Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 39/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 39/1998/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 39/1998/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/06/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 39/1998/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/1998/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM
1998
VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9
năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng
6 năm 1990;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm
1995;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị
định này quy định cụ thể việc xử lý tài sản chìm đắm ở biển.
2. Việc xử
lý tài sản chìm đắm ở biển được thực hiện theo quy định của Nghị định này, các
quy định khác của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong trường hợp Điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Tài sản chìm đắm ở biển nói tại
Nghị định này bao gồm các loại tàu biển, hàng hóa hoặc các vật thể khác, không
phân biệt nguồn gốc, giá trị, đặc tính, hình thức sở hữu và thời gian bị chìm
đắm ở nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, trôi nổi trên biển hoặc dạt vào
bờ biển Việt Nam.
Điều 3.
1. Chủ sở
hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm. Trong trường hợp
chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc trục vớt hoặc trục vớt không
đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 4
của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản đó.
2. Chủ sở
hữu tài sản chìm đắm chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản.
Trong trường hợp tài sản chìm đắm là tàu biển thuộc sở hữu của chủ tàu Việt Nam
nói tại khoản 1, Điều 177 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, thì chủ sở hữu tài sản chỉ
chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản
trong giới hạn giá trị thực tế của tài sản đã được trục vớt. Phần còn lại được
thanh toán từ phí bảo đảm hàng hải.
3. Người
quản lý, khai thác tài sản chìm đắm phải chịu trách nhiệm liên đới trước các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và phải thanh
toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
4. Trường
hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản phải bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
1. Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) và các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức xử lý tài sản là tàu biển
chìm đắm và các tài sản chìm đắm khác gây nguy hiểm hoặc cản trở hoạt động hàng
hải, khai thác cảng và tài nguyên biển, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người,
gây ô nhiễm môi trường.
2. Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
và các Bộ, ngành và địa phương liên quan để tổ chức xử lý các loại tài sản chìm
đắm khác, không quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Những
tài sản trục vớt được có liên quan đến an ninh quốc gia hoặc có giá trị đối với
việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc, lịch sử quốc gia phải thông báo các Bộ liên
quan biết trước khi xử lý.
Điều 5. Mọi tổ chức, cá nhân có tài sản bị
chìm đắm hoặc có liên quan đến việc phát hiện, trục vớt, bảo quản, giải quyết
tài sản chìm đắm ở biển phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định
của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Nếu
có thành tích sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN
Điều 6.
1. Tùy theo
loại tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này, chủ sở
hữu hoặc người quản lý, khai thác tài sản, người phát hiện hoặc người ngẫu
nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải
gần nhất hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban
nhân dân cấp xã) nơi gần nhất biết.
Giám đốc
Cảng vụ hàng hải hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được thông
báo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ, quản lý tài sản chìm đắm
đó và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
ủy ban nhân dân cấp huyện) để báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
2. Trong
trường hợp tài sản bị chìm đắm ở khu vực quân sự, chủ sở hữu hoặc người quản lý,
khai thác tài sản hoặc người phát hiện hoặc người ngẫu nhiên trục vớt được tài
sản chìm đắm ở khu vực quân sự cũng thông báo theo quy định tại khoản 1 của
Điều này. Cơ quan nhận được thông báo đó ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của mình
còn phải thông báo cho cơ quan quân sự đóng quân gần nhất.
Điều 7.
1. Trong
thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc
ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác định chủ sở hữu tài sản chìm đắm được phát
hiện.
a) Trường
hợp có giấy tờ (tài liệu) ghi tên và địa chỉ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm,
thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho chủ
sở hữu tài sản theo địa chỉ đó.
b) Trường
hợp tài sản chìm đắm ở biển mà chưa xác định chủ sở hữu tài sản, Cục Hàng hải
Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo ba lần liên tiếp trên báo
Trung ương hoặc trên báo địa phương.
2. Trong
thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối cùng, chủ sở hữu tài
sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu theo quy định của pháp
luật Việt Nam phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài
sản.
Quá thời
hạn nêu trên, tài sản sẽ bị giải quyết theo quy định tại Điều 17, Điều 18 và
Điều 19 của Nghị định này.
Điều 8. Thông báo tìm chủ sở hữu tài sản
chìm đắm phải có các nội dung chủ yếu sau:
1. Mô tả
đặc điểm, tính năng của tài sản chìm đắm;
2. Thời
gian, địa điểm và hoàn cảnh phát hiện hoặc trục vớt được tài sản chìm đắm;
3. Thời hạn
và địa chỉ mà chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền phải đến làm thủ
tục nhận lại tài sản;
4. Địa chỉ
của cơ quan thông báo để chủ sở hữu tài sản liên hệ giải quyết kịp thời.
Điều 9. Chi phí cho
việc tìm chủ sở hữu tài sản chìm đắm được tính vào chi phí liên quan đến việc
trục vớt tài sản chìm đắm.
CHƯƠNG III
TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN
Điều
10. Trách nhiệm của Cục trưởng
Cục Hàng hải Việt Nam liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm ở biển:
1. Trình Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định chấp nhận thời hạn dự kiến kết thúc
hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 2, Điều 175 của
Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Lập
phương án trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tổ chức trục
vớt các tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 3, Điều 175 và khoản 1,
khoản 2, Điều 177 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
3. Tổ chức
trục vớt tài sản chìm đắm ở biển quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định này
theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều
11. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ quyết định thời hạn và tổ chức trục vớt tài sản
chìm đắm không thuộc các loại tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Nghị định này.
Điều
12.
1. Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan quân sự được Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ủy quyền cấp giấy phép trục vớt tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự và
trục vớt trang thiết bị quân sự.
2. Trong
trường hợp trang thiết bị quân sự bị chìm đắm ngoài khu vực quân sự nhưng gây
nguy hiểm hoặc cản trở hoạt động hàng hải, khai thác cảng và tài nguyên biển,
đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường biển thì việc
cấp giấy phép trục vớt và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm quy định tại khoản
1 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định.
Điều
13. Trong trường
hợp các tổ chức và cá nhân Việt Nam không thể thực hiện việc trục vớt tài sản
chìm đắm ở biển thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc cho phép tổ
chức, cá nhân hợp tác với nước ngoài thực hiện theo pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG IV
BẢO QUẢN VÀ GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN
Điều 14. Tổ chức,
cá nhân ngẫu nhiên trục vớt được tài sản chìm đắm có trách nhiệm bảo quản các
tài sản đó cho đến khi giao lại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại
Điều 6 Nghị định này. Việc giao nhận tài sản phải được ghi nhận bằng văn bản
theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Cảng vụ
hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm chỉ định người, cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận, bảo quản tài
sản đó.
Điều
15.
1. Văn bản
giao nhận tài sản chìm đắm ở biển phải có những nội dung chính sau đây:
a) Tên và
địa chỉ của tổ chức, cá nhân giao tài sản chìm đắm;
b) Tên và
địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhận tài sản chìm đắm;
c) Thời
gian, địa điểm và hoàn cảnh liên quan đến việc phát hiện hoặc trục vớt tài sản
chìm đắm;
d) Mô tả
đặc điểm, tính năng và các thông tin cần thiết về tài sản chìm đắm.
2. Văn bản
giao nhận tài sản chìm đắm phải được đại diện có thẩm quyền của bên giao và bên
nhận ký xác nhận. Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi văn bản giao nhận tài sản chìm đắm
cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
3. Văn bản
giao nhận tài sản chìm đắm phải được lập thành 3 bản: mỗi bên giữ 1 bản và gửi
Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân
dân cấp huyện 1 bản.
Điều
16. Trong trường
hợp tài sản chìm đắm là các trang thiết bị quân sự thì ngay sau khi hoàn tất
thủ tục tiếp nhận, Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển
giao tài sản đó cho cơ quan quân sự tại địa phương bảo quản và giải quyết theo
quy định của pháp luật.
Điều
17.
1. Tài sản
là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị trôi nổi trên biển hoặc trôi dạt vào bờ
biển, thì Cảng vụ hàng hải hoặc ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận tài sản
phải báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định
của pháp luật về hải quan.
2. Tài sản
chìm đắm được phát hiện hoặc trục vớt là cổ vật, di vật lịch sử - văn hóa thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc
ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và Bộ Văn hóa - Thông tin để phối hợp giải quyết theo quy định của
pháp luật.
3. Tài sản
chìm đắm là tàu biển hoặc tài sản không phải là cổ vật, di vật lịch sử - văn
hóa nhưng có giá trị lớn, thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tài sản đó theo pháp
luật hiện hành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Điều
18.
1. Khi chủ
sở hữu tài sản không thanh toán các chi phí liên quan theo thời hạn quy định đã
được thông báo, thì Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có quyền quyết định bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Sau
khi thanh toán các chi phí trục vớt, bảo quản tài sản, tổ chức bán đấu giá và
các chi phí hợp lý khác có liên quan, số tiền còn lại (nếu còn) được chuyển vào
tài khoản tạm gửi tại Ngân hàng Việt Nam và thông báo cho chủ sở hữu tài sản
được biết. Sau 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ sở
hữu tài sản không nhận số tiền còn lại, thì số tiền này cùng tiền lãi phát sinh
sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.
2. Nếu số
tiền bán đấu giá thu được không đủ trang trải các khoản chi phí nói tại khoản 1
của Điều này thì chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu.
Cục Hàng hải Việt Nam hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho chủ sở hữu
tài sản biết và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật nếu chủ tài
sản không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
3. Trường
hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm quy định tại khoản 1 Điều 4
Nghị định này, số tiền bán đấu giá tài sản trục vớt được không đủ bù đắp các
khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều này, thì được phép dùng nguồn thu từ
phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó.
Điều
19. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không yêu cầu nhận lại tài
sản hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định
này, tài sản đó thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
20. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy
định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều
21. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Hàng hải chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này.