Thông tư 30/2009/TT-BTNMT về Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 30/2009/TT-BTNMT

Thông tư 30/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/2009/TT-BTNMTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Văn Đức
Ngày ban hành:31/12/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
__________

Số: 30/2009/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

Quy định về quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ nghị đinh số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;

Căn cứ quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường;
2. Định mức kinh tế- kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2010.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, PC, KH, Cục CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đức

MỤC LỤC

Chương I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

II. QUY TRÌNH CỤ THỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu

2. Phân tích nội dung dữ liệu

3. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

4. Xây dựng danh mục dữ liệu và nhập siêu dữ liệu

5. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu

6. Nhập dữ liệu

7. Biên tập dữ liệu

8. Kiểm tra sản phẩm
9. Giao nộp sản phẩm

10. Bảo trì cơ sở dữ liệu

Chương II.QUY TRÌNH XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

II. QUY TRÌNH CỤ THỂ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thu thập yêu cầu xây dựng phần mềm và nội dung thông tin

2. Mô hình hoá nghiệp vụ

3. Phân tích nội dung dữ liệu

4. Thiết kế hệ thống

5. Lập trình

6. Kiểm thử

7. Triển khai

8. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi

9. Giao nộp sản phẩm

10. Bảo trì phần mềm

 

QUY TRÌNH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

___________________

Các chữ viết tắt và giải thích một số thuật ngữ tham khảo Định mức KT-KT xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ban hành cùng với thông tư này.

Chương I
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAO GỒM CÁC BƯỚC SAU:

1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu;

2. Phân tích nội dung dữ liệu;

3. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu;

4. Xây dựng danh mục và nhập siêu dữ liệu;

5. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

6. Nhập dữ liệu;

7. Biên tập dữ liệu;

8. Kiểm tra sản phẩm;

9. Giao nộp sản phẩm;

10. Bảo trì cơ sở dữ liệu.

Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường:

Thông tư 30/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường

II. QUY TRÌNH CỤ THỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu

1.1. Mục đích:

Thu thập các thông tin về dữ liệu dự kiến đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm khối lượng, các thông tin mô tả cơ bản và tính chất của dữ liệu.

1.2. Các bước thực hiện:

a) Xác định đối tượng quản lý:

- Thuyết minh về tính cần thiết của đối tượng quản lý;

- Các mô tả tóm tắt về tính chất của đối tượng quản lý;

- Xác định thông tin về đặc thù theo lĩnh vực.

- Thông tin về mô hình quản lý cơ sở dữ liệu:

- Tập trung;

- Phân tán.

c) Xác định mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu:

- Thông tin về mức độ bảo mật chỉ xác định cho đối tượng quản lý chính, chủ yếu của cơ sở dữ liệu;

- Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu được xác định theo 3 mức: không mật, mật, tối mật (dựa vào các căn cứ pháp lý).

d) Xác định các yêu cầu về độ chính xác của cơ sở dữ liệu:

- Chính xác tuyệt đối;

- Sai số theo quy định (tỷ lệ % sai số cho phép).

e) Xác định yếu tố ngôn ngữ trong cơ sở dữ liệu:

- Tiếng Việt;

- Tiếng Anh;

- Ngôn ngữ khác.

f) Dự kiến khối lượng dữ liệu đưa vào cơ sở dữ liệu:

Phần này thuyết minh khối lượng dữ liệu dự kiến đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm: Danh mục các lớp dữ liệu đã có ở dạng số, dữ liệu chưa có ở dạng số, số lượng các trường thông tin dự kiến, tính chất dữ liệu là không gian, phi không gian.

1.3. Sản phẩm:

Báo cáo xác định nội dung thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu (theo mẫu M1.1).

2. Phân tích nội dung dữ liệu

2.1. Mục đích:

- Mô tả chi tiết các thông tin về đối tượng quản lý;

- Xác định, giải thích chi tiết mối quan hệ giữa các thông tin mô tả của một đối tượng quản lý và nhiều đối tượng quản lý với nhau.

2.2. Các bước thực hiện:

a) Xác định các đối tượng quản lý.

b) Xác định các thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý.

c) Xác định các rằng buộc của các đối tượng quản lý.

2.3. Sản phẩm:

- Danh mục các đối tượng quản lý và thông tin mô tả (theo mẫu M2.1);

- Danh mục các rằng buộc của các đối tượng quản lý (theo mẫu M2.2).

3. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

3.1. Mục đích:

Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu dựa trên kết quả phân tích.

3.2. Các bước thực hiện:

a) Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích;

b) Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình cơ sở dữ liệu.

3.3. Sản phẩm:

- Mô hình dữ liệu dưới dạng XML;

- Báo cáo thuyết minh mô hình dữ liệu (theo mẫu M3.1);

- Báo cáo kết quả kiểm tra mô hình dữ liệu trên dữ liệu mẫu (theo mẫu M3.2).

4. Xây dựng danh mục dữ liệu và nhập siêu dữ liệu

4.1. Mục đích:

Xây dựng danh mục dữ liệu, xây dựng siêu dữ liệu.

4.2. Các bước thực hiện:

a) Xây dựng danh mục dữ liệu phục vụ cho quản lý và khai thác;

b) Nhập siêu dữ liệu từ kết quả thu thập nội dung thông tin theo chuẩn siêu dữ liệu (ISO 19115).

4.3. Sản phẩm:

- Báo cáo danh mục dữ liệu (theo mẫu M4.1);

- Cơ sở dữ liệu siêu dữ liệu .

5. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu

5.1. Mục đích:

- Chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian theo mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu;

- Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào cơ sở dữ liệu.

5.2. Các bước thực hiện:

a) Đối với dữ liệu không gian:

- Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật (nếu cần);

- Chuẩn hóa phông chữ các đối tượng text trên dữ liệu theo TCVN 6909 (nếu cần);

- Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

b) Đối với dữ liệu phi không gian:

- Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu cần);

- Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

- Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu.

5.3. Sản phẩm:

Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung.

6. Nhập dữ liệu

6.1. Mục đích:

Số hóa các dữ liệu dưới dạng truyền thống vào cơ sở dữ liệu.

6.2. Các bước thực hiện:

a) Đối với dữ liệu không gian: Số hóa theo quy trình thành lập bản đồ số ;

b) Đối với dữ liệu phi không gian: Nhập vào cơ sở dữ liệu.

6.3. Sản phẩm:

Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung.

7. Biên tập dữ liệu

7.1. Mục đích:

Biên tập cơ sở dữ liệu theo quy định.

7.2. Các bước thực hiện:

a) Đối với dữ liệu không gian:

- Tuyên bố đối tượng;

- Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian (topology).

b) Đối với dữ liệu phi không gian (bao gồm các bảng dữ liệu thuộc tính và các trường thuộc tính của dữ liệu không gian):

Biên tập nội dung.

7.3. Sản phẩm:

Cơ sở dữ liệu đã được biên tập.

8. Kiểm tra sản phẩm

Định mức kiểm tra sản phẩm được áp dụng ở cấp quản lý (không áp dụng cho cấp cơ sở).

8.1. Mục đích:

Để đảm bảo cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

8.2. Các bước thực hiện:

a) Kiểm tra mô hình dữ liệu so với kết quả phân tích;

b) Kiểm tra cơ sở dữ liệu:

- Kiểm tra dữ liệu không gian;

- Kiểm tra dữ liệu phi không gian.

- Kiểm tra siêu dữ liệu.

8.3. Sản phẩm:

- Báo cáo kiểm tra (theo mẫu M8.1);

- Báo cáo kết quả sửa chữa (theo mẫu M8.2);

- Biên bản xác nhận tình hình sửa chữa (theo mẫu M8.3).

9. Giao nộp sản phẩm

- Thực hiện theo đúng quy chế giao nộp sản phẩm.

- Sản phẩm giao nộp bao gồm:

STT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

1

Báo cáo xác định nội dung thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu

M1.1

Số và giấy

2

Danh mục các đối tượng quản lý và thông tin mô tả

M2.1

Số và giấy

3

Danh mục các ràng buộc của các đối tượng quản lý

M2.2

Số và giấy

4

Mô hình dữ liệu dưới dạng XML

 

Số

5

Báo cáo thuyết minh mô hình dữ liệu

M3.1

Số và giấy

6

Báo cáo kết quả kiểm tra mô hình dữ liệu trên dữ liệu mẫu

M3.2

Số và giấy

7

Báo cáo danh mục dữ liệu

M4.1

Số và giấy

8

Cơ sở dữ liệu siêu dữ liệu

 

Số

9

Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung

 

Số

10

Cơ sở dữ liệu đã được biên tập nội dung

 

Số

11

Báo cáo kiểm tra

M8.1

Số và giấy

12

Báo cáo kết quả sửa chữa

M8.2

Số và giấy

13

Biên bản xác nhận tình hình sửa chữa

M8.3

Số và giấy

14

Biên bản giao nộp sản phẩm

M9.1

Số và giấy

10. Bảo trì cơ sở dữ liệu

Bảo trì cơ sở dữ liệu là việc đảm bảo cho cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định, có hiệu quả theo thiết kế ban đầu sau khi cơ sở dữ liệu đã được xây dựng xong.

Các công việc thông thường trong quá trình bảo trì cơ sở dữ liệu thông thường là:

- Sao lưu dữ liệu định kỳ theo thời gian quy định hoặc theo tần suất khai thác;

- Khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra.

Lưu ý:

Các bước: Thu thập nội dung thông tin, phân tích nội dung dữ liệu, thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu được áp dụng chung cho cả hạng mục xây dựng phần mềm và thiết lập cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp có cả 2 hạng mục nêu trên (xây dựng phần mềm và thiết lập cơ sở dữ liệu) thì các bước này chỉ được thực hiện ở hạng mục xây dựng phần mềm.

Chương II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thu thập yêu cầu xây dựng phần mềm và nội dung thông tin;

2. Mô hình hóa nghiệp vụ;

3. Phân tích nội dung dữ liệu;

4. Thiết kế hệ thống;

5. Lập trình;

6. Kiểm thử;

7. Triển khai;

8. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi;

9. Giao nộp sản phẩm;

10. Bảo trì phần mềm.

Sơ đồ quy trình xây dựng ứng dụng phần mềm tài nguyên và môi trường:

Thông tư 30/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường

II. QUY TRÌNH CỤ THỂ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thu thập yêu cầu xây dựng phần mềm và nội dung thông tin

1.1. Thu thập yêu cầu xây dựng phần mềm

1. Mục đích:

Thu thập các thông tin cần thiết để xây dựng phần mềm.

2. Các bước thực hiện:

a) Xác định các trường hợp sử dụng:

- Thuyết minh về tính cần thiết của trường hợp sử dụng;

- Mô tả tóm tắt về các trường hợp sử dụng.

b) Xác định các tác nhân của hệ thống:

- Liệt kê các tác nhân của hệ thống;

- Mô tả tóm tắt về các tác nhân của hệ thống.

c) Xác định nhu cầu xây dựng hệ thống:

- Đổi mới công nghệ;

- Nâng cấp phần mềm đã có;

- Xây dựng mới phần mềm.

d) Sử dụng công nghệ GIS trong hệ thống:

- Không sử dụng;

- Engine thương phẩm;

- Engine mã nguồn mở.

e) Yêu cầu về tính dễ cài đặt của hệ thống:

- Cài đặt được trên máy tính cấu hình thấp;

- Chỉ hoạt động trên máy tính cấu hình cao và trung bình;

3. Sản phẩm:

- Danh mục các trường hợp sử dụng kèm thuyết minh mô tả (theo mẫu P1.1);

- Danh mục các tác nhân hệ thống kèm thuyết minh mô tả (theo mẫu P1.2);

- Báo cáo, thuyết minh mô tả các yêu cầu còn lại (mẫu P1.3).

1.2. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu

1. Mục đích:

Thu thập các thông tin về dữ liệu dự kiến đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm khối lượng, các thông tin mô tả cơ bản và tính chất của dữ liệu.

2. Các bước thực hiện:

a) Xác định đối tượng quản lý:

- Thuyết minh về tính cần thiết của đối tượng quản lý;

- Các mô tả tóm tắt về tính chất của đối tượng quản lý;

b) Xác định thông tin về đặc thù theo lĩnh vực;

c) Thông tin về mô hình quản lý cơ sở dữ liệu:

- Tập trung;

- Phân tán.

d) Xác định mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu:

- Thông tin về mức độ bảo mật chỉ xác định cho đối tượng quản lý chính, chủ yếu của cơ sở dữ liệu;

- Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu được xác định theo 3 mức: không mật, mật, tối mật (dựa vào các căn cứ pháp lý).

e) Xác định các yêu cầu về độ chính xác của cơ sở dữ liệu:

- Chính xác tuyệt đối;

- Sai số theo quy định (tỷ lệ % sai số cho phép).

f) Xác định yếu tố ngôn ngữ trong cơ sở dữ liệu:

- Tiếng Việt;

- Tiếng Anh;

- Ngôn ngữ khác.

g) Dự kiến khối lượng lữ liệu đưa vào cơ sở dữ liệu:

- Phần này thuyết minh khối lượng dữ liệu dự kiến đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm: Danh mục các lớp dữ liệu đã có ở dạng số, dữ liệu chưa có ở dạng số, số lượng các trường thông tin dự kiến, tính chất dữ liệu và không gian hay phi không gian.

3. Sản phẩm:

Báo cáo xác định nội dung thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu (theo mẫu M1.1).

2. Mô hình hoá nghiệp vụ

2.1. Mục đích:

Phân tích và xây dựng các mô hình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sẽ sử dụng phần mềm bằng ngôn ngữ hình thức UML.

2.2. Các bước thực hiện:

a) Xác định nghiệp vụ người dùng:

- Mô tả chi tiết các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị;

- Mô tả chi tiết các tác nhân tham gia vào các quy trình nghiệp vụ.

b) Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ:

Mô tả tương tác giữa các use-case.

2.3. Sản phẩm:

- Tài liệu mô tả danh mục các trường hợp sử dụng. Trong trường hợp tổ chức, đơn vị đã áp dụng quy trình ISO 9001:2000 thì lấy quy trình ISO làm sản phẩm (theo mẫu P2.1);

- Tài liệu mô tả danh mục các tác nhân hệ thống (theo mẫu P2.2);

- Mô hình use-case nghiệp vụ (theo mẫu P2.3).

3. Phân tích nội dung dữ liệu

3.1 Mục đích:

- Mô tả chi tiết các thông tin về đối tượng quản lý;

- Xác định, giải thích chi tiết mối quan hệ giữa các thông tin mô tả của một đối tượng quản lý và nhiều đối tượng quản lý với nhau.

3.2. Các bước thực hiện:

a) Xác định các đối tượng quản lý;

b) Xác định các thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý;

c) Xác định các rằng buộc của các đối tượng quản lý.

3.3. Sản phẩm:

- Danh mục các đối tượng quản lý và thông tin mô tả (theo mẫu M2.1);

- Danh mục các rằng buộc của các đối tượng quản lý (theo mẫu M2.2).

4. Thiết kế hệ thống

4.1 Mục đích:

Chuyển đổi các yêu cầu từ quá trình phân tích thành các thiết kế cụ thể.

4.2 Các bước thực hiện:

a) Thiết kế kiến trúc hệ thống;

b) Thiết kế use-case;

c) Thiết kế class;

d) Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu;

e) Thiết kế giao diện phần mềm.

4.3. Sản phẩm:

- Báo cáo thuyết minh mô hình kiến trúc hệ thống (theo mẫu P4.1);

- Báo cáo thuyết minh mô hình use-case. (theo mẫu P4.2);

- Báo cáo thiết kế lược đồ Class. (theo mẫu P4.3);

- Bản thiết kế giao diện phần mềm;

- Mô hình dữ liệu dưới dạng XML;

- Báo cáo thuyết minh mô hình dữ liệu (theo mẫu M3.1);

- Báo cáo kết quả kiểm tra mô hình dữ liệu trên dữ liệu mẫu (theo mẫu M3.2).

5. Lập trình

5.1. Mục đích:

Lập trình theo các bản thiết kế chi tiết.

5.2. Các bước thực hiện:

a) Lập trình;

b) Tích hợp mã nguồn.

5.3. Sản phẩm:

Mã nguồn đã được tích hợp.

6. Kiểm thử

6.1. Mục đích:

Kiểm thử để đảm bảo phần mềm đáp ứng được các yêu cầu của người dùng đặt ra, đồng thời tìm ra các lỗi trong phần mềm để tiến hành sửa chữa và đánh giá chất lượng của phần mềm.

6.2. Các bước thực hiện:

a) Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn;

b) Kiểm tra mức thành phần;

c) Kiểm tra mức hệ thống.

6.3. Sản phẩm:

- Báo cáo kiểm tra mã nguồn (theo mẫu P6.1);

- Báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống (theo mẫu P6.2);

- Báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống (theo mẫu P6.3).

7. Triển khai

7.1. Mục đích:

Đưa hệ thống vào sử dụng trong thực tế, đảm bảo rằng hệ thống đã sẵn sàng cho người dùng cuối.

7.2. Các bước thực hiện:

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng;

b) Đóng gói phần mềm;

c) Đào tạo.

7.3. Sản phẩm:

- Tài liệu hướng dẫn cài đặt;

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng;

- Phần mềm đã được đóng gói hoàn chỉnh;

- Báo cáo tổng kết khóa đào tạo (theo mẫu P7.4).

8. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi

8.1. Mục đích:

Cập nhật các yêu cầu thay đổi của người sử dụng trong suốt quá trình xây dựng phần mềm.

8.2. Sản phẩm:

Danh mục các yêu cầu thay đổi của người sử dụng (theo mẫu P8.1).

9. Giao nộp sản phẩm

 Thực hiện theo đúng quy chế giao nộp sản phẩm

- Sản phẩm giao nộp bao gồm:

STT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

1

Danh mục các trường hợp sử dụng kèm thuyết minh mô tả

P1.1

Số và giấy

2

Danh mục các tác nhân hệ thống kèm thuyết minh mô tả

P1.2

Số và giấy

3

Báo cáo, thuyết minh mô tả các yêu cầu còn lại

P1.3

Số và giấy

4

Báo cáo xác định nội dung thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu

M1.1

Số và giấy

5

Tài liệu mô tả danh mục các trường hợp sử dụng

P2.1

Số và giấy

6

Tài liệu mô tả danh mục các tác nhân

P2.2

Số và giấy

7

Mô hình use-case nghiệp vụ

P2.3

Số và giấy

8

Danh mục các đối tượng quản lý và thông tin mô tả

M2.1

Số và giấy

9

Danh mục các ràng buộc của các đối tượng quản lý

M2.2

Số và giấy

10

Báo cáo thuyết minh mô hình kiến trúc tổng thể

P4.1

Số và giấy

11

Báo cáo thuyết minh mô hình use-case

P4.2

Số và giấy

12

Báo cáo thiết kế lược đồ class

P4.3

Số và giấy

13

Bản thiết kế giao diện phần mềm

 

Số

14

Mô hình dữ liệu dưới dạng XML

 

Số

15

Báo cáo thuyết minh mô hình dữ liệu

M3.1

Số và giấy

16

Báo cáo kết quả kiểm tra mô hình dữ liệu trên dữ liệu mẫu

M3.2

Số và giấy

17

Mã nguồn đã được tích hợp

 

Số

18

Báo cáo kiểm tra mã nguồn

P6.1

Số và giấy

19

Báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

P6.2

Số và giấy

20

Báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

P6.3

Số và giấy

21

Tài liệu hướng dẫn cài đặt

 

Số và giấy

22

Tài liệu hướng dẫn sử dụng

 

Số và giấy

23

Phần mềm đã được đóng gói hoàn chỉnh

 

Số

24

Báo cáo tổng kết khóa đào tạo

P7.4

Số và giấy

25

Danh mục các yêu cầu thay đổi của người sử dụng trong suốt quá trình xây dựng phần mềm

P8.1

Số và giấy

26

Biên bản giao nộp sản phẩm

M9.1

Số và giấy

10. Bảo trì phần mềm

Bảo trì phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu là việc đảm bảo cho phần mềm hoạt động ổn định, có hiệu quả theo thiết kế ban đầu sau khi đã được xây dựng xong.

Các công việc thông thường trong quá trình bảo trì phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thông thường là:

- Quản lý và cập nhật các yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế sử dụng;

- Tiến hành cập nhật, phát hành các bản vá lỗi (nếu có).

ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

MỤC LỤC

 

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Chương II ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

2. Phân loại khó khăn

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

II. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

III. XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ NHẬP SIÊU DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

IV. CHUẨN HOÁ VÀ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

V. NHẬP DỮ LIỆU.

1. Dữ liệu phi không gian.

1.1. Dữ liệu phi không gian có cấu trúc.

1.2. Dữ liệu phi không gian không có cấu trúc.

2. Dữ liệu không gian.

3. Định mức vật tư, thiết bị

VI. BIÊN TẬP DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

VII. KIỂM TRA SẢN PHẨM..

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

VIII. BẢO TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

Chương III

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG..

I. MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

2.1. Xác định nghiệp vụ người dùng.

2.2. Xây dựng mô hình Use-case nghiệp vụ.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG DỮ LIỆU.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG..

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

2.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống.

2.2. Thiết kế Use-case.

2.3. Thiết kế class.

2.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.

2.5. Thiết kế giao diện phần mềm..

3. Định biên.

3.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống.

3.2. Thiết kế use-case.

3.3. Thiết kế class.

3.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.

3.5. Thiết kế giao diện phần mềm..

4. Định mức lao động công nghệ.

4.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống.

4.2. Thiết kế use-case.

4.3. Thiết kế class.

4.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.

5. Định mức vật tư, thiết bị

IV. LẬP TRÌNH.

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

V. KIỂM THỬ..

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

2.1. Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn.

2.2. Kiểm tra mức thành phần.

2.3. Kiểm tra mức hệ thống.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

VI. TRIỂN KHAI

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

VII. QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT THAY ĐỔI

1. Nội dung công việc.

2. Định biên.

3. Định mức lao động công nghệ.

4. Định mức vật tư, thiết bị

VIII. BẢO TRÌ PHẦN MỀM..

1. Nội dung công việc.

2. Phân loại khó khăn.

3. Định biên.

4. Định mức lao động công nghệ.

5. Định mức vật tư, thiết bị

 

ĐỊNH MỨC

kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
I. CÁC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Bao gồm các bước công việc sau:

1. Phân tích nội dung dữ liệu;

2. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu;

3. Xây dựng danh mục và nhập siêu dữ liệu;

4. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

5. Nhập dữ liệu;

6. Biên tập dữ liệu;

7. Kiểm tra sản phẩm;

8. Bảo trì CSDL.

2. Xây dựng phần mềm hỗ trợ việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Bao gồm các bước công việc sau:

1. Mô hình hóa nghiệp vụ;

2. Phân tích nội dung dữ liệu;

3. Thiết kế hệ thống;

4. Lập trình;

5. Kiểm thử;

6. Triển khai;

7. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi;

8. Bảo trì phần mềm.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
1. Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
2. Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước
4. Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia.
5. Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
6. Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Định mức lao động công nghệ

Định mức lao động công nghệ (gọi tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:

a) Nội dung công việc: Liệt kê các thao tác cơ bản thực hiện bước công việc.

b) Phân loại khó khăn: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các bước của công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn.

c) Định biên: Xác định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật để thực hiện công việc. Cấp bậc kỹ thuật được xác định theo kết quả khảo sát, thống kê.

d) Định mức: Quy định thời gian lao động trực tiếp để thực hiện bước công việc theo 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất một sản phẩm.

- Đối với phát triển ứng dụng phần mềm: Đơn vị tính là công nhóm trên một trường hợp sử dụng;

- Đối với thiết lập dữ liệu cho CSDL: Đơn vị tính là công nhóm trên một đối tượng quản lý;

- Ngày công tính bằng 8 giờ làm việc, một tháng làm việc 26 ngày.

2. Định mức vật tư và thiết bị

a)  Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng dụng cụ (công cụ), thiết bị (máy móc) và định mức sử dụng vật liệu:

- Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc);

- Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị: là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

b) Thời hạn sử dụng dụng cụ (khung thời gian tính hao mòn), thiết bị (khung thời gian tính khấu hao) là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.

- Thời gian sử dụng dụng cụ: Đơn vị tính là tháng;

- Thời hạn sử dụng thiết bị: Theo quy định tại các thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c)  Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 8 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.

Mức điện năng được tính theo công thức sau:

Điện tiêu thụ = Công suất (kW/h) x 8h x 1,05 x Mức dụng cụ

Trong đó hệ số 1,05 là mức hao hụt điện trên đường dây (từ đồng hồ điện đến dụng cụ dùng điện).

d) Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ.

e) Mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu.

IV. QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

STT

Nội dung viết tắt

Chữ viết tắt

1

Cơ sở dữ liệu

CSDL

2

Đơn vị tính

ĐVT

3

Kiểm tra nghiệm thu

KTNT

4

Kỹ sư bậc 4

KS4

5

Kỹ sư bậc 3

KS3

6

Kỹ sư bậc 2

KS2

7

Kỹ sư bậc 1

KS1

8

Kỹ thuật viên bậc 3

KTV3

9

Kỹ thuật viên bậc 2

KTV2

10

Kỹ thuật viên bậc 1

KTV1

11

Loại khó khăn 1

KK1

12

Loại khó khăn 2

KK2

13

Loại khó khăn 3

KK3

14

Tài liệu

TL

15

Dụng cụ

DC

16

Công suất

CS

17

Thời hạn

TH

18

Rational Unified Process

RUP

19

Giao diện giao tiếp với người dùng

GUI

20

Hệ thống thông tin địa lý

GIS

V. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Engine: Là công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm dưới dạng thư viện đã đóng gói hoặc mã nguồn mở có thể tùy biến để phát triển các phần mềm ứng dụng.
Công nghệ GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) là bộ công cụ máy tính để lập và phân tích các sự vật, hiện tượng có gắn với dữ liệu không gian. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thuộc tính và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian. Việc ứng dụng công nghệ GIS là đặc thù của ngành Tài nguyên và môi trường. Do dữ liệu không gian chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ sở dữ liệu của cả 07 lĩnh vực trong ngành Tài nguyên và môi trường. Nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS trong phát triển phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu bao gồm:
- Không sử dụng công nghệ GIS;
- Sử dụng engine thương phẩm: là các sản phẩm phần mềm GIS thương mại đã được đóng gói của một hãng nào đó, phải có bản quyền sử dụng;
- Sử dụng engine mã nguồn mở: là các sản phẩm phần mềm GIS miễn phí được chia sẻ trong cộng đồng mã nguồn mở, miễn phí bản quyền sử dụng.
Danh mục dữ liệu: Là một loại cơ sở dữ liệu tập hợp các chỉ mục dữ liệu dùng để phục vụ nhu cầu tìm kiếm, khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đó.
Siêu dữ liệu: Là dữ liệu để mô tả dữ liệu hay đặc tả dữ liệu. Siêu dữ liệu mô tả các thông tin về một loại dữ liệu nào đó giúp cho việc xây dựng, sử dụng (tìm kiếm, truy xuất..) CSDL và mở rộng, kết hợp các CSDL khác nhau tạo thành hệ thống CSDL thống nhất dễ dàng hơn.
Trigger: Là một dạng thủ tục nội tại (stored procedure) đặc biệt được thực thi một cách tự động kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn phức tạp của dữ liệu (trên nhiều trường hoặc nhiều bản ghi của các bảng khác nhau) khi có một sự kiện làm thay đổi dữ liệu xảy ra (insert, delete hay update).
UML: Là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất bao gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện.
XML: Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (eXtensible Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu với khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Các ngôn ngữ dựa trên XML được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng.
GML: Là ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu cho các hệ thống thông tin địa lý cũng là định dạng mở trao đổi dữ liệu địa lý trên Internet, bản chất là ngôn ngữ XML được dùng riêng để thể hiện đặc điểm về dữ liệu địa lý.
TCVN 6909: Là bộ mã các ký tự chữ Việt thống nhất sử dụng trong cơ quan Nhà nước được quy định bởi Thông tư số 07/2002/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2002.
ISO: Tổ chức chuẩn thế giới (ISO- International Organisation) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
ISO 19115: Tiểu ban Hệ thống thông tin địa lý ISO/TC 211 đã đưa ra chuẩn siêu dữ liệu (hệ quy chiếu, đơn vị xây dựng dữ liệu GIS,...) cho dữ liệu không gian với tên gọi là ISO 19115.
Topology: Trong GIS, topology được hiểu là những mối liên hệ không gian giữa các đối tượng liên kết hoặc liền kề và là một tập các quy tắc và hành vi cho mô hình điểm, nút, đường và vùng. Topology là một yêu cầu quan trọng cho quản lý, toàn vẹn, phát hiện và sửa chữa sai sót dữ liệu GIS. Việc thực hiện các loại phân tích, xử lý không gian, mạng lưới… đều phải dựa trên tính topology của dữ liệu GIS.
Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu: Là phương án cập nhật dữ liệu của đơn vị xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Phương án này tùy thuộc vào nhu cầu và nghiệp vụ chuyên môn của từng đơn vị cụ thể. Các phương án quản lý cập nhật cơ sở dữ liệu bao gồm:
- Quản lý cập nhật tập trung.
- Quản lý cập nhật phân tán.
Mô hình quản lý dữ liệu tập trung: Là mô hình tất cả các dữ liệu có thể được thu thập, cập nhật ở nhiều điểm, nhiều đơn vị khác nhau (xa nhau về vị trí địa lý) nhưng tất cả các dữ liệu đều được quản lý tập trung tại một đơn vị có chức năng quản lý, phân tích, xử lý dữ liệu .
Mô hình quản lý dữ liệu phân tán: Là mô hình dữ liệu được thu thập, cập nhật ở nhiều đơn vị, nhiều cấp hành chính, dữ liệu sau khi được phân tích, xử lý chuyển về các đơn vị quản lý cấp cao hơn để phân tích, tổng hợp (ví dụ như dữ liệu về chủ sử dụng, thửa đất ở cấp tỉnh, dữ liệu tổng hợp được chuyển về Tổng cục Quản lý đất đai)
Dữ liệu không gian: Là những dữ liệu mô tả các đối tượng trên bề mặt trái đất, dữ liệu không gian được thể hiện dưới dạng hình học, được quản lý bằng hình thể và mối tương quan không gian. Dữ liệu không gian được biểu diễn dưới 3 dạng cơ bản là điểm, đường và vùng.
Dữ liệu phi không gian: Được biểu diễn bẳng các trường thông tin với định dạng như văn bản, ngày tháng, số...dữ liệu phi không gian có thể có mối quan hệ trực tiếp với dữ liệu không gian hoặc quan hệ qua các trường khoá.
Hệ quản trị CSDL: Là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một CSDL. Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính.
Quy trình: Là một tập hợp có thứ tự các bước thực hiện để đạt tới mục đích nào đó. Tại mỗi bước bao gồm: mô tả công việc thực hiện, người hoặc đơn vị thưc hiện, thời gian thực hiện, sản phẩm đạt được và các thông tin khác nếu có
Quy trình phát triển phần mềm RUP: Là một quy trình công nghệ phần mềm, cung cấp các phương pháp, các nguyên tắc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm trong các tổ chức phát triển phần mềm. Nó cho ra một sản phẩm phần mềm có chất lượng cao đảm bảo các dự thảo về thời gian và và kinh phí với người sử dụng.
Biểu đồ hoạt động (Activity diagGram): Thể hiện quá trình thực hiện của một hay nhiều hoạt động được gắn với một lớp (class) đối tượng dưới tác động của các sự kiện bên ngoài.
Tác nhân hệ thống (actor): Một actor là một người hoặc một vật nào đó tương tác với hệ thống, sử dụng hệ thống. Trong khái niệm "tương tác với hệ thống" muốn nói rằng actor sẽ gửi thông điệp đến hệ thống hoặc là nhận thông điệp xuất phát từ hệ thống, hoặc là thay đổi các thông tin cùng với hệ thống. Nói một cách ngắn gọn, actor thực hiện các Use Case. Một actor có thể là người mà cũng có thể là một hệ thống khác (ví dụ như là một chiếc máy tính khác được nối kết với hệ thống của chúng ta hoặc một loại trang thiết bị phần cứng nào đó tương tác với hệ thống).
Trường hợp sử dụng (use-case): Là một kỹ thuật được dùng trong kỹ thuật phần mềm và hệ thống để nắm bắt yêu cầu chức năng của hệ thống. Use case mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng bên ngoài (actor) và hệ thống. Nó thể hiện ứng xử của hệ thống đối với bên ngoài, trong một hoàn cảnh nhất định, xét từ quan điểm của người sử dụng. Nó mô tả các yêu cầu đối với hệ thống, có nghĩa là những gì hệ thống phải làm chứ không phải mô tả hệ thống làm như thế nào. Tập hợp tất cả Use case của hệ thống sẽ mô tả tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng. Mỗi use case mô tả cách thức actor tương tác với hệ thống để đạt được mục tiêu nào đó. Một hoặc nhiều kịch bản (scenario) có thể được tạo ra từ mỗi use case, tương ứng với chi tiết về mỗi cách thức đạt được mục tiêu nào đó. Khi mô tả Use case, người ta thường tránh dùng thuật ngữ kỹ thuật, thay vào đó họ sử dụng ngôn ngữ của người dùng cuối hoặc chuyên gia về lĩnh vực đó. Để tạo ra use case, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người phân tích hệ thống và người dùng cuối. Một trong những cách biểu diễn trực quan phổ biến hiện nay là lược đồ use case của UML.
Nhu cầu xây dựng phần mềm: Là các yêu cầu của người dùng bao gồm:
- Đổi mới công nghệ;
- Nâng cấp;
- Xây dựng mới.
Tính dễ cài đặt: Là yêu cầu về phần cứng hoặc hạ tầng công nghệ thông tin của phần mềm. Các yêu cầu đặc thù như tận dụng nền tảng phần cứng máy tính có cấu hình thấp, hạ tầng mạng có sẵn lạc hậu là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình thiết kế cũng như xây dựng phần mềm. Các nội dung bao gồm:
- Phần mềm hoạt động được trên các hệ thống phần cứng có cấu hình thấp.
- Phần mềm chỉ hoạt động được trên các hệ thống phần cứng có cấu hình cao.
Đối tượng quản lý: Là các thực thể dữ liệu quản lý chính trong cơ sở dữ liệu. Các thông tin mô tả được coi là thuộc tính của đối tượng quản lý, thông thường đối tượng quản lý chính là mục tiêu quản lý của một cơ sở dữ liệu.
Mức độ bảo mật: Là tính chất mật của các dữ liệu được tổ chức thành cơ sở dữ liệu. Danh mục các tài liệu mật trong ngành tài nguyên môi trường được quy định trong văn bản pháp quy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, bao gồm: Không mật, tối mật,mật.
Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu: Là các yêu cầu về tính đúng đắn của dữ liệu được xây dựng thành cơ sở dữ liệu. Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu bao gồm:
- Chính xác tuyệt đối: là yêu cầu tương ứng 1 - 1 giữa dữ liệu gốc và dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu.
- Cho phép sai số theo quy định: là các sai số cho phép trong quá trình tổ chức cơ sở dữ liệu, ví dụ như sai số trong hạn sai của bản đồ, sai số cho phép khi biên tập tổng hợp bản đồ…
Ngôn ngữ: Là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong quá trình nhập liệu. Yếu tố ngôn ngữ bao gồm:
- Tiếng Việt: Là ngôn ngữ phổ thông;
- Tiếng Anh: Là ngoại ngữ thông dụng, phổ biến;
- Ngôn ngữ khác: Là các ngoại ngữ khác ngoài 02 ngôn ngữ nêu trên.
Chương II
ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

- Xác định các đối tượng quản lý;

- Xác định các thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý;

- Xác định các ràng buộc của các đối tượng quản lý.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số đối tượng quản lý : đã được xác định ở bước thu thập nội dung thông tin;

- Đặc thù theo lĩnh vực: theo bảng phân loại của từng lĩnh vực. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể để phân loại.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 60 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

30

 

4< n< 8

45

 

n >=8

60

2

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 40 điểm

 

Dễ

20

 

Trung bình

30

 

Khó

40

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước phân tích nội dung dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại mức độ khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 55

2

KK 2

55 < K <85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Xác định đối tượng quản lý.

2

3

5

2

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý.

2

3

5

3

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

2

3

5

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Xác định đối tượng quản lý.

4

5

8

2

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý.

8

12

18

3

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

8

12

18

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

20,00

48,00

48,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

20,00

48,00

48,00

3

Dập ghim

Cái

24

4,00

9,00

9,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

2,00

5,00

5,00

5

Ghế

Cái

96

20,00

48,00

48,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

20,00

48,00

48,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

2,50

6,00

6,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

5,00

12,00

12,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

5,00

12,00

12,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

5,00

12,00

12,00

11

Điện

kW

 

3,78

9,07

9,07

 

5.2. Thiết bị

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Xác định đối tượng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

3,00

7,20

7,20

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,21

0,50

0,50

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,67

1,69

1,69

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,15

0,36

0,36

5

Điện

kW

 

25,41

60,98

60,98

 

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

KK1

0,8

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

1,0

KK3

1,6

1,5

1,5

5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Giấy A4

Gram

0,05

0,12

0,12

2

Mực in laser

Hộp

0,01

0,02

0,02

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

0,01

4

Sổ

Quyển

0,12

0,2

0,2

5

Bút bi

Cái

1,00

2,00

2,00

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,10

0,10

0,10

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

0,10

9

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,20

0,20

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,29

0,39

0,39

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

II. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU

 1. Nội dung công việc

- Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích;

- Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình cơ sở dữ liệu.

 2. Phân loại khó khăn

 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số đối tượng quản lý: Đã được xác định ở bước thu thập nội dung thông tin;

- Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu: Tập trung hoặc phân tán;

- Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 50 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

20

 

4< n< 8

30

 

n >=8

50

2

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 30 điểm

 

Tập trung

20

 

Phân tán

30

3

Mức độ bảo mật: tối đa 20 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

10

 

Tối mật

20

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình CSDL. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K < = 50

2

KK 2

50 < K < 80

3

KK 3

K >= 80

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

Nhóm

1

Thiết kế lược đồ CSDL theo kết quả phân tích.

 

2

1

3

2

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu.

1

 

 

1

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế lược đồ CSDL theo kết quả phân tích.

14

20

30

2

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu.

4

5

8

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thiết kế lược đồ CSDL

Nhập dữ liệu mẫu

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

48,00

4,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

48,00

4,00

3

Dập ghim

Cái

24

9,00

0,80

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

5,00

0,40

5

Ghế

Cái

96

48,00

4,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

48,00

4,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

6,00

0,50

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

12,00

1,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

12,00

1,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

12,00

1,00

11

Điện

kW

 

9,07

0,76

 

5.2. Thiết bị

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Thiết kế lược đồ CSDL

Nhập dữ liệu mẫu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

12,00

3,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,84

0,21

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

2,68

0,67

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,60

0,15

5

Điện

kW

 

101,27

25,41

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Thiết kế lược đồ CSDL

Nhập dữ liệu mẫu

KK1

0,7

0,8

KK2

1,0

1,0

KK3

1,5

1,6

5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Thiết kế lược đồ CSDL

Nhập dữ liệu mẫu

1

Giấy A4

Gram

0,05

0,05

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

4

Sổ

Quyển

0,30

5

Bút bi

Cái

3,00

6

Đĩa CD

Cái

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

9

Giấy ghi chú

Tập

0,25

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,69

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

 III. XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ NHẬP SIÊU DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

- Xây dựng danh mục dữ liệu;

- Nhập siêu dữ liệu.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số đối tượng quản lý;

- Ngôn ngữ.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 80 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

40

 

4< n< 8

60

 

n >=8

80

2

Ngôn ngữ: tối đa 20 điểm

 

Tiếng Việt

0

 

Tiếng Anh

10

 

Các ngôn ngữ khác

20

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước xây dựng danh mục và nhập siêu dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 60

2

KK 2

60 < K < 80

3

KK 3

K >= 80

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Xây dựng danh mục dữ liệu

2

1

3

2

Nhập siêu dữ liệu

2

1

3

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Xây dựng danh mục dữ liệu

7

10

15

2

Nhập siêu dữ liệu

6

8

12

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xây dựng danh mục dữ liệu

Nhập siêu dữ liệu

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

24,00

19,20

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

24,00

19,20

3

Dập ghim

Cái

24

5,00

4,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

2,50

2,00

5

Ghế

Cái

96

24,00

19,20

6

Bàn làm việc

Cái

96

24,00

19,20

7

Quạt trần 100W

Cái

96

3,00

2,40

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

6,00

4,80

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

6,00

4,80

10

Giá để tài liệu

Cái

96

6,00

4,80

11

Điện

kW

 

4,54

3,63

 

5.2. Thiết bị

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Xây dựng danh mục dữ liệu

Nhập siêu dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

6,00

4,80

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,42

0,34

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

1,34

1,07

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,30

0,24

5

Điện

kW

 

50,82

40,66

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Xây dựng danh mục dữ liệu

Nhập siêu dữ liệu

KK1

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

KK3

1,5

1,5

 

 5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Xây dựng danh mục dữ liệu

Nhập siêu dữ liệu

1

Giấy A4

Gram

0,06

0,05

2

Mực in laser

Hộp

0,006

0,006

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

4

Sổ

Quyển

0,15

0,12

5

Bút bi

Cái

1,50

1,50

6

Đĩa CD

Cái

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

9

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,10

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,34

0,28

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

IV. CHUẨN HOÁ VÀ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

- Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật (nếu cần);

- Chuẩn hoá dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu;

- Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu cần);

- Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu;

- Chuyển đổi dữ liệu sau khi được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu;

- Số đối tượng quản lý.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu: tối đa 60 điểm

 

Sai số theo quy định

40

 

Chính xác tuyệt đối

60

2

Đối tượng quản lý: tối đa 40 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

20

 

4< n< 8

30

 

n >=8

40

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 60

2

KK 2

60 < K < 80

3

KK 3

K >= 80

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật .

1

 

1

2

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

4

1

5

3

Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909.

2

 

2

4

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

1

 

1

5

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu.

 

1

1

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật

17

21

26

2

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

49

70

105

3

Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909.

28

40

60

4

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

28

40

60

5

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu.

11

15

23

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuẩn hóa phông chữ

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

16,80

280,00

64,00

32,00

12,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

16,80

280,00

64,00

32,00

12,00

3

Dập ghim

Cái

24

16,80

280,00

12,00

6,00

2,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

16,80

280,00

6,50

3,00

1,20

5

Ghế

Cái

96

16,80

280,00

64,00

32,00

12,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

16,80

280,00

64,00

32,00

12,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

2,10

35,00

8,00

4,00

1,50

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

4,20

70,00

16,00

8,00

3,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

4,20

70,00

16,00

8,00

3,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

4,20

70,00

16,00

8,00

3,00

11

Điện

kW

 

3,18

52,92

12,10

6,05

2,27

 

5.2. Thiết bị

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuẩn hóa phông chữ

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

12,60

42,00

24,00

24,00

9,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,882

2,94

1,68

1,68

0,63

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

2,80

9,38

5,36

5,36

2,01

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,63

2,10

1,20

1,20

0,45

5

Điện

kW

 

106,72

355,74

203,28

203,28

76,23

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuẩn hóa phông chữ

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu

KK1

0,8

0,7

0,7

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

KK3

1,2

1,5

1,5

1,5

1,5

5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuẩn hóa phông chữ

Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu

1

Giấy A4

Gram

0,042

0,07

0,06

0,08

0,03

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

0,005

0,005

0,003

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

0,01

0,01

0,005

4

Sổ

Quyển

0,10

1,80

0,40

0,20

0,08

5

Bút bi

Cái

0,25

4,00

1,00

0,20

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

7

Đĩa DVD

Cái

2,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

9

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

10

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,30

0,30

0,20

0,20

11

Cặp để tài liệu

Cái

0,20

0,50

0,50

0,50

0,50

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

V. NHẬP DỮ LIỆU

1. Dữ liệu phi không gian

Nội dung của bước công việc này là nhập các dữ liệu phi không gian (thông tin thuộc tính) không phải dạng số (tài liệu được lưu trữ dưới dạng giấy cần số hóa) từ bàn phím vào cơ sở dữ liệu.

1.1. Dữ liệu phi không gian có cấu trúc

Là các dữ liệu đã được tổ chức theo một cấu trúc thống nhất, bản thân các cấu trúc này không hoặc ít có sự biến động theo thời gian.

1.1.1. Phân loại khó khăn

Các mức độ khó khăn của bước nhập dữ liệu như sau:

KK1

Trường dữ liệu dạng chữ viết

KK2

Trường dữ liệu dạng chữ số

KK3

Trường dữ liệu dạng âm thanh, hình ảnh,...

1.1.2. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Nhập dữ liệu thuộc tính

1

 1.1.3. Định mức lao động công nghệ

Công/01 trường thông tin

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Nhập dữ liệu thuộc tính

0,0125

0,0163

0,0211

 

1.2. Dữ liệu phi không gian không có cấu trúc

Là các dữ liệu không theo một cấu trúc thống nhất hoặc bản thân các cấu trúc này biến động theo thời gian.

1.2.1. Phân loại khó khăn

Các mức độ khó khăn của bước nhập dữ liệu như sau:

KK1

Trang tài liệu thông thường, yêu cầu độ chính xác thấp, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt

KK2

Trang tài liệu có bảng biểu kèm theo, yêu cầu độ chính xác cao hoặc ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh

KK3

Trang tài liệu dạng đặc biệt, có nhiều công thức toán hoặc các ký tự đặc biệt (tuổi địa chất, chữ la tinh,...); yêu cầu độ chính xác tuyệt đối hoặc ngôn ngữ sử dụng là ngoại ngữ khác.

1.2.2. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Nhập dữ liệu thuộc tính

1

1.2.3. Định mức lao động công nghệ

Công/01 trang văn bản

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Nhập dữ liệu thuộc tính

0,33

0,41

0,49

 

2. Dữ liệu không gian

2.1. Bản đồ nền địa lý

Áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.2. Bản đồ chuyên đề (khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản,...)

Các loại bản đồ chuyên đề chưa được quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì được áp dụng như sau:

2.2.1. Với các yếu tố chuyên đề có dạng điểm (point):

Nội dung của bước công việc này là số hóa các đối tượng đồ họa dạng điểm từ bản đồ giấy.

Phân loại khó khăn

Bước số hóa các đối tượng đồ họa dạng điểm không được phân loại khó khăn

Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Số hóa dạng điểm

1

Định mức lao động công nghệ

Công/01 điểm

STT

Danh mục công việc

Công

1

Số hóa dữ liệu dạng điểm

0,0125

 2.2.2. Với các yếu tố chuyên đề dạng vùng

Nội dung của bước công việc này là số hóa các đối tượng đồ họa dạng vùng từ bản đồ giấy. Đơn vị tính là mảnh bản đồ, số mảnh được xác định là:

Số mảnh = tổng diện tích khu vực cần số hóa / diện tích mảnh bản đồ tiêu chuẩn có tỷ lệ tương ứng

Phân loại khó khăn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc số hóa như sau:

KK1

Số lượng các polygon ít, phân bố rải rác

KK2

Số lượng các polygon nhiều, phân bố tương đối dày đặc

KK3

Số lượng các polygon rất nhiều, mật độ dày đặc, phức tạp

Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

1

Quét và số hóa nội dung chuyên môn dạng vùng theo quy định của mô hình dữ liệu

1

Định mức lao động công nghệ

Công/01 mảnh

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Quét và số hóa nội dung chuyên môn dạng vùng theo quy định của mô hình dữ liệu

20

25

35

 

2.2.3. Với các yếu tố chuyên đề dạng đường

Nội dung của bước công việc này là số hóa các đối tượng đồ họa dạng đường từ bản đồ giấy. Đơn vị tính là mảnh bản đồ, số mảnh được xác định là:

Số mảnh = tổng diện tích khu vực cần số hóa / diện tích mảnh bản đồ tiêu chuẩn có tỷ lệ tương ứng

Phân loại khó khăn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc số hóa như sau:

KK1

Số lượng các polyline ít, phân bố rải rác

KK2

Số lượng các polyline nhiều, phân bố tương đối dày đặc

KK3

Số lượng các polyline rất nhiều, mật độ dày đặc, phức tạp

Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

1

Quét và số hóa nội dung chuyên môn dạng đường theo quy định của mô hình dữ liệu

1

Định mức lao động công nghệ

Công/01 mảnh

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Quét và số hóa nội dung chuyên môn dạng đường theo quy định của mô hình dữ liệu

15

20

25

 

3. Định mức vật tư, thiết bị

Đơn vị tính cho các bước công việc cụ thể như sau:

- Dữ liệu phi không gian có cấu trúc: ca/01 trường thông tin;

- Dữ liệu phi không gian không có cấu trúc: ca/01 trang văn bản;

- Dữ liệu không gian với yếu tố dạng điểm: ca/01 điểm;

- Dữ liệu không gian với yếu tố dạng vùng: ca/01 mảnh;

- Dữ liệu không gian với yếu tố dạng đường: ca/01 mảnh.

3.1. Dụng cụ

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Dữ liệu phi không gian

Dữ liệu không gian

Có cấu trúc

Không có cấu trúc

Yếu tố dạng điểm

Yếu tố dạng vùng

Yếu tố dạng đường

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

0,013

0,328

0,01

20,00

16,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

0,013

0,328

0,01

20,00

16,00

3

Dập ghim

Cái

24

0,013

0,328

0,005

4,00

3,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

0,013

0,328

0,001

2,00

1,60

5

Ghế

Cái

96

0,013

0,328

0,01

20,00

16

6

Bàn làm việc

Cái

96

0,0130

0,3280

0,01

20,00

16,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,0016

0,041

0,0013

2,50

2,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

0,0032

0,082

0,0026

5,00

4,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

0,0032

0,082

0,0026

5,00

4,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

0,0032

0,082

0,0026

5,00

4,00

11

Điện

kW

 

0,0025

0,062

0,002

3,78

3,02

3.2. Thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Dữ liệu phi không gian

Dữ liệu không gian

Có cấu trúc

Không có cấu trúc

Yếu tố dạng điểm

Yếu tố dạng vùng

Yếu tố dạng đường

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,0099

0,2460

0,0075

15,00

12,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,0007

0,0172

0,0005

1,05

0,84

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,0022

0,0549

0,0017

3,35

2,68

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,0005

0,0123

0,0004

0,75

0,60

5

Điện

kW

 

0,0838

2,0840

0,0642

127,05

101,64

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Dữ liệu phi không gian

Dữ liệu không gian

Có cấu trúc

Không có cấu trúc

Yếu tố dạng điểm

Yếu tố dạng vùng

Yếu tố dạng đường

KK1

0,7

0,8

1,0

0,8

0,75

KK2

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

KK3

1,3

1,2

1,0

1,4

1,25

3.3. Vật liệu

STT

Vật liệu

ĐVT

Dữ liệu phi không gian

Dữ liệu không gian

Có cấu trúc

Không có cấu trúc

Yếu tố dạng điểm

Yếu tố dạng vùng

Yếu tố dạng đường

1

Giấy A4

Gram

0,002

0,002

0,002

0,05

0,04

2

Mực in laser

Hộp

0,001

0,001

0,001

0,02

0,01

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,003

0,003

0,003

0,05

0,03

4

Bút bi

Cái

0,01

0,02

0,01

1,00

1,00

5

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

6

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,175

0,175

0,175

0,175

0,175

7

Hộp ghim dập

Hộp

0,175

0,175

0,175

0,175

0,175

8

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,20

0,20

0,20

0,20

9

Cặp để tài liệu

Cái

0,30

0,30

0,30

0,30

0,23

 

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

VI. BIÊN TẬP DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

- Tuyên bố đối tượng;

- Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian;

- Biên tập nội dung.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu;

- Số đối tượng quản lý;

- Ngôn ngữ;

- Đặc thù theo lĩnh vực.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu: tối đa 55 điểm

 

Sai số theo quy định

20

 

Chính xác tuyệt đối

55

2

Đối tượng quản lý: tối đa 20 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

10

 

4< n< 8

15

 

n >=8

20

3

Ngôn ngữ: tối đa 10 điểm

 

Tiếng Việt

0

 

Tiếng Anh

5

 

Các ngôn ngữ khác

10

4

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 15 điểm

 

Dễ

5

 

Trung bình

10

 

Khó

15

 2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước biên tập dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 50

2

KK 2

50 < K < 85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

Nhóm

1

Tuyên bố đối tượng

5

5

2

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

5

5

3

Biên tập nội dung

5

5

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Tuyên bố đối tượng

11

15

23

2

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

14

20

30

3

Biên tập nội dung

11

15

23

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Tuyên bố đối tượng

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

Biên tập nội dung

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

60,00

80,00

60,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

60,00

80,00

60,00

3

Dập ghim

Cái

24

12,00

16,00

12,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

6,00

8,00

6,00

5

Ghế

Cái

96

60,00

80,00

60,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

60,00

80,00

60,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

7,50

10,00

7,50

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

15,00

20,00

15,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

15,00

20,00

15,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

15,00

20,00

15,00

11

Điện

kW

 

11,34

15,12

11,34

 

5.2. Thiết bị

Ca/01đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Tuyên bố đối tượng

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

Biên tập nội dung

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

9,00

12,00

9,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,63

0,84

0,63

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

2,01

2,68

2,01

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,45

0,60

0,45

5

Điện

kW

 

76,23

101,64

76,23

 

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Tuyên bố đối tượng

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

Biên tập nội dung

KK1

0,7

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

1,0

KK3

1,5

1,5

1,5

5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Tuyên bố đối tượng

Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian

Biên tập nội dung

1

Giấy A4

Gram

0,05

0,001

0,05

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

0,005

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,005

0,005

4

Sổ

Quyển

0,40

0,50

0,40

5

Bút bi

Cái

1,50

1,50

1,50

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

0,05

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,18

0,18

0,18

9

Giấy ghi chú

Tập

0,10

0,10

0,10

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,30

0,30

0,30

 

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

VII. KIỂM TRA SẢN PHẨM

1. Nội dung công việc

- Kiểm tra mô hình dữ liệu so với kết quả phân tích;

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu;

- Kiểm tra siêu dữ liệu.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu;

- Số đối tượng quản lý;

- Ngôn ngữ;

- Đặc thù theo lĩnh vực.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu: tối đa 50 điểm

 

Cho phép sai số theo quy định

20

 

Chính xác tuyệt đối

50

2

Đối tượng quản lý: tối đa 20 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

10

 

4< n<8

15

 

n >=8

20

3

Ngôn ngữ: tối đa 15 điểm

 

Tiếng Việt

0

 

Tiếng Anh

10

 

Các ngôn ngữ khác

15

4

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 15 điểm

 

Dễ

5

 

Trung bình

10

 

Khó

15

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước kiểm tra sản phẩm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 55

2

KK 2

55 < K < 85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS4

Nhóm

1

Kiểm tra mô hình dữ liệu so với kết quả phân tích.

2

2

2

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

2

2

3

Kiểm tra siêu dữ liệu

2

2

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra mô hình dữ liệu so với kết quả phân tích.

7

10

15

2

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

7

10

15

3

Kiểm tra siêu dữ liệu

7

10

15

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra mô hình
dữ liệu

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

Kiểm tra siêu dữ liệu

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

16,00

16,00

16,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

16,00

16,00

16,00

3

Dập ghim

Cái

24

3,00

3,00

3,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

1,50

1,50

1,50

5

Ghế tựa

Cái

96

16,00

16,00

16,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

16,00

16,00

16,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

2,00

2,00

2,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

4,00

4,00

4,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

4,00

4,00

4,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

4,00

4,00

4,00

11

Điện

kW

 

3,02

3,02

3,02

 

5.2. Thiết bị

Ca/ 01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Kiểm tra mô hình
dữ liệu

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

Kiểm tra siêu dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

6,00

6,00

6,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,42

0,42

0,42

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

1,34

1,34

1,34

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,30

0,30

0,30

5

Điện

kW

 

50,82

50,82

50,82

 

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Kiểm tra mô hình
dữ liệu

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

Kiểm tra siêu dữ liệu

KK1

0,7

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

1,0

KK3

1,5

1,5

1,5

5.3. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra mô hình
dữ liệu

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

Kiểm tra siêu dữ liệu

1

Giấy A4

Gram

0,04

0,04

0,04

2

Mực in laser

Hộp

0,004

0,004

0,004

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,003

0,003

0,003

4

Sổ

Quyển

0,10

0,10

0,10

5

Bút bi

Cái

0,25

0,25

0,25

6

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

0,05

7

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

0,10

8

Giấy ghi chú

Tập

0,05

0,05

0,05

9

Cặp để tài liệu

Cái

0,25

0,25

0,25

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

VIII. BẢO TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

Bảo trì CSDL là việc đảm bảo cho cơ sở dữ liệu đó hoạt động ổn định, có hiệu quả theo thiết kế ban đầu sau khi cơ sở dữ liệu đã được xây dựng xong.

Các công việc thông thường trong quá trình Bảo trì CSDL thông thường là:

Sao lưu dữ liệu định kỳ theo thời gian quy định hoặc theo tần suất khai thác.

Khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra.

2. Phân loại khó khăn

Việc vận hành thông suốt, ổn định trong thời gian xác định một cơ sở dữ liệu nói chung và cơ sở dữ liệu trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng thực tế là rất phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố đôi khi là không lường trước được. Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên có thể được ví dụ như sau:

- Hỏng hóc đột xuất về phần cứng;

- Mất điện đột ngột do đó dẫn đến các hỏng hóc về dữ liệu, hệ điều hành;

- Bị virus máy tính tấn công gây nên hỏng hóc dữ liệu;

- ...

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

 Số các đối tượng quản lý;

 Đặc thù theo lĩnh vực;

 Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu ;

 Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu;

 Yêu cầu về độ chính xác;

 Ngôn ngữ sử dụng trong cơ sở dữ liệu .

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 40 điểm (hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

30

 

4< n< 8

35

 

n >=8

40

2

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 10 điểm

 

Dễ

5

 

Trung bình

7

 

Khó

10

3

Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

10

 

Phân tán

15

4

Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu: tối đa 15 điểm

 

Không mật

7

 

Mật

12

 

Tối mật

15

5

Yêu cầu về độ chính xác: tối đa 10 điểm

 

Sai số theo quy định

5

 

Chính xác tuyệt đối

10

6

Ngôn ngữ sử dụng trong cơ sở dữ liệu: tối đa 10 điểm

 

Tiếng Việt

0

 

Tiếng Anh

5

 

Ngôn ngữ khác

10

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo trì CSDL. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 55

2

KK 2

55 < K <85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

1

Bảo trì CSDL

1

4. Định mức lao động công nghệ

Công/01 CSDL

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Bảo trì CSDL

78

156

312

Ghi chú:

KK1: 03 tháng (= 78 công);

KK2: 06 tháng (= 156 công);

KK3: 01 năm (= 312 công).

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1 Dụng cụ

Ca/01 CSDL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Bảo trì CSDL

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

124,80

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

124,80

3

Dập ghim

Cái

24

25,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

13,00

5

Ghế

Cái

96

124,80

6

Bàn làm việc

Cái

96

124,80

7

Quạt trần 100W

Cái

96

15,60

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

31,20

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

31,20

10

Giá để tài liệu

Cái

96

31,20

11

Điện

kW

 

23,59

5.2. Thiết bị

Ca/01 CSDL

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Bảo trì CSDL

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

93,60

2

Máy in laser

Cái

0,6

6,55

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

20,90

4

Máy photocopy

Cái

1,5

4,68

5

Điện

kW

 

556,92

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Bảo trì CSDL

KK1

0,5

KK2

1,0

KK3

2,0

 

5.3. Vật liệu

Ca/01 CSDL

STT

Vật liệu

ĐVT

Bảo trì CSDL

1

Giấy A4

Gram

1,00

2

Mực in laser

Hộp

0,10

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,10

4

Sổ

Quyển

8,00

5

Bút bi

Cái

15,00

6

Đĩa CD

Cái

15,00

7

Đĩa DVD

Cái

8,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

2,00

9

Hộp ghim dập

Hộp

2,00

10

Giấy ghi chú

Tập

4,00

11

Cặp để tài liệu

Cái

2,00

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

Chương III
ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ

1. Nội dung công việc

- Xác định nghiệp vụ người dùng;

- Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Xác định nghiệp vụ người dùng

2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Nhu cầu xây dựng;

- Đặc thù theo lĩnh vực.

2.1.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 45 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

45

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 25 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

15

 

Xây dựng mới

25

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=2

5

 

2< m< 5

10

 

m >=5

15

4

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 15 điểm

 

Dễ

5

 

Trung bình

10

 

Khó

15

2.1.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước xác định nghiệp vụ người dùng. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 35

2

KK 2

35 < K <60

3

KK 3

K >= 60

2.2. Xây dựng mô hình Use-case nghiệp vụ

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Nhu cầu xây dựng;

- Đặc thù theo lĩnh vực.

2.2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 45 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

45

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 25 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

15

 

Xây dựng mới

25

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=2

5

 

2< m< 5

10

 

m >=5

15

4

Đặc thù theo lĩnh vực: tối đa 15 điểm

 

Dễ

5

 

Trung bình

10

 

Khó

15

2.2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 35

2

KK 2

35 < K <60

3

KK 3

K >= 60

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS4

Nhóm

1

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

3

3

2

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

2

2

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

1

2

3

2

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

1

2

3

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1 Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

4,80

3,20

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

4,80

3,20

3

Dập ghim

Cái

24

1,00

0,60

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

0,50

0,30

5

Ghế

Cái

96

4,80

3,20

6

Bàn làm việc

Cái

96

4,80

3,20

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,60

0,40

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

1,20

0,80

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

1,20

0,80

10

Giá để tài liệu

Cái

96

1,20

0,80

11

Điện

kW

 

0,91

0,60

 

5.2 Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

1,20

1,20

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,08

0,08

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,27

0,27

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,06

0,06

5

Điện

kW

 

10,16

10,16

 

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

KK1

0,5

0,5

KK2

1,0

1,0

KK3

1,5

1,5

5.3 Vật liệu

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Vật liệu

ĐVT

Xây dựng nghiệp vụ người dùng

Xây dựng mô hình use-case nghiệp vụ

1

Giấy A4

Gram

0,02

0,02

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,015

0,01

4

Sổ

Quyển

0,03

0,02

5

Bút bi

Cái

0,20

0,10

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,075

0,075

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,15

0,15

9

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,20

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,07

0,05

 

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG DỮ LIỆU

1. Nội dung công việc

1. Xác định các đối tượng quản lý;

2. Xác định các thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý;

3. Xác định các rằng buộc của các đối tượng quản lý.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số đối tượng quản lý : đã được xác định ở bước thu thập nội dung thông tin;

- Đặc thù theo lĩnh vực: tùy vào từng lĩnh vực cụ thể để phân loại.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 60 điểm

(hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

30

 

4< n< 8

45

 

n >=8

60

2

Đặc thù từng lĩnh vực: tối đa 40 điểm

 

Dễ

20

 

Trung bình

30

 

Khó

40

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước phân tích nội dung dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 55

2

KK 2

55 < K <85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Xác định đối tượng quản lý.

2

3

5

2

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý.

2

3

5

3

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

2

3

5

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 đối tượng quản lý

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Xác định đối tượng quản lý.

4

5

8

2

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý.

8

12

18

3

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

8

12

18

 

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1 Dụng cụ

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

20,00

48,00

48,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

20,00

48,00

48,00

3

Dập ghim

Cái

24

20,00

9,00

9,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

20,00

5,00

5,00

5

Ghế

Cái

96

20,00

48,00

48,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

20,00

48,00

48,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

2,50

6,00

6,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

5,00

12,00

12,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

5,00

12,00

12,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

5,00

12,00

12,00

11

Điện

kW

 

3,78

9,07

9,07

 

5.2 Thiết bị

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (KW)

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

3,00

7,20

7,20

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,21

0,50

0,50

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,67

1,61

1,61

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,15

0,36

0,36

5

Điện

kW

 

25,41

60,98

60,98

 

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

KK1

0,8

0,7

0,7

KK2

1,0

1,0

1,0

KK3

1,6

1,5

1,5

 

5.2. Vật liệu

Ca/01 đối tượng quản lý

STT

Vật liệu

ĐVT

Xác định đối tựợng quản lý

Xác định thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý

Xác định các ràng buộc của đối tượng quản lý

1

Giấy A4

Gram

0,05

0,12

0,12

2

Mực in laser

Hộp

0,01

0,02

0,02

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

0,01

4

Sổ

Quyển

0,12

0,20

0,20

5

Bút bi

Cái

1,00

2,00

2,00

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

1,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,10

0,10

0,10

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

0,10

9

Giấy ghi chú

Tập

0,20

0,20

0,20

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,29

0,39

0,39

 

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1. Nội dung công việc

- Thiết kế kiến trúc hệ thống;

- Thiết kế use-case;

- Thiết kế class;

- Thiết kế mô hình CSDL;

- Thiết kế giao diện phần mềm.

2. Phân loại khó khăn

2.1 Thiết kế kiến trúc hệ thống

2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Nhu cầu xây dựng;

- Mô hình quản lý CSDL.

2.1.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 50 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

50

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 20 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

20

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=2

5

 

2< m< 5

10

 

m >=5

15

4

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

15

2.1.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế kiến trúc hệ thống. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 35

2

KK 2

35 < K <75

3

KK 3

K >= 75

2.2. Thiết kế Use-case

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Nhu cầu xây dựng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Mô hình quản lý CSDL;

- Công nghệ GIS;

- Mức độ bảo mật.

2.2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 45 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

45

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 15 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

15

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=2

0

 

2< m< 5

5

 

m >=5

10

4

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

5

Công nghệ GIS: tối đa 10 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

5

 

Engine mã nguồn mở

10

6

Mức độ bảo mật: tối đa 10 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

5

 

Tối mật

10

2.2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế use-case. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 30

2

KK 2

30 < K <70

3

KK 3

K >= 70

2.3. Thiết kế class

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Số đối tượng quản lý;

- Nhu cầu xây dựng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Mô hình quản lý CSDL;

- Công nghệ GIS;

- Mức độ bảo mật;

- Tính dễ cài đặt.

2.3.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 25 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

15

 

m >=40

25

2

Số lượng đối tượng quản lý: tối đa 20 điểm

 

m<=4

10

 

4< m< 8

15

 

m >=8

20

3

Nhu cầu xây dựng: tối đa 15 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

15

4

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=2

0

 

2< m< 5

5

 

m >=5

10

5

Công nghệ GIS: tối đa 10 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

5

 

Engine mã nguồn mở

10

6

Mức độ bảo mật: tối đa 10 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

5

 

Tối mật

10

7

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

8

Tính dễ cài đặt: tối đa 5 điểm

 

Cấu hình cao

0

 

Cấu hình thấp và trung bình

5

2.3.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế class. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 30

2

KK 2

30 < K <65

3

KK 3

K >= 65

2.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số đối tượng quản lý;

- Mô hình quản lý CSDL;

- Mức độ bảo mật.

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Đối tượng quản lý: tối đa 50 điểm (hệ thống có n đối tượng quản lý)

 

n<=4

20

 

4< n< 8

30

 

n >=8

50

2

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 30 điểm

 

Tập trung

20

 

Phân tán

30

3

Mức độ bảo mật: tối đa 20 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

10

 

Tối mật

20

2.4.2. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K < = 50

2

KK 2

50 < K < 80

3

KK 3

K >= 80

2.5. Thiết kế giao diện phần mềm

Bước này không phân loại khó khăn

3. Định biên

3.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống

STT

Danh mục công việc

KS4

Nhóm

1

Thiết kế kiến trúc hệ thống

2

2

 

TỔNG

2

2

3.2. Thiết kế use-case

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Thiết kế use-case

2

2

3.3. Thiết kế class

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Thiết kế class

2

2

3.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

Nhóm

1

Thiết kế lược đồ CSDL theo kết quả phân tích.

 

2

1

3

2

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu.

1

 

 

1

 

3.5. Thiết kế giao diện phần mềm

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Thiết kế giao diện

2

2

4. Định mức lao động công nghệ

4.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống

Công nhóm/ 01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế kiến trúc hệ thống

1

2

3

4.2. Thiết kế use-case

Công nhóm/ 01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế use-case

4

5

8

4.3. Thiết kế class

Công nhóm/ 01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế class

4

5

8

4.4. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

Công nhóm/ 01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích.

14

20

30

2

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu.

4

5

8

4.5. Thiết kế giao diện phần mềm

Công nhóm/ 01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế giao diện

0.7

1

1.5

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thiết kế kiến trúc hệ thống

Thiết kế use-case

Thiết kế class

Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu

Thiết kế giao diện

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

3,20

8,00

8,00

48,00

4,00

1,60

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

3,20

8,00

8,00

48,00

4,00

1,60

3

Dập ghim

Cái

24

0,60

1,60

1,60

9,00

0,80

0,30

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

0,30

0,80

0,80

5,00

0,40

0,16

5

Ghế

Cái

96

3,20

8,00

8,00

48,00

4,00

1,60

6

Bàn làm việc

Cái

96

3,20

8,00

8,00

48,00

4,00

1,60

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,40

1,00

1,00

6,00

0,50

0,20

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

0,80

2,00

2,00

12,00

1,00

0,40

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

0,80

2,00

2,00

12,00

1,00

0,40

10

Giá để tài liệu

Cái

96

0,80

2,00

2,00

12,00

1,00

0,40

11

Điện

KW

 

0,60

1,51

1,51

9,07

0,67

0,30

5.2. Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Thiết kế kiến trúc hệ thống

Thiết kế use-case

Thiết kế class

Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu

Thiết kế giao diện

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

1,20

3,00

3,00

12,00

3,00

0,60

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,08

0,21

0,21

0,84

0,21

0,04

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,27

0,67

0,67

2,68

0,67

0,13

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,06

0,15

0,15

0,60

0,15

0,03

5

Điện

kW

 

7,14

17,85

17,85

71,40

17,85

3,57

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Thiết kế kiến trúc hệ thống

Thiết kế use-case

Thiết kế class

Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích.

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu.

Thiết kế giao diện

KK1

0,5

0,8

0,8

0,7

0,8

0,7

KK2

1

1

1

1

1

1

KK3

1,5

1,6

1,6

1,5

1,6

1,5

 

5.3. Vật liệu

STT

Vật liệu

ĐVT

Thiết kế kiến trúc hệ thống

Thiết kế use-case

Thiết kế class

Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích

Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu

Thiết kế giao diện

1

Giấy A4

Gram

0,02

0,02

0,02

0,05

0,15

0,25

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

0,005

0,005

0,003

0,003

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

0,01

0,02

0,005

0,005

4

Sổ

Quyển

1,00

1,00

1,00

1,00

0,50

5

Bút bi

Cái

2,00

2,00

2,00

4,00

0

6

Đĩa CD

Cái

1,00

1,00

2,00

1,00

1,00

7

Đĩa DVD

Cái

1,00

1,00

1,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

9

Hộp ghim dập

Hộp

0,50

0,50

0,50

1,00

0,25

0,20

10

Giấy ghi chú

Tập

0,50

0,50

0,50

1,00

0,50

11

Cặp để tài liệu

Cái

1,00

1,00

1,00

1,00

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3

IV. LẬP TRÌNH

1. Nội dung công việc

- Lập trình;

- Tích hợp mã nguồn.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Nhu cầu xây dựng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Mô hình quản lý CSDL;

- Công nghệ GIS;

- Mức độ bảo mật;

- Tính dễ cài đặt.

2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 35 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

35

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 25 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

25

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=2

0

 

2< m< 5

5

 

m >=5

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 10 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

5

 

Engine mã nguồn mở

10

5

Mức độ bảo mật: tối đa 10 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

5

 

Tối mật

10

6

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

7

Tính dễ cài đặt: tối đa 5 điểm

 

Cấu hình cao

0

 

Cấu hình thấp và trung bình

5

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước lập trình. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K < = 50

2

KK 2

50 < K < 80

3

KK 3

K >= 80

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Lập trình

2

2

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Lập trình

14

20

30

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập trình

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

32,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

32,00

3

Dập ghim

Cái

24

6,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

3,20

5

Ghế

Cái

96

32,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

32,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

4,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

8,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

8,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

8,00

11

Điện

kW

 

6,05

5.2. Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Lập trình

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

12,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,84

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

2,68

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,60

5

Điện

kW

 

71,40

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Lập trình

KK1

0,7

KK2

1,0

KK3

1,5

5.3. Vật liệu

STT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Lập trình

1

Giấy A4

Gram

0,20

2

Mực in laser

Hộp

0,005

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,02

4

Sổ

Quyển

1,00

5

Bút bi

Cái

2,00

6

Đĩa CD

Cái

2,00

7

Đĩa DVD

Cái

1,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,10

9

Hộp ghim dập

Hộp

0,25

10

Giấy ghi chú

Tập

0,20

11

Cặp để tài liệu

Cái

0,10

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

V. KIỂM THỬ

1. Nội dung công việc

- Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn;

- Kiểm tra mức thành phần;

- Kiểm tra mức hệ thống.

2. Phân loại khó khăn

2.1. Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

Bước này không phân loại khó khăn.

2.2. Kiểm tra mức thành phần

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Nhu cầu xây dựng;

- Công nghệ GIS.

2.2.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 55 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

30

 

m >=40

55

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 30 điểm

 

Đổi mới công nghệ

10

 

Nâng cấp

20

 

Xây dựng mới

30

3

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

2.2.3.  Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước kiểm tra mức thành phần. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K < = 40

2

KK 2

40 < K < 75

3

KK 3

K >= 75

2.3. Kiểm tra mức hệ thống

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số lượng trường hợp sử dụng;

- Nhu cầu xây dựng;

- Số lượng tác nhân hệ thống;

- Công nghệ GIS;

- Mức độ bảo mật;

- Mô hình quản lý CSDL;

- Tính dễ cài đặt.

2.3.2. Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 35 điểm

 

m<=20

10

 

20< m< 40

20

 

m >=40

35

2

Nhu cầu xây dựng: tối đa 25 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

25

3

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=2

0

 

2< m< 5

5

 

m >=5

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 10 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

5

 

Engine mã nguồn mở

10

5

Mức độ bảo mật: tối đa 10 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

5

 

Tối mật

10

6

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

7

Tính dễ cài đặt: tối đa 5 điểm

 

Cấu hình cao

0

 

Cấu hình thấp và trung bình

5

2.3.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước kiểm tra mức hệ thống. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 50

2

KK 2

50 < K <80

3

KK 3

K >= 80

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

1

 

1

2

Kiểm tra mức thành phần

2

 

2

3

Kiểm tra mức hệ thống

 

1

1

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

1

2

3

2

Kiểm tra mức thành phần

1

2

3

Định mức lao động công nghệ bước kiểm tra mức hệ thống

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

Công

1

Kiểm tra mức hệ thống

2

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

1,60

3,20

1,60

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

1,60

3,20

1,60

3

Dập ghim

Cái

24

1,60

0,60

0,30

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

1,60

0,30

0,15

5

Ghế

Cái

96

1,60

3,20

1,60

6

Bàn làm việc

Cái

96

1,60

3,20

1,60

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,20

0,40

0,20

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

0,40

0,80

0,40

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

0,40

0,80

0,40

10

Giá để tài liệu

Cái

96

0,40

0,80

0,40

11

Điện

kW

 

0,30

0,60

0,30

5.2. Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (KW)

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

1,20

1,20

1,20

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,08

0,08

0,08

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,27

0,27

0,27

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,06

0,06

0,06

5

Điện

kW

 

10,16

10,16

10,16

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

KK1

0,5

0,5

1,0

KK2

1,0

1,0

1,0

KK3

1,5

1,5

1,0

5.3. Vật liệu

Ca /01 trường hợp sử dụng

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra mã nguồn theo tiêu chuẩn

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Giấy A4

Gram

0,10

0,10

0,10

2

Mực in laser

Hộp

0,005

0,005

0,01

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,01

0,01

0,01

4

Sổ

Quyển

0,50

0,50

0,50

5

Bút bi

Cái

2,00

2,00

2,00

6

Đĩa CD

Cái

2,00

7

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,05

0,05

0,05

8

Hộp ghim dập

Hộp

0,25

0,25

0,5

9

Giấy ghi chú

Tập

0,05

0,05

0,05

10

Cặp để tài liệu

Cái

0,50

0,50

0,50

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

VI. TRIỂN KHAI

1. Nội dung công việc

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng;

- Đóng gói phần mềm;

- Đào tạo.

2. Phân loại khó khăn

Bước này không phân loại khó khăn.

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

 

1

1

2

Đóng gói phần mềm

1

 

1

3

Đào tạo

 

2

2

 

4. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

Công

1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

2

2

Đóng gói phần mềm

2

3

Đào tạo

5

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

Đóng gói phần mềm

Đào tạo

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

1,60

1,60

8,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

1,60

1,60

8,00

3

Dập ghim

Cái

24

1,60

0,30

1,60

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

1,60

0,15

0,80

5

Ghế

Cái

96

1,60

1,60

8,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

1,60

1,60

8,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,20

0,20

1,00

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

0,40

0,40

2,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

0,40

0,40

2,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

0,40

0,40

2,00

11

Điện

kW

 

0,30

0,30

1,51

 

5.2. Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

Đóng gói phần mềm

Đào tạo

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

1,20

1,20

3,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,08

0,08

0,21

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,27

0,27

0,67

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,06

0,06

0,15

5

Điện

kW

 

10,16

10,16

25,41

 

Ghi chú: Các bước công việc không phân loại khó khăn, vì vậy mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho các trường hợp là như nhau.

5.3. Vật liệu

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Vật liệu

ĐVT

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng

Đóng gói phần mềm

Đào tạo

1

Giấy A4

Gram

0,008

0,008

0,04

2

Mực in laser

Hộp

0,009

0,009

0,015

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,009

0,009

0,045

4

Sổ

Quyển

0,01

0,01

0,05

5

Bút bi

Cái

0,05

0,10

0,05

6

Đĩa CD

Cái

1,00

2,00

2,00

7

Đĩa DVD

Cái

1,00

1,00

1,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,10

0,10

0,10

9

Hộp ghim dập

Hộp

0,10

0,10

0,10

10

Giấy ghi chú

Tập

0,25

0,25

0,25

11

Cặp để tài liệu

Cái

0,69

0,06

0,02

 

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

VII. QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT THAY ĐỔI

1. Nội dung công việc

Quản lý những yêu cầu thay đổi từ phía người dùng trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

2. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi

1

1

3. Định mức lao động công nghệ

Công nhóm/01 trường hợp sử dụng

STT

Danh mục công việc

Công

1

Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi

5

4. Định mức vật tư, thiết bị

4.1. Dụng cụ

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Quản lý và cập nhật thay đổi

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

4,00

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

4,00

3

Dập ghim

Cái

24

0,80

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

0,40

5

Ghế

Cái

96

4,00

6

Bàn làm việc

Cái

96

4,00

7

Quạt trần 100W

Cái

96

0,50

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

1,00

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

1,00

10

Giá để tài liệu

Cái

96

1,00

11

Điện

kW

 

0,76

4.2. Thiết bị

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (KW)

Quản lý và cập nhật thay đổi

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

3,00

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,21

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

0,67

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,15

5

Điện

kW

 

25,41

Ghi chú: Các bước công việc không phân loại khó khăn, vì vậy mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho các trường hợp là như nhau.

4.3. Vật liệu

Ca/01 trường hợp sử dụng

STT

Vật liệu

ĐVT

Quản lý và cập nhật thay đổi

1

Giấy A4

Gram

0,20

2

Mực in laser

Hộp

0,006

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,02

4

Sổ

Quyển

0,20

5

Bút bi

Cái

1,00

6

Đĩa CD

Cái

1,00

7

Đĩa DVD

Cái

1,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

0,15

9

Hộp ghim dập

Hộp

0,15

10

Giấy ghi chú

Tập

0,20

11

Cặp để tài liệu

Cái

0,69

Ghi chú: Các bước công việc không phân loại khó khăn, vì vậy mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho các trường hợp là như nhau.

VIII. BẢO TRÌ PHẦN MỀM

1. Nội dung công việc

Bảo trì phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu là việc đảm bảo cho phần mềm đó hoạt động ổn định, có hiệu quả theo thiết kế ban đầu sau khi đã được xây dựng xong.

Các công việc thông thường trong quá trình bảo trì phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thông thường là:

Quản lý và cập nhật các yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế sử dụng;

Tiến hành cập nhật, phát hành các bản vá lỗi (nếu có).

2. Phân loại khó khăn

Việc vận hành ổn định các chức năng của một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trong thời gian xác định thực tế là rất phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên có thể được ví dụ như sau:

- Có sự thay đổi về văn bản pháp quy dẫn đến thay đổi nghiệp vụ chuyên môn ở các đơn vị sử dụng phần mềm;

- Phát sinh các yêu cầu mới trong thực tế khi vận hành phần mềm;

- ...

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng

- Số trường hợp sử dụng;

- Số các đối tượng quản lý;

- Số lượng các tác nhân hệ thống;

- Nhu cầu xây dựng;

- Công nghệ GIS;

- Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu ;

- Tính dễ cài đặt;

- Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu.

2.2.Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng trường hợp sử dụng: tối đa 40 điểm

 

m<=20

30

 

20< m< 40

35

 

m >=40

40

2

Số lượng đối tượng quản lý: tối đa 10 điểm

 

m<=4

5

 

4< m< 8

7

 

m >=8

10

3

Nhu cầu xây dựng: tối đa 10 điểm

 

Đổi mới công nghệ

5

 

Nâng cấp

7

 

Xây dựng mới

10

4

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=2

0

 

2< m< 5

5

 

m >=5

10

5

Công nghệ GIS: tối đa 10 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

5

 

Engine mã nguồn mở

10

6

Mức độ bảo mật: tối đa 10 điểm

 

Không mật

5

 

Mật

7

 

Tối mật

10

7

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

8

Tính dễ cài đặt: tối đa 5 điểm

 

Cấu hình cao

0

 

Cấu hình thấp và trung bình

5

2.3. Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo trì phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK 1

K <= 55

2

KK 2

55 < K <85

3

KK 3

K >= 85

3. Định biên

STT

Danh mục công việc

KS3

1

Bảo trì phần mềm

1

4. Định mức lao động công nghệ

Công/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Bảo trì phần mềm

26

78

156

Ghi chú:

KK1: 01 tháng (= 26 công);

KK2: 03 tháng (= 78 công);

KK3: 06 tháng (=156 công).

5. Định mức vật tư, thiết bị

5.1. Dụng cụ

Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Bảo trì phần mềm

1

Hộp đựng tài liệu

Cái

12

62,40

2

Túi đựng tài liệu

Cái

12

62,40

3

Dập ghim

Cái

24

13,00

4

Ổ ghi đĩa DVD

Cái

60

7,00

5

Ghế

Cái

96

62,40

6

Bàn làm việc

Cái

96

62,40

7

Quạt trần 100W

Cái

96

7,80

8

Đèn neon 40W

Bộ

24

15,60

9

Tủ đựng tài liệu

Cái

96

15,60

10

Giá để tài liệu

Cái

96

15,60

11

Điện

kW

 

11,79

5.2. Thiết bị

Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

CS (kW)

Bảo trì phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

46,80

2

Máy in laser

Cái

0,6

3,28

3

Điều hòa nhiệt độ

Cái

2,2

10,45

4

Máy photocopy

Cái

1,5

2,34

5

Điện

kW

 

278,46

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại KK khác tính theo hệ số bảng dưới đây:

Mức độ khó khăn

Bảo trì phần mềm

KK1

0,3

KK2

1,0

KK3

2,0

 

5.3. Vật liệu

Ca/01 phần mềm

STT

Vật liệu

ĐVT

Bảo trì phần mềm

1

Giấy A4

Gram

1,00

2

Mực in laser

Hộp

0,10

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,10

4

Sổ

Quyển

4,00

5

Bút bi

Cái

8,00

6

Đĩa CD

Cái

8,00

7

Đĩa DVD

Cái

4,00

8

Hộp ghim kẹp

Hộp

1,00

9

Hộp ghim dập

Hộp

1,00

10

Giấy ghi chú

Tập

2,00

11

Cặp để tài liệu

Cái

1,00

Ghi chú: Mức vật liệu trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

PHỤ LỤC

BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THEO LĨNH VỰC

 

Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý nhà nước 07 lĩnh vực:

1. Tài nguyên đất;

2. Tài nguyên nước;

3. Địa chất, khoáng sản;

4. Môi trường;

5. Biển và hải đảo;

6. Đo đạc bản đồ;

7. Khí tượng thủy văn.

Ngành Tài nguyên và Môi trường là ngành có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin rất cao để thu thập, phân tích, xử lý và quản lý các số liệu điều tra cơ bản của 07 ngành nêu trên phục vụ công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính công.

Việc xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu và các phần mềm ứng dụng trong ngành tài nguyên và môi trường là một yêu cầu cấp thiết ở thời điểm hiện tại.

Do đặc thù công việc của các lĩnh vực nêu trên trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường là rất khác nhau nên việc đưa ra bảng phân loại các hạng mục công việc của từng lĩnh vực cụ thể là việc làm cần thiết.

Bảng phân loại các hạng mục công việc của từng lĩnh vực được xây dựng với cơ sở là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của tổ soạn thảo kết hợp với ý kiến chuyên gia trong từng lĩnh vực.

Nội dung bảng phân loại các hạng mục công việc của 07 lĩnh vực đã được thẩm định, xác minh bằng văn bản chính chức của các đơn vị phối hợp trong quá trình xây dựng dự thảo định mức kinh tế kỹ thuật. Các đơn vị tham gia phối hợp với tổ soạn thảo định mức của Cục Công nghệ thông tin bao gồm:

1. Tổng cục Quản lý đất đai;

2. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;

3. Tổng cục Môi trường;

4. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam;

5. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;

6. Cục Quản lý tài nguyên nước;

7. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

I. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Văn bản về môi trường (Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn/quy chuẩn quản lý đất đai, quy trình chuyên môn… về quản lý đất đai)

 

 

 

1.1

Xây dựng các văn bản

 

 

1.2

Quản lý các văn bản

 

 

2

Tổng hợp và quản lý số liệu

 

 

 

2.1

Tổng hợp số liêu

 

 

2.2

Quản lý số liệu

 

 

3

Thẩm định và xét duyệt dự án

 

 

4

Tổng hợp và xây dựng bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai.

 

 

 

4.1

Tổng hợp và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (do các địa phương xây dựng độc lập)

 

 

4.2

Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất (do các địa phương xây dựng độc lập)

 

 

4.3

Xây dựng các bản đồ chuyên đề thuộc lĩnh vực quản lý đất đai (do có thể bóc tách từ 2 loại bản đồ trên và sử dụng các tài liệu có sẵn để biên tập lại)

 

 

5

Xác định mục đích sử dụng đất

 

 

6

Các chương trình dự án hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ,...

 

 

7

Tin tức quản lý đất đai

 

 

II. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển và hải đảo

 

 

2

Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển, các quy chuẩn, quy trình chuyên môn

 

 

3

Dữ liệu khí tượng thuỷ văn biển

 

 

4

Dữ liệu môi trường biển

 

 

5

Dữ liệu tài nguyên nước biển

 

 

6

Dữ liệu địa chất và khoáng sản biển

 

 

7

Dữ liệu đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản vùng biển, ven biển và hải đảo

 

 

8

Dữ liệu tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất) vùng ven biển và hải đảo

 

 

9

Dữ liệu tài nguyên đất vùng ven biển và hải đảo

 

 

10

Dữ liệu dầu khí

 

 

11

Dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế và kỳ quan sinh vật biển

 

 

12

Dữ liệu về thiên tai, tai biển biển

 

 

13

Dữ liệu về hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến biển

 

 

14

Dữ liệu địa hình đáy biển

 

 

15

Dữ liệu hệ thống cửa sông và đê biển

 

 

16

Dữ liệu ảnh vệ tinh phục vụ quan trắc và giám sát môi trường biển

 

 

17

Dữ liệu về ranh giới trên biển

 

 

18

Dữ liệu về hệ thống giao thông vận tải biển

 

 

19

Dữ liệu phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, kỹ thuật và quốc phòng an ninh trên biển và thềm lục địa

 

 

20

Dữ liệu về các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ biển

 

 

21

Dữ liệu về các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển

 

 

22

Dữ liệu về các vùng biển nhạy cảm

 

 

23

Dữ liệu bản đồ địa hình đáy biển

 

 

24

Dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ điều tra, nghiên cứu biển và hải đảo

 

 

 

25

Dữ liệu địa vật lý biển

 

 

26

Dữ liệu các công trình khoan thăm dò, khai thác khoáng sản biển

 

 

27

Dữ liệu hiện trạng môi trường, hiện trạng xả thải vào môi trường và hiện trạng công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo

 

 

28

Dữ liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo

 

 

29

Dữ liệu cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo

 

 

30

Dữ liệu về tài nguyên sinh vật biển và hải đảo (đa dạng sinh học, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển và nguồn lợi thủy sản)

 

 

31

Các loại bản đồ về tài nguyên và môi trường biển

 

 

32

Xác định các yếu tố hải văn, các yếu tố độ mặn, nhiệt độ, áp suất… có ảnh hưởng đến kết quả đo sâu địa hình đáy biển

 

 

33

Xác định, phân giới (địa giới, biên giới) trên biển để biểu thị trên bản đồ địa hình đáy biển

 

 

34

Máy móc, thiết bị, phương tiện để đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển

 

 

35

Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

 

 

36

Quản lý quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo

 

 

37

Quản lý, hỗ trợ cấp phép xả thải cho các hoạt động khu vực ven biển, hải đảo và trên biển

 

 

38

Quản lý, hỗ trợ cấp phép thăm dò khoáng sản

 

 

39

Quản lý, hỗ trợ cấp phép khai thác khoáng sản

 

 

40

Quản lý tổng hợp, thống nhất về tài nguyên - môi trường biển, hải đảo

 

 

41

Quản lý các kết quả dự án đã thực hiện

 

 

42

Quản lý, hỗ trợ quy trình ứng phó với các sự cố môi trường biển.

 

 

 

43

Quản lý về hạ tầng kỹ thuật phục vụ điều tra, nghiên cứu biển và đại dương.

 

 

44

Các loại báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển

 

 

45

Tin tức về bản đồ địa hình đáy biển (bản đồ biển, hải đồ)

 

 

46

Tin tức tài nguyên khoáng sản biển

 

 

III. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Văn bản về môi trường (văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn/ quy chuẩn môi trường, quy trình chuyên môn,… về môi trường)

 

 

2

Quản lý cán bộ, viên chức ngành môi trường

 

 

3

Kiểm soát ô nhiễm

 

 

4

Quản lý chất thải

 

 

5

Bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

6

Bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển

 

 

7

Cải thiện môi trường

 

 

8

Thẩm định và đánh giá tác động môi trường

 

 

9

Thanh tra môi trường

 

 

10

Quan trắc môi trường

 

 

11

Hệ thống chỉ thị môi trường, chỉ tiêu thống kê môi trường

 

 

12

Hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ môi trường

 

 

13

Giáo dục và truyền thông môi trường

 

 

14

Thông tin và tư liệu môi trường

 

 

15

Tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ môi trường

 

 

16

Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường

 

 

IV. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Điều tra đối thông tin đối tượng địa lý tại thực địa

 

 

2

Khống chế ảnh ngoại nghiệp

 

 

3

Tăng dày

 

 

 

4

Đo bù địa hình và các đối tượng địa lý tại thực địa

 

 

5

Thành lập bình đồ ảnh hàng không, ảnh vệ tinh

 

 

6

Đo vẽ các đối tượng địa lý trên trạm ảnh số trong nhà

 

 

7

Chuẩn hoá dữ liệu nền thông tin địa lý

 

 

8

Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý

 

 

9

Biên tập bản đồ địa hình

 

 

V. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Văn bản về địa chất khoáng sản (văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn địa chất khoáng sản… )

 

 

2

Dữ liệu Tài liệu nguyên thủy điều tra địa chất khoáng sản.

 

 

3

Dữ liệu tài liệu lưu trữ địa chất khoáng sản

 

 

4

Tổng hợp, lập phiếu dữ liệu

 

 

5

Nhập phiếu dữ liệu

 

 

6

Tin học hóa báo cáo địa chất

 

 

7

Số hóa bản đồ địa chất (bao gồm các loại bản đồ: địa chất, địa chất khoáng sản, địa vật lý, trọng sa địa hóa, địa mạo, địa chất thủy văn - địa chất công trình, phân bố khoáng sản, kiến tạo....)

 

 

8

Dữ liệu các công trình khoan khai đào

 

 

9

Dữ liệu quan trắc môi trường địa chất khoáng sản, cảnh báo tai biến địa chất

 

 

10

Dữ liệu quy hoạch địa chất khoáng sản

 

 

11

dữ liệu Hoạt động khoáng sản

 

 

12

Phân cấp tính trữ lượng khoáng sản

 

 

13

Dữ liệu quy hoạch khai thác khoáng sản

 

 

14

Dữ liệu thăm dò khoáng sản

 

 

15

Dữ liệu khai thác khoáng sản

 

 

16

Dự án hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, tạp chí địa chất, thư viện địa chất,...

 

 

17

Biên hội dữ liệu địa chất khoáng sản theo vùng địa lý

 

 

18

Mô hình hóa ba chiều các dữ liệu địa chất

 

 

19

Chuyển đổi dữ liệu GIS về tọa độ và từ các format dữ liệu khác nhau về chuẩn

 

 

20

Bảo trì CSDL địa chất khoáng sản

 

 

VI. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

1

Văn bản về tài nguyên nước (văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn/quy chuẩn, quy trình chuyên môn,… về tài nguyên nước)

 

 

2

Dữ liệu về tài nguyên nước mặt

 

 

3

Dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất

 

 

4

Dữ liệu về công trình khai thác sử dụng nước mặt

 

 

5

Dữ liệu về công trình khoan thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất

 

 

6

Dữ liệu về các công trình xả nước thải vào nguồn nước

 

 

7

Dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước

 

 

8

Quản lý, hỗ trợ cấp phép khoan thăm dò khai thác nước dưới đất

 

 

9

Quản lý, hỗ trợ phép khai thác nước mặt

 

 

10

Quản lý hỗ trợ cấp phép xả nước thải vào nguồn nước

 

 

11

Quản lý tổng hợp lưu vực sông

 

 

12

Quản lý các kết quả dự án đã thực hiện

 

 

13

Các loại báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước

 

 

14

Các loại bản đồ về tài nguyên nước

 

 

15

Tin tức tài nguyên nước

 

 

VII. BẢNG PHÂN LOẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

STT

Hạng mục công việc

Độ phức tạp

Dễ

Trung bình

Khó

I

Thiết lập dữ liệu cho CSDL

 

 

 

1

Dữ liệu về ảnh vệ tinh, ảnh ra đa, bản đồ, phim, ảnh

 

 

Ö

2

Vản bản khí tượng thủy văn (văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình về khí tượng, thủy văn)

Ö

 

 

3

Dữ liệu về bão

 

 

Ö

4

Dữ liệu về khí tượng bề mặt

 

 

Ö

5

Dữ liệu về mưa

Ö

 

 

6

Dữ liệu về bức xạ

 

Ö

 

7

Dữ liệu về khí tượng cao không

 

 

Ö

8

Dữ liệu về ô-zôn

 

Ö

 

9

Dữ liệu về bức xạ cực tím

 

Ö

 

10

Dữ liệu về khí tượng nông nghiệp

 

 

Ö

11

Dữ liệu về hải văn

 

Ö

 

12

Dữ liệu thuỷ văn

 

 

Ö

13

Dữ liệu môi trường nước

 

Ö

 

14

Dữ liệu môi trường không khí

 

Ö

 

15

Dữ liệu về điều tra khảo sát khí tượng, thủy văn và môi trường

 

 

Ö

16

Dữ liệu về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

 

 

Ö

17

Dữ liệu về biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn

 

 

Ö

18

Dữ liệu về hệ thống thông tin địa lý khí tượng thủy văn

 

Ö

 

19

Dữ liệu về hệ thống mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn (hồ sơ kỹ thuật của các công trình khí tượng thủy văn)

 

Ö

 

20

Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động khí tượng thủy văn

 

Ö

 

II

Phát triển ứng dụng phần mềm

 

 

 

1

Xây dựng văn bản, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức KT-KT, quy trình về khí tượng thủy văn

Ö

 

 

2

Điều tra cơ bản khí tượng thủy văn

 

 

Ö

3

Điều tra khảo sát khí tượng thủy văn

 

 

Ö

4

Dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo khí tượng thủy văn

 

 

Ö

5

Đánh giá chất lượng điều tra cơ bản và dự báo khí tượng thủy văn

 

Ö

 

6

Quản lý, lưu trữ, khai thác tư liệu khí tượng thủy văn

 

 

Ö

7

Thẩm tra việc sử dụng dữ liệu điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và các công trình, dự án đầu tư xây dựng

 

Ö

 

8

Kiểm chuẩn các thiết bị đo khí tượng thủy văn

 

Ö

 

9

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ

 

Ö

 

10

Cấp giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam; cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng

 

Ö

 

11

Dự án hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ về khí tượng thủy văn

 

Ö

 

12

Truyền thông, thông tin tuyên truyền, tin tức khí tượng thủy văn và môi trường, thư viện, lưu trữ

 

Ö

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi