Thông tư 108/2009/TT-BQP công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương năm 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 108/2009/TT-BQP
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 108/2009/TT-BQP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phùng Quang Thanh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/11/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 108/2009/TT-BQP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2009/TT-BQP | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2009 |
THÔNG TƯ
Quy định thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương năm 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2009 tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng quan tâm, chăm lo củng cố sự nghiệp quốc phòng; Ban chỉ huy quân sự các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương đã hoạt động có hiệu quả và từng bước đi vào nền nếp. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác quốc phòng – an ninh được nâng lên. Đặc biệt, trong năm có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hơn 50 bộ, ngành thực hiện tốt việc Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, gắn với Sơ kết Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong tình hình mới; đánh giá nghiêm túc các nội dung của Nghị định và Chỉ thị, rút ra được nhiều bài học và các nhóm giải pháp để thực hiện tốt công tác quốc phòng. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quốc phòng, xây dựng Luật Dân quân tự vệ, Nghị định Phòng thủ dân sự và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, công tác tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên ở các bộ, ngành, địa phương đạt nhiều kết quả tốt đã góp phần quan trọng giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện cho đất nước khắc phục khó khăn vượt qua giai đoạn suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, việc quán triệt và thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở một số bộ, ngành, địa phương chưa sâu sắc, chưa đầy đủ; nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ quốc phòng chưa cao; mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác của một số cơ quan, ban, ngành các cấp chưa chặt chẽ; tổ chức thực hiện một số nội dung của công tác quốc phòng chưa đạt hiệu quả thiết thực. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng công tác quốc phòng năm 2009.
Năm 2010, tình hình thế giới, khu vực có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ có chiều hướng gia tăng. Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cài cắm, móc nối với các phần tử cơ hội nhằm kích động, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, nói xấu chia rẽ nội bộ; đồng thời tiếp tục sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” kích động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hòng chống phá Đại hội Đảng các cấp. Tình hình khí hậu, thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Để thực hiện tốt công tác quốc phòng năm 2010, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Điều 1. Quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng.
1. Chỉ đạo quán triệt, thực hiện tốt nhiệm vụ “Tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định; nhất là những mục tiêu, quan điểm về “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”; nắm vững, thực hiện tốt phương châm chỉ đạo, các nhiệm vụ cơ bản và một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng, trọng tâm là: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới, Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/2/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng Dự bị động viên trong tình hình mới; Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên và các Nghị định của Chính phủ về công tác quốc phòng, động viên quốc phòng, xây dựng hoạt động của khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
3. Ban hành đồng bộ, thống nhất các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp để triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ khi có hiệu lực thi hành; đồng thời chủ động nghiên cứu, triển khai xây dựng Pháp lệnh công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương.
Điều 2. Công tác giáo dục quốc phòng – an ninh
1. Kịp thời củng cố, kiện toàn, bảo đảm cơ cấu, thành phần và duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giáo dục Quốc phòng – an ninh các cấp.
2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng; trọng tâm là đối tượng 2 thuộc các bộ, ngành Trung ương, đồng thời đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đội ngũ cán bộ đối tượng 3, 4, 5, chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo và các đối tượng khác. Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng từ Trung ương đến cơ sở; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh theo tiêu chuẩn các chức vụ tương ứng; chú trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đội ngũ phóng viên, báo, đài, người quản lý các doanh nghiệp và một số đối tượng khác.
3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện môn học giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên trong hệ thống trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, các học viện, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục quốc phòng theo đúng chương trình quy định. Tích cực đưa chương trình môn giáo dục quốc phòng – an ninh thí điểm tại các trường tôn giáo cơ sở để bổ sung các chính sách của môn học sau này. Triển khai đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Tiếp tục giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, các quan điểm tư tưởng của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.
5. Chỉ đạo thực hiện tốt việc quán triệt, triển khai xây dựng các Trung tâm GDQP-AN theo Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 20/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, hiệu quả thiết thực.
Điều 3. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và thực hiện công tác động viên, tuyển chọn thanh niên nhập ngũ
1. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh; tập trung rà soát, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ bảo đảm số lượng, có chất lượng tốt, nhất là quy mô, hình thức tổ chức và số, chất lượng lực lượng Tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp theo Luật Dân quân tự vệ; tiến hành kiểm tra, rà soát, sắp xếp, biên chế lực lượng Dự bị động viên theo đúng quy định, bảo đảm lực lượng vũ trang địa phương có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
2. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương các cấp vững mạnh toàn diện; thường xuyên củng cố, kịp thời kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả làm tham mưu và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ; chú trọng nâng cao chất lượng chính trị, hiệu quả huấn luyện hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ phòng không, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ trên biển, Dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu theo Chỉ thị số 45/2006/CT-BQP ngày 14/3/2006 và Chỉ thị số 04/2007/CT-BQP ngày 26/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi nhập ngũ, công dân trong độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân làm nghĩa vụ Dân quân tự vệ đủ chỉ tiêu, đúng chất lượng; đăng ký, quản lý chặt chẽ nguồn động viên.
5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng cho đội ngũ cán bộ quân sự ở các cấp, các ngành; coi trọng việc tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, Ban Chỉ huy quân sự các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở cho đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã; bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo đạt hiệu quả cao.
Thực hiện tốt phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực và chất lượng” cho lực lượng vũ trang địa phương. Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng bộ đội địa phương, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ đúng thời gian, nội dung sát thực, nâng cao chất lượng huấn luyện, hiệu quả sát thực tế, an toàn và tiết kiệm;
6. Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, đặc biệt là lực lượng Dân quân tự vệ trên các địa bàn trọng điểm, xung yếu, vùng biên giới, biển, đảo; phối hợp chặt chẽ với Công an, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo và an ninh trật tự ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác để tham gia bảo vệ an toàn trước, trong, sau Đại hội Đảng các cấp; những ngày lễ, tết và thời gian diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của đất nước trong năm 2010. Tích cực luyện tập, diễn tập các phương án chiến đấu, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn để kịp thời xử trí khi có tình huống xảy ra.
7. Thực hiện tốt công tác khoa học công nghệ và tổng kết lịch sử Ngành Dân quân tự vệ. Tuyên truyền, giáo dục và tổ chức trọng thể lễ Kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ (28/3/1935 – 28/3/2010) đạt hiệu quả thiết thực.
Điều 4. Kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ
1. Bộ Tư lệnh các quân khu phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương và các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị và Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về Khu vực phòng thủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Ngành tham gia xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện xây dựng Kế hoạch bảo đảm nhu cầu năm đầu chiến tranh (Kế hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần chú trọng kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
3. Kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung quyết tâm chiến đấu, kế hoạch tác chiến phòng thủ cho sát với tình hình, nhiệm vụ; bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng Dự bị động viên; kế hoạch động viên công nghiệp và kế hoạch dự trữ vật tư, trang thiết bị cho xử trí các tình huống.
4. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng phối hợp với các bộ, ngành, các quân khu hướng dẫn thống nhất việc triển khai xây dựng hệ thống kế hoạch B đối với các Bộ, ngành ở Trung ương, các sở, ban, ngành ở địa phương và tiếp tục quán triệt triển khai xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng theo Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ.
Điều 5. Quản lý nhà nước về quốc phòng
1. Chỉ đạo, thực hiện tốt việc tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001-2010) ở cấp tỉnh, quân khu, bộ, ngành Trung ương và giúp Hội đồng GDQP-AN Trung ương, Chính phủ hoàn thành việc tổ chức Hội nghị tổng kết trong năm 2010.
2. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương.
3. Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng theo địa bàn và theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, thống nhất những nội dung, chủ trương, biện pháp để thực hiện tốt công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2010.
4. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BQP ngày 06/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Tổ chức thanh tra việc thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng địa phương theo kế hoạch được phê duyệt; thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng, quân sự đối với Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; kiểm tra toàn diện công tác quốc phòng địa phương đối với tỉnh Bắc Giang/QK1 và tỉnh Nghệ An/QK4; Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra công tác quốc phòng, quân sự ở một số bộ, ngành Trung ương. Thực hiện tốt việc kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng – an ninh theo kế hoạch của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương.
6. Các quân khu, các bộ, ngành, địa phương chủ động xác định kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp; kịp thời tổng hợp kết quả báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng – Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu).
Điều 6. Bảo đảm ngân sách
1. Thực hiện tốt việc lập dự toán, thực hiện và thanh quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng của bộ, ngành, địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; bảo đảm ngân sách kịp thời theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với các lực lượng tham gia công tác quốc phòng theo các quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, quân khu, Ban Chỉ huy quân sự các bộ, ngành Trung ương và cơ quan quân sự địa phương các cấp cần tích cực, chủ động làm tham mưu cho lãnh đạo để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, thực hiện và thanh quyết toán ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương bảo đảm đúng nguyên tắc, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả cao.
Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Các bộ, ngành, các quân khu, địa phương, cơ quan quân sự các cấp cần kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản về công tác quốc phòng, quân sự để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở cấp mình và báo cáo kết quả về Bộ Quốc phòng để tổng hợp báo cáo Chính phủ theo quy định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |