Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 3657/CT-BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai có hiệu quả đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 3657/CT-BNN-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3657/CT-BNN-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 09/11/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 3657/CT-BNN-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHỊÊP Số: 3657/CT-BNN-VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ
ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HOÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30) đã kết thúc Giai đoạn I, chuyển sang Giai đoạn II: rà soát nội dung thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
Trong Giai đoạn I, hầu hết các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, đã thống kê, công bố công khai 468 thủ tục hành chính đúng tiến độ.
Giai đoạn II của Đề án đã tiến hành ở các đơn vị hơn 2 tháng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị triển khai chưa quyết liệt, lãnh đạo các đơn vị, các phòng, ban chuyên môn chưa thực sự vào cuộc, chưa triển khai tại các đơn vị trực thuộc ở các địa phương, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp, khách hàng là đối tượng trực tiếp của thủ tục hành chính cũng như của các tổ chức liên quan khác, chất lượng điền các biểu mẫu chưa đạt yêu cầu.
Để việc triển khai thực hiện Đề án 30 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt được mục đích, yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng chỉ thị:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ gấp rút triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt các nội dung Đề án 30 đến tất cả các đơn vị thành viên, cán bộ, công chức; động viên và tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị tham gia Đề án dưới các hình thức phù hợp.
1.2. Tiếp tục kiện toàn lại Tổ công tác Đề án 30 theo đúng chỉ đạo của Bộ. Nếu xét thấy cần thiết, tạm thời không bố trí công việc chuyên môn cho các cán bộ, công chức là thành viên Tổ công tác để tập trung hoàn thành việc rà soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị đảm bảo mục tiêu đơn giản hoá ít nhất 30% các quy định liên quan đến thủ tục hành chính, xong trước 30/11/2009.
1.3. Chỉ đạo Tổ công tác của cơ quan, đơn vị triển khai việc rà soát, kê khai các Biểu mẫu 2, 2A, 2B theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của Bộ, của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ (nhất là nội dung công văn số 317/CCTTHC ngày 25/09/2009), có sự tham gia của công chức trực tiếp theo dõi lĩnh vực chuyên môn, Trưởng phòng (hoặc tương đương) chuyên môn nghiệp vụ, pháp chế, các thành viên Tổ công tác; lấy ý kiến tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân liên quan đến thủ tục hành chính; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (chi cục, cơ quan vùng) đặt tại các địa phương chủ động tham gia thực hiện các nội dung của Đề án 30.
1.4. Tổ chức các buổi thảo luận tập thể để rà soát từng nội dung thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị, có ghi biên bản chi tiết các ý kiến phát biểu, thông báo để Tổ công tác của Bộ bố trí cùng dự; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng rà soát.
1.5. Công khai các thủ tục hành chính đã công bố trong Giai đoạn I, các văn bản pháp luật liên quan, tên đơn vị, người trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, các số điện thoại liên hệ, website và các địa điểm tiếp doanh nghiệp, tổ chức, người dân của cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ sở đặt tại các địa phương.
1.6. Chủ động hoặc phối hợp Tổ công tác của Bộ tiến hành khảo sát việc thực hiện Đề án 30 tại các địa phương; đối chiếu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính hoặc qua kết quả khảo sát, phát hiện các điểm khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị mình với thủ tục hành chính tương ứng do các địa phương đã thống kê và công bố; sửa chữa, bổ sung ngay những nội dung không phù hợp, thiếu sót; phát hiện, tập hợp những nội dung không phù hợp, thiếu sót của các địa phương, kịp thời báo cáo Bộ và đề xuất phương án xử lý.
1.7. Bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách của cơ quan, đơn vị phục vụ triển khai Đề án, chú trọng việc thù lao, đãi ngộ cán bộ, công chức theo quy định của Thông tư 129/2009/TT-BTC ngày 24/06/2009 của Bộ Tài chính, Quyết định số 1102/QĐ-BNN-TC ngày 11/04/08 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ động huy động các nguồn hợp pháp khác để bổ sung kinh phí cho việc thực hiện các nội dung của Đề án 30.
1.8. Khi xây dựng các Dự thảo văn bản pháp luật phải chuyển Tổ công tác Đề án 30 của cơ quan, đơn vị, của Bộ góp ý kiến về nội dung liên quan đến thủ tục hành chính.
Đối với những thủ tục hành chính được quy định trong các văn bản pháp luật đã ban hành từ 01/01/2009 và có hiệu lực trước ngày 01/01/2010, các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương thống kê theo Biểu mẫu 1 và gửi Tổ công tác của Bộ để trình Bộ trưởng ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính, thời hạn chậm nhất 31/12/2009. Sau thời điểm 01/01/2010, việc thống kê các thủ tục hành chính mới theo Biểu mẫu 1 gửi về Tổ công tác của Bộ để trình Bộ trưởng ban hành Quyết định công bố phải thực hiện ngay tại thời điểm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính.
1.9. Kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, phê bình các tổ chức, cá nhân không nghiêm túc trong triển khai Đề án 30; gắn công tác thi đua khen thưởng với việc thực hiện Đề án 30. Các nội dung trên phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết, kịp thời trong các báo cáo của cơ quan, đơn vị với Bộ.
1.10. Chủ động thực hiện và phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ, các cơ quan báo, tạp chí của Bộ, các phương tiện truyền thông Trung ương, địa phương tuyên truyền về tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án 30 tại cơ quan, đơn vị.
1.11. Thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khối về các nội dung liên quan đến Đề án 30 và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.
2. Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo tiến độ, chất lượng Giai đoạn II Đề án 30 của Bộ:
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; tổ chức giao ban Đề án 30 định kỳ hai lần/tháng; tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị;
- Cử người tham dự các cuộc thảo luận tập thể của các cơ quan, đơn vị;
- Kiên quyết không nhận kết quả rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mầu tờ khai hành chính, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính do các cơ quan, đơn vị thực hiện không đảm bảo chất lượng.
- Thành lập, triển khai hoạt động Tổ Tư vấn hỗ trợ rà soát thủ tục hành chính;
- Khảo sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại một số địa phương trên cả nước;
- Tổ chức các cuộc hội thảo về Đề án 30;
- Tổ chức việc thẩm định kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực thực hiện có hiệu quả Đề án 30 Giai đoạn II; có hình thức kỷ luật phù hợp đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không thực hiện theo đúng nội dung chỉ đạo của Bộ, chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo.
- Kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng tình hình bố trí các nguồn lực phục vụ cải cách hành chính nói chung, Đề án 30 nói riêng, nhất là nguồn lực tài chính và bố trí cán bộ. Đề xuất với Bộ trưởng huy động các nguồn lực, nhất là sự hỗ trợ trực tiếp của các Dự án trong Bộ tham gia Đề án 30.
3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- Cử cán bộ, công chức tham gia Đề án 30, phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác triển khai các nội dung liên quan đến Đề án; chịu trách nhiệm việc thống kê, rà soát, hệ thống hoá, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính có quy định thủ tục hành chính của Bộ và của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
- Kiểm tra, giám sát việc lấy ý kiến về nội dung thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
- Triển khai các nội dung, kết quả Đề án 30 liên quan đến công tác pháp chế.
4. Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, các báo, tạp chí khác cử phóng viên phụ trách việc theo dõi, chủ động đưa tin về tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án 30 tại Bộ và các cơ quan, đơn vị trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Báo Nông nghiệp Việt Nam chủ động thực hiện các bài điều tra, phóng sự về tình hình triển khai Đề án 30, về thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ý kiến của các cơ quan, tổ chức cấp cơ sở, của người dân, doanh nghiệp.
5. Chánh Văn phòng Bộ- Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị này; triển khai công tác truyền thông về cải cách hành chính cũng như Kế hoạch truyền thông về Đề án 30 của Chính phủ, của Bộ; đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật để Tổ công tác của Bộ hoạt động có hiệu quả.
6. Thủ trưởng các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ, Quy chế hoạt động của mình chủ động tham gia thực hiện Đề án 30 với các hình thức thích hợp./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG
|