Thông tư 202/2010/TT-BQP an toàn lao động trong Quân đội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 202/2010/TT-BQP

Thông tư 202/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động trong Quân đội
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:202/2010/TT-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
06/12/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 202/2010/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 202/2010/TT-BQP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 202/2010/TT-BQP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG

-------------

Số: 202/2010/TT- BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010

 

THÔNG TƯ

Quy định tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động trong Quân đội

-----------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

 

Căn cứ Bộ luật Lao động của n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ t­ướng Chính phủ về tăng c­ường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động;

Theo đề nghị của Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Kỹ thuật;

 

THÔNG TƯ:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn hệ thống tổ chức cơ quan, cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động (sau đây gọi tắt là an toàn, bảo hộ lao động) từ Bộ Quốc phòng đến các đơn vị cơ sởtrong toàn quân; nội dung công tác an toàn, bảo hộ lao động, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động ở đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân làm công tác an toàn, bảo hộ lao động bao gồm:

1. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp.

2. Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động các cấp.

3. Các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp bao gồm:

- Cơ sở kỹ thuật: Cơ sở bảo đảm kỹ thuật; cơ sở đào tạo, huấn luyện; cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

- Các đơn vị chuyên môn hậu cần;

- Các đơn vị bảo đảm, phục vụ; các đơn vị sẵn sàng chiến đấu được giao nhiệm vụ lao động, sản xuất;

- Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài).

Điều 3. Nội dung công tác an toàn, bảo hộ lao động trong quân đội

1. Tham gia với các Bộ, ngành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, quy chuẩn, quy định, chương trình quốc gia về an toàn, bảo hộ lao động, triển khai áp dụng phù hợp với đặc thù quân đội. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn,bảo hộ lao động trong quân đội theo quy định của pháp luật.

2. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuậtbảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong hoạt động lao động sản xuất, khai thác, quản lý, vũ khí trang bị kỹ thuật tại các đơn vị quân đội.

3. Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, huấn luyện về an toàn, bảo hộ lao động và vận động, tổ chức quần chúng tham gia công tác an toàn, bảo hộ lao động.

Điều 4. Quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động

1. Công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Quân đội được quản lý, thực hiện trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng Nhà nước.

2. Tổng cục Kỹ thuật tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năngquảnlý nhà nước về công tác an toàn, bảo hộ lao động trong quân đội theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng đối với các đầu mối, đơn vị toàn quân.

3. Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu giúp người chỉ huy quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động đối với các đơn vị thuộc quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

4. Cơ quan kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng, chỉ huy đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

 

Chương II

TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, CÁN BỘ

CHUYÊN TRÁCH, KIÊM NHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁCAN TOÀN,BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

Điều 5. Hệ thống tổ chc thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Quân đội

1. Cấp Bộ Quốc phòng

a) Cơ quan quản lý:

Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;

b) Cơ sở kiểm định:

Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội.

2. Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Các quân khu, quân chủng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Quân khí/TCKT:

Ban an toàn, bảo hộ lao động hoặc phòng nghiệp vụ có chức năng quản lý, chỉ đạo công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động.

b) Các quân đoàn, binh chủng, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục II, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng:

Trợ lý chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động.

c) Các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng còn lại và Cục Xe - Máy, Cục Kỹ thuật Binh chủng /Tổng cục Kỹ thuật:

Trợ lý kiêm nhiệm về an toàn, bảo hộ lao động.

3. Các đơn vị cơ sở:

a) Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, nhà máy, xưởng sản xuất, sa cha đạn dược, vũ khí trang bị kỹ thuật cấp I (cấp chiến lược):

Trợ lý chuyên trách làm công tác an toàn, bảo hộ lao động.

b) Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, xuởng sa cha vũ khí trang bị kỹ thuật cấp II (cấp chiến dịch), kho hậu cần cấp I (cấp chiến lược),bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị cấp sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương, các học viện, nhà trường, bệnh viện,các viện nghiên cu thuộc các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng và các co sở thí nghiệm độc lập:

Trợ lý kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động.

4. Các đơn vị sản xuất kinh doanh tổ chức Phòng (hoặc Ban) an toàn, bảo hộ lao động, cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động, nhưng phải bảo đảm mức tối thiểu nhưsau:

a) Đối với doanh nghiệp:

- Đơn vị sử dụng dưới 300 lao động trc tiếp có 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động;

- Đơn vị sử dụng t300 đến 1000 lao động trc tiếp có 01 đến 02 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động;

- Đơn vị sử dụng trên 1000 lao động trc tiếp phải có 02 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động hoặc tổ chc Phòng (hoặc Ban) an toàn, bảo hộ lao động.

b) Đối với các công ty được thành lập, tổ chc quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp được xác định theo tng doanh nghiệp, nếu là Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế... phải có 01 cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, bảo hộ lao động hoặc tổ chc Phòng (hoặc Ban) an toàn, bảo hộ lao động.

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội  thuộc Tổng cục Kỹ thuật

1. Chức năng:

Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội đặt dưới sự chỉ huy của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, có chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy Tổng cục Kỹ thuật giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác an toàn và bảo hộ lao động trong Quân đội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chủ trì đề xuất với cấp có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Quân đội và tổ chức thực hiện theo quy  định;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Quân đội xây dựng và đề nghị cấp có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; danh mục máy, thiết bị, vật t­ư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;

Phối hợp với Cục Quân y/Tổng cục Hậu cần, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Nhà nước ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và danh mục bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quân sự được hưởng các chế độ bảo hộ lao động.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị trong toàn quân tổ chức thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật phòng chống cháy nổ, an toàn điện và phòng chống sét các cơ sở kỹ thuật; công tác huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ hàng năm;

d) Quản lý công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng;

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội thực hiện kiểm định, cấp phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong toàn quân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn các đầu mối đơn vị công tác khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ;

Chủ trì tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố cháy nổ nghiêm trọng, chết người theo quy định của Bộ Quốc phòng. Định kỳ tổng hợp, phân tích, thông báo rút kinh nghiệm toàn quân tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

e) Thanh tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và các chế độ bảo hộ lao động tại các đơn vị trong toàn quân (kể cả tổ chức, cá nhân ngư­ời n­ước ngoài sử dụng lao động hoặc trực tiếp lao động trong Quân đội);

Tham gia đoàn do thanh tra Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện các nội dung chuyên ngành được giao.

g) Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng các máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn lao động, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động đồng thời báo cáo cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền xử lý.

h) Giám sát theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, các giải pháp an toàn lao động trong các cơ sở, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các đề án thiết kế, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, khai thác sử dụng, bảo quản, l­ưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

i) Xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động theo phân cấp của Bộ Quốc phòng; xem xét và trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn và chế độ bảo hộ lao động.

k) Tổng hợp, đề xuất phân bổ ngân sách nghiệp vụ bảo hộ lao động và trang bị phư­ơng tiện bảo vệ cá nhân trong lao động tại các đơn vị toàn quân và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;

l) Tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên an toàn, bảo hộ lao động trong toàn quân.

Thực hiện sơ kết, tổng kết các mặt công tác an toàn, bảo hộ lao động toàn quân báo cáo Thủ trưởng cấp trên và chỉ đạo đơn vị. Lựa chọn, trình cơ quan và cấp có thẩm quyền khen thư­ởng các đơn vị và cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ.

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cụcKỹ thuật giao.

Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội

1. Chức năng:

Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội nằm trong hệ thống các trung tâm kiểm định của Nhà nước, là cơ sở của Tổng cục Kỹ thuật, dưới sự chỉ huy của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội có chức năng kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong toàn quân.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; kiểm định trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiết bị điện phòng nổ, điện từ trường; thiết bị đặc thù công nghiệp, xây dựng và quân sự; trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân; kiểm hóa thông quan xuất, nhập khẩu các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và yêu cầu của cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.

b) Thực hiện thẩm định các biện pháp an toàn trong các dự án, đề án, thiết kế, xây dựng mới, cải tạo có sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và kiểm định kỹ thuật xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng nêu trên gây ra theo yêu cầu của cấp trên và cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;

c) Thực hiện các chế độ công tác nghiệp vụ theo quy định của quân đội và của ngành.

d) Thực hiện đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm định viên, người vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Nhà nước và quân đội. Sơ kết, tổng kết công tác kiểm định kỹ thuật an toàn.

đ) Đ­ược quyền thu phí kiểm định kỹ thuật an toàn; ký kết các hợp đồng kinh tế về kiểm định, t­ư vấn hỗ trợ kỹ thuật an toàn, huấn luyện kỹ thuật an toàn theo đúng quy định của Nhà nước và Quân đội.

e) Yêu cầu đơn vị báo cáo số l­ượng, chất lư­ợng các đối t­ượng kiểm định, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan, bảo đảm đủ các yếu tố để kiểm định, khắc phục các hiện t­ượng mất an toàn đ­ược phát hiện trong quá trình kiểm định. Đề nghị cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện các máy, thiết bị có nguy cơ gây sự cố và tai nạn lao động.

g) Từ chối kiểm định kỹ thuật an toàn khi máy, thiết bị chư­a đủ các điều kiện để tiến hành kiểm định;

h) Hợp tác với Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn trong và ngoài n­ước về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm hóa thông quan các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Nhà n­ước và Bộ Quốc phòng.

Điều 8. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan an toàn, bảo hộ lao động các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Chức năng:

Ban An toàn, bảo hộ lao động; cán bộ chuyên trách; kiêm nhiệm công tác an toàn, bảo hộ lao động các đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được biên chế trong tổ chức của cơ quan Tham mưu Kỹ thuật hoặc cơ quan Tổ chức lao động, chịu sự lãnh đạo chỉ huy của Đảng ủy-chỉ huy Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động và sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên, có chức năng tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy cơ quan giúp Thủ trưởng đầu mối thực hiện các nội dung công tác an toàn, bảo hộ lao động trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý:

a) Chủ trì đề xuất với cấp có thẩm quyền trình thủ trưởng đơn vị các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về công tác an toàn, bảo hộ lao động, theo định hướng của cơ quan nghiệp vụ cấp trên, ý định của người chỉ huy, thực tế của đơn vị và tổ chức thực hiện theo quy  định;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hành chính, văn bản quản lý, hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; danh mục máy, thiết bị, vật t­ư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;

Phối hợp với các cơ quan liên quan và cơ quan nghiệp vụ cấp trên tham gia xây dựng và đề nghị cấp có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và danh mục bệnh nghề nghiệp trong quân đội được hưởng các chế độ bảo hộ lao động.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật phòng chống cháy nổ, an toàn điện và phòng chống sét các cơ sở kỹ thuật; công tác huấn luyện, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động,  phòng chống cháy nổ; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ hàng năm;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị công tác khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ tổng hợp báo cáo theo quy định.

Tham gia điều tra các vụ sự cố cháy nổ, tai nạn lao động nặng, chết người theo quy định của Bộ Quốc phòng. Tổng hợp, phân tích trình cấp có thẩm quyền thông báo rút kinh nghiệm cho các đơn vị tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu;

đ) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và các chế độ bảo hộ lao động tại các đơn vị(kể cả tổ chức, cá nhân ngư­ời n­ước ngoài sử dụng lao động hoặc trực tiếp lao động trong Quân đội);tạm đình chỉ hoặc yêu cầu người chỉ huy đình chỉ việc sử dụng các máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn, tai nạn lao động, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động đồng thời báo cáo cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền xử lý;

e) Giám sát theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, các giải pháp an toàn lao động trong các cơ sở, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các đề án thiết kế, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, khai thác sử dụng, bảo quản, l­ưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

g) Xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động theo phân cấp của Bộ Quốc phòng;xem xét và trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn và chế độ bảo hộ lao động.

h)Tổng hợp, đề xuất phân bổ ngân sách nghiệp vụ bảo hộ lao động và trang bị phư­ơng tiện bảo vệ cá nhân trong lao động tại các đơn vị và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

i) Phối hợp với Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội, trung tâm kiểm định của Nhà nước (theo sự ủy quyền của cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội) thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quản lý, theo dõi công tác đăng ký, kiểm định theo quy định.

k) Tổ chức huấn luyện, bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên an toàn, bảo hộ lao động trong các đơn vị theo quy định của Bộ Quốc phòng;

Thực hiện sơ kết, tổng kết các mặt công tác an toàn, bảo hộ lao động trong các đơn vị báo cáo cơ quan nghiệp vụ cấp trên và chỉ đạo đơn vị. Tổng hợp, đề xuất cơ quan và cấp có thẩm quyền khen thư­ởng các đơn vị, cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng đơn vị giao.

Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan an toàn, bảo hộ lao động thuộc các đơn vị cơ sở

1. Chức năng:

Phòng, ban, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác an toàn, bảo hộ lao động thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở từ cấp trung đoàn và tương đương chịu sự lãnh đạo chỉ huy của Đảng ủy - Chỉ huy đơn vị, sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên, có chức năng tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy thực hiện các nội dung công tác an toàn, bảo hộ lao động trong đơn vị theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong đơn vị:

- Tham mưu, đề xuất với người chỉ huy về xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn - bảo hộ lao động trong đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch công tác an toàn, bảo hộ lao động hàng năm báo cáo người chỉ huy phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Tham gia xây dựng quy trình, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ;

- Quản lý, theo dõi việc đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động theo quy định;

- Đề xuất và đôn đốc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ của Nhà nuớc, Quân đội, đơn vị đến các bộ phận và người lao động;

- Tổ chc huấn luyện về an toàn lao động - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ cho nguời lao động; tổ chc kiểm tra môi truờng lao động, vệ sinh an toàn thc phẩm (nếu đơn vị tổ chc ba ăn công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với chỉ huy đơn vị các biện pháp quản lý, chăm sóc sc khoẻ ngư­ời lao động;

b) Đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra và tham gia đoàn kiểm tra việc chấp hành các  quy định về  an toàn- vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ theo quy định của Thông tưnày. Tổ chức kiểm tra ít nhất mỗi tháng 1 lần đối với các bộ phận sản xuất và nhng nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sau khi kiểm tra đề xuất với người chỉ huy đơn vị biện pháp khắc phục tồn tại;

c) Tham gia điều tra, tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố cháy nổ theo quy định của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên;

d) Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết việc thc hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động; tham gia góp ý về lĩnh vc an toàn, bảo hộ lao động tại các cuộc họp xây dng kế hoạch công tác, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào sdụng nhà xưởng, máy, thiết bị;

đ) Tổng hợp và đề xuất với người chỉ huy đơn vị giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động về lĩnh vc an toàn, bảo hộ lao động;

e) Lập các báo cáo về công tác an toàn, bảo hộ lao động theo quy định;

g) Tham gia ý kiến vào công tác thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xlý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác an toàn, bảo hộ lao động;

h) Tổ chức kiểm tra các bộ phận sản xuất, khi phát hiện thấy có vi phạm quy định về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có quyền tạm thời đình chỉ công việc (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu ngườiphụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đồng thời báo cáo người chỉ huy đơn vị; có quyền đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sdụng;

i) Lập biên bản vi phạm về an toàn, bảo hộ lao động, kiến nghị với người chỉ huy xlý nhng tập thể, cá nhân vi phạm hoặc không chấp hành các quy định về an toàn, bảo hộ lao động, trong quá trình tổ chc sản xuất.

Điều 10. Tổ chc, nhiệm vụ, quyền hạn mạng lưới an toàn - vệ sinh viên

1. Tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.

a) Mạng lưới an toàn vệ sinh viên được tổ chức ở các đơn vị cơ sở trực tiếp lao động sản xuất. Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn-vệ sinh viên; nếu tổ chức làm việc theo ca, mỗi ca sản xuất phải bố trí thêm một an toàn-vệ sinh viên giám sát an toàn ca. Đối với các công việc làm phân tán theo nhóm, mỗi nhóm phải bố trí một an toàn-vệ sinh viên;

b) An toàn-vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, bảo hộ lao động và được người lao động trong đơn vị, tổ bầu ra. Tổ trưởng tổ sản xuất không được kiêm an toàn-vệ sinh viên;

c) Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm ra quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, ban hành “Quy chế hoạt động của mạng luới an toàn - vệ sinh viên”, sau khi thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn);

d) Người chỉ huy đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc ban chấp hành lâm thời) hoặc người đại diện cho nguời lao động tạo điều kiện để mạng lưới an toàn - vệ sinh viên hoạt động, cũng như động viên về vật chất và tinh thần để mạng lưới an toàn - vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả;

đ) An toàn - vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban (người) đại diện của người lao động, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.

a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong đơn vị, tổ, nhóm sản xuất chấp hành nghiêm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng sản xuất, người phụ trách trực tiếp thực hiện các quy định về an toàn, bảo hộ lao động;

b) Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy về an toàn, bảo hộ lao động; phát hiện những thiếu sót, vi phạm của nguời lao động, phát hiện các trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, đề xuất kịp thời các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động, các biện pháp, phương pháp làm việc an toàn trong phạm vi quy định; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người mới làm việc;

d) Kiến nghị với tổ trưởng, người phụ trách hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp làm việc an toàn và khắc phục kịp thời những hiện tượng mất an toàn của máy, thiết bị và nơi làm việc;

đ) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên; được trả lương thời gian thực hiện nhiệm vụ đó;

e) Báo cáo tổ trưởng hoặc yêu cầu người lao động trong tổ (khi không có mặt của tổ trưởng) ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động;

g) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người chỉ huy đơn vị phối hợp tổ chức.

 

Chương III

HỘI ĐỒNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 11. Tổ chức Hội đồng bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

1. Hội đồng bảo hộ lao động - Phòng chống bệnh nghề nghiệp được thành lập ở các doanh nghiệp; đơn vị, cơ sở.

2. Hội đồng bảo hộ lao động - Phòng chống bệnh nghề nghiệp do chỉ huy đơn vị ra quyết định thành lập; số lượng thành viên tuỳ thuộc vào số lượng lao động và quy mô của đơn vị nhưng ít nhất cũng phải có các thành phần sau: Đại diện người chỉ huy đơn vị (người sử dụng lao động), đại diện tổ chức công đoàn, cán bộ làm công tác an toàn, bảo hộ lao động, cán bộ y tế, cán bộ kỹ thuật. Tuỳ đặc điểm, điều kiện thực tế của đơn vị, hội đồng bảo hộ lao động có thể thêm các thành viên khác có liên quan.

3. Cơ cấu hội đồng bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

a) Đại diện chỉ huy đơn vị (thường là phó chỉ huy về kỹ thuật) làm chủ tịch hội đồng;

b) Đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc đại diện nguời lao động nơi chưa có tổ chc công đoàn) làm phó chủ tịch hội đồng;

c) Trưởng phòng (ban) hoặc cán bộ làm công tác an toàn, bảo hộ lao động đơn vị là ủy viên thường trc, kiêm thư ký hội đồng;

d) Cán bộ y tế, cán bộ kỹ thuật và các thành viên khác làm ủy viên hội đồng.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn hội đồng bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

1. Tham gia, tư vấn với người chỉ huy đơn vị trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của đơn vị.

2. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, hội đồng bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tổ chức kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu nguời chỉ huy đơn vị thực hiện ngay các biện pháp loại trừ nguy cơ đó, bảo đảm an toàn cho người lao động.

 

Ch­ương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỈ HUY ĐƠN VỊ VÀ CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN, BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

Điều 13. Trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các quy định về an toàn, bảo hộ lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đơn vị.

2. Phải có quyết định bằng văn bản phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn, bảo hộ lao động cho các cán bộ quản lý, đến từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc, phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Số lượng nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận làm công tác an toàn, bảo hộ lao động, bộ phận y tế, an toàn - vệ sinh viên nêu tại Thông tư­ này là những quy định tối thiểu, nguời chỉ huy đơn vị có thể bổ sung thêm nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận trên để phù hợp với điều kiện của đơn vị, nhưng phải bảo đảm đúng thẩm quyền, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

3. Tổ chức chỉ đạo đơn vị cấp dưới, cá nhân dưới quyền thực hiện tốt chương trình, kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động.

4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị trong công tác an toàn, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành, cụ thể:

a) Hàng năm, khi xây dng kế hoạch của đơn vị phải lập và phê duyệt kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động;

b) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thc hiện các chế độ về an toàn, bảo hộ lao độngđối với nguời lao động;

c) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, bảo hộ lao động trong đơn vị, phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên;

d) Xây dựng, rà soát nội quy, quy định an toàn, bảo hộ lao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư (kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư) và nơi làm việc;

đ) Tổ chức huấn luyện, huớng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, bảo hộ lao động đối với người lao động;

e) Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nguời lao động;

g) Thực hiện nghiêm việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, công tác huấn luyện, công tác đăng ký, kiểm định;

h) Phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chc phát động phong trào quần chúng thực hiện an toàn - vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường ở đơn vị.

Điều 14. Trách nhiệm của công đoàn cơ sở đối với công tác an toàn, bảo hộ lao động

1. Đại diện người lao động ký thỏaước lao động tập thể, trong đó có các nội dung về an toàn, bảo hộ lao động.

2. Tuyên truyền, giáo dục người lao động thc hiện tốt các quy định, pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động, kiến thc khoa học kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời các hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với nhng hiện tượng làm ba, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.

3. Tổ chc lấy ý kiến tập thể người lao động khi: Xây dng nội quy, quy chế quản lý về an toàn, bảo hộ lao động; đánh giá việc thc hiện các chế độ, chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, sc khoẻ của người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn, bảo hộ lao động của công đoàn cơ sở, để tham gia với người chỉ huy đơn vị.

4. Phối hợp với người chỉ huy đơn vị tổ chc các hoạt động để đẩy mạnh phong trào bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sc lao động.

5. Phối hợp với người chỉ huy đơn vị tổ chc tập huấn nghiệp vụ công tác an toàn, bảo hộ lao động cho cán bộ công đoàn và quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn mạng lưới an toàn - vệ sinh viên hoạt động.

6. Tham gia với người chỉ huy đơn vị trong việc xây dng các quy chế, nội quy quản lý về an toàn, bảo hộ lao động.

7. Tổ chc đoàn kiểm tra độc lập của công đoàn hoặc tham gia các đoàn tkiểm tra do đơn vị tổ chc để kiểm tra công tác an toàn, bảo hộ lao động, thc hiện chế độ chính sách bảo hộ lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sc khoẻ cho người lao động.

8. Kiến nghị với người chỉ huy đơn vị thc hiện các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động và phòng nga tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo dúng các quy định của pháp luật.

9. Tham gia điều tra tai nạn lao động, tham dcác cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra tai nạn lao động. Đề xuất các biện pháp khắc phục các thiếu sót, tồn tại về công tác bảo hộ lao động ở đơn vị.

Điều 15. Trách nhiệm của quân y đơn vị  (cơ quan y tế) đối với công tác an toàn, bảo hộ lao động

1. Quản lý sức khoẻ người lao động tại đơn vị. Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại có kết quả khám sức khoẻ định kỳ là loại IV, loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh.

3. Định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khoẻ và các biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc.

4. Xây dựng các tình huống sơ cứu, cấp cứu thực tế tại đơn vị chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện nhằm đảm bảo sơ cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.

5. Đảm bảo cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất; đảm bảo cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động.

6. Giúp người chỉ huy quản lý tình hình sức khoẻ người lao động; hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp. Quản lý, lưu giữ và theo dõi hồ sơ y tế của người lao động gồm có: Hồ sơ sức khoẻ tuyển dụng, hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có).

7. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại đơn vị; hướng dẫn các phân xưởng hoặc bộ phận tương đương và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động. Hàng năm theo định kỳ và đột xuất, phối hợp với cơ quan an toàn, bảo hộ lao động tổ chức đo đạc, kiểm tra, giám sát môi trường lao động, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khoẻ nguời lao động.

8. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ. Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị, làm các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

9. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai thực hiện công tác quản lý sức khoẻ của người lao động; thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan y tế cấp trên. Thực hiện chức trách và quy định báo cáo định kỳ công tác quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp của người lao động đối với cơ quan y tế cấp trên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

10. Tham gia các cuộc họp về giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động;  tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng máy, thiết bị.

11. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra bệnh tật, ốm đau cho nguời lao động thì có quyền tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu nguời phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết, đồng thời báo cáo người chỉ huy đơn vị; có quyền đình chỉ việc sử dụng các chất không đảm bảo các quy định về vệ sinh lao động.

12. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác an toàn, bảo hộ lao động. Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và quan hệ với cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị đối với công tác an toàn, bảo hộ lao động

1. Quản đốc phân xưởng hoặc chức vụ tương đương:

a) Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn về nội qui biện pháp làm việc an toàn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng;

b) Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động đạt yêu cầu;

c) Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

d) Thực hiện kiểm tra, đôn đốc các tổ truởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc an toàn;

đ) Tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng mình;

e) Thực hiện khai báo, tham gia điều tra tai nạn lao động xảy ra trong bộ phận xưởng theo quy định;

g) Phối hợp với công đoàn bộ phận (tổ công đoàn) hoặc bộ phận chức năng liên quan định kỳ tổ chức tự kiểm tra về an toàn, bảo hộ lao động ở đơn vị, tạo điều kiện để mạng lưới an toàn - vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả;

h) Có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và tạm đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động.

2. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương):

a) Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý, sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế;

b) Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn - vệ sinh; kết hợp với an toàn -vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;

c) Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;

d) Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về an toàn, bảo hộ lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ. Có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý.

3. Phòng (ban hoặc cán bộ) làm công tác kế hoạch của đơn vị:

a) Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí của kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh (hoặc kế hoạch công tác) của đơn vị và tổ chức thực hiện;

b) Phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.

4. Phòng (ban hoặc cán bộ) kỹ thuật của đơn vị:

a) Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để đưa vào kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động; hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;

b) Biên soạn, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất và từng công việc; các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn, bảo hộ lao động và phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động huấn luyện cho người lao động tại cơ sở;

c) Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, bảo hộ lao động và tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn;

d) Phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động theo dõi, quản lý và bảo đảm cho việc thực hiện kiểm định các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ  sinh lao động theo quy định.

5. Phòng (ban hoặc cán bộ) tài chính của đơn vị có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch được duyệt.

6. Phòng (ban hoặc cán bộ) vật tư phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị có trách nhiệm tạo nguồn, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất có chất lượng theo kế hoạch.

7. Phòng (ban) tổ chức lao động của đơn vị:

a) Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia hội đồng bảo hộ lao động - phòng chống bệnh nghề nghiệp, cán bộ làm công tác an toàn, bảo hộ lao động, đội phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô, đặc thù của đơn vị;

b) Phối hợp với các phân xưởng, các bộ phân có liên quan tổ chức và huấn luyện lực luợng phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của đơn vị;

c) Phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động và các bộ phận khác tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động: Đào tạo, nâng cao tay nghế kết hợp với huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bồi dưỡng hiện vật, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội;

d) Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân lực để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động.

 

Chương V

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRAVỀ AN TOÀN, BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

Điều 17. Căn cứ xây dựng kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động

1. Yêu cầu kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động

a) Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch sản xuất, kinh doanh đồng thời phải lập kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động. Các cơ quan quản lý cấp trên của các đơn vị khi xét duyệt kế hoạch đồng thời phải xét duyệt kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải xây dựng kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động bổ sung phù hợp với nội dung công việc;

b) Kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư­, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện;

c) Kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động phải đ­ược lập từ tổ sản xuất (hoặc tương đ­ương) trở lên. Mọi ng­ười lao động đều có quyền tham gia kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động (thông qua đại diện của ngư­ời lao động tại đơn vị);

d) Kinh phí bảo đảm trong kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động đ­ược hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.

2. Căn cứ để lập kế hoạch:

a) Các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn, bảo hộ lao động.

b) Nhiệm vụ, ph­ương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

c) Những thiếu sót tồn tại trong công tác an toàn, bảo hộ lao động đư­ợc rút ra từ các sự cố, tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động năm tr­ước;

d) Các kiến nghị của ng­ười lao động, của tổ chức công đoàn và của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

đ) Chí phí công tác an toàn, bảo hộ lao động năm trư­ớc;

Điều 18.  Nội dung kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động

1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;

2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trư­­­ờng;

3. Mua sắm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

4. Chăm sóc sức khoẻ ng­­­ười lao động;

5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện an toàn, bảo hộ lao động.

Điều 19. Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động

1. Sau khi kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động được chỉ huy đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận kế hoạch của đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

2. Các bộ phận đ­ược giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động phối hợp với bộ phận an toàn, bảo hộ lao động và bộ phận y tế để tổ chức triển khai; đồng thời đôn đốc, kiểm tra thực hiện và th­ường xuyên báo cáo với chỉ huy đơn vị để kịp thời có các biện pháp đảm bảo kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động đư­ợc thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.

3. Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị.

Điều 20. Tự kiểm tra về an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị

1. Chỉ huy đơn vị phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về an toàn, bảo hộ lao động trong đơn vị; hình thức và thời gian tự kiểm tra cụ thể do ng­ười chỉ huy đơn vị chủ động quyết định, như­ng phải đảm bảo việc kiểm tra toàn diện đ­ược tiến hành ít nhất 6 tháng một lần ở cấp đơn vị và 3 tháng một lần với cấp phân x­ưởng hoặc bộ phận tư­ơng đương.

2. Tự kiểm tra về an toàn, bảo hộ lao động kịp thời phát hiện các thiếu sót về an toàn - vệ sinh lao động, có biện pháp khắc phục; giáo dục nhắc nhở mọi ng­ười nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn - vệ sinh lao động; phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực và khả năng của  ng­ười lao động trong việc phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố nguy hại, tổ chức khắc phục các thiếu sót, tồn tại.

Điều 21. Nội dung, hình thức và tổ chức tự kiểm tra

1. Nội dung tự kiểm tra:

a) Việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo hộ lao động nh­­­ư: Khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp độc hại, bồi dư­­­ỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động …;

b) Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

c) Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;

d) Tình trạng an toàn, vệ sinh các máy móc, thiết bị, nhà x­­­ưởng, kho tàng và nơi làm việc như­­­: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, cấp, thoát n­­­ước…;

đ) Việc sử dụng, bảo quản trang bị ph­­­ương tiện bảo vệ cá nhân, ph­­­ương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, ph­­­ương tiện cấp cứu y tế;

e) Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động;

g) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

h) Việc quản lý thiết bị, vật tư­­­ và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có  hại;

i) Kiến thức an toàn - vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của ngư­­­ời lao động;

k) Việc tổ chức ăn bồi d­­­ưỡng, chăm sóc sức khoẻ của ng­ười lao động;

l) Hoạt động tự kiểm tra của cấp d­­ưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, bảo hộ lao động của người lao động;

m) Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động và phong trào quần chúng về an toàn, bảo hộ lao động.

2. Hình thức kiểm tra:

a) Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn - vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;

b) Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động;

c) Kiểm tra sau đợt nghỉ dài ngày;

d) Kiểm tra tr­­­ước hoặc sau mùa m­­­ưa, bão;

đ) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;

e) Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua;

g) Kiểm tra đột xuất khi phát hiện có đấu hiệu mất an toàn.

3. Tổ chức việc kiểm tra

Để việc tự kiểm tra có hiệu quả, tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các b­­­ước sau:

a) Thành lập đoàn kiểm tra;

b) Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;

c) Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất;

d) Tiến hành kiểm tra

đ) Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị với đơn vị kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị kiểm tra;

e) Đối với các đơn vị đ­­­ược kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để giám sát thực hiện.

Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp d­­ưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện;

g) Thời gian tự kiểm tra ở cấp đơn vị cơ sở và cấp phân xư­­­ởng hoặc bộphận tương đ­­­ương:

Tùy theo tính chất lao động, sản xuất, kinh doanh chỉ huy đơn vị quy định các hình thức tự kiểm tra và thời gian tự kiểm tra ở cấp đơn vị và cấp phân xưởng hoặc bộ phận t­­­ương đ­­­ương. Nhưng, định kỳ tự kiểm tra toàn diện phải đ­ược tiến hành 3 tháng một lần ở cấp đơn vị và một tháng một lần ở cấp phân xư­­­ởng hoặc bộ phận t­­­ương đ­ương;

h) Tự kiểm tra ở tổ sản xuất

Việc tự kiểm tra ở tổ, nhóm phải tiến hành trước và sau giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào công việc mới;

i) Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong đơn vị. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như­­ tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp d­­­ưới về tình hình an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị.

Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải đ­­­ược đóng dấu giáp lai và quản lý, l­­­ưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết;

Mọi tr­­­ường hợp phản ánh, kiến nghị, đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đều phải đ­­­ược ghichép và ký nhận vào sổ kiến nghị về an toàn và vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.

 

Chương VI

THỐNG KÊ, BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT, TỔNG KẾT CÔNG TÁC AN TOÀN  VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

Điều 22. Thống kê, báo cáo về công tác an toàn và bảo hộ lao động

1. Các đơn vị phải mở sổ theo dõi, thống kê các nội dung cần báo cáo theo quy định hiện hành. Các số liệu thống kê phải đ­ược lư­u giữ ít nhất là 5 năm ở cấp phân xư­ởng hoặc bộ phận tương đ­ương và 10 năm ở cấp đơn vị để làm cơ sở theo dõi, phân tích, đề ra các chính sách và giải pháp đối với công tác an toàn, bảo hộ lao động ở đơn vị.

2. Ngoài các báo cáo chuyên đề về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các đơn vị phải thực hiện báo cáo chung về công tác an toàn, bảo hộ lao động định kỳ một năm hai lần (báo cáo 6 tháng và hàng năm) với cơ quan quản lý, tổ chức công đoàn cấp trên để báo cáo về cơ quan quản lý, tổ chức công đoàn ở các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp báo cáo Bộ.

3. Thời hạn báo cáo: Trư­ớc ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và tr­ước ngày 10 tháng 1 năm sau đối với báo cáo cả năm.

4. Mẫu báo cáo định kỳvề an toàn, bảo hộ lao động quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Thông tư­ này.

Điều 23. Sơ kết, tổng kết công tác an toàn và bảo hộ lao động ở đơn vị

1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, đơn vị phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, bảo hộ lao động với các nội dung: Phân tích các kết quả đạt được, các thiếu sót, tồn tại và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thư­ởng đối với các tập thể và cá nhân làm tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động, phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ.

2. Việc sơ kết, tổng kết công tác an toàn, bảo hộ lao động cũng phải đư­ợc thực hiện từ cấp phân đội, phân xư­ởng, đội sản xuất hoặc bộ phận t­ương đ­ương lên đến cấp đơn vị.

 

Ch­ương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông t­ư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 1051/1999/QĐ-BQP ngày 13 tháng 7 năm 1999 của Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy định về tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sửa chữa, sản xuất, kinh doanh, các đơn vị dự toán trong Quân đội.

Điều 25.Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục Kỹ thuật phối hợp với cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm ban hành tổ chức, biên chế hệ thống tổ chức làm công tác an toàn, bảo hộ lao động thống nhất trong toàn quân.

3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, chỉ huy các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. /.

 

BỘ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh

 

 

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

(ban hành kèm theo Thông t­­­ư số 202 /2010/TT-BQP ngày 06/12/2010

của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

 

…...........*.............CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

………..**...............Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:………/…….……, ngày ….tháng ….. năm …..

 

Kính gửi: ……………………………………………………..

BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

Kỳ báo cáo: ………….năm……..

 

TT

CHỈ TIÊU VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO

ĐVT

SỐ LIỆU

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Lao động:

1.1. Tổng số lao động

Trong đó tổng số lao động nữ

1.2. Số lao động làm việc trực tiếp

Trong đó:

- Tổng số lao động nữ

- Số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV,V,VI)

 

ng­­­ười

-nt-

-nt-

 

-nt-

-nt-

 

 

2

Tổ chức, biên chế làm công tác bảo hộ lao động

- Số ngư­­­ời làm công tác an toàn, bảo hộ lao động trong đó:

+ Chuyên trách

+ Bán chuyên trách

+ Quân y

- Số l­­­ượng an toàn - vệ sinh viên

 

Ngư­­ời

 

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

3

Tai nạn lao động

- Tổng số vụ tai nạn lao động trong đó:

+ Số vụ có ng­­­ười chết

- Tổng số ng­­­ười bị tai nạn lao động trong đó:

+ Số ng­­­ười chết vì tai nạn lao động

- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền l­­­ương ngày nghỉ, bồi th­­­ường, trợ cấp…)

- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)

- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

 

 

vụ

-nt-

ng­­­ười

-nt-

triệu đồng

 

triệu đồng

ngày

 

(1)

(2)

(3)

(4)

4

Bệnh nghề nghiệp

- Tổng số ngư­­­ời bị bệnh nghề nghiệp

Trong đó số ngư­­­ời mới mắc bệnh nghề nghiệp

- Số ngày công nghỉ việc vì bệnh nghề nghiệp

-Số ng­­­ười phải nghỉ hư­­­u tr­­­ước tuổi vì bệnh nghề nghiệp

- Tổng chi phí cho ng­­­ười mắc BNN phát sinh trong năm (các khoản này không tính trong kế hoạch bảo hộ lao động: Điều trị, trả tiền l­­ương trong ngày nghỉ, bồi th­­­ường, trợ cấp…)

 

ng­­­ười

-nt-

-nt-

-nt-

triệu đồng

 

5

Huấn luyện an toàn và bảo hộ lao động

- Tổng số ng­­­ười chỉ huy (người sử dụng lao động)

đ­ược huấn luyện /Tổng số ng­­­ười chỉ huy hiện có

- Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh viên đ­­­ược huấn luyện /Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh viên hiện có

- Tổng số an toàn vệ sinh viên đ­­­ược huấn luyện /Tổng số an toàn vệ sinh viên hiện có

- Số ng­­­ười đ­­­ược cấp thẻ an toàn/Tổng số ng­­­ười lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

- Tổng số ng­­­ười đ­­ược huấn luyện

+ Trong đó tổng số ngư­­­ời đ­­­ược huấn luyện lại

- Tổng chi phí huấn luyện: (chi phí này nằm trong kế hoạch BHLĐ mục tuyên truyền, huấn luyện)

 

ng­­­ười

 

-nt-

 

-nt-

 

-nt-

 

 

-nt-

-nt-

triệu đồng

 

 

6

Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

- Tổng số

Trong đó:

+ Số đã đ­­­ược đăng ký

+ Số đã đ­­­ược kiểm định

 

cái

 

-nt-

-nt-

 

7

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Số giờ làm thêm bình quân /ngày /ngư­­­ời

- Số ngày làm thêm bình quân /6 tháng /ng­ười

- Số ngày làm thêm bình quân /năm /ng­­­ười

 

giờ

ngày

-nt-

 

8

Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

- Tổng số ng­­­ười

- Tổng chi phí (chi phí này nằm trong chi phí chăm sóc sức khoẻ)

 

ng­­­ười

triệu đồng

 

9

Tổng chi phí cho công tác an toàn bảo hộ lao động

- Thiết bị an toàn - vệ sinh lao động

- Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động

- Trang bị phư­­­ơng tiện bảo vệ cá nhân

- Bồi d­­­ưỡng bằng hiện vật

 

triệu đồng

-nt-

-nt-

-nt-

 

(1)

(2)

(3)

(4)

 

- Tuyên truyền, huấn luyện

- Phòng cháy, chữa cháy

- Chi phí bồi th­­­ường cho ng­­­ười bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Chi phí khác

triệu đồng

-nt-

-nt-

 

-nt-

 

10

Tình hình đo đạc môi tr­­­ường lao động

- Số mẫu đo môi tr­­­ường lao động

- Số mẫu đo không đạt tiêu chuẩn

- Tỷ lệ mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cho phép /Tổng số mẫu đo trong đó:

+ Chật chội

+ Ẩm ­­ướt

+ Nóng quá

+ Lạnh quá

+ Ồn

+ Rung

+ Bụi

+ Hơi khí độc

+ Điện từ trư­ờng

+ Bức xạ Ion hoá

+ ….

 

mẫu

-nt-

mẫu/mẫu

 

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

11

Kết quả phân loại sức khoẻ của ng­­­ười lao động

- Loại I

- Loại II

- Loại III

- Loại IV

- Loại V

 

ng­­­ười

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

12

Đánh giá của đơn vị về điều kiện lao động

- Tốt

- Trung bình

- Xấu

- Rất xấu

 

 

13

Đề xuất, kiến nghị

 

 

 

NG­­­ƯỜI LẬP BÁO CÁO                                                 THỦ TR­­­ƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên)                                                                            (Ký tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận:

-…

Ghi chú:

* Đơn vị cấp trên

** Đơn vị báo cáo

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

(ban hành kèm theo Thông t­­­ư số 202 /2010/TT-BQP ngày 06/12/2010

của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

 

..........*...........CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

.............**...............Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:………/…….                                     ….,ngày ….tháng …. năm …..

Kính gửi: ……………………………………………………..

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Kỳ báo cáo: ………….năm……..

 

TT

CHỈ TIÊU VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO

ĐVT

SỐ LIỆU

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Số đơn vị báo cáo

đơn vị

 

2

Lao động:

2.1. Tổng số lao động:

- Trong đó: Tổng số lao động nữ

2.2. Số lao động làm việc trực tiếp

Trong đó:

- Tổng số lao động nữ

- Số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV,V,VI)

 

Người

-nt-

-nt-

 

-nt-

-nt-

 

 

3

Tổ chức, biên chế làm công tác an toàn và bảo hộ lao động

- Số ngư­­­ời làm công tác an toàn và bảo hộ lao động

+ Chuyên trách

+ Bán chuyên trách

+ Quân y

-  Số l­­­ượng an toàn - vệ sinh viên

ng­­­ười

 

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

4

Tai nạn lao động

- Tổng số vụ tai nạn lao động

Trong đó, số vụ có ngư­­­ời chết

- Tổng số ng­­­ười bị tai nạn lao động

Trong đó, số ng­­­ười chết vì tai nạn lao động

- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều trị, trả tiền l­­­ương ngày nghỉ, bồi th­­­ường, trợ cấp…)

- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)

- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

 

vụ

-nt-

ng­­­ười

-nt-

triệu đồng

 

triệu đồng ngày

 

(1)

(2)

(3)

(4)

5

Bệnh nghề nghiệp

- Tổng số ng­­­ười bị bệnh nghề nghiệp

- Trong đó số ng­­­ười mới mắc bệnh nghề nghiệp

- Số ngày công nghỉ việc vì bệnh nghề nghiệp

- Số ng­­­ười phải nghỉ h­­­ưu tr­­­ước tuổi vì bệnh nghề nghiệp

- Tổng chi phí cho ng­ười mắc bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (các khoản này không tính trong kế hoạch an toàn và bảo hộ lao động: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi th­­­ường, trợ cấp…)

 

Ngư­­­ời

-nt-

ngày

ngư­­­ời

 

triệu đồng

 

6

Huấn luyện an toàn và bảo hộ lao động

- Tổng số ng­­­ười chỉ huy (người sử dụng lao động) đ­­­ược huấn luyện /Tổng số ngư­­­ời chỉ huy hiện có

- Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh lao động đ­ược huấn luyện /Tổng số cán bộ an toàn vệ sinh lao động hiện có

- Tổng số an toàn vệ sinh viên đ­­­ược huấn luyện /Tổng số an toàn vệ sinh viên hiện có

- Số ng­­­ười đ­­­ược cấp thẻ an toàn /Tổng số ng­­­ười lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

- Tổng số ng­­­ười lao động đ­­­ược huấn luyện

+ Trong đó tổng số ngư­­­ời đ­­­ược huấn luyện lại

- Tổng chi phí huấn luyện: (chi phí này nằm trong kế hoạch BHLĐ mục tuyên truyền huấn luyện)

 

 

ng­­­ười

 

-nt-

 

-nt-

 

-nt-

 

-nt-

-nt-

triệu đồng

 

7

Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

- Tổng số

Trong đó:

+ Số đã đ­­­ược đăng ký

+ Số đã đ­­­ược kiểm định

 

 

cái

 

-nt-

-nt-

 

8

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Số giờ làm thêm bình quân /ngày /ng­­­ười

- Số ngày làm thêm bình quân /6 tháng /ngư­­­ời

- Số ngày làm thêm bình quân /năm /ng­­­ười

 

 

giờ

ngày

-nt-

 

9

Bồi d­­­ưỡng chống độc hại bằng hiện vật

- Tổng số ng­­­ười

- Tổng chi phí (chi phí này nằm trong chi phí chăm sóc sức khoẻ)

 

ngư­ời

triệu đồng

 

(1)

(2)

(3)

(4)

10

Tổng chi phí cho công tác an toàn và bảo hộ lao động

- Thiết bị an toàn - vệ sinh lao động

- Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động

- Trang bị ph­­­ương tiện bảo vệ cá nhân

- Bồi d­­­ưỡng bằng hiện vật

- Tuyên truyền, huấn luyện

- Phòng cháy, chữa cháy

- Chi phí bồi th­ường cho ng­­­ười bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Chi phí khác

 

triệu đồng

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

-nt-

 

11

Tình hình đo đạc môi tr­­­ường lao động

- Số mẫu đo môi tr­­­ường lao động

- Số mẫu đo không đạt tiêu chuẩn

- Tỷ lệ mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cho phép /Tổng số mẫu đo trong đó:

+ Chật chội

+ Ẩm ­­ướt

+ Nóng quá

+ Lạnh quá

+ Ồn

+ Rung

+ Bụi

+ Hơi khí độc

+ Điện từ trư­ờng

+ Bức xạ Ion hoá

+ ….

 

mẫu

-nt-

mẫu/mẫu

 

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

12

Kết quả phân loại sức khoẻ của ng­­­ười lao động

- Loại I

- Loại II

- Loại III

- Loại IV

- Loại V

 

ng­­­ười

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

 

13

Đánh giá của đơn vị về điều kiện lao động

- Tốt

- Trung bình

- Xấu

- Rất xấu

 

 

14

Đề xuất, kiến nghị

 

 

NG­­­ƯỜI LẬP BÁO CÁO                                                 THỦ TR­­­ƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên)                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

* Đơn vị cấp trên

** Đơn vị báo cáo

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi