Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại theo quy định tại Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 25/2003/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/11/2003 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Ngày 10/11/2003, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 25/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại theo qui định tại Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ. Theo đó, người sử dụng lao động cũ và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi của người lao động được hưởng theo pháp luật qui định, trước nhất là trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật, cũng như các khoản mà người lao động phải thanh toán theo pháp luật qui định hoặc hai bên đã thoả thuận. Phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp phải có ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 25/2003/TT-BLĐTB&XH NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2003
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN
VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC LẠI THEO QUI
ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2003/NĐ-CP NGÀY 19/3/2003 CỦA CHÍNH PHỦ
Thi hành Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định
chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau khi có ý kiến tham
gia của một số Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử
dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại là những đối tượng qui định tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
II. CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN
1. Số lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp được tính là số lao động sử dụng bình quân năm, tháng.
2. Số lao động sử dụng bình quân năm được tính theo công thức sau:
t
S li
i=1
Lk =
t
Trong đó:
Lk : là số lao động sử dụng bình quân của năm k;
li : là số lao động sử dụng bình quân của tháng thứ i trong năm k;
t
S li là tổng của số lao động sử
dụng bình quân các tháng trong năm k;
i=1
t: là số tháng trong năm k
Riêng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt động tháng 03 năm 2002 và có số lao động sử dụng bình quân các tháng trong năm 2002 như sau:
Tháng |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số lao động sử dụng bình quân của từng tháng |
66 |
70 |
61 |
63 |
54 |
58 |
57 |
54 |
65 |
62 |
Số lao động sử dụng bình quân năm 2002 được tính như sau:
- Tổng của số lao động sử dụng bình quân các tháng trong năm 2002 của doanh nghiệp A:
t
S li
= 66 + 70 + 61 + 63 + 54 + 58 + 57 + 54 + 65 + 62 = 610
i=1
- Số tháng trong năm 2002 : t = 10 tháng
Vậy, số lao động sử dụng bình quân năm 2002 là: 610/10=61
3. Số lao động sử dụng bình quân tháng được tính theo công thức sau:
n
S Xj
j=1
li =
n
li : là số lao động sử dụng bình quân của tháng thứ i trong năm;
Xj : là số lao động của ngày thứ j trong tháng, bao gồm số lao động (thuộc diện giao kết hợp đồng lao động và không thuộc diện giao kết hợp đồng lao động) thực tế đang có mặt làm việc và nghỉ việc do ốm, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, tai nạn lao động, nghỉ phép năm, đi học do đơn vị cử, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo bảng chấm công của đơn vị, bao gồm cả cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể.
Đối với những ngày nghỉ thì lấy số lao động theo bảng chấm công của ngày làm việc liền kề trước những ngày nghỉ đó.
n
S Xj
: là tổng số lao động các ngày trong tháng;
j=1
n: là số ngày theo ngày dương lịch của tháng (không kể đơn vị có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng).
i: là tháng trong năm;
j: là ngày trong tháng.
Riêng đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số ngày trong tháng đầu được tính theo số ngày thực tế hoạt động trong tháng.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt động từ ngày 20/03/2002 và có số lao động sử dụng từng ngày của tháng 03/2002 như sau:
Ngày trong tháng 03/2002 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
Số lao động sử dụng từng ngày |
60 |
65 |
72 |
85 |
80 |
75 |
70 |
60 |
50 |
65 |
45 |
65 |
Số lao động sử dụng bình quân của tháng 03/2003 được tính như sau:
- Tổng số lao động các ngày trong tháng 03/2003:
n
S Xj = 60 + 65 + 72 + 85 + 80 + 75 + 70 + 60 + 50
+ 65 + 45 + 65 = 792
j=1
Số ngày trong tháng 03/2002 là n = 12 ngày
Vậy, số lao động sử dụng bình quân của tháng 03/2002 là: 792/12=66
Cách tính đối với số thập phân: Khi tính số lao động sử dụng bình quân năm theo công thức trên nếu có số thập phân thì làm tròn số theo nguyên tắc: phần thập phân từ 0,5 trở lên thì làm tròn thành 1, dưới 0,5 thì không tính (ví dụ: 499,51 thì làm tròn là 500; nếu 4999,45 thì làm tròn là 4999). Đối với số lao động sử dụng bình quân tháng có số thập phân thì được giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.
III. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG
KHI DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC LẠI:
Phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại theo qui định tại tiết c khoản 6 Điều 1 Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 nêu trên bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Xác định số lao động theo các nhóm
a/ Số lao động tiếp tục được sử dụng theo hợp đồng lao động (bao gồm số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, đang nghỉ theo các chế độ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);
b/ Số lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
c/ Số lao động nghỉ hưu;
d/ Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
2. Xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động cũ và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi của người lao động được hưởng theo pháp luật qui định, trước nhất là trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật, cũng như các khoản mà người lao động phải thanh toán theo pháp luật qui định hoặc hai bên đã thoả thuận.
Phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp phải có ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Trước khi thực hiện phải thông báo công khai cho người lao động được biết và báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.