san phẳng đồng ruộng, kiên cố hóa hệ thống tưới, tiêu; giao thông nội đồng và giao thông nông thôn.
2. Khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tổ chức lại sản xuất và triển khai có hiệu quả các chính sách kích cầu đối với cơ giới hóa nông nghiệp
- Căn cứ yêu cầu của sản xuất, xây dựng kế hoạch, lộ trình cung ứng số lượng, chủng loại máy phù hợp từng bước đồng bộ quá trình cơ giới hóa sản xuất theo từng khâu trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa.
- Hình thành các tổ chức dịch vụ cơ giới ở nông thôn, phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa.
- Tuyên truyền đến từng người dân các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Triển khai các chính sách từ thực tế và rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi chính sách phù hợp.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hóa đồng bộ sản xuất nông nghiệp, trước tiên là với thâm canh các loại cây trồng chính (lúa, mía, ngô, sắn, rau màu...) ở những vùng sản xuất tập trung, hàng hóa.
- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cơ điện nông nghiệp thông qua các mô hình khuyến công nông nghiệp.
3. Đẩy mạnh công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ nông nghiệp
- Triển khai thực hiện các Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó tập trung phát triển các nhóm máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp.
- Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ thông qua phương thức đặt hàng giao trực tiếp theo Quyết định số 846/QĐ-TTg, ngày 2/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thực hiện Kế hoạch số 3073/QĐ-BNN-CB ngày 09/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về kế hoạch thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam.
- Thực hiện Chương trình cơ khí trọng điểm tập trung một số dự án phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch, như: chế tạo máy gặt đập thu hoạch lúa, mía; chế tạo động cơ diezen công suất lớn (trên 100 HP) và các loại máy kéo; các loại máy sấy hiện đại, đảm bảo yêu cầu bảo quản lúa gạo nói riêng và các loại nông sản hàng hóa khác nói chung.
- Có chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp cho các dự án cơ khí quy mô vừa và nhỏ.
4. Rà soát, bổ sung chính sách
- Thực hiện xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng chế máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Hỗ trợ 100% vốn mua bản quyền chế tạo máy nông nghiệp, máy động lực nhất là các loại động cơ có công suất lớn (trên 50 mã lực).
- Hỗ trợ trực tiếp cho người học về sử dụng máy móc, thiết bị trong nông nghiệp như học nghề, (cấp thẻ học nghề). Đối với con em hộ nghèo, hộ chính sách, dân tộc thiểu số được trợ cấp thêm học bổng và hỗ trợ các điều kiện khác để theo học.
- Triển khai có kết quả Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
5. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước
a) Đối với Trung ương:
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp về lâu dài cần có chiến lược để phát triển cơ khí nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch một cách căn cơ, toàn diện, nhất là các cơ chế chính sách thúc đẩy chế tạo máy móc trong nước, thay thế nhập khẩu.
- Đổi mới quản lý, nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước đối với cơ điện nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 về việc hướng dẫn nhiệm vụ các chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về các loại máy nông nghiệp; ban hành các quy định về quản lý, giám định máy nông nghiệp (cả máy mới và máy cũ nhập khẩu) để hạn chế những rủi ro, thiệt hại cho nông dân.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị về cơ điện nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch.
b) Đối với địa phương
- Rà soát quy hoạch, chỉ đạo sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Hình thành các hộ, các tổ hợp tác, các doanh nghiệp nông nghiệp chuyên về dịch vụ cơ khí nông nghiệp, bao gồm các dịch vụ: làm đất, thu hoạch, sấy, bảo quản nông sản hàng hóa, sửa chữa, cung cấp thiết bị, phụ tùng vật tư, tư vấn mua máy...
- Khuyến khích, hỗ trợ quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, cơ sở hạ tầng (cầu, đường, kênh mương).
- Khuyến khích, hỗ trợ với mức cao nhất cho các thành phần kinh tế tham gia chế tạo, kinh doanh, dịch vụ về máy móc, thiết bị, công nghệ cho phát triển cơ khí nông nghiệp.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối:
- Chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục, vụ, các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện đề án.
- Rà soát, đề xuất các chính sách thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp;
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện đề án hàng năm.
2. Các Tổng cục, Cục, Vụ và các đơn vị liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa các nội dung của đề án (chương trình, dự án, kế hoạch, số lượng, loại máy, thiết bị) phù hợp với điều kiện của địa phương để phát huy hiệu quả của Đề án.
- Đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện đề án của địa phương.
4. Các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo (Viện, trường, trung tâm....):
Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và phát triển của các hộ, trang trại, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ.
5. Các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp:
- Hiệp hội từng ngành hàng xây dựng chiến lược của ngành hàng gắn với các nội dung cụ thể của Đề án, từ đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động, liên doanh, liên kết, phát triển thương hiệu, thị trường máy móc, thiết bị nông nghiệp.
- Đề xuất với địa phương, Chính phủ những vấn đề cần tập trung giải quyết để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nội dung của đề án.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức, những kinh nghiệm và mô hình hiệu quả về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây