Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2000/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/09/2000 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
BỘ LAO
ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 23/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 9NĂM 2000 HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC TRANG TRẠI
Căn cứ Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, sau khi trao
đổi ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang
trại theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê như sau:
I. ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
Người lao động ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có ký kết hợp đồng lao động hoặc thoả thuận lao động với chủ trang trại bao gồm:
1. Lao động nông thôn( nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm;
2. Lao động tự do;
3. Lao động đang trong thời gian chờ việc, ngừng việc, v.v...
II. MỘT
SỐ CHẾ ĐỘ CỤ THỂ
1. Tuyển dụng lao động tuân theo các quy định sau:
a/ Chủ trang trại được tuyển dụng lao động với số lượng không hạn chế và không phân biệt địa bàn sinh sống của người lao động.
b/ Nhà nước khuyến khích chủ trang trại tuyển dụng lao động của hộ nông dân, người thiếu việc làm, người nghèo, lao động nữ, trước hết là lao động tại chỗ.
c/ Chủ trang trại có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua giới thiệu của các trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Hợp đồng lao động theo quy định sau:
a/ Hình thức và thời hạn hợp đồng lao động:
Đối với những công việc có tính chất mùa vụ, không thường xuyên mà thời hạn dưới 1 năm hai bên có thể ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận bằng miệng.
Đối với những công việc ổn định, có tính chất thường xuyên mà thời hạn thực hiện từ 1năm trở lên thì hai bên thoả thuận thời hạn cụ thể và ký kết bằng văn bản.
Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản do chủ trang trại soạn thảo theo mẫu đính kèm Thông tư này.
b/ Nội dung hợp đồng lao động: khi ký kết hợp đồng lao động hai bên thoả thuận để ghi vào hợp đồng lao động những nội dung sau:
- Thời hạn, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hợp đồng lao động ,
- Công việc làm của người lao động,
- Tiền công lao động theo công việc và bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của chủ trang trại,
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,
- Trang bị bảo hộ lao động nếu công việc cần phải có,
- Các thoả thuận khác có lợi hơn cho người lao động.
c/ Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác mà pháp luật quy định,
- Hai bên thoả thuận để tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong các trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn đột xuất hoặc thu hoạch mùa của gia đình mình nhưng phải báo trước cho chủ trang trại biết từ 5 đến 10 ngày.
d/ Hợp đồng lao động được chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động;
- Công việc đã hoàn thành,
- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận .
3. Tiền công lao độngvà bảo hiểm xã hội:
a/ Mức tiền công:
Chủ trang trại và người lao động thoả thuận tiền công khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm hoặc thoả thuận mức tiền công thời gian theo ngày, tuần, tháng và căn cứ vào ngành, nghề, độ phức tạp kỹ thuật của công việc. Nếu trả công theo tháng đối với công việc giản đơn, điều kiện lao động bình thường thì không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định . Mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/1/2000 là 180.000 đồng/ tháng cho đến khi Chính phủ công bố thay đổi
Ngoài mức tiền công nói trên chủ trang trại còn phải tính thêm vào tiền công của người lao động 15% bảo hiểm xã hội, 2% bảo hiểm y tế (tính trên mức tiền công thoả thuận) để người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc tự bảo hiểm
b/ Phương thức trả công:
- Trường hợp trả công nhật thì làm ngày nào trả công cho ngày đó; thuê làm việc theo tuần thì làm tuần nào trả công theo tuần đó.
- Trường hợp trả công theo tháng thì cứ 15 ngày người lao động được nhận tiền công 1 lần.
- Trường hợp trả công theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm mà thời gian hoàn thành dưới 15 ngày thì người lao động được nhận tiền công sau khi hoàn thành khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm. Nếu thời gian hoàn thành từ 15 ngày trở lên thì cứ 15 ngày người lao động được tạm ứng tiền công một lần ( trừ trường hợp hai bên thoả thuận khác ), mức tạm ứng do hai bên thoả thuận.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
a/ Trường hợp khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm thì người lao động tự bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi , nhưng phải hoàn thành công việc theo thời hạn mà hai bên đã cam kết.
b/ Trường hợp chủ trang trại quản lý thời giờ làm việc để trả công thì thời giờ làm việc do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 8 giờ/ngày. Khi có nhu cầu khắc phục thiên tai, giải quyết khó khăn cho kịp thời vụ thì hai bên thoả thuận kéo dài thời giờ làm việc nhưng thời giờ làm thêm không quá 4giờ/ ngày. Tiền công và phụ cấp làm thêm giờ do hai bên thoả thuận.
c/ Trường hợp làm việc 30 ngày/ tháng thì cứ sau 6 ngày làm việc người lao động được nghỉ 1 ngày, nhưng ngày nghỉ không nhất thiết vào ngày chủ nhật mà do hai bên thoả thuận.
d/ Trường hợp thời hạn làm việc liên tục từ1 năm trở lên thì cứ 1 năm làm việc người lao động được nghỉ phép 12 ngày có hưởng tiền công.Nếu có tháng lẻ thì cứ mỗi tháng được nghỉ thêm 1 ngày. Thời gian nghỉ cụ thể do hai bên thoả thuận . Hai bên có thể thoả thuận để người lao động được nhận tiền công thay cho nghỉ phép.
5. Bảo hộ lao động:
- Chủ trang trại và người lao động phải thực hiện các biện pháp để đề phòng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Đối với những công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Quyết định số 955/1998/ QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998 của Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh và Xã hội thì trong thời gian làm việc chủ trang trại phải trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân (giày bảo hộ, nón hoặc mũ, găng tay bảo hộ, khẩu trang , xà phòng ...) cho người lao động phù hợp với từng loại công việc.
- Khi người lao động bị tai nạn lao động trong lúc đang làm việc phải nghỉ việc để điều trị tại cơ sở y tế (kể cả trạm xá y tế của xã) thì chủ trang trại phải chịu toàn bộ chi phí y tế và tiền công từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.
- Khi xảy ra tại nạn lao động, chủ trang trại phải khai báo với Uỷ ban nhân dân xã, phường, phòng Lao động - Thương binh và xã hội quận, huyện. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm giới thiệu người bị tai nạn lao động đi giám định theo hồ sơ tai nạn lao động
- Chủ trang trại có trách nhiệm bồi thường 30 tháng tiền công cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì trợ cấp bằng 12 tháng tiền công theo hợp đồng lao động.
6. Một số vấn đề khác:
Ngoài các nội dung nêu tại các điểm 1,2,3,4,5 mục II nói trên, chủ trang trại và người lao động có thể thoả thuận để thực hiện một số nội dung khác có lợi hơn cho người lao động như:
- Khi người lao động có nhu cầu về ăn ở, chủ trang trại có thể hỗ trợ bữa ăn và thu xếp chỗ ở cho người lao động đảm bảo vệ sinh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khi người lao động gặp rủi ro, ốm đau, khó khăn đột xuất, khuyến khích chủ trang trại có chế độ thăm hỏi (hiếu, hỷ), hỗ trợ tiền mua thuốc, ứng trước tiền công, trợ cấp khó khăn theo khả năng của mình cho người lao động.
- Khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao, hoặc vào những ngày lễ tết chủ trang trại nên có chế độ thưởng cho người lao động.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phổ biến và cung cấp cho các chủ trang trại, cán bộ xã phường các văn bản pháp luật lao động có liên quan và Thông tư này.
2. Cơ quan lao động cấp huyện phối hợp với Hội nông dân, UBND cấp xã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, đi sâu đi sát nắm tình hình, phát hiện, uốn nắn kịp thời các sai sót, động viên khuyến khích phát huy những điển hình tốt về thực hiện chính sách kinh tế trang trại ở địa phương mình.
3. Chủ trang trại có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này; đăng ký việc sử dụng lao động với cơ quan lao động cấp huyện.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.
Mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo
Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH
ngày 28 tháng 9 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG
HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày........ tháng........ năm...........
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Căn cứ Nghị quyết
03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
- Căn cứ Thông tư số
23/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các
trang trại.
Chúng tôi, một bên là chủ trang trại:
Ông (Bà):.......................................................................................................
Địa chỉ hiện tại:.............................................................................................
Số điện thoại:.................................................................................................
Và một bên là người lao động:
Ông (Bà):.......................................................................................................
Sinh ngày............ tháng.......... năm............
Địa chỉ thường trú:.........................................................................................
Chứng minh nhân dân số:..........................; Nơi cấp:.....................................
Cùng nhau thoả thuận ký hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1: Nội dung hợp đồng lao động:
1. Thời hạn hợp đồng lao động của Ông (Bà) là (1):......................................
Bắt đầu từ ngày......... tháng........ năm......,đến ngày.......... tháng....... năm....
2. Công việc phải làm (2):...............................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Trả công lao động và bảo hiểm xã hội:
- Mức tiền công là (3):....................................................................................
- Khoản 15% BHXH là (4):............................................................................
- Khoản 2% BHYT là (5):...............................................................................
- Mức tạm ứng tiền công mỗi lần là (6):.......................................................
- Ngày trả (hoặc tạm ứng) tiền công (7):......................................................
......................................................................................................................
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
- Thời giờ làm việc 1 ngày (8):.......................................................................
- Thời giờ làm thêm khi có yêu cầu đột xuất (9):...........................................
- Ngày nghỉ hàng tuần là vào ngày thứ (10):..................................................
- Số ngày nghỉ phép hàng năm (11):..............................................................
5. Trang bị bảo hộ lao động được cấp phát (12):
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
6. Các thoả thuận khác có lợi hơn cho người lao động (13):
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Điều 2: Cam kết của hai bên:
a. Của chủ trang trại:
- Lo đủ việc làm cho người lao động
- Trang bị phương tiện làm việc và bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động.
- Thanh toán và giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi đã thoả thuận cho người lao động.
* Nếu vi phạm cam kết sẽ bị phạt........................đ/lần vi phạm.
b. Của người lao động:
- Hoàn thành công việc, khối lượng sản phẩm đúng thời gian bảo đảm chất lượng.
- Tuân thủ sự điều hành của chủ trang trại.
- Thực hiện hết thời hạn hợp đồng lao động như đã cam kết.
* Nếu vi phạm cam kết sẽ bị phạt ......................đ/lần vi phạm.
Điều 3: Hợp đồng lao động này làm thành 2 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực từ ngày........ tháng......... năm..............
Người lao động (Ký và ghi rõ họ tên) |
Chủ trang trại (Ký và ghi rõ họ tên) |
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(1). Ghi thời hạn của hợp đồng lao động.
Ví dụ: 6 tháng; 1 năm...
(2). Ghi những việc phải làm.
Ví dụ: Thu hoạch cà phê; vận hành máy cày...
(3). Ghi mức tiền công phải trả cho 1 ngày, 1 tháng hoặc cho khối lượng sản phẩm...
Ví dụ: + Tiền công trả cho một ngày là: 10.000đ/ngày;
+ Cho một tháng là: 300.000đ/tháng;
+ Cho thu hoạch 5 tấn cà phê là: 5t x 100.000đ/t = 500.000đ.
+ Cày cấy 2 ha lúa là: 2ha x 70.000đ/ha = 140.000đ.
(4) và (5). Tính tiền BHXH và BHYT bằng cách: Lấy tiền công x % từng loại bảo hiểm.
Ví dụ: + Tiền
công 1 ngày là 10.000đ, thì tiền BHXH là 10.000 x 15%
= 1.500đ/ngày; tiền BHYT là
10.000đ x 2% = 200đ/ngày.
+ Tiền công cho thu hoạch 5 tấn cà phê là: 500.000đ, thì tiền BHXH là: 500.000đ x 15% = 75.000đ.
(6). Ghi mức tiền công được tạm ứng (nếu có), ví dụ: 150.000đ/lần; nếu không có thì ghi chữ: không có.
(7). Ghi ngày trả hoặc tạm ứng tiền công:
Ví dụ: + Tiền công
được trả hoặc tạm ứng vào ngày mồng 3 và 18 hàng
tháng.
+ Tiền công được trả ngay sau ngày làm việc.
+ Tiền công được trả sau khi hoàn thành khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm.
(8) và (9). Ghi số giờ làm việc trong ngày và giờ làm thêm.
Ví dụ: 8 giờ/ngày; làm thêm 3 giờ/ngày.
(10). Ghi ngày nghỉ trong tuần.
Ví dụ: thứ hai; thứ bảy...
(11). Ghi số ngày được nghỉ phép.
Ví dụ: 12 ngày/năm.
(12). Ghi các trang bị bảo hộ được cấp phát và thời gian sử dụng.
Ví dụ: + Quần áo; 1bộ/năm.
+ Nón: 1 chiếc/6 tháng.
+ Găng tay: 1 đôi/tháng.
+ Xà phòng: 100g/tháng...
(13). Ghi các thoả thuận khác (nếu có).
Ví dụ: + Được ăn 1 bữa trưa không phải trả tiền.
+ Được bố trí nơi ở không phải trả tiền.
+ Ngày tết nguyên đán được thưởng 100.000đ.
+ Được trợ cấp khó khăn đột xuất: 100.000đ/lần.