Quyết định 475/CAAV của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về việc ban hành Quy chế báo cáo số liệu thống kê của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam trong lĩnh vực không tải

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 475/CAAV

Quyết định 475/CAAV của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về việc ban hành Quy chế báo cáo số liệu thống kê của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam trong lĩnh vực không tải
Cơ quan ban hành: Cục Hàng không dân dụng Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:475/CAAVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đào Mạnh Nhương
Ngày ban hành:14/03/1994Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 475/CAAV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
SỐ 475/CAAV NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH
"QUY CHẾ BÁO CÁO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC KHÔNG TẢI"

 

CỤC TRƯỞNG
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 04 tháng 1 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 242/HĐBT ngày 30/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 36/TTg ngày 06/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;

Với mục đích thống nhất quy trình báo cáo số liệu thống kê tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam trong lĩnh vực không tải.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về báo cáo số liệu thống kê của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam trong lĩnh vực không tải.

 

Điều 2: Các ông Trưởng ban Không tải, Trưởng ban Kế hoạch đầu tư, Chánh Văn phòng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp vận tải hàng không chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC HKDD VIỆT NAM

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

VỀ BÁO CÁO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KHÔNG TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 475/CAAV
ngày 14/3/1994 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam)

 

Điều 1: Quy định chung.

a. Tất cả các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam đã đăng ký thàng lập doanh nghiệp và được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về kế hoạch hoạt động và tình hình hoạt động của mình trong lĩnh không tải.

b. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định các biểu mẫu báo cáo thống kê và thời gian quy định kỳ báo cáo của các doanh nghiệp vận tải hàng không.

 

Điều 2: Quy định cụ thể.

1. Các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam có các chuyến bay thường lệ:

1.1. Báo cáo các kế hoạch hoạt động ngắn hạn (một năm) và trung hạn (năm năm) của mình vào tháng chín (09) của năm trước năm thực hiện kế hoạch theo các nội dung chủ yếu sau:

- Dự kiến số lượng hàng khách, hàng hoá, bưu kiện chuyên chở (nội địa, quốc tế).

- Dự kiến mở các đường bay mới, tăng tần suất trên từng đường bay...

- Kế hoạch phát triển đội máy bay và người lái.

- Định hướng phát triển toàn diện.

1.2. Báo cáo số liệu thống kê theo các mẫu:

- Mẫu A-1 (báo cáo tháng): Báo cáo trước ngày thứ mười hàng tháng.

- Mẫu B (báo cáo quý): Báo cáo trong tháng đầu tiên của quý thực hiện kế hoạch

- Mẫu báo cáo C (báo cáo năm): Báo cáo trong tháng đầu tiên của năm kế năm kết thúc tài chính của mình.

- Mẫu D-1 (báo cáo năm): báo cáo trong tháng thứ hai sau khi kết thúc năm tài chính của mình.

2. Các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam không có các chuyến bay thường lệ.

2.1. Báo cáo các kế hoạch hoạt động vận chuyển ngắn hạn (một năm) và trung hạn (năm năm) của mình vào tháng chín (09) của năm trước năm thực hiện kế hoạch theo các nội dung chủ yếu sau:

- Dự kiến số lượng hàng khách, hàng hoá, chuyên chở (nội địa, quốc tế).

- Kế hoạch phát triển đội máy bay và người lái.

- Định hướng phát triển toàn diện.

2.2. Báo cáo số liệu thống kê theo các mẫu:

- Mẫu A-2 (báo cáo năm): Báo cáo trong tháng đầu tiên của năm kế năm thực hiện kế hoạch.

- Mẫu D-2 (báo cáo năm): Báo cáo trong tháng thứ hai sau khi kết thúc năm tài chính của mình.

3. Các cảng hàng không báo cáo:

- Mẫu I (báo cáo quý): trong tháng đầu tiên của quý kế quý thực hiện kế hoạch.

- Mẫu R (báo cáo tháng): Báo cáo trong tuần đầu tiên của tháng kế tháng thực hiện kế hoạch.

4. Ban không tải Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm tiếp nhận các loại báo cáo nêu trong Quy chế này và tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển báo cáo lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng theo yêu cầu.

 

Điều 3: Hiệu lực.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO A-1

BÁO CÁO VẬN CHUYỂN

Tháng..... năm.......

 

Hãng Hàng không..........

 

Nội dung

Đơn vị

Tổng hợp các loại chuyến bay

Các chuyến bay cho hãng

 

 

Đường bay quốc tế

Đường bay nội địa

Đường bay quốc tế

Đường bay nội địa

a

b

c

d

e

f

Các chuyến bay thương mại

1. Máy bay - kilomet

2. Số lần máy bay cất cánh

3. Số giờ bay

4. Hành khách chuyên chở

5. Tấn hàng hoá chuyên chở

6. Hành khách - kilomet chuyên chở

7. Ghế - kilomet cung ứng

8. Hiệu suất sử dụng ghế

9. Tấn - kilomet chuyên chở

a. Hành khách (bao gồm cả hành lý)

b. Hàng hoá (cả số phát chuyển nhanh)

c. Bưu kiện

d. Tổng cộng

10. Tấn kilomet cung ứng

11. Hiệu suất sử dụng tải

 

000

số

số

số

số

số

 

%

 

000

000

 

000

 

000

000

%

 

 

 

 

 

Các chuyến bay thương mại hàng không.

12. Máy bay - kilomet

13. Số lần cất cánh

14. Số giờ bay

15. Hành khách chuyên chở 16. Tấn hàng hoá chuyên chở

17. Hành khách kilomet chuyên chở

18. Ghế - kilomet cung ứng

19. Tấn - kilomet chuyên chở

20. Tấn - kilomet cung ứng

thường lệ

000

số

số

số

số

000

 

000

000

000

 

 

 

 

Các chuyến bay khác

21. Giờ bay

 

Số

 

 

 

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO A-2

BÁO CÁO VẬN CHUYỂN

Tháng...... năm.......

 

Hãng Hàng không.................

 

Nội dung

Đơn vị

Đường bay quốc tế

Đường bay trong nước

Tổng số

a

b

c

d

e

A. Các chuyến bay thương mại

1. Máy bay - kilomet

2. Số lần cất cánh

3. Số giờ khai thác máy bay

4. Hành khách chuyên chở

5. Tấn hàng hoá chuyên chở (tấn)

6. Hành khách - kilomet chuyên chở

7. Ghế - kilomet cung ứng

8. Tấn kilomet chuyên chở

8.a. Hành khách (bao gồm cả hành lý)

8.b. Hàng hoá và bưu kiện

8.c. Tổng cộng (8a + 8b)

9. Tấn - kilomet

 

 

 

 

B. Các chuyến bay khác

10. Số giờ bay chụp ảnh, phun thuốc.....

11. Số giờ bay phi thương mại

 

 

 

 

 

Tháng...... Phần 2 - Hành khách kilomet chuyên chở

 

Tháng

Tổng số

Tháng

Tổng số

Tháng Giêng

Tháng Hai

Tháng Ba

Tháng Tư

Tháng Năm

Tháng Sáu

 

Tháng Bảy

Tháng Tám

Tháng Chín

Tháng Mười

Tháng Mười một

Tháng Mười hai

 

 

 

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪU A-2)
BÁO CÁO VẬN CHUYỂN

 

I. YÊU CẦU:

 

+ Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không có các chuyến bay thường lệ phải gửi báo cáo theo mẫu A-2 về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất một tháng sau khi kết thúc năm thực hiện kế hoạch vận chuyển.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một năm (12 tháng dương lịch).

+ Phần I của báo cáo: Tổng kết tình hình vận chuyển trong năm kế hoạch.

+ Phần II của báo cáo: Tóm tắt số liệu hành khách - kilomet chuyên chở đường bay quốc tế theo tháng.

 

II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BÁO CÁO:

 

1. Máy bay - kilomet: Là tổng khối lượng sản phẩm tính bằng cách nhân các chuyến bay thực hiện trên từng đường bay với chiều dài của đường bay đó.

2. Hành khách chuyên chở: Mỗi hành khách đi trên một chuyến bay chỉ được tính một lần cho dù chuyến bay đó gồm nhiều chặng hoặc là gồm một chặng nội địa và một chặng quốc tế.

3. Hàng hoá chuyên chở: Tổng khối lượng hàng hoá (tấn) tính bằng các cộng dồn từng tấn hàng chuyên chở trên từng chuyến bay và mỗi chuyến hàng chỉ tính một lần dù chuyến bay đó gồm nhiều chặng hoặc là gồm một chặng nội địa và một chặng quốc tế.

4. Hành khách kilomet chuyên chở: Là tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hành khách chuyên chở trên từng chặng với quãng đường của chặng đó. Kết quả thu được tương ứng với số kilomet mà tất cả các hành khách đã đi.

5. Ghế kilomet cung ứng: Là tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số ghế hành khách cung ứng trên từng chặng với quãng đường của chặng đó (số ghế không thực sự cung ứng cho khách để tăng thêm khối lượng nhiên liệu hoặc trọng tải khác sẽ không dùng để tính).

6. Tấn - kilomet chuyên chở: là tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hàng hoá chuyên chở trên từng chặng với quãng đườcủa chặng đó. Các số liệu sau đây cần được báo cáo riêng rẽ:

+ Hành khách (bao gồm cả hành lý): Tính cả hành lý miễn cước và hành lý quá cước. Có thể lấy mức trọng lượng chung cho từng hành khách là 90kg.

+ Hàng hoá và bưu kiện: Hàng hóa (bao gồm hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao) và tất cả các loại bưu kiện.

7. Tấn - kilomet cung ứng: Là tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số tấn có thể cung ứng (về hành khách, hàng hoá, bưu kiện) trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO B

CÁC CHUYẾN BAY QUỐC TẾ THEO LỊCH (THƯƠNG MẠI)

 

Quý....... năm......... Hãng Hàng không...............

 

Cảng hàng không

Hành khách

Hàng hoá (tấn)

Bưu kiện (tấn)

Đi

Đến

b

c

d

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪU B)

CÁC CHUYẾN BAY QUỐC TẾ THEO LỊCH (THƯƠNG MẠI)

 

1. Yêu cầu

+ Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không có các chuyến bay thường lệ phải gửi báo cáo về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất vào ngày thứ mười sau khi kết thúc một quý thực hiện kế hoạch vận chuyển.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một quý (ba tháng dương lịch).

2. Các cột dùng trong báo cáo.

- Cảng hàng không (cột a): Liệt kê theo thứ tự ABC tất cả các cặp cảng hàng không mà doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện các chuyến bay quốc tế đi và đến:

a. Từng cặp cảng hàng không phải được nêu hai lần: Lần đầu theo một chiều và lần thứ hai theo chiều ngược lại.

 

Ví dụ: Lần đầu BKK HAN

SGN

------------------------------------

Lần thứ hai: HAN BKK

MNL

--------------------------------------

b. Số liệu báo cáo theo từng cặp cảng hàng không là từng cặp cảng là số liệu tổng hợp của tất cả các chuyến bay thực hiện trên đường bay đó trong quý.

- Hành khách (cột b): Số lượng hành khách có vé đã mua từ mức 25% giá vé áp dụng thông thường trở lên thực sự được chuyên chở.

- Hàng hoá - tấn (cột c): Khối lượng hàng hoá chuyên chở bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao nhưng không tính hành lý của hành khách.

- Bưu kiện - tấn (cột d): Khối lượng thư tín, bưu phẩm, bưu kiện chuyên chở để giao phát cho các cơ quan bưu chính.

3. Một số trường hợp đặc biệt

- Hợp đồng mua chỗ (Pooled Space Arrangements): Khi doanh nghiệp vận chuyển hàng không mua chỗ trên các chuyến bay của hãng hàng không khác để bán lại cho công chúng thì phải báo cáo các số liệu vận chuyển của mình trong phạm vi hợp đồng mua chỗ đó.

- Hợp doanh (Pooled Services): Các doanh nghiệp chỉ báo cáo phần vận chuyển của mình trong các hợp doanh.

- Một chuyến bay theo lịch chở khách thuê chuyến: Các doanh nghiệp không báo cáo trong mẫu này các số liệu vận chuyển liên quan tới các huyến bay theo lịch mà toàn bộ số ghế trên các chuyến bay đó do người thuê chuyến thuê.

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO C

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
(CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI THEO LỊCH)

 

Quý... năm..... Hãng hàng không......................................................

 

Cấp sân bay

Loại máy bay

Số lượng chuyến bay

Tải cung ứng

Vận chuyển

 

 

 

Số lượng ghế hành khách

Tổng trọng lượng thương mại (tấn)

Hành khách

Hàng hoá (tấn)

Bưu kiện (tấn)

a

b

c

d

e

f

g

h

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪUC)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
(CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI THEO LỊCH)

 

1. Yêu cầu:

+ Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không có các chuyến bay thường lệ phải gửi báo cáo theo mẫu A-2 về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất một tháng sau khi kết thúc một năm thực hiện kế hoạch vận chuyển.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một năm (12 tháng dương lịch).

2. Các cột dùng trong báo cáo:

- Cặp sân bay (cột a): Liệt kê tất cả các cặp sân bay nằm trong hành trình các chuyến bay được thực hiện trong năm kế hoạch:

a. Hành trình của từng chuyến bay phải được báo cáo theo từng cặp sân bay: lần đầu theo một chiều và lần thứ hai theo chiều ngược lại.

Ví dụ: Hành trình HAN-BKK-FRA

Lần đầu: HAN-BKK

Lần thứ hai:

FRA-BKK

BKK-HAN

..........................................

b. Số liệu báo cáo theo từng cặp sân bay là số liệu tổng hợp của tất cả các chuyến bay thực hiện trên đường bay đó trong năm kế hoạch. Riêng đối với các chuyến bay chỉ chở hàng hoá, bưu kiện thì số liệu sẽ báo cáo theo mẫu khác.

- Loại máy bay (cột b): Sử dụng các ký hiệu dùng cho từng loại máy bay khai thác giữa hai đầu sân bay như TU3/B747/ATR72.....

- Số lượng các chuyến bay (cột c): Báo cáo số liệu các chuyến bay thực tế khai thác giữa hai đầu sân bay đã liệt kê trong cột (a); nếu có nhiều loại máy bay được sử dụng thì báo cáo số lượng các chuyến bay theo từng loại máy bay.

- Tải cung ứng (cột d và e):

+ Số lượng ghế hành khách: Báo cáo tổng số ghế cung ứng trong một năm giữa hai đầu sân bay được liệt kê trong cột a; không tính số ghế không thực tế sẵn sàng cung ứng cho khách vì phải dành cho khối lượng nhiên liệu của máy bay các loại tải trọng khác.

+ Tổng trọng tải thương mại (total payload capacity): Báo cáo tổng trọng tải thương mại cung ứng (chuyên chở thương mại hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện) trong một năm giữa hai đầu sân bay được liệt kê trong cột (a).

- Vận chuyển (cột f, g, h): Báo cáo tổng khối lượng chuyên chở thương mại thực hiện từng chặng không phân biệt nơi xuất phát hay là nơi đến trong hành trình.

+ Hành khách (cột f): Số lượng hành khách có vé đã mua từ mức 25% giá vé áp dụng thông thường trở lên thực sự được chuyên chở.

+ Hàng hoá/bưu kiện (cột g và h): Khối lượng hàng hoá, bưu kiện chuyên chở trên các chuyến bay thương mại bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao nhưng không tính hành lý của hành khách.

3. Một số trường hợp

- Hợp đồng mua chỗ (Block Space Arrangements): Khi doanh nghiệp vận chuyển hàng không mua chỗ trên chuyến bay của hãng hàng không khác để bán lại cho công chúng thì phải báo cáo số liệu vận chuyển của mình trong phạm vi hợp đồng mua chỗ đó.

- Hợp doanh (pooled Services): Các doanh nghiệp chỉ báo cáo phần vận chuyển của mình trong các hợp doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO D-1

ĐỘI NGŨ MÁY BAY VÀ NHÂN SỰ

 

PHẦN I- ĐỘI NGŨ MÁY BAY

 

Năm kết thúc ngày.......................... Hãng Hàng không......................................

 

Loại máy bay

Số lượng máy bay từng loại

Cỡ máy bay

Tình hình khai thác máy bay trong năm

Hãng sản xuất và kiểu loại máy bay

Mã số

Đầu năm

Thay đổi trong năm

Cuối năm

Số ghế lắp đặt

Chỉ số MTO T.bình (tấn)

Bay thương mại

Số giờ bay

Tổng số ngày có thể khai thác máy bay

 

 

 

Thêm

Bớt

 

 

 

Bay thương mại

Tổng cộng

Bay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

Thường lệ

Không thường lệ

 

Thường lệ

Không thường lệ

Tổng cộng

 

a

b

c

d

e

f

g

h

i

j

k

l

m

n

o

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               

 

 

 

 

PHẦN 2 - NHÂN SỰ

 

 

Mã số: điểm một trong các mã số dưới đây vào cột a tương ứng với từng loại máy bay ghi trong cột b

- Các loại máy bay thương mại:

P - Máy bay trở khách

F - Máy bay chở hàng, không trở khách

G - Máy bay có thể chuyển đổi, có thể nghĩa là chỉ chở riêng hàng hoá hoặc chỉ chở riêng hành khách.

- Các loại máy bay không vì mục đích thương mại

O. Máy bay dùng vào mục đích khác

 
Nhân sự

Số lượng

Tổng quy lượng đối với từng loại

 

Giữa năm

Cuối năm

 

Lái chính và lái phụ nhân viên khác trong tổ lái

 

 

 

Tiếp viên

 

 

 

Thợ máy

 

 

 

Bán vé

 

 

 

Nhân viên khác

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 

 

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪU D-1)

ĐỘI NGŨ MÁY BAY VÀ NHÂN SỰ

 

I. YÊU CẦU:

 

+ Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam có các chuyến bay thường lệ phải gửi báo cáo theo mẫu D-1 về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất trong tháng thứ hai sau khi kết thúc năm tài chính của mình.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình đội máy bay và nhân sự của doanh nghiệp trong năm tài chính báo cáo.

 

II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BÁO CÁO:

 

1. Loại máy bay: Hãng sản xuất và kiểm loại máy bay - Báo cáo đầy đủ tên hãng sản xuất và kiểu máy bay:

Ví dụ: Boeing 747 - 300

Tupolev Tu - 134A

Aerospatiale/Aeritalia ATR - 72

2. Mã số:

+ Mã số đối với các loại máy bay thương mại:

P - Máy bay chở khách.

F - Máy bay chở hàng.

C - Máy bay có thể chuyển đổi: có nghĩa là có thể chỉ riêng hàng hóa hoặc chỉ chở riêng hành khách.

+ Mã số đối với các loại máy bay không thương mại:

O- Máy bay dùng vào mục đích huấn luyện, bay nghiên cứu địa lý....

3. Cỡ máy bay:

+ Số ghế lắp đặt: Báo cáo số lượng ghế lắp đặt trên từng loại máy bay. Đối với cùng một loại máy bay mà số ghế lắp đặt khác nhau, ví dụ: 68 ghế, 72 ghế thì báo cáo dãy số 68-72-80.

+ Chỉ số trung bình của trọng lượng cất cánh tối đa (M.T.O.Weight): báo cáo chỉ số trung bình của trọng lượng cất cánh tối đa của từng loại máy bay căn cứ vào kết quả khả phi, huấn thư điều hành bay và các văn bản chính thức khác.

4. Tình hình khai thác máy bay trong năm:

+ Báo cáo số lần bay cất cánh và số giờ bay loại sau đây:

- Các chuyến bay thương mại thường lệ.

- Các chuyến bay thương mại không thường lệ.

- Tất cả các loại chuyến bay (tổng cộng): Bao gồm tất cả các chuyến bay thương mại và không thương mại (ví dụ bay thực nghiệm, đào tạo...).

+ Số lần máy bay cất cánh: Báo cáo tổng số lần máy bay cất cánh thuộc hai loại thương mại và không thương mại.

+ Số giờ bay: Báo cáo tổng số giờ bay thuộc cả hai loại thương mại và không thương mại.

+ Tổng số ngày có thể khai thác máy bay: là tổng số ngày từng máy bay có thể khai thác trong suốt thời gian báo cáo. Những ngày dưới đây không được tính là ngày có thể khai thác máy bay:

- Những ngày nằm trong khoảng thời gian tính từ khi mua báy bay đến khi máy bay thực sự đưa vào khai thác.

- Những ngày sau chuyến bay thương mại cuối cùng trước khi thanh lý máy bay.

- Những ngày mà máy bay thuộc "quyền sở hữu" của người khác.

- Những ngày máy bay không thể khai thác được bởi vì có sự can thiệp của Nhà nước như lệnh cấm bay của một cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả những ngày khác phải được coi là ngày có thể khai thác máy bay, kể cả ngày máy bay được bảo dưỡng hoặc đại tu.

5. Nhân sự (Phần II):

+ Báo cáo tất cả các số liệu liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp hàng không, không phân biệt dạng làm việc tạm thời hay trong biên chế trên cơ sở bảng lương vào thời điểm giữa năm và cuối năm của năm báo cáo.

+ Báo cáo tổng quỹ lương đối với từng loại nhân sự bao gồm các loại lương và phụ cấp, tiền làm thêm giờ, phụ cấp bay, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp làm việc tại cơ quan thường trú đặt ở nước ngoài. Không báo cáo khoản phụ cấp đi lại, trang phục, đào tạo...

+ Đồng tiền dùng trong báo cáo là đồng tiền Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO D-2

ĐỘI NGŨ MÁY BAY VÀ NHÂN SỰ

 

PHẦN I- ĐỘI NGŨ MÁY BAY

 

Năm kết thúc ngày.................. Hãng Hàng không................................

 

Loại máy bay

Số lượng máy bay từng loại

Cỡ máy bay

Tình hình khai thác máy bay trong năm

 

Hãng sản xuất và kiểu loại máy bay

Mã số

Đầu năm

Thay đổi trong năm

Cuối năm

Số ghế lắp đặt

Chỉ số MTO T.bình (tấn)

Số lần máy bay cất cánh

Số giờ bay

Tổng số ngày có thể khai thác máy bay

 

 

 

 

Thêm

Bớt

 

 

 

Bay thương mại

Tổng cộng

Bay thương mại

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thường lệ

Không thường lệ

 

Thường lệ

Không thường lệ

 

 

a

b

c

d

e

f

g

h

i

j

k

l

m

n

o

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2- NHÂN SỰ

 

Mã số: Điểm một trong các mã số dưới đây vào cột a tương ứng với loại máy bay ghi trong cột b

- Các loại máy bay thương mại:

P - Máy bay chở khách

F- Máy bay chở hàng, không chở khách

C- Máy bay có thể chuyển đổi, có thể nghĩa là chỉ chở riêng hàng hoá hoặc chỉ chở riêng hành khách.

- Các loại máy bay không vì mục đích thương mại

O- Máy bay dùng vào mục đích khác

 

 

 
Nhân sự

Số lượng

 

Giữa năm

Cuối năm

 

 

Người lái, tiếp viên

Các nhân viên khác

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Ghi chú:

 

 

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪU D-2)
ĐỘI NGŨ MÁY BAY VÀ NHÂN SỰ

 

I. YÊU CẦU

 

+ Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam có các chuyến bay thường lệ phải gửi báo cáo theo mẫu D-2 về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất trong tháng thứ 2 sau khi kết thúc năm tài chính của mình.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình đội máy bay và nhân sự của doanh nghiệp trong năm tài chính báo cáo.

 

II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BÁO CÁO

 

1. Loại máy bay:

Hãng sản xuất và kiểu máy bay - báo cáo đầy đủ tên hãng sản xuất và kiểu máy bay.

Ví dụ: Boing 747 - 300

Tupolev TU - 134A

Aerosspatiale/Aeritalia ATR - 72

2. Mã số:

+ Mã số đối với các loại máy bay thương mại:

P- Máy bay chở khách.

F- Máy bay chở hàng.

C- Máy bay có thể chuyển đổi; có nghĩa là có thể chỉ chở riêng hàng hoá hoặc chỉ chở riêng hành khách.

+ Mã số đối với các loại máy bay không thương mại.

O- Máy bay dùng vào mục đích huấn luyện, bay nghiên cứu địa lý...

3. Cỡ máy bay:

+ Số ghế lắp đặt: Báo cáo số lượng ghế trên từng loại máy bay. Đối với cùng một loại máy bay mà số ghế lắp đặt khác nhau, ví dụ: 68 ghế, 72 ghế thì báo cáo thành dãy số 68- 72 - 80.

+ Chỉ số trung bình của trọng lượng cất cánh tối đa (MTO. Weight): Báo cáo chỉ số trung bình của trọng lượng cất cánh tối đa của từng loại máy bay căn cứ vào kết quả khả phi, huấn thư điều hành bay và các văn bản chính thức khác.

4. Tình hình khai thác máy bay trong năm:

+ Báo cáo số lần bay cất cánh và số giờ bay theo các loại sau đây:

- Các chuyến bay thương mại thường lệ.

- Các chuyến bay thương mại không thường lệ.

- Tất cả các loại chuyến bay (tổng cộng): Bao gồm tất cả các chuyến bay thương mại và không thương mại (ví dụ bay thực nghiệm, đào tạo...)

+ Số lần mày bay cất cánh: Báo cáo tổng số lần máy bay cất cánh thuộc cả hai loại thương mại và không thương mại.

+ Số giờ bay: Báo cáo tổng số giờ bay thuộc cả hai loại thương mại và không thương mại.

+ Tổng số ngày có thể khai thác máy bay: là tổng ngày từng máy bay có thể khai thác trong suốt thời gian báo cáo. Những ngày dưới đây không được tính là ngày có thể khai thác máy bay:

- Những ngày nằm trong khoảng thời gian tính từ khi mua máy bay đến khi máy bay thực sự đưa vào khai thác.

- Những ngày sau chuyến bay thương mại cuối cùng trước khi thanh lý máy bay.

- Những ngày mà máy bay thuộc quyền sở hữu của người khác.

- Những ngày máy bay không thể khai thác được bởi vì có sự can thiệp của Nhà nước như lệnh cấm bay của một cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả những ngày khác phải được coi là ngày có thể khai thác máy bay, kể cả ngày máy bay được bảo dưỡng hoặc đại tu.

5. Nhân sự (Phần III)

Báo cáo tất cả các số liệu liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp hàng không, không phân biệt dạng làm việc tạm thời hay trong biên chế trên cở sở bảng lương vào thời điểm giữa các năm và cuối năm của báo cáo.

 

 

 

 

 

 

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

MẪU BÁO CÁO R

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN TÀI SẢN BAY

Từ ngày ..... đến ngày

 

Đi

Đến

Hàng vận chuyển

Đường bay

Loại máy bay

Lần cất cánh

Hành khách

Hành lý (tấn)

Hàng hoá (tấn)

Bưu kiện (tấn)

Hàng vận chuyển

Đường bay

Loại máy bay

Lần cất cánh

Hành khách

Hành lý (tấn)

Hàng hoá (tấn)

Bưu kiện (tấn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO (MẪU R)

BÁO CÁO VẬN CHUYỂN

 

I. YÊU CẦU:

 

+ Các cảng hàng không Việt Nam phải gửi báo cáo theo mẫu R về Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chậm nhất một tuần sau khi kết thúc một tháng thực hiện kế hoạch.

+ Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một tháng dương lịch.

 

II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BÁO CÁO:

 

1. Hãng vận chuyển: Hãng hàng không có các chuyến bay đi/đến cảng hàng không. Tên của hãng vận chuyển dùng trong báo cáo là mã hai chữ; ví dụ: Hãng Vietnam Airlines - VN, Hãng Pacific Airlines- BL.

2. Đường bay: Dùng mã ba chữ để báo cáo sân bay xuất phát và sân bay đến của một đường bay.

Ví dụ: Đường bay Hà Nội - Băng Cốc:

HAN - BKK

T.P Hồ Chí Minh - Maxcơva: SGN - MOW

Băng Cốc - T.P Hồ Chí Minh: BKK - SGN

3. Loại máy bay: Dùng ký hiệu tiêu chuẩn đối với từng loại máy bay có hoạt động đi/đến cảng hàng không nêu trong báo cáo.

Ví dụ: TU3- Tupolev TU- 134

737- Boeing 737 chở khách các loại.

320- Airbus Industrie A320

4. Lần cất cánh: Số lần máy bay cất cánh trong tháng báo cáo phân loại theo máy bay của từng hãng vận chuyển.

5. Lần hạ cánh: Số lần máy bay hạ cánh trong tháng báo cáo theo loại máy bay của từng hãng vận chuyển.

6. Hành khách: Số hành khách lên, xuống máy bay.

7. Hành lý: Tổng số hành lý (tấn) lên/xuống máy bay.

8. Hàng hoá: Tổng số hàng hóa (tấn) lên/xuống máy bay.

9. Bưu kiện: Tổng số bưu kiện (tấn) lên/xuống máy bay.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi