Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 01/2020/TT-BGTVT

Thông tư 01/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2020/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Văn Công
Ngày ban hành:20/01/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thời gian điều tra tai nạn hàng hải tối đa 60 ngày

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 20/01/2020 quy định về chế độ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Theo quy định, tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra. Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng cụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.

Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết hoặc mất tích người; Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích; Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên; Làm ngừng trệ giao thông luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp nêu trên và gây ra một trong các thiệt hại: Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên; Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn hoặc từ 10 tấn hóa chất trở lên đến dưới 50 tấn; Làm ngưng trệ giao thông trên luồng từ 24 đến dưới 48 giờ.

Đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển VN thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn. Với các tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời hạn điều tra không quá 60 này kể từ ngày được giao điều tra tai nạn hàng hải.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 34/2015/TT-BGTVT và Thông tư 39/2017/TT-BGTVT.
Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2020/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư 01/2020/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

--------------------

Số: 01/2020/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2020

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật về các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế đối với hoạt động điều tra tai nạn hoặc sự cố hàng hải của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải trong các trường hợp sau đây:
a) Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam;
b) Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại: vùng nước cảng biển, vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp tai nạn đó có liên quan đến tàu thuyền Việt Nam, các công trình, thiết bị ngoài khơi của Việt Nam hoặc gây ô nhiễm môi trường.
2. Các quy định của Thông tư này cũng được áp dụng để điều tra tai nạn xảy ra đối với tàu công vụ, thủy phi cơ trong các vùng nước cảng biển Việt Nam: phương tiện thủy nội địa mang cấp VR- SB, kho chứa nổi, giàn di động trong các vùng nước cảng biển Việt Nam và trên vùng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.
2. Sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà không phải là tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều này gây nguy hiểm hoặc nếu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu con người hoặc môi trường.
Điều 4. Phân loại mức độ tai nạn hàng hải
1. Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm chết hoặc mất tích người;
b) Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích;
c) Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hoá chất độc hại trở lên;
d) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
2. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;
b) Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hoá chất độc hại;
c) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.
3. Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 5. Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải
1. Thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm báo cáo tai nạn hàng hải cho Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải nhanh chóng, chính xác theo quy định tại Thông tư này.
2. Thuyền trưởng của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức cứu nạn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả phù hợp với điều kiện an toàn của tàu.
3. Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường tai nạn và thiết bị ghi dữ liệu hành trình tại thời điểm xảy ra tai nạn hàng hải và cung cấp các chứng cứ liên quan đến tai nạn hàng hải cho cơ quan điều tra.
4. Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho cơ quan điều tra và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin cung cấp.
5. Đối với tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ngoài nghĩa vụ báo cáo theo quy định của Thông tư này, phải thực hiện việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định pháp luật.
Chương II
BÁO CÁO TAI NẠN HÀNG HẢI
Điều 6. Báo cáo tai nạn hàng hải
1. Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiết, Báo cáo định kỳ theo quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung Báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn.
Điều 7. Báo cáo khẩn
1. Báo cáo khẩn thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Trường hợp những người này không thực hiện được Báo cáo khẩn thì chủ tàu hoặc đại lý tàu biển liên quan đến tai nạn có trách nhiệm báo cáo.
b) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất khi nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn hàng hải xảy ra có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin đó cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Cảng vụ hàng hải được giao quản lý khu vực tàu xảy ra tai nạn; Cục Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng các thiết bị trợ giúp hàng hải hoặc ảnh hưởng đến an toàn hàng hải của tàu thuyền; tổ chức, cá nhân quản lý hoặc khai thác các công trình, thiết bị nếu tai nạn gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình, thiết bị này; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường hoặc tổn hại đến nguồn lợi thủy sản.
2. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn và gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn biết để hỗ trợ giải quyết.
3. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hài Việt Nam.
4. Báo cáo khẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gửi bằng các phương thức thông tin liên lạc phù hợp.
5. Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.
6. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
Điều 8. Báo cáo chi tiết
Tiếp theo Báo cáo khẩn, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi Báo cáo chi tiết theo thời hạn quy định dưới đây:
1. Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng nội thủy của Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.Trường hợp không thể hoàn thành Báo cáo chi tiết trong vòng 24 giờ thì phải tiến hành báo cáo bổ sung nhưng không chậm hơn 48 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.
2. Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu hoặc thuyền viên của tàu bị nạn đến cảng ghé đầu tiên.
3. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế và vùng biển của quốc gia khác, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải được gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên.
Điều 9. Báo cáo định kỳ
Chương III
ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI
Điều 10. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải
1. Điều tra tai nạn hàng hải là việc xác định điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải nhằm có những biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.
2. Điều tra tai nạn hàng hải không xác định trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp lý của các bên.
3. Tai nạn hàng hải phải được điều tra đúng quy định, kịp thời, toàn diện và khách quan.
Điều 11. Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải
1. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra.
2. Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 12. Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải
1. Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
a) Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;
b) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển, tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu. Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.
c) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.
2. Khi nhận được thông tin về tai nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, trong điều kiện cho phép, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phái cử người có chuyên môn nghiệp vụ đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn hàng hải và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và thu thập các chứng cứ cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các công việc này, nhất thiết phải lập biên bản và có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu. Người được cử đến hiện trường sẽ là thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải có trách nhiệm ra quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
4. Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn hàng hải theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền; trước khi chuyển giao, hồ sơ, tài liệu phải được sao y hoặc phô tô để lưu lại phục vụ việc điều tra tai nạn hàng hải; việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ phải được lập thành biên bản bàn giao.
5. Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác có thực hiện điều tra theo thẩm quyền, việc điều tra tai nạn hàng hải vẫn được tiến hành theo quy định của Thông tư này.
6. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải đối với các tàu nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
7. Giám đốc Cảng vụ hàng hải được tạm giữ tàu biển không quá 05 ngày để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra. Việc tạm giữ quá thời hạn trên trong trường hợp tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thời gian gia hạn tạm giữ không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 13. Thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải
Trong trường hợp cần thiết, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải như sau:
1. Đối với các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận với Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải phù hợp với điều kiện thực tế và hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tai nạn hàng hải.
2. Đối với các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam xảy ra ở nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận với Chính quyền hàng hải của quốc gia ven biển về việc điều tra tai nạn hàng hải phù hợp với điều kiện thực tế và hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tai nạn hàng hải.
3. Trường hợp không thỏa thuận được với Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, quốc gia ven biển, tai nạn hàng hải được tiến hành điều tra độc lập theo quy định của Thông tư này.
Điều 14. Tổ điều tra tai nạn hàng hải và thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải
1. Tổ điều tra tai nạn hàng hải
a) Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải có Tổ trưởng trực tiếp điều hành và tối thiểu phải có 01 Tổ phó giúp việc cho Tổ trưởng, 01 tổ viên do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định theo thẩm quyền;
b) Trong trường hợp cần thiết, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ sung người có chuyên môn phù hợp cùng tham gia Tổ điều tra tai nạn hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
2. Thành viên Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải đáp ứng các điều kiện sau: là thuyền trưởng, máy trưởng hoặc kỹ sư các chuyên ngành điều khiển tàu biển, vận hành máy tàu biển, khai thác máy tàu biển, đóng tàu, điện và điện tự động tàu thủy, luật hàng hải hoặc ngành nghề tương đương; có thời gian kinh nghiệm thực tế với ngành nghề đã học tối thiểu 05 năm và đã qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ điều tra tai nạn hàng hải
1. Lập kế hoạch điều tra, xây dựng dự toán kinh phí điều tra thực hiện điều tra tai nạn hàng hải theo quy định của Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Kế hoạch điều tra phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải phê duyệt. Báo cáo bằng văn bản về quá trình điều tra và kết quả điều tra tai nạn hàng hải cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
2. Thông báo bằng văn bản cho thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển, chủ tàu và đại lý tàu biển về việc tiến hành điều tra tai nạn hàng hải, Nội dung thông báo bao gồm những thông tin chính sau đây:
a) Tai nạn hàng hải được điều tra;
b) Thời gian và địa điểm cuộc điều tra bắt đầu;
c) Tên và địa chỉ liên hệ của Tổ điều tra tai nạn hàng hải;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với cuộc điều tra tai nạn hàng hải.
3. Sử dụng trang bị, thiết bị cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
4. Yêu cầu các bên liên quan đến tai nạn hàng hải có biện pháp giữ nguyên hiện trường và bảo vệ các chứng cứ liên quan theo yêu cầu của việc điều tra tai nạn hàng hải.
5. Yêu cầu những người liên quan đến tai nạn hàng hải tường trình bằng văn bản những vấn đề họ biết về điều kiện, hoàn cảnh, diễn biến của tai nạn hàng hải và đối tượng liên quan đến tai nạn hàng hải. Trong trường hợp cần thiết, phải thẩm vấn những người này thì phải thông báo cho họ biết trước về thời gian, địa điểm tiến hành thẩm vấn.
6. Yêu cầu thuyền trưởng, người có trách nhiệm liên quan cung cấp bản sao các nhật ký của tàu, hải đồ khu vực tàu bị nạn và các biên bản, tài liệu cần thiết khác về tàu và trang bị, thiết bị trên tàu.
7. Yêu cầu tổ chức phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu, chủ tàu, đại lý tàu biển, tổ chức thông tin hàng hải, trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải, trung tâm điều hành hệ thống giám sát giao thông tàu thuyền, bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
8. Kiểm tra, thu thập bản sao các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm của tàu, các giấy tờ cần thiết khác có liên quan và các loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
9. Ghi âm, chụp ảnh, ghi hình, khảo sát, trưng cầu giám định và thực hiện những công việc khác nếu thấy cần thiết đối với việc điều tra tai nạn hàng hài.
10. Tổng hợp, xác minh, phân tích, đánh giá và đề xuất kết luận nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định trưng cầu ý kiến của tổ chức phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu hoặc các cơ quan chuyên môn liên quan.
11. Lập Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.
12. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và các vật chứng có liên quan đến tai nạn hàng hải theo đúng quy định.
13. Tổ chức dịch sang tiếng Anh Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn, Báo cáo điều tra tai nạn đối với các vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng và các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài.
14. Tổ chức điều tra lại tai nạn hàng hải theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này.
Điều 16. Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải
1. Đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển Việt Nam thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày tai nạn hàng hải xảy ra; đối với các tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày được giao điều tra tai nạn hàng hải.
2. Trong trường hợp phức tạp, nếu việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn thời gian điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 17. Trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
1. Thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
2. Lập Kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải.
3. Lập dự toán kinh phí điều tra tai nạn hàng hải.
4. Thông báo cho các bên liên quan về việc tiến hành điều tra.
5. Phỏng vấn thuyền viên, nhân chứng; tổng hợp các thông tin thu thập được. Nếu thấy cần thiết, có thế tiến hành kiểm tra và phỏng vấn bổ sung để làm rõ những vấn đề còn nghi vấn.
6. Căn cứ quy định của pháp luật về hàng hải, tiến hành phân tích các thông tin thu thập được, kể cả các kết luận giám định vật mẫu, vết tích liên quan đến tai nạn hàng hải,
7. Lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải gửi các bên liên quan để góp ý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
8. Công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 18. Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
1. Sau khi lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải, Tổ điều tra gửi một bản Dự thảo cho chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến phương tiện thủy nội địa) và Cục Hàng hải Việt Nam để góp ý về bản Dự thảo Báo cáo. Sau khi nhận được Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải từ Tổ điều tra, Cục Hàng hải Việt Nam gửi một bản Dự thảo Báo cáo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ để góp ý (đối với tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài).
2. Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan không được phổ biến, công bố hoặc cho phép tiếp cận Dự tháo Báo cáo hoặc bất cứ phần nào của Dự thảo Báo cáo khi chưa có sự đồng ý của Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Chậm nhất 30 ngày hoặc trong thời gian thống nhất giữa Tổ điều tra và các bên liên quan nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày gửi Dự thảo Báo cáo, Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan có ý kiến đóng góp về bản Dự thảo Báo cáo. Quá thời hạn trên, nếu chưa nhận được ý kiến đóng góp, Tổ điều tra tiến hành trình Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải để Giám đốc Cảng vụ hàng hải ký, công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 19. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
1.Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải bao gồm các thông tin chính sau:
a) Tóm tắt các yếu tố cơ bản của tai nạn hàng hải và nêu rõ số người chết, mất tích, bị thương hoặc tình trạng ô nhiễm môi trường;
b) Thông tin về quốc tịch, chủ tàu, công ty quản lý tàu, khai thác tàu nêu trong giấy chứng nhận quản lý an toàn và tổ chức phân cấp;
c) Các thông số chính của tàu, động cơ của tàu; thông tin về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thuyền viên và các công việc đã thực hiện trước khi xảy ra tai nạn hàng hải;
d) Mô tả chi tiết về hoàn cảnh xảy ra tai nạn hàng hải;
đ) Phân tích, lập luận và chứng minh các yếu tố dẫn đến nguyên nhân của tai nạn hàng hải;
e) Đề xuất áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn hàng hải tương tự.
2. Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải tới Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất vào ngày kết thúc thời hạn điều tra tai nạn hàng hải. Bản sao Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải có thế được cấp cho cá nhân hoặc pháp nhân khác có liên quan trực tiếp đến tai nạn, nếu có yêu cầu bằng văn bản.
3. Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi một bộ bản chụp hồ sơ (nếu có yêu cầu) và hai bản Báo cáo điều tra tai nạn liên quan đến việc điều tra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tới Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Đối với tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Giao thông vận tải và Tổ chức Hàng hải quốc tế ngay sau khi có kết luận điều tra tai nạn hàng hải.
5. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phổ biến công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 20. Điều tra lại tai nạn hàng hải
Trong trường hợp có những bằng chứng mới được cung cấp hay thu thập được mà những bằng chứng này làm thay đổi cơ bản nguyên nhân của vụ tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tiến hành điều tra lại vụ tai nạn đó.
Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến việc điều tra tai nạn hàng hải sẽ đuợc giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 22. Kinh phí điều tra tai nạn hàng hải
Kinh phí điều tra các vụ tai nạn hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2020. Bãi bỏ Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải và Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
Như Điều 24;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
Báo Giao thông;
Lưu: VT, ATGT(Hiếu-20).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 


 

Nguyễn Văn Công

Phụ lục 1

Annex No. 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

 quan nhận báo cáo: Cảng vụ hàng hải.......................................................

Receiving agency           Maritime Administration of

 

BÁO CÁO KHẨN

URGENT REPORT

TAI NẠN HÀNG HẢI

ON A BARINE ACCIDENT

 

Tên tàu....................................... Loại tàu..................................... Hô hiệu ....

Ship's name                             Type of ship                           Call sign

Số IMO............. Quốc tịch...................................... Cảng đăng ký....

IMO Number       Nationality                             Port of Registry

Thuyền bộ, kể cả thuyền trưởng..................... Quốc tịch....

Ship's crew, including the MasterNationality

Kích thước tàu (L x B x H) ....

Ship's dimentions

Tổng dung tích (GT)..................... Trọng tải toàn phần, mùa hè (MT) ...

Gross tonnage                              Summer deadweight

Loại tai nạn.................................. Ngày, giờ xảy ra tai nạn...

Accident's type                         Date and local time of occurrence

Vị trí xảy ra tai nạn: Vĩ độ................................................ Kinh độ ...

Position of occurrence               Latitude        Longitude

Địa điểm ....

Location

Thời tiết biển khi xảy ra tai nạn:

Marine weather at/around moment of the occurrence

- Hướng và sức gió .......

Wind's direction and force

- Tình trạng mặt biển ......

Sea state

- Tầm nhìn xa  ...........

Visibility

Thời tiết biển khi báo cáo:

Marine weather at moment of reporting

- Hướng và cấp gió ...........

Wind's direction and force

- Tình trạng mặt biển .........

Sea state

- Tầm nhìn xa  ..........

Visibility

Thiệt hại sơ bộ đối với tàu mình:

Estimated damage to own ship

- Về người: ....chết; ......mất tích; .....bị thương

Human life                      dead             missed                    injured

- Về tàu, trang bị .......

Damage to ship and equipment

- Về hàng hóa:  ..........

Damage to cargoes

Thiệt hại sơ bộ đối với các bên khác, nếu biết:

Estimated damage to others, if known

- Về người: ........chết; ....... mất tích; ..........bị thương

Human life          dead              missed           injured

- Về tàu, trang bị ...............

Damage to ship and equipment

- Về hàng hóa: ............

Damage to cargoes

- Về công trình, thiết bị: ...........

Damage to marine construction, equipment

Hàng hoá chở trên tàu, kể cả hàng nguy hiểm, độc hại (nếu có): .....

Onboard cargoes, including dangerous and harmful cargoes (if any)

Tên cảng ghé lần cuối: .............................. ngày, giờ rời cảng .....

Last port of call Date, time of departure

Tên cảng tới:............................................. ngày, giờ dự kiến đến .....

Next port of call                                    Date, ETA

Các yêu cầu hỗ trợ đã phát đi từ tàu...........

Dispatched assistance required

Các yêu cầu đã được đáp ứng ........

Assistance rendered

Hiểm nguy đối với người, tàu, môi trường  ...........

Dangers to human, ship, environment

Tên, địa chỉ liên lạc của:

Name, address of

- Chủ phương tiện hay Người khai thác tàu:

Shipowner or Ship operator

+ Tên đầy đủ: ..............

Full name

+ Địa chỉ:  ................

Address:

+ Điện thoại: ...............

Telephone number

+ Số Fax: ..........

Telefax number

+ E-mail: ...........

Email address

- Người bảo hiểm P & I:

P&I Club

+ Tên đầy đủ: .......

Full name

+ Địa chỉ: .....

Address:

+ Điện thoại: ............

Telephone number

+ Số Fax: ...........

Telefax number

+ E-mail: ............

Email address

- Đại lý tàu tại việt Nam:

Ship's agent in Vietnam

+ Tên đầy đủ: ........

Full name

+ Địa chỉ: .........

Address:

+ Điện thoại: ........

Telephone number

Số Fax: ............

Telefax number

+ E-mail: ...........

Email address

Họ tên, quốc tịch của thuyền trưởng:..........

Master's name and nationality

......., ngày........tháng.........năm 20.....

date      month      year

Tên và chữ ký của người báo cáo

Name and signature of reporting person

Phụ lục 2

Annex No. 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/TT- BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

BÁO CÁO CHI TIẾT

DETAILED REPORT

TAI NẠN HÀNG HẢI
ON A MARINE ACCIDENT

 

MỘT SỐ LƯU Ý

SOME NOTES

 

1. Thuyền trưởng phải ký vào Báo cáo này. Tuy nhiên, Chủ phương tiện cũng có thể sử dụng Mẫu

The form shall always be signed by the Master. The Shipowner may, however, also use the form

2. Dùng CHỮ IN hoặc máy chữ để điền biểu Báo cáo.

The form shall be filled in with CAPTIAL LETTERS/typewritter

3. Báo cáo này được chia làm Phần chung (A) và các phần sử dụng cho từng loại tai nạn cụ thể (từ B đến J)

The form is divided in a general part (A) and a part which shall be used for the occurrence in question (B-J)

4. Luôn phải điền Phần A; hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Bộ luật IMDG (mục 35) cũng phải liệt kê trong mọi trường hợp bất kể tai nạn là loại nào. Phần từ B-J được sử dụng cho từng loại tai nạn cụ thể.

Part A shall always be filled in; IMDG-classed goods shall always be listed regardless of accident type (item 35) Part B-J shall be filled in for the accident/occurrence in question.

5. Trên tàu biển Việt Nam phải luôn sẵn có biểu Báo cáo này. Tàu nước ngoài do Đại lý của tàu cung cấp.

This form should always be available onboard the Vietnamese vessels. For foreign vessels it should be provided with by the Local Agent.

6. Báo cáo này sau khi được hoàn thiện và các bản trích, sao Nhật ký tàu, Nhật ký dầu, Nhật ký làm hàng; Danh sách thuyền viên; bản sao các bản ghi tự động và các giấy tờ liên quan khác được trình cho:

The completed form and extracts of the log books, copies or extracts of oil record or cargo record book, crew list, copies of automatic records and other relevant documents shall be submitted to:

- Cảng vụ hàng hải có liên quan trong thời hạn như sau:

- The relevant Maritime Administration within a time-limit as follows:

+ Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra, nếu tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải ở Việt Nam;

+ 24 hours from the moment of occurrence, if the accident occurred within a Port waters or navigable areas in Viet Nam;

+ Trong vòng 24 giờ kể từ khi đến cảng biển Việt Nam, nếu tai nạn xảy ra ngoài phạm vi vùng nước cảng biển và sau khi xảy ra tai nạn tàu ghé vào một cảng biển Việt Nam.

+ 24 hours from the moment of arrival at a Vietnamese port, if the accident occurred outside the Port waters and after the occurrence the vessel in question called at the port.

- Cục Hàng hải Việt Nam (Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Fax:

84.4.37683058) trong vòng 48 giờ kể từ khi đến cảng ghé đầu tiên ngoài Việt Nam nếu tai nạn xảy ra trong các vùng biển Việt Nam và sau khi xảy ra tai nạn, tàu được phép tiếp tục hành trình.

- The Viet Nam Maritime Administration (No. 8 Pham Hung road, Cau Giay district, Ha Noi, Viet Nam; Fax: 84.24.37683058) within 48 hours from the moment of arrival at first port outside the Viet Nam, if the accident occurred in Vietnamese waters and after the occurrence the vessel in question was permitted to continue the voyage;

- Cục Hàng hải Việt Nam (Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam - Fax:

84.24.37683058) trong vòng 48 giờ kể từ khi đến cảng biển nước ngoài, nếu tai nạn liên quan đến tàu biển Việt Nam và xảy ra ngoài phạm vi các vùng biển Việt Nam.

- The Viet Nam Maritime Administration ((No. 8 Pham Hung road, Cau Giay district, Ha Noi, Viet Nam; Fax: 84.24.37683058) within 48 hours from the moment of arrival at first foreign port, if a Vietnamese vessel involved in the accident occurred outside the Vietnamese waters.

7. Báo cáo phải được điền đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, ví dụ:

The form must be completely filled in as requested, for example :

a) Trong trường hợp đâm va thì phải điền phần A và B;

In case of collision, both A and B shall be filled in

b) Trong trường hợp hỏng máy gây ra đâm va thì phải điền phần A, B và F

If engine failure has caused the collision, A, B and F shall be filled in

Ngoài ra, cần tham khảo một số từ vựng tiếng Anh liên quan đến các mục phải khai báo ở trang sau.

 

TERMS WHICH SHALL BE USED

 

Items 29, 30 and 31

Type of cargo

Empty

Ballast

Dry cargo-general cargo-container

Bulk (ore, coal, grain, etc)

Oil - oil products

Gas (LPG, LNG)

Liquid chemicals

Passenger(also ferries)

Fish and fish products

Refrigerated cargo

Cars

Trailers

Unknown

Item 40
 

Type of waters/fairways

 

At quay, in dock, etc

Within the harbor area

Channel, river, buoyaged fairway

Narrow fairway (along the coast)

Traffic separation zone

Coastal waters

Outer coastal waters

Open sea

Oil exploration area

Other

Ship activities

 

Laid up

At the workshop

At quay

At anchor

At the cargo buoy

Drilling work

At an installation (oil terminal, etc) Arrival to port

Departure from port

At sea

Fishing

Sea survey

Dredging

Ice breaking

Item 41
 

Main activities on board

Storage

Maintenance/repair in machinery spaces Other maintenance work

Cleaning/preparation or similar of cargo holds/tanks

Mooring/Preparation for departure

Anchor handling/anchoring

Safety drills/training

Tests

Stationary

 

Drilling

Handling of fishing equipment

Trawling

Dredging

Sea survey

Normal sea voyage (routine work)

Icebreaking

Other (indicate what)

 

Item 45

Type of accident

An accident at sea may include several occurrences. In such cases the occurrences in question shall be recovered in chronological order.

EXAMPLE

An engine failure causes collision and the ship capsized.

This is recorded: engine failure - collision - capsizing

 

BÁO CÁO CHI TIẾT TAI NẠN HÀNG HẢI

Detailed report on a Maritime accident

 

A. PHẦN CHUNG (Điền trong tất cả các trường hợp)

A. GENERAL PART (To be filled in for all types of accidents)

1

CÁC THÔNG SỐ CỦA TÀU

SHIP'S DATA

Tên tàu

Ship's name

Hô hiệu

Signal letters

Cảng đăng ký

Port of registry

Quốc tịch

Nationality

2

Loại tàu

Ship's type

Năm đóng

Year of built

Vật liệu đóng

Material

Năm hoán cải, nếu có

Year of rebuilt, if possible

3

Dung

tích

Toàn phần Gross

Tĩnh

Net

Trọng tải Dwt.

MÙA HÈ

SUMMER 

Mớn nước  Draught

Trọng tải

Dwt.

MÙA ĐÔNG WINTER

Mớn nước

Draught

 

Tonnage

 

 

 

 

4

Các kích

thước

Dimensio

ns

Chiều dài Length

Chiều rộng

Breadth

Máy chính

Main Engine

Sản xuất tại

Make

Loại

Type

Công suất máy (kW)

Engine power

 

 

 

 

5

Cơ quan phân cấp Class

Dấu phân cấp

Class

designation

Cấp đi băng

Ice class

Bảo hiểu thân tàu

Hull insurance

Công ty bảo hiểm Insurance company

P&I

 

 

 

 

6

Lần kiểm tra phân cấp gần nhất, địa điểm và thời gian

Latest Class inspection, Place and date

Khiếm khuyết Deficiencies

oo Không

YesNo

Nêu lý do của các khiểm khuyết

Indicate the reason for the deficiencies

7

Lần kiểm tra PSC gần nhât, địa điểm và thời gian

Latest PSC inspection, Place and date

Khiếm khuyết Deficiencies

oo Không

YesNo

8

Lần kiểm tra gần nhất các thiết bị cứu sinh và cứu hoả

Latest control of fire and life-saving equipment

do PSCO by PSCO

do cơ quan phân cấp by the class

do thuyền bộ by the crew

Tàu có đáy đôi không?

Has the ship double bottom below the cargo spaces

Không

YesNo

9

Lần lên đà gần nhất

Latest docking

Địa điểm và thời gian

Place and date

Tình trạng của đáy đôi của tàu tại lần lên đà gần nhất.

The quality of ship's bottom at the latest docking

10

 

Lần vệ sinh gần nhất

Lastest

cleaning

of

Ngày

Date

đáy tàu

ship’s bottom

hầm hàng

cargo spaces

két chở hàng

cargo tanks

két ballast

ballast tanks

Có giá trị đến

Valid until

Có giá trị đến

Valid until

11

GIẤY CHỨNG CHỈ CỦA TÀU

SHIP'S

CERTIFICATES

Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Certificate of Registry

 

Giấy chứng nhận an toàn Safety certificates

Tàu khách Passenger ship

Ngày

Date

 

 

Giấy chứng nhận an toàn tàu khách

Passenger ship safety certificates

 

Kết cấu

Construction

Ngày

Date

Trang thiết bị

Equipment

Ngày

Date

 

Vận chuyển khí hoá lỏng Transport of liquefied gas

 

Vô tuyến điện

báo

Radiotelegraphy

Ngày

Date

Vô tuyến điện thoại

Radiotelephony

Ngày

Date

 

Vận chuyển hoá chất lỏng Transport of liquid chemicals

 

Giấy chứng nhận miễm trừ

Exemption certificate

Ngày

Date

 

Giấy chứng nhận IOPP của tàu hàng khô

IOPP Dry cargo ships

 

Bè cứu sinh

Liferafts

kiểm tra định kỳ hàng năm

annual inspection

Ngày

Date

 

Giấy chứng nhận IOPP của tàu dầu

IOPP tankers

 

Các giấy chứng nhận khác

Other certificate

Ngày

Date

 

                          Quốc gia     Quốc tế

Giấy CN mạn    National             International

khô

Load line

Bảng độ lệch Deviation table

Vô tuyến tầm phương

Radio direction finding

Ngày tháng

date

La bàn từ

Magnetic compass

Ngày tháng

date

12

Khu vực hoạt động theo các Giấy chứng nhận

Trade area according to Certificates

13

GHI

CHÉP

TRÊN

TÀU

RECORDING ON BOARD

Duy trì trên tàu

Onboar

d is

kept

Nhật ký tàu

Ship log book

Bản nháp

Rough draft

Sổ lệnh đêm

buồng lái

Night orderbook bridge

Nhật ký điều động buồng lái

Engines

manoeuvres book bridge

Nhật ký VTĐ

Radio log book

Nhật ký dầu

Oil record book

Khác

 

Nhật ký buồng máy

Engine room log book

Bản nháp

Rough draft

Nhật ký điều

động máy

Manoeuvres log engine

Sổ nhật ký trực

Working hour log book

Sổ nhật ký phát thuốc

Dispensary

log

 

Không ghi

No recording

14

Tự động ghi

Automatic recording by

Hướng

Course

recording

diagram

Điều động

Manoeuvreing

recording

diagram

Băng ghi độ sâu

Echo sounding

recording

diagram

Hộp đen

“Black box”

Không ghi

No recording

15

THUYỀN

VIÊN/

HÀNH

KHÁCH

MANNING

/PASSENGERS

GCN Định biên an toàn tối thiểu

Minimum crew decision

Ngày

Date

Thuyền

trưởng

Master

Các sỹ quan

boong

Mates

Các sỹ quan máy

Engineers

VTĐ

Wireless

operator

Thuỷ thủ

Deck crew

Thợ máy

Engine crew

Những người khác

Other personnel

Tổng

Total

16

Số thuyền viên theo GCN

Crew number according to decision

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Thuyền viên trên tàu lúc tai nạn

Manning on board at the accident

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Tất cả thuyền viên có được đăng ký và thông báo cho cơ quan đăng ký thuyền viên hay không?

Were all signed on and reported to the register of seafarers

Không

YesNo

Số hành khách

Number of passengers

Số thuyền viên

Number of crew

19

Nêu rõ tại sao lại giảm số thuyền viên, nếu có

Indicate why the crew was reduced, if applicable

 

NĂNG LỰC

CỦA THUYỀN VIÊN

CREW

COMPETENCY

Trực ca

On watch

Ngày

Date

Chức

danh

Rank

Tuổi

Age

GCN Khả năng chuyên môn

Certificates of competence

Thời gian đi biển với chức danh sỹ quan

Time at sea as officer

Thời gian đi biển với chức danh hiện tại

Time at sea in present rank

Ngày lên tàu đảm nhiệm chức danh hiện tại

Entered the rank onboard date

20

Thuyền trưởng

Master

 

 

 

 

 

 

21

Sỹ quan trực ca boong Watchkeeping officer deck

 

 

 

 

 

 

22

Sỹ quan trực ca buồng

máy

Engineer on watch or on duty

 

 

 

 

 

 

 

Các thuyền viên trực ca khác

Other crew members on duty

 

 

Nhiệm vụ được giao

Work assignment

Thời gian đi biển

Time at sea

 

 

23

Như trên

Ditto

 

 

 

 

 

 

 

Có miễn trừ nào về tiêu chuẩn chuyên môn không?                Không

Was there an exemption for the qualification?YesNo

Nêu rõ miễn trừ

Indicate which

 

 

GIỜ LÀM VIỆC

SỐ GIỜ LÀM VIỆC TRƯỚC KHI XẢY RA TAI NẠN

WORKING HOURS BEFORE THE ACCIDENT

Số giờ đã trực khi tai nạn xảy

ra

Hours on watch when the accident occurred

HỆ THỐNG TRỰC CA

WATCH SYSTEM

 

 

24 tiếng trước

Last 24 hours

48 tiếng trước

Last 48 hours

Tuần

trước

Last week

25

WORKING HOURS

Thuyền trưởng

Master

 

 

 

 

Hệ thống trực 2 ca

Two watch system

26

 

Sỹ quan boong

Mate

 

 

 

 

Hệ thống trực 3 ca

Three watch system

27

 

Sỹ quan máy

Engineer

 

 

 

 

Khác

Other

28

Các thuyền viên trực ca khác

Other crew members on duty

 

 

 

 

Không có

No watch system

Trọng lượng ghi theo tấn hệ mét

Weights shall be given in metric tonnes

29

TÌNH TRẠNG HÀNG HOÁ

CARGO CONDITION

Loại hàng hoá trên tàu

Type of cargo on borad

Loại hàng hoá chở trong chuyến trước

Type of cargo the voyage before

 

Phân bố hàng hoá (loại và trọng lượng trong các hầm hàng/trên boong)

Cargo location (type and weight in cargo holds/on deck)

Kèm theo sơ đồ xếp hàng

Attach a cargo plan

30

 

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

Hầm/Két

Hold/Tank

Số

No

 

Loại

Type

trọng

lượng

weight

 

 

 

 

 

 

 

31

Hàng

trên

boong

Deck

cargo

Tại nắp hầm số

At hatch no

Tại nắp hầm số

At hatch no

Tại nắp hầm số

At hatch no

Các vị trí khác, nếu có

Other location of cargo, if applicable

 

 

Loại

hàng

trên boong

Type of deck cargo trọng lượng weight

 

 

Chiều cao của

hàng

trên boong Height of deck cargo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Két

Tank

Trọng

lượng

Weight

Két

Tank

Trọng

lượng

Weight

Két

Tank

Trọng

lượng

Weight

Két

Tank

Trọng

lượng

Weight

Két

Tank

Trọng

lượng

Weight

Mức tiêu thụ/24 giờ đi biển

Consumptio n per 24 hours at sea

Két sử

dụng gần nhất Lastest from tank no

33

Dầu bôi trơn

Lube oil

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Nước

ngọt

Fresh

water

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Nước

dằn

Ballast

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có chở hàng nguy hiểm không?

Is dangerous goods carried?                  

Không

Yes      No

Nếu có, nêu loại theo IMDG (hàng hoá được đóng gói), loại hàng hoá và loại đóng gói/chuyên chở (kèm theo danh sách, sơ đồ xếp hàng hoặc sơ đồ các két)

If' yes, indicate IMDG-class (packaged goods) type of goods and type of cargo carrier/package (attach list, cargo plan or cargo tank plan)

 

                                                   

                                                  

 

35

 

Hàng hoá được phân cách phù hợp với IMDG

The goods is separatedin acconrdance with code IMDG

Thoả thuận Baltic

The Baltic Sea agreement

 

36

Tổng

cộng

Total

Hàng hoá

Cargo

Nhiên liệu Bunkers

Nước ngọt

Fresh water

Nước dằn

Ballast

Tổng cộng % đầy tải

Total         Load in % of full load

37

Tại lúc

khởi

hành

At

departur e was

Mớn nước mũi

Draught

fwd

Mớn nước lái

Draught aft

Mớn nước

giữa tàu Draught amidship

Mạn phải

Stb

Mạn khô

Meassured freeboard

Mạn trái

Prt

Tỷ trọng nước khi đọc mớn

Water density at draught reading

 

 

 

 

 

Nghiêng

List

  • Stb
  • Prt

Độ nghiêng

Degrees

Lý do nghiêng

Reason for the list

 

Mômen

uốn võng

Sagging

moment

Mômen uốn

vồng

Hogging

moment

Chiều cao tâm

nghiêng tính toán

Calculated

GM

Cánh tay đòn ổn định lớn nhất

Maximum righting arm

Có tính toán ổn tính không?

The stability calculations are carried out

Không

Yes No

38

Lúc bắt đầu chuyến đi, hàng hoá được chằng buộc bởi

At the start of the voyage, the cargo was secured by

Thuyền viên

Crew

Việc chằng buộc được giám sát bởi

The securing of the cargo was controlled by

 

Công nhân

bốc dỡ Stevedores

39

THỰC TẬP

CỨU HOẢ/

CỨU SINH

FIRE/LIFE SAVING DRILLS

Nêu thời gian và địa điểm của lần thực tập cứu hoả và cứu sinh được ghi trong nhật ký tàu

Indicate place and date for the lastest fire and life-saving drills with reference to the ship's log

 

Địa điểm

Place

Ngày

Date

Trang

Page

Mức độ huấn luyện

Extent of the training

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

 

Vùng nước

Type of waters

Các hoạt động của tàu

Activities of the ship

41

 

Các hoạt động chính trên tàu

Main activities on board

42

 

Hướn

g

Direc

tion

GIÓ

WIND

Sức gió

Strength

Hướng

Direction

SÓNG

WAVE

Chiều

cao

Height

Hướng

Direction

SÓNG

LỪNG

SWELL

Chiều

cao

Height

Hướng

Direction

D. CHẢY

CURRENT

Tốc độ

Speed

 

CÁC YẾU TỐ

BÊN NGOÀI EXTERNAL FACTORS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

43

Mưa

Precipitati

on

Loại

Type

Sương mù

Fog

Yes

  • không

No

Tầm nhìn

xa, hải lý Visibility in nautical miles

Có băng hay

không

Presence of ice

Yes

  • Không

No

Nhiệt độ

không khí

Air

temperature

Nhiệt độ nước biển

Sea water temperature

44

 

LJUS

Nếu có, loại băng

 

 

 

 

 

 

Ban ngày hôn

Daylight

Đêm Darkness         

Bình minh/Hoàng hôn

Dawn/Dusk

If yes, type of ice

 

 

 

 

 

 

45

 

Loại tai nạn

Type of accident

Địa điểm

Place

Ngày

Date

Giờ GMT GMT

Giờ địa phương

Local time

46

HƯ HỎNG

Vị trí

Position

47

DAMAGES

Cảng rời

Departure port

Ngày rời Departure date

Thời gian rời Time

Cảng đích

Destination

48

 

Cảng đến đầu tiên sau tai nạn

First port after the accident

Ngàyđến

Arrival date

Thời gian đến

Time

49

Tàu đến cảng đầu tiên sau tai nạn bằng máy chính của tàu hay không? Không

Did the ship proceed to the first port using its own propeller machinery Yes No

 

50

Báo cáo hư hỏng (loại hư hỏng và các biện pháp áp dụng), nếu có thể thì nêu cả hậu quả, ví dụ: thời gian bị mất, lên đà,v.v...

Damage report (type of damages and measures taken) indicate if possible the consequence, e.q: lost time, docking, ect.

 

51

 

Thuyền viên

Crew

Hành khách

Passengers

Những nguời khác trên tàu

Others on board

Những nguời khác không ở trên tàu

Other not on board

Tổng số

Total

 

Số nguời

Number

of

persons

Bị thuơng

Injured

 

 

 

 

 

 

Chết

Dead

 

 

 

 

 

 

 

Tên, địa chỉ và nguời thân gần nhất của nguời bị chết

Indicate name, address and nearest relative to the dead person

B. Điền trong trường hợp tai nạn gây mắc cạn và/hoặc đâm va

(Nếu các thiết bị nêu sau đây không được lắp đặt trên tàu thì viết “không” vào cột ghi chú

B. To the filled in when the accident caused grounding and/or collision (If the indicated instrumnet is notinstalled on broad: write “no” in the remark column)

 

CÁC THIẾT BỊ TRỢ GIÚP HÀNG HẢI

AIDS TO NAVIGATION

 

Hãng sản xuất/loại Manufacture/type

Tình trạng

Condition

Đang sử dụng lúc xảy ra tai

nạn

In use at accident

Ghi chú

Remarks

53

Rada

Radar

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

54

ARPA

ARPA

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

55

La bàn con quay

Gyro compass

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

56

La bàn từ

Magnectic compass

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

57

Máy lái tự động Automatic pilot

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

58

Bộ ghi hướng đi

Course recorder

 

 

 

 

59

Thiết bị báo động lệch hướng

Course deviation alarm

 

 

 

Nối với

Coupled to

60

Máy đo sâu

Echo-sounding device

 

 

 

 

61

Hệ vô tuyến Decca

Decca navigator

 

 

 

 

62

Máy hàng hải vệ tinh

Satellite navigator

 

 

 

 

63

Omega

Omega

 

 

 

 

64

Loran

Loran

 

 

 

 

65

Các thiết bị trợ giúp hàng hải khác

Other aids to navigation

 

 

 

 

66

Bộ phát tín hiệu sương mù

Fog signal apparatus

 

 

 

Vị trí

Location

 

67

HẢI ĐỒ VÀ CÁC ẤN PHẨM HÀNG HẢI CHO CHUYẾN ĐI DỰ ĐỊNH

CHARTS AND NAUTICAL PUBLICATIONS ON BOARD FOR INTENDED VOYAGE

 

Nước xuất bản

Nationality

Số

Number

Năm in

Year of print

Ngày tu chỉnh,

được dán hoặc in Correction date, stamped or printed

Ngày tu chỉnh gần nhất trên tàu

Lastest correction on board

Được sử dụng lúc xảy ra tai nạn (có hoặc không)

Was used at the accident (yes or no)

68

Hải

đồ

Chart

Tỷ lệ Scale

 

 

 

 

 

 

 

Danh bạ đèn

biển

List of lights

 

 

 

 

 

 

69

Hàng hải chỉ

nam

Sailing

directions

 

 

 

 

 

 

70

Bảng thuỷ triều

Tide tables

 

 

 

 

 

 

71

 

Bảng/bản đồ dòng chảy

Current

maps/table

 

 

 

 

 

 

72

 

“Các tín hiệu vô tuyến”

“Radio

signals”

 

 

 

 

 

 

 

 

Các loại khác

Others

 

 

 

 

 

 

 

73

 

Nêu các lỗi trong các ấn phẩm nêu trên đuợc xem là có ảnh huờng đến tàu

Indicate faults in the above-mentioned publications which are considered to effect to ship

 

74

Có nhận đuợc các Thông báo hàng hải thuờng xuyên không?

Is Ufs (NtM) received regularly?

 

Số và ngày của Thông báo hàng hải gần nhất

Number and date of the lastest Ufs (NtM)

 

75

 

Ai ở trên buồng lái?

Who was on the bridge?

 

76

Nguời trực ca có nhiệm vụ nào khác vào khi và truớc khi xảy ra tai nạn không?

Nếu có, thì là nhiệm vụ gì

Had anybody who belonged to the watch other duties at or before the accident?

If yes, which?

 

77

THUYỀN VIÊN TRÊN BUỒNG LÁI TRƯỚC VÀ TẠI LÚC XẢY

Ai chịu trách nhiệm trên buồng lái?

Thuyền truởng lúc đó ở đâu?

 

 

RA ĐÂM VA/MẮC CẠN

Who was responsible on the bridge?

Where was the master?

 

78

MANNING ON THE BRIDGE AT AND BEFORE THE COLLISION/

Ai đang trực trên buồng lái?

Who were on watch on the bridge?

Những nguời liên quan có am hiểu vùng nuớc này

 

 

GROUNDING

không?

 

 

 

Were the persons concerned familiar with the the waters?

 

79

 

Có hoa tiêu ở trên tàu không?

Was there a pilot on board?

Hoa tiêu có am hiểu loại tàu này không?

 

 

 

Was the pilot familiar with the ship type?

 

80

 

Ai vận hành ra đa số

Who operated the radar

No

Ai vận hành ra đa số

Who operated the radar

No

Ra đa số 1 sử dụng thang tầm xa nào

Which scale was used for radar No.1

Ra đa số 2 sử dụng thang tầm xa nào

Which scale was used for radar No.2

 

81

 

Ra đa đã được sử dụng ở chế độ định hướng nào?

How were the radars used?

Bắc thật Tương đối

North up Ralative

Chuyển động thật  Chuyển động tương đối

True motion Ralative motion

 

82

 

Người cảnh giới đứng ở đâu?

Người cảnh giới có nhiệm vụ nào khác không

 

 

 

Where was the look-out?

Had the look-out other duties

 

 

 

 

Không

 

 

 

 

Yes No

 

 

 

 

Chỉ rõ nhiệm vụ gì

 

 

 

 

Indicate which

 

83

 

Nếu lái tay, ai là người lái?

Nếu lái tự động, ai là người giám sát?

 

 

 

At manual steering, who was at the helm?

At use of automatica pilot, who supervies it?

 

84

 

Đối với buồng máy có người trực, ai là người trực ca?

Nếu máy chính được điều khiển từ buồng lái, ai là người

 

 

 

At manual engine room, who was on watch?

vận hành?

 

 

 

 

At manoeuving of the main engine from the bridge, who

 

 

 

Đối với buồng máy không có người trực, ai là người trực ca?

operated?

 

 

 

At unattended engine room, who was on duty?

 

 

85

 

Tầm nhìn từ buồng lái có ảnh hưởng gì tới quá trình diễn biến các sự

Hệ thống buồng lái có gây cản trở sự tập trung đối với

 

 

 

kiện không?

hàng hải an toàn không?

 

 

 

Had the visibility from the bridge any influence on the course of

Did the bridge arrangment obstructed the navigator from

 

 

 

events?

having fullattention to safe navigation?

 

 

 

Nêu thông tin chi tiết

Không

 

 

 

Give detailed information

Yes No

 

 

 

Không

(Vị trí của các hải đồ, VHF,.v.v...)

 

 

 

Yes No

(Location of charts, VHF, etc)

 

 

 

 

Nêu thông tin chi tiết

 

 

 

 

Give detalied information.

 

86

HÀNG HẢI TRƯỚC KHI ĐÂM VA MẮC CẠN

SAILING BEFORE THE COLLISION/ GROUNDING

Các hướng đi, khoảng cách an toàn.v.v... theo kế  hoạch chuyến đi có được thể hiện trên hải đồ không?  

Was voyage plan with courses laid in the chart, safety distance, etc, established

Không

Yes No

Có tuân theo kế hoạch không ?

Was the plan followed?

 

Không

Yes No

Hàng hải có bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông khác không ?

Was the navigation influenced by other traffic

Không

Yes No

 

87

 

Các điều kiện cấu thành tai nạn

 

 

 

 

Circumstances which contributed to the accident

 

 

88

 

Vị trí an toàn cuối cùng trước khi xảy ra tai nạn

Last safe position before the accident

Ngày

Date

Thời gian

Time

Chỉ số t.độ kế

Log

Vị trí

Position

89

 

Vị trí đó đã được xác định như thế nào?

How was that position fixed

 

Vị trí tính toán được thao tác từ vị trí xác định gần nhất

Dead-reckoning from the lasted fixed position

 

Từ

thời

gian

From

time

Hướng lái la bàn con

quay/từ

Steered

course

gyro/magn.

Hướng lái thật

Steered true course

Hướng đi thật

Sailed true course

T.độ kế Tốc độ Log

Speed

Khoảng

cách

Distance

Lệch hướng

Drift of course

Hướng            Tốc độ

Direction                            Speed

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

91

Các hướng ngắm và quan trắc khác đã thực hiện

All bearing and other observations taken

92

Tốc độ bình

thường của tàu

The ships normal speed

 

Nửa

máy

Half

máy

Hết

máy

Full

Tốc độ trước lúc xảy ra tai nạn

Speed before the accident

Tốc độ vào thời điểm va

Speed at the moment of impact

 

Chậm

slow

 

93

Các thông tin khác

Other information:

Lần xác định độ lệch hướng gần nhất:

Lasted deviation observation:

 

94

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN HIỆU VÀ ĐIỀU ĐỘNG LÚC ĐÂM

VA

INFORMATION

ON SIGNALS AND MANOEUVRES AT COLLISIONS

Các mục từ 93 đến 107 được điền khi tàu liên quan đến đâm va

Items 93 to 107 shall be filled in when the ship has been involved in a collision

 

Khi nào thì phát hiện được tàu kia?

When was the other ship detected?

Thời gian

Time

95

 

Đối tượng đâm va được phát hiện như thế nào

How was the collision object detected

  • Mắt thường Trên radar

Visual On radar

  • Bằng âm hiệu

By sound signal

Phương vị             Khoảng

cách

Bearing

Distance

Phương vị và khoảng cách được xác định như thế nào?

How was bearing and distance ascertained?

  • Quang cụ          Trên radar

Optical bearing Radar

  • Ước lượng

Estimated

96

Tàu mình

Own ship's     

                    Hướng Course

Tốc độ

Speed

Đồ giải tránh va Radar được thực hiện trên:

Radar plotting carried out assisted by

  • Giấy Mặt đồ giải phản xạ ARPA giải Diagram Reflection plotter   ARPA
  • Không đồ

No plotting

97

Nguy va chạm được phát hiện khi nào và như thế nào?

When and how was the collision risk detected?

Tàu đã điều động như thế nào để tránh va?

What manoeuvres were made by own ship?

Thay đổi tốc độ Thay đổi hướng Không làm gì

Speed change Course change No

98

Tàu có phát tín hiệu âm thanh không?

Did own ship gave sound signals?

Không

Yes No

Cách thức thu hút sự chú ý (VHF, đèn,v.v...)

How was attention called for (VHF, light, etc)

Vào lúc nào?

At what time?

99

nghe thấy âm hiệu từ tàu kia không Were sound signals from the

other ship observed?

Không

Yes No

Quan sát được những tín hiệu gì?

What signals were observed?

Vào lúc nào?

At what time?

100

 

Tàu mình đã trưng đèn/tín hiệu gì?

What lights/signals were carried by own ship?

101

Đèn/tín hiệu quan sát được trên tàu kia

Lighs/signals observed on the other ship

102

Hướng và tốc độ của tàu kia khi         Hướng    Tốc độ

quan sát được bằng mắt thường        Course                                           Speed

Course and speed of the other ship when it was observed visually

Những thay đổi về hướng và tốc độ quan sát được

Changes of course and speed observed

103

Antenna Radar của tàu kia có quay không?

Was the radar antenna on the other ship moving

Có              Không      Không quan sát được

Yes No Not observed

Các đèn quan sát được của tàu kia có rõ không?

Was the observed lanterns giving clear lights?

104

 

Điều động tránh va có bị ảnh hưởng bởi tàu khác không?

Were any avoidance manoeuvres disturbed by the other ship?

Có  Không

Yes No

Bởi giao thông khác

By other traffic

Có            Không

Yes No

Bởi tính chất nước

By the nature of the waters

Có                                          Không

Yes No

105

Có bất kỳ sự liên lạc bằng VTĐ giữa các tàu trước khi xảy ra tai nạn không?

Were there any radio communication between the ships before the collision?

Có                               Không

Yes No

Có cố gắng liên lạc bằng

VTĐ không?

Were any attempts made to take radio contact?

Có            Không

Yes No

Có liên lạc bằng VTĐ sau đâm va

Radio contact after the collision

Có                                          Không

Yes No

106

Tàu kia có tải hay không?

Was the other ship loaded?

Có              Không      Không quan sát được

Yes No Not observed

Tàu kia có bị nghiêng không?

Had the other ships a list?

Có                                           Không      Không quan sát được

Yes No Not observed

107

Tàu đối phương

The other ship

Tên

Name

Hô hiệu

Signal letters

Loại

Type

Tổng dung tích

Gross tonnage

Cảng đăng ký

Port of registry

108

Đã làm những gì để trợ giúp tàu khác sau khi đâm va?

What was made to assist the other ship after a collision?

 

109

ĐÂMVA/MẮC

CẠN

COLLISION/GROU

NDING

Mô tả ngắn gọn quá trình diễn biến các sự kiện (điều động của tàu mình, điều động quan sát được của tàu bạn, các cản trở việc điều động, hư hỏng, thời gian tàu ra cạn.v.v.)

Give a brief description of the course of events (own ship manoeuvres, observed manoeuvres of the other ship, obstacles for manoeuvres, damages, time when the ship came off the ground, etc.)

Đối với tai nạn đâm va: Vẽ lại sơ đồ mô tả các tình huống từ lúc phát hiện được tàu đối phương cho đến thời điểm đâm va

At a collision: Draw preferably a sketch showing the situation from the time when the other ship was detected to the collision moment.

C.Điền trong trường hợp tai nạn gây cháy/nổ

C. To be filled in if the accident caused fire/explosion

110

 

Cháy/nổ bắt đầu ở khu vực nào:

Area in which the fire/explosion started

Buồng máy              Hầm hàng       Khoang ở                 Các khu vực khác

Machinery space           Cargo space Accommodation space       Other place

111

 

Mô tả chi tiết nơi vụ cháy/nổ bắt đầu

Describle in detail where the fire/explosion started

112

VỊTRÍCHÁY/ĐÁNH

LỬA

Nơi cháy tiếp theo

Where did the fire develop further

 

FIRE/IGNITION

PLACE

 

113

 

Vật liệu phát hoả

Material in whichthe ignition took place

Sản phẩm dầu       Gỗ      Vật liệu ngăn cách    Các vật liệu khác, nêu rõ

Oil production Wood Insulation material Other, indicate what material

114

 

Nguyên nhân phát hoả

Ignition causes

Cháy   Tia lửa Các bề mặt nóng Tự động đánh lửa Các loại khác, nêu rõ

Flame     Spark      Hot surfaces Auto-ignition               Other, indicate what

115

 

Thiết bị báo cháy có được lắp đặt tại nơi phát hoả không

Were fire detection installed where the fire started

Không

Yes No

Nếu có, loại nào

If yes, what type

Nhiệt       Khói      Loại khác, nêu rõ

Heat

      omke         Other type, indicate what type

116

 

Hệ thống báo cháy hoạt động có tốt không

Did the warning system function satisfactory

Không

Yes No

Nếu không, mô tả các khiếm khuyết

If no, describe the deficiences

 

CẢNH BÁO CHÁY VÀ THIẾT BỊ

CỨU HOẢ

FIRE WARNING AND

EXTINGUSHING

EQUIPMENT

 

 

 

117

Cháy được phát hiện như thế nào                             Thiết bị báo cháy Người        Các loại khác

How was the fire detected                   Fire detector                        Personnel      Other means

118

 

Thiết bị chữa cháy Tại nơi cháy

cố định Fixed fire                           Không

extinguishin      At the accident place

equipment

Yes No

Nếu có, loại nào

If yes, indicate type

119

 

Khu vực lân cận

Không

Adjoining area

Yes No

Nếu có, loại nào

If yes, indicate type

120

CHÁY/NỔ

FIRE/EXPLOSION

Nếu tai nạn xảy ra trong cảng, ai là người đang trực ca?

If accident occurred in port, who were on watch duty?

121

Vị trí của người trực ca khi phát hiện tai nạn?

Where were the persons on watch when the accident was detected?

122

Hướng gió tương đối ảnh hưởng như thế nào?

How was the relative wind direction

Lần gần nhất, trước khi xảy ra tai nạn, có người đến khu vực này không? Nếu có, người nào?

When were persons at the accident place at the latest time before the accident?(Indicate, if possible, who)

123

Có gì bất bình thường tại thời điểm đó không ?

Wes anything abnormal at the time ?

Có     Không

Yes         No

Nếu có, nêu rõ (ví dụ như báo động)

If yes, indicate what (e.g. alarm)

124

Đã làm gì để dập lửa và hạn chế thiệt hại ?

What was made to extinguish the fire and limit the damages ?

 

125

 

Loại thiết bị chữa cháy đã sử dụng (cố định và/hoặc cầm tay)

What type of extinguishing equipment was used (fixed and/or portable)

 

126

 

Các thiết bị chữa cháy có hoạt động tốt không?

Did the extinguishing equipment function satisfactorily?

Không *

Yes No *

 

Mô tả sự hoạt động của thiết bị chữa cháy, các khiếm khuyết, ...

Describle how the extinguishing equipment functioned, deficiencies, etc.

 

127

 

Các tấm chắn lửa và thiết bị đóng nhanh hoạt động tốt không?

Did fire damapers and quick shut-off arrangements function satisfactorily?

Không*

Yes No*

*Nếu không, nêu các thiết bị hư hỏng và nguyên nhân tại Phần L

If no, indicate deficient equipment and causes in Part L

 

Những thiết bị này được bố trí hợp lý không ?

Were these suitably located

 

Có    Không

Yes          No

 

D. Điền trong trường hợp tai nạn gây nghiêng/lật

D. To be filled in if the accident has caused list/capsizing

128

NGHIÊNG/LẬT

LIST/CAPSIZING

Tai nạn liên quan đến      Dịch chuyến của hàng hoá Rò rỉ Nghiêng tàu do thời tiết xấu

The accident was concerned with       Shifting of cargo                     Leakage        Violent heeling caused be heavy sea

Tổng hợp của các dạng trên Không rõ nguyên nhân

Combination of the above Caused unknown

Các nguyên nhân khác

Other caused

 

 

129

Hàng hoá đuợc bốc lên ở đâu?

Where was the cargo taken on board?

Hàng hoá đuợc bốc lên tàu có sự giám sát của cơ quan chức năng hay các tổ chức khác không

Did the loading take place under supervision of a state authority or other institution?

Không

Yes      No

Nếu có, cơ quan nào

If yes, indicate what authority

130

Tất cả các hầm/két hàng có xếp đầy không?

Were all holder/tanks fully loaded

Không

Yes      No

131

Hàng hoá trong hầm và trên boong đã được chằng buộc đề phòng dịch chuyển như thế nào?

How was the hold and deck cargo secured against shifting?

132

Tàu đã vận chuyển hàng hoá loại này bao giờ chưa?      Không

Has the ship previously carried the same type of cargo                          Yes      No

133

Sau lần giám định khả năng đi biển gần nhất, tàu có hoán cải hoặc thay đổi làm ảnh huởng tới ổn tính không?

Has the ship after the latest seaworthyness survey been rebuild or altered in such a way that it influenced the stability?

Không

Yes No

Nếu có, mô tả các hoán cải

If yes, describe the modification

134

Tàu có đuợc cấp thông báo ổn tính đuợc

duyệt không?

Were the ship provided with approved stability calculation?

Không

Yes No

Tàu có sơ đồ xếp hàng cho chuyến

hành trình hiện thời không?

Had the ship a cargo plan for the voyage in question?

Không

Yes No

Tàu có đuợc trang bị thiết bị thích hợp để tính toán ổn tính không?

Is the ship provided with an approved instrument for stability calculation

Không

Yes No

135

Có tính toán ổn tính của tàu lúc rời cảng gân nhất không?

Was the stability calculated for the ship's condition at the departure from the last port?

Không

Yes No

Có tính toán ổn tính của tàu khi đến cảng dỡ không?

Ditto before arrival to the unloading port

Không

Yes No

136

Ổn tính của tàu có thoả mãn không?

Was the stability satisfactory?

Không

Yes No

Chu kỳ lắc ngang của tàu, giây

Indicate the rolling period in seconds

137

 

Đã làm gì để tìm ra nguyên nhân nghiêng? (kiểm tra, đo két,...)

What was done to find out the reason for the list? (Inspections, sounding, etc)

138

Nêu nguyên nhân làm tăng độ nghiêng, nếu có thể

Indicate, if possible, the cause of the increasing list

139

Đã làm gì để tàu khỏi nghiêng hoặc làm cho tàu cân bằng trở lại?

What was done to stop further list or to right the ship?

140

Việc nghiêng tàu đã xảy ra như thế nào?

How did the heeling occur?

Đột ngột                                                                                       Độ nghiêng tăng từ từ

Suddenly Gradually increasing

141

Nếu tàu bị lật úp do độ nghiêng tăng từ từ, khi nào thì xác định được tình thế là nguy cấp?

If the capsizing occurred with a gradually increasing list, when was it established that the situation was critical?

142

Nêu nguyên nhân lật, nếu có thể

Indicate, if possible, the cause of the capsizing

E. Điền trong trường hợp tai nạn có rò rỉ

E. To be filled in if the accident includes a leakage

143

RÒ RỈ

LEAKAGE

Loại rò rỉ

Type of leakage Bên trong

Internal

Bên ngoài

External

144

Rò rỉ

Leakage

Nơi bắt nguồn

Place where it started

Được phát hiện như thế nào?

How was it detected?

 

 

Ai phát hiện ra?

Detected by whom?

Phát hiện khi nào?

When was it detected?

145

 

Đã làm gì để loại trừ/hạn chế rò rỉ?

What was done to stop/minimize the leakage?

146

 

Nêu mức độ rò rỉ, nếu có thể

Indicate, if possible, the size of the leakage.

147

 

Các hậu quả do rò rỉ?

What consequences had the leakage?

148

 

Nêu nguyên nhân của rò rỉ, nếu có thể

Indicate, if possible, the cause of the leakage

F. Điền trong trường hợp tai nạn là/do hư hỏng máy chính

F. To be filled in if the accident was/caused engine failure

149

 

Mô tả hư hỏng

Describle the damage

150

 

Hư hỏng đã bắt đầu xảy ra ở bộ phận hoặc hệ thống nào?

In which component or system did the damage initially occur?

151

 

Các thông số kỹ thuật của bộ phận/hệ thống nói trên? (Nhà sản xuất, loại, số hiệu, tuổi,.v.v..)

Technical data for component/system where the damage occurred (manufacturer, type, mark, age,etc.)

 

HỎNG MÁY

 

 

 

152

ENGINE FAILURE

Thời gian của lần giám định phân cấp, kiểm tra hoặc các cuộc kiểm tra khác?

When was the component/system the latest time classed, inspected/surveyed or other wise controlled by an outside?

153

 

Hư hỏng đã được phát hiện như thế nào?

How was the damage detected?

Ai đã phát hiện ra?

By whom?

Khi nào?

When?

154

 

Có người trực ca buồng máy khi hư hỏng xảy ra không?

Was the machinery space manned when the damage occurred?

Không

Yes No

Ai đã hoặc lần cuối ở trong buồng máy trước khi hư hỏng xảy ra?

Who was, or who had last been in the machinery space before the damage occurred

155

 

Nêu diễn biến các sự việc theo trình tự thời gian, nếu có thể

Give, if possible, a description of the course of events in chronological order

156

 

Đã làm gì để hạn chế hư hỏng?

What was done to limit the extent of the damage?

157

 

Nêu nguyên nhân hư hỏng, nếu có thể

Indicate, if possible, the cause of the failure damage

158

 

Những hư hỏng có thể liên quan tới

Can the failure damage referred to

  • Thiếu sót trong chế độ bảo dưỡng                                                   Thiếu sót trong hệ thống giám sát                                        Không tuân thủ các quy trình

Faulty maintenance routines lure in supervi sion systems or instruments That established

  • Các thiếu sót giám sát khác: hoặc thiết bị giám sát

maintenance routines had not been followed

  • bảo dưỡng được thiết lập

Other supervision failure

G. Điền trong trường hợp tai nạn gây thương tật/nhiễm độc/chết

G. To be filled in if the accident caused injury/poisoning/death

159

BỊ THƯƠNG/

NHIỄM ĐỘC/

CHẾT

INJURY/POISONI

NG/

DEATH

 

BỊ THƯƠNG

INJURED

NHIỄM ĐỘC POISONED

MẤT TÍCH

DISAPPEARED

CHẾT

DEAD

 

160

Thuyền viên

Crew members

 

 

 

 

 

 

161

Hành khách

Passengers

 

 

 

 

 

 

 

 

Những người khác

trên tàu

Other persons onboard

 

 

 

 

 

 

 

Những người khác

ngoài tàu

Persons outside the ship

 

 

 

 

 

 

162

Tai nạn/thiệt hại phát sinh trực tiếp từ các sự cố khác không

Was the accident/damage directly caused by another occurrence

Không

Yes No

Hoặc liên quan đến sai sót/tổn thất chung/tàu đắm (cứu hoả, lai kéo,.v.v...)

Or in connection with failure/average/shipwreck (fire extinguishing, towing, etc)

Không

Yes No

163

Tai nạn xảy ra liên quan đến việc sơ tán khỏi tàu không

Did the accident occur in connection with evacuation of the ship

Không

Yes No

Nếu tai nạn trong khi làm việc, xảy ra ở vị trí làm việc nào?

If a working accident, where took the work place?

164

Người bị thương/chết có nhiệm vụ gì khi tai nạn xảy ra?

Which duty had the injured/dead person when the accident occurred?

165

Ai lệnh làm việc đó?

Who ordered the work?

Ai chỉ huy việc đó?

Who lead the work?

166

Có quy định bảo hộ/an toàn đặc biệt nào không?

Existed special safety/protection provisions for the work in question?

Không

Yes No

Những quy định này có được tuân thủ không?

Were these provisions followed?

Không

Yes No

167

Những hệ thống bảo hộ/an toàn có thoả mãn không?

Were the safety/protection arrangements satisfactory?

Không

Yes No

Ban an toàn của tàu có xem xét các điều kiện làm việc trước khi xảy ra tai nạn không?

Were the working coditions before the accident considered by the safety committee?

Không

Yes No

168

Mô tả các khiếm khuyết liên quan đến bảo hộ/an toàn, và lý do tại sao không được tuân thủ các quy định

Desrcible deficiencies concerning safety/protection, if any, and the reason why the provisions were not complied with

169

Ban an toàn của tàu đã xem xét tai nạn chưa?   

Nếu có, đã quyết định các biện pháp gì?

If yes, what measures were decided?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

170

 

 

 

 

 

171

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

172

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

173

 

 

 

 

 

 

 

174

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

175

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Has the accident been considered by the safety committee

Không

Yes No

Các biện pháp này đã được áp dụng như thế nào

Have these measures been taken

Không Một phần

Yes NoPartly

Nếu là một phần, nêu rõ

If partly, indicate which

Nếu tai nạn xảy ra trong các két/khoang kín hoặc két/khoang kín lân cận, nêu hàng hoá/các thứ bên trong các khoang này

If the accident occurred in or in the neighbourhood of a tank/enclosed space, indicate then cargo/content in these space

 

 

Hàng hoá/các thứ bên trong của chuyến trước

Previous cargo/content

 

Mô tả quy trình vệ sinh, bơm và đo nồng độ khí. Nêu thời gian sử dụng cho các công việc đó

Describle the procedures for cleaning, pumping and gas measuring. Indicate the time use for that work

Đã áp dụng phương pháp đo nào nhằm kiểm soát lượng

Was gas measuring made in order to control the amount of

Khí độc               Khí dễ cháy                Khí ô xy

Poisonous gas Flammable gas Oxygen

Việc đo đã được tiến hành                                                              Trước khi xảy ra tai nạn                                     Sau khi xảy ra tai nạn

Gas measuring was made      Before the accident                         After the accident

Ai đo                                                     Ai đo

By whom By whom

Trị số đo Trị số đo

Value read                               Value read

 

Nhà sản xuất và loại thiết bị đo, nêu cả que thử và ngày/tháng sử dụng lần gần nhất

Measuring instrument manufacturer and type, indicates also type of measuring dips used and its last date/month of use

Ngày kiểm tra thiết bị gần nhất

The instrument's latest control date

 

Các trang bị bảo hộ cá nhân có được sử dụng không?

Was personnel protection equipment used?

Có               Không

Yes No

 

Mô tả các thiết bị bảo hộ đã sử dụng và các khiếm khuyết nếu có

Decrible the protection equipment used and any deficiencies, if any

178

 

Liệu tai nạn có liên quan đến hư hỏng kết cấu, hệ thống và thiết bị của tàu?

Can the accident be related to faults in the ships' construction, arrangement or equipment?

Không

Yes No

179

Nếu có, nêu chi tiết

If yes, give a detailed description

180

Tình trạng sức khoẻ và tinh thần của người bị thương/chết có là nguyên nhân dẫn đến tai nạn hoặc làm cho hậu quả của nó trở nên nghiêm trọng hơn (say, chán nản.v.v...)

Has the physical or psychical condition of the injured/dead person contribute to that the accident or its consequences has been more serious (alcohol, depression, etc)

Không

Yes No

181

Trong truờng hợp chết do ốm hoặc nhiễm độc, nêu thời gian lần được bác sĩ khám gần nhất

In the case of death caused by sickness or poisoning, indicate the time when the person was last examined by a doctor

182

Có điểm gì đáng lưu ý về mặt tình trạng sức khoẻ của người truớc khi bị thương/chết?

Were there anything noteworthy in respect of the person's health condition before the injury/death?

183

Khi nào phát hiện ra người đó bị ốm/bị thương/nhiễm độc/chết?

When was it detected that the person was sick/injured/poisoned/dead?

184

Trong truờng hợp bị nhiễm độc, tại sao chất độc có trên tàu?

In the case of poisoning, why was the substance on board?

Chất đó được vận chuyển trên tàu Đã sử dụng trong quá trình bảo duỡng Do các mục đích đặc biệt Không biết

The substance was carried as cargo Was used during maintenance Procured for special purposes Unknown

185

Người đó đã tiếp xúc với chất độc đó như thế nào?

How came the person in contact with the substance?

186

Chất đó được cất giữ trên tàu như thế nào?

How was the substance stored on board?

187

Trách nhiệm đối với việc cất giữ chất đó trên tàu như thế nào?

How was responsible for the storage of the substance?

188

Người bị thương/chết có biết chất đó không?

Was the injured/dead person familiar with the substance

Không Không biết

Yes No Do not know

Các bao kiện có được đánh dấu không?

Was the packaging marked?

Không

Yes No

Như thế nào?

How?

189

 

Mô tả khái quát quá trình diễn biến các sự kiện

Give a comprehensive description of the course of the event

H. Điền trong trường hợp tai nạn gây ô nhiễm/xả thải

H. To be filled in if the accident caused pollution/discharge

190

Ô NHIỄM/

THẢI

POLLUTION/DISC

HARGE

Loại ô nhiễm (Nêu rõ đặc tính kỹ thuật, tính chất của chất thải ra)

Type of pollution (technical and characteristic designation of the discharge substance)

191

Ô nhiễm xảy ra liên quan đến

Did the pollution occur in connection with

Đâm va Collision

Bốc/dỡ hàng

Loading/unloading

Nhận nhiên liệu

Bunkering

Di chuyển

hàng hoặc

nhiên liệu

Transfer of cargo or bunker

Vệ sinh

két

Tank

cleaning

Nhấn chìm ngoài biển

Dumping in open sea

 

Mắc cạn Grounding

Lật úp

Capsizing

Rò rỉ

Leakage

Hư hỏng thiết bị

Equipment

failure

Các nguyên nhân khác

Other cause

192

Việc thải có phải do thiếu sót trong quá trình vận hành thiết bị trên tàu không?

Was the discharge caused by failty handling of equipment on board?

Không

Yes No

Nếu chất thải là dầu hoặc hàng hoá nguy hiểm, tàu có được cấp giấy chứng nhận cho loại hàng đó không?

If the discharge consisted of oil or hazardous cargo, was the ship provided with a valid certificate for such cargo?

Không

Yes No

193

Nêu số lượng thải, lít

Indicate the amount discharge in litre

194

Mô tả việc thải đã xảy ra như thế nào

Describle how the discharge occurred

195

Ai đã làm gì nhằm hạn chế/ngừng việc thải hoặc nhằm hạn chế sự lan rộng?

Who was doing in order to minimize/stop the discharge or in order to limit the spreading?

Đã thông báo về việc thải cho ai và như thế nào?

Who were notified concerning the discharge and how?

196

Báo cáo việc xả thải đã                      

được gửi                     

Report on the discharge

sent

Ngày

Date

Thời gian

Time

Cho

To

Người gửi

By

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TAI NẠN HÀNG HẢI……./NĂM 20

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phân loại tai nạn

Số vụ tai nạn

Số người chết, mất tích (người)

Số người bị thương (người)

Tổn thất vật chất

Đặc biệt nghiêm trọng

Nghiêm

trọng

Ít nghiêm

trong

Cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

a/ Phương tiện, công trình GTVT:

I. Trong đó chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

- Tàu trong nước

 

 

 

 

 

 

 

- Tàu nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

II. Trong đó chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

- Mất tích

 

 

 

 

 

 

b/ Hàng hóa:

- Đâm va

 

 

 

 

 

 

 

- Va chạm

 

 

 

 

 

 

 

- Mắc cạn

 

 

 

 

 

 

 

- Cháy

 

 

 

 

 

 

c/ Chi phí sửa chữa

- Nổ

 

 

 

 

 

 

 

- Thủng vỏ

 

 

 

 

 

 

 

- Tràn dầu

 

 

 

 

 

 

d/ Môi trường:

- Lật tàu

 

 

 

 

 

 

 

- Chìm đắm

 

 

 

 

 

 

 

- Tai nạn khác

 

 

 

 

 

 

 


.…., ngày……tháng.... năm 20..

 


(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Quyết định 407/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

Giao thông

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi