Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT về cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT

Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2010/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/10/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên
Ngày 27/10/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra Thông tư số 26/2010/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Trong đó, Chương trình giáo dục pháp luật là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về chính trị, pháp luật nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp người học tăng cường, cập nhật, bổ sung kiến thức về môi trường và những kĩ năng cần thiết để tham gia bảo vệ môi trường gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Chương trình giáo dục phát triển kinh nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về phát triển kinh tế góp phần nâng cao thu nhập của bản thân, gia đình và phát triển cộng đồng bền vững.
Nội dung các Chương trình cụ thể được ban hành theo Thông tư này dùng cho các cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Căn cứ các chương trình, thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức, hướng dẫn giảng dạy phù hợp với đối tượng người học.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2010.

Xem chi tiết Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT tại đây

tải Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định họp ngày 17 tháng 12 năm 2009 về Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Theo đề  nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; bao gồm năm (05) chương trình sau:
1. Chương trình giáo dục pháp luật.
2. Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội.
3. Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường.
4. Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe. 
5. Chương trình giáo dục phát triển kinh tế.
Điều 2. Các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ban hành theo Thông tư này dùng cho các cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Căn cứ các chương trình, thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức, hướng dẫn giảng dạy phù hợp với đối tượng người học.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10  tháng 12  năm 2010.              
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:  

 - Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng quốc gia Giáo dục;

- VP Chính phủ;

   - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ,

  UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);

- Công báo;

- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Như Điều 4;

- Website của Chính phủ;

- Website của Bộ GD&ĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 26 /2010/TT- BGDĐT

ngày  27 tháng 10  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục phát triển kinh tế là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về phát triển kinh tế  góp phần nâng cao thu nhập của bản thân, gia đình và phát triển cộng đồng bền vững.

1. Về kiến thức 

 Cung cấp cho người học một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập, phát triển kinh tế vì sự phát triển bền vững, phát triển kinh tế ở nông thôn và một số kĩ thuật về chăn nuôi và trồng trọt.

2. Về kĩ năng

Trang bị cho người học một số kĩ năng cần thiết để họ có thể thích ứng và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của sản xuất trong cơ chế thị trường và hội nhập; góp phần rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán cho người học.

3. Về thái độ

Góp phần hình thành ý thức và thói quen hạch toán kinh tế trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất sạch để góp phần tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.

 Góp phần nâng cao lòng tự tin về bản thân, về khả năng có thể phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, hạn chế mặc cảm, tự ti, an phận.

Giúp người học có thái độ phê phán đối với những người, những hiện tượng, hành vi phát triển kinh tế làm ô nhiễm môi trường  hoặc vi phạm pháp luật. Khuyến khích người học tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học, được thảo luận.    

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Chương trình giáo dục phát triển kinh tế gồm có 4 phần. Mỗi phần có những nội dung và mức  độ cần đạt về  kiến thức, kĩ  năng và thái độ như sau:

 

Chuyên đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

 

Phần 1. Phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập

 

1.Phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập    

- Trình bày được một số xu thế chính của thời đại đã và đang ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.

- Nêu lên một vài đặc điểm và yêu cầu cơ bản của kinh tế thị trường đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng hiện nay.

- Xác định được những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới.

- Liên hệ được thực tế phát triển kinh tế ở địa phương, ở gia đình.

- Nêu lên được chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng.

- Xác định được xu thế cạnh tranh, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong nông nghiệp.

- Xác định được sự cần thiết phải cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá và quan tâm tới chất lượng, giá thành, thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị hàng nông sản,…

- Nhận biết được mô hình “sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, mô hình liên kết người nông dân với thị trường” và mô hình “sự tham gia của nông dân vào siêu thị và các chuỗi phân phối gia tăng giá trị”.

 

Lưu ý 2 xu thế chính:

- Xu thế chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Xu thế toàn cầu hóa  và hội nhập kinh tế thế giới

2. Chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập  

- Nêu lên được vai trò và tầm quan trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.

- Chỉ ra được các nguy cơ chủ yếu của nguồn nhân lực chất lượng thấp trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.

- Nêu lên được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay (trình độ văn hoá, trình độ, chuyên môn, trình độ tay nghề,…).

- Xác định được các nguyên nhân chủ yếu của nguồn nhân lực chất lượng thấp.

- ý thức được sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao  trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề.

- Liên hệ được thực tế trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề của lực lượng lao động địa phương hiện nay.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, trong cộng đồng cần phải quan tâm tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề.

- Thực trạng mù chữ, thất học hiện nay, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, phụ nữ và trẻ em gái.

- Thực trạng đào tạo chuyên môn, nhất là lực lượng lao động nông nghiệp.

3. Nhu cầu cập nhật kiến thức, khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất mới trong thời đại ngày nay 

  

-Nêu lên được xu thế phát triển của khoa học kĩ  thuật, công nghệ và sự

bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay.

- Trình bày được sự cần thiết cập nhật kiến thức, khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, tăng cường khả năng cạnh tranh, hạn chế nguy cơ thất nghiệp.

Nêu lên được thực trạng cập nhật kiến thức, khoa học kĩ thuật và công

nghệ sản xuất mới hiện nay.

- Xác định được những khó khăn, cản trở đối với việc cập nhật kiến thức, khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất mới.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng phải cập nhật kiến thức, khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất mới.

 

4. Sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường và hội nhập  

- Nêu lên được thực trạng sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp hiện nay.

- Nêu lên được lợi ích của sản xuất hàng hoá.

- Liệt kê được những điều kiện để tổ chức sản xuất hàng hoá có hiệu quả.

- Biết cách tổ chức sản xuất hàng hoá có hiệu quả (biết tổ chức sản xuất các sản phẩm hàng hoá của hộ nông dân như tổ chức sản xuất hàng hoá ngành trồng trọt; tổ chức sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi,…).

- Liên hệ được thực tế sản xuất hiện nay ở gia đình, ở địa phương.

- ý thức được sự cần thiết phải phát triển sản xuất hàng hoá.

- Động viên mọi người trong gia đình và trong cộng đồng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, xoá bỏ dần sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp.

Điều kiện để tổ chức sản xuất hàng hoá có hiệu quả.

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của bản thân, gia đình và địa phương

- Chuẩn bị tiêu thụ hàng hoá (chất lượng, đóng gói, giá thành,quảng cáo, liên kết, ...).

5. Cạnh tranh - xu thế tất yếu trong kinh tế thị trường và hội nhập 

- Nêu lên được xu thế tất yếu của cạnh tranh trong kinh tế thị trường và hội nhập.

- Xác định được hậu quả của thất bại do năng lực cạnh tranh kém.

- Chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh.

- Đưa ra được một số ví dụ về sự thành công hoặc sự thất bại do khả năng cạnh tranh kém.

- Liên hệ được thực tế của gia đình, địa phương.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và trong cộng đồng có ý thức cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh.  

 

6. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường

- Nêu lên được hậu quả của sản xuất theo phong trào, vì lợi ích trước mắt.

- Nêu lên được lợi ích của việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thị trường, kĩ năng tiếp cận thị trường và phân tích thông tin thị trường, ...

- Biết cách tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường.

- Nêu lên được một ví dụ thành công trong sản xuất, kinh doanh do biết tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.

- Liên hệ, phân tích thực tế sản xuất, kinh doanh của bản thân và địa phương.

- Ý thức được sự cần thiết phải sản xuất có kế hoạch, có tìm hiểu nhu cầu thị trường.

 

7. Năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm trong kinh tế thị trường và hội nhập  

- Trình bày được vai trò của năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm trong kinh tế thị trường và hội nhập.

- Biết cách nâng cao năng suất lao động.

- Biết cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Biết cách giảm giá thành sản phẩm.

- ý thức được sự cần thiết phải quan tâm tới năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm.

- Liên hệ được với thực tế sản xuất hiện nay của gia đình và ở địa phương.

- Xác định được các giải pháp để nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

 

8. Hạch toán kinh tế trong sản xuất  

- Nêu lên được thực trạng sản xuất không tính toán, lấy công làm lãi.

- Trình bày được lợi ích của việc hạch toán kinh tế trong sản xuất.

- Xác định được tầm quan trọng của vấn đề hạch toán kinh tế trong sản xuất.

- Biết hạch toán kinh tế để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và có lãi cao (hạch toán trong sản xuất lúa, chăn nuôi lợn,…).

- Biết xây dựng hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,...

- Biết tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, trong cộng đồng ý thức việc hạch toán kinh tế trong sản xuất.

 

9. Xây dựng thương hiệu; tuyên truyền/ quảng cáo/tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm

- Nêu lên được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.

- Nêu lên được thực trạng xây dựng thương hiệu, tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của gia đình và địa phương hiện nay.

- Xác định được các yếu tố tạo nên thương hiệu mạnh của sản phẩm trên thị trường.

- Nêu lên được các chức năng, đặc trưng cơ bản của tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị sản phẩm có hiệu quả.

- Biết cách xây dựng và phát triển thương hiệu, tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng.

- Xác định được những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, quảng cáo,tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm và cách khắc phục.

- Biết tìm kiếm sự tư vấn, giúp đỡ của các doanh nghiệp, của các cấp chính quyền trong việc xây dựng thương hiệu, tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị/ tiêu thụ sản phẩm.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng kí thương hiệu sản phẩm, tuyên truyền/quảng cáo/tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

- Tích cực hợp tác với các cá nhân, đơn vị và cơ quan chức năng để thực hiện quyền, thương hiệu sản phẩm.

- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng quan tâm tới xây dựng thương hiệu, tuyên truyền/ quảng cáo/tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng.

 Một số vấn đề cần phải quan tâm để phát triển/bảo vệ thương hiệu sản phẩm:  

- Tăng cường, tạo vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn;

- Bảo đảm quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

- Đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm, sản phẩm an toàn.

 Các bước chuẩn bị tiêu thụ sản phẩm:

- Phân loại sản phẩm;

- Bảo quản, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm;

- Quảng cáo sản phẩm

- Định giá sản phẩm;

- Liên kết;

- Tìm đối tác uy tín, ổn định.

10. Hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm  

- Nêu lên được lợi ích của việc hợp tác trong kinh tế thị trường và hội nhập trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

- Trình bày được những khó khăn khi sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đơn lẻ.

- Nêu lên được lợi ích của việc tổ chức các nhóm nông dân sở thích nhằm hỗ trợ, hợp tác giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương.

- Nêu lên được các nội dung, hình thức, mức độ hợp tác.

- Biết cách hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm để tạo nên sức mạnh.

- Liên hệ thực tế sản xuất và kinh doanh của gia đình và địa phương.

- Có ý thức liên kết hợp tác để phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh nông lâm, thủy sản, dần hình thành các hiệp hội của nông dân.

 

11. Tự kiếm việc làm, tự tạo việc làm 

      - Trình bày được xu thế tự kiếm việc làm, tự tạo việc làm để tăng thu nhập.

-  Nêu lên được lợi ích của tự tạo việc làm.

- Trình bày được những khó khăn khi tự tạo việc làm.

-  Kể  được một ví dụ về trường hợp năng động, sáng tạo, tự kiếm việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm cho những người khác.

- Tự tin hơn vào khả năng của bản thân trong việc tự kiếm việc làm, tự tạo việc làm.

- Đề xuất được các kiến nghị với lãnh đạo địa phương để giúp đỡ mọi người tự kiếm việc làm, tự tạo việc làm.

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện để kiếm việc làm, tự tạo việc làm.

 

12. Đói nghèo: thực trạng - nguyên nhân và giải pháp

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân sự đói nghèo.

- Xác định được các hậu quả của đói nghèo đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Nêu lên được chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

- Nêu lên được một vài điển hình “vượt qua số phận”, vượt qua đói nghèo.

- Liên hệ được thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở địa phương.

- Tự tin hơn vào bản thân, vào khả năng có thế thay đổi cuộc sống hiện tại, không an phận, không chấp nhận đói nghèo.

- Có quyết tâm thoát đói nghèo hoặc giúp mọi người trong cộng đồng thoát đói nghèo.

 

13. Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Xác định được lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nêu lên được chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Xác định được thuận lợi và khó khăn khi thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Trình bày được quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tuân thủ các quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

14. Xuất khẩu lao động trong kinh tế thị trường và hội nhập  

- Nêu lên được thực trạng, mục đích, xu thế xuất khẩu lao động hiện nay.

- Trình bày được các lợi ích của việc xuất khẩu lao động.

- Xác định được các thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam khi  tham gia xuất khẩu lao động.

- Nêu lên được các yêu cầu đối với lao động khi tham gia xuất khẩu lao động.

- Biết cách lựa chọn nước và đơn vị xuất khẩu lao động có uy tín.

- Biết cách lựa chọn công việc phù hợp với trình độ và sức khoẻ của mình.

- Biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia xuất khẩu lao động.

- Biết cảnh giác với một số thủ đoạn lừa gạt hiện nay trong xuất khẩu lao động.

- Chấp hành chính sách và quy định pháp luật về xuất khẩu lao động.

- Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi theo hợp đồng.

 

Phần2. Phát  triển kinh tế nông nghiệp bền vững  

 

15. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

- Nêu lên được vai trò của phát triển kinh tế đối với phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia.

- Nêu lên được chủ trương phát triển kinh tế nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

- Nêu lên được các đặc điểm của phát triển kinh tế bền vững.

- Phân tích được các hậu quả của việc phát triển kinh tế không quan tâm tới bảo vệ môi trường.

- Trình bày được những lợi ích của sản xuất sạch đối với sức khoẻ con người và môi trường.

- Phân tích được thực trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hiện nay của hộ gia đình, của làng nghề hoặc của doanh nghiệp.

- Xác định được để phát triển kinh tế đồng thời với bảo vệ môi trường.các nguyên nhân và giải pháp

- Nêu lên được một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và qui định của pháp luật có liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

-  Lựa chọn những mô hình phát triển kinh tế của gia đình và cộng đồng ít làm tổn hại đến môi trường.

- Phản đối, phê phán những hoạt động kinh tế vì lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm tới bảo vệ môi trường của các cá nhân, doanh nghiệp, làng nghề,…

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng hãy quan tâm tới bảo vệ môi trường khi phát triển kinh tế.

- Hoạt động sản xuất, tạo thu nhập, nhưng không được làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường.

- Phát triển kinh tế không gắn liền với việc bảo vệ môi trường sẽ làm cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm môi trường dẫn đến không thể phát triển bền vững.

- Hậu quả của việc lạm dụng phân hoá học thuốc trừ sâu, tăng trọng, bảo quản, kích thích, nước thải công nghiệp, làng nghề,…

16. Phát triển kinh tế và thế hệ tương lai

- Trình bày được thực trạng phát triển kinh tế có lợi trước mắt nhưng không chú ý tới hậu quả lâu dài.

- Nêu lên được hậu quả của việc phát triển kinh tế có lợi trước mắt nhưng có hại cho thế hệ tương lai.

- Liên hệ được với thực tế phát triển kinh tế của bản thân, gia đình và ở địa phương.

- Có ý thức tính toán cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và hậu quả lâu dài khi quyết định phát triển kinh tế.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng  quan tâm tới thế hệ tương lai khi phát triển kinh tế.

Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên đất, nguồn tài nguyên nước, biển, nguồn tài nguyên khoáng sản,... đối với thế hệ tương lai.

17. Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn Việt GAP ASEAN GAP  và GLOBAL GAP (Sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam và các nước ASEAN)

 

- Nêu lên được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của  Việt GAP, ASEAN GAP và GLOBAL GAP đối với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại từ thực phẩm.

- Xác định được ý nghĩa của chương trình GAP và yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động.

- Trình bày được mục đích của ASEAN GAP, GLOBAL GAP là tăng cường việc hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN và thị trường quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN, với thị trường toàn cầu nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường.

- Nêu lên được cấu trúc của ASEAN GAP và GLOBAL GAP  gồm các phần (1. an toàn thực phẩm; 2. quản lý môi trường; 3. điều kiện sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động;  4. chất lượng nông sản...).

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi sản xuất nông nghiệp Việt nam ngày càng buộc phải tuân theo những yêu cầu về chất lượng và an toàn.

- Cần nhanh chóng thuyết phục, phổ cập rộng rãi cho nông dân thực hiện sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP,  ASEAN GAP và Việt GAP.

18. Sử dụng và khai thác đất nông nghiệp

- Nêu lên được vai trò của đất nông nghiệp đối với người nông dân.

- Nêu lên được thực trạng sử dụng và khai thác đất nông nghiệp hiện nay.

- Liên hệ được với thực tế sử dụng và khai thác đất nông nghiệp ở địa phương.

- Trình bày được một số chủ trương, chính sách và quy định pháp luật về sử dụng và khai thác đất nông nghiệp.

- Có ý thức tuyên truyền  sử dụng và khai thác  hiệu quả đất nông nghiệp.

- Sử dụng, khai thác đất cạn kiệt, không ý thức bồi bổ cho đất hoặc cho đất nghỉ ngơi

 

19. Sử dụng phân bón  và bảo vệ môi trường

- Nêu lên được thực trạng sử dụng phân bón  hiện nay.

-  Trình  bày  được hậu quả và  nguyên nhân của việc lạm dụng phân hoá học.

- Đề xuất được các giải pháp hạn chế sử dụng phân hoá học.

- Liên hệ thực tế sử dụng phân bón hiện nay ở địa phương.

- Nêu lên được lợi ích của việc sử dụng phân chuồng.

 - Biết cách làm phân chuồng.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng hạn chế sử dụng phân hoá học và tăng cường sử dụng phân chuồng

- Không đồng tình, phê phán những hành động lạm dụng phân hoá học ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.

 

- Hậu quả sử dụng phân hoá học đối với sức khoẻ người dân, đối với môi trường đất, nước và không khí, ...

- Lợi ích của việc sử dụng phân chuồng: Tiết kiệm kinh phí đầu tư; tận dụng được rác thải, phân gia súc; làm đất mầu mỡ, tơi, xốp; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của người dân.

20. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường           

-  Nêu lên được thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay.

-  Trình bày được hậu quả và nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc trừ sâu.

- Đề xuất được các giải pháp hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

- Liên hệ thực tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay ở địa phương.

- Nêu lên được lợi ích của việc phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lí dịch hại tổng  hợp(IPM).

- Biết cách phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM.

- Biết cách áp dụng 4 đúng trong IPM để tạo sản phẩm an toàn.

- Có ý thức sử dụng an toàn thuốc trừ sâu.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM.

- Không đồng tình, phê phán những hành động lạm dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.

 

 

 

- Thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu.

- Thực trạng sử dụng an toàn thuốc trừ sâu.

21. Sử dụng thuốc bảo quản, kích thích tăng trưởng và bảo vệ môi trường   

- Nhận biết được thế nào là sản xuất sạch.

- Nêu lên được thực trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, bảo quản nông sản, thực phẩm,... trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm hiện nay.

- Trình bày được hậu quả của việc lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng, bảo quản nông sản, thực phẩm,... trong sản xuất, kinh doanh  và chế biến thực phẩm hiện nay.

- Nêu lên được lợi ích của việc sản xuất sạch đối với việc tăng thu nhập, đối với môi trường, sức khoẻ của người dân,...

- Liên hệ được thực tế sản xuất sạch của gia đình và địa phương.

- Nêu lên được một số quy định pháp luật đối với việc sản xuất sạch.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất sạch.

- Có ý thức sản xuất sạch và tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng sản xuất sạch.

- Không đồng tình, phê phán những người sử dụng hoá chất để kích thích tăng trưởng hoặc bảo quản sản phẩm.

 

22. Chăn nuôi và bảo vệ môi trường

-  Nêu lên được thực trạng chăn nuôi và thực trạng không thu gom và xử lí phân gia súc hiện nay.

- Trình bày được hậu quả của việc chăn thả gia súc bừa bãi và  việc không thu gom,  không xử lí phân gia súc đối với môi trường và sức khoẻ con người.

- Liên hệ thực tế chăn nuôi và xử lí phân gia súc ở gia đình, địa phương.

- Biết cách quy hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

- Biết cách xử lí các chất thải và phân gia súc.

- Nêu lên được tác dụng của mô hình BIOGA trong việc xử lí các chất thải và phân gia súc để giảm ô nhiễm môi trường.

- Trình bày được nguyên tắc sản xuất khí BIOGA từ rác thải và phân gia súc.

- Ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng quan tâm tới bảo vệ môi trường khi phát triển chăn nuôi.

 

23. Mô hình vườn-ao-chuồng/vườn-rừng-ao-chuồng/vườn-rừng-ao-chuồng-trại (VAC/VRAC/VRACT) và bảo vệ môi trường

- Trình bày được tác dụng của mô hình VAC/VRAC/VRACT.

- Nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường do mô hình VAC/VRAC/VRACT chưa đúng chuẩn hiện nay.

- Biết cách xây dựng mô hình VAC/VRAC/VRACT gắn với bảo vệ môi trường.

- Liên hệ phân tích tình hình ô nhiễm môi trường do mô hình VAC/VRAC/VRACT chưa đúng chuẩn ở địa phương hiện nay.

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do mô hình VAC/VRAC/VRACT chưa đúng chuẩn của gia đình hiện nay.

- Có thức bảo vệ môi trường khi làm VAC/VRAC/VRACT.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng cùng quan tâm tới vấn đề môi trường khi làm VAC/VRAC/VRACT.

 

24. Phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường

- Nêu được vai trò, tầm quan trọng của mô hình làng nghề.

- Nêu được hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường của một số làng nghề hiện nay.

- Liên hệ được với thực tế của địa phương.

- Xây dựng được“kế hoạch hành động” đối với các làng nghề để cải thiện môi trường ở địa phương.

- Có ý thức xây dựng, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

- Không đồng tình, phản đối những hoạt động cố ý gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

 

Thực trạng làng nghề:

- Sản xuất chủ yếu bằng thủ công, công nghệ thấp.

- Không quan tâm bảo vệ môi trường (lò gạch gây ô nhiễm không khí, thoái hóa đất. Sản xuất bún, miến, giết mổ gia súc, nhuộm, …gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường,…

 25. Vệ sinh an toàn  thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng

- Trình bày được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng hiện nay.

- Nêu lên được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Liên hệ được với thực tiễn vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng ở địa phương.

- Trình bày được quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Tham gia tuyên truyền vận động mọi người trong cộng đồng thực hiện tốt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

 

Phần 3.  Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

26. Chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước

  

- Xác định được công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn là quy luật tất yếu là những thách thức đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Nêu lên được những điểm mới trong chính sách chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay của Đảng và Nhà nước.

- Nêu lên được ảnh hưởng đa chiều của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác và các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với người dân khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp (chính sách đền bù, dạy nghề, giải quyết việc làm, ...).

- ý thức được dồn điền, đổi thửa và tích tụ ruộng đất là quy luật tất yếu của sản xuất lớn.

- ý thức được vai trò và và trách nhiệm của bản thân trong việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Chấp hành đúng các chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước.

 

27. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động     

- Nêu lên được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở nông thôn.

- Trình bày được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và những bất cập hiện nay của cơ cấu kinh tế, lao động ở địa phương.

- Xác định được lợi ích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở nông thôn.

- Nêu lên được tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Liệt kê được một số ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với địa phương.

- Ủng hộ chủ trương phát triển công nghiệp và dịch vụ ở địa phương.

 

28. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng

- Nêu lên được các chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng ở địa phương.

- Xác định được hạn chế của cơ cấu vật nuôi, cây trồng hiện nay của gia đình,  địa phương.

- Phân tích được lợi ích của việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng.

- Liệt kê được loại cây, con phù hợp với địa phương, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Xác định được các thuận lợi và khó khăn khi chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, cộng đồng ủng hộ chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng ở địa phương.

- Đề xuất các kiến nghị đối với địa phương để chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng.

 

29. Các hoạt động tư vấn dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

- Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

- Nêu lên được các hoạt động tư vấn dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất hiện nay ở địa phương.

- Liệt kê các khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất hiện nay.

- Đề xuất được các giải pháp, kiến nghị với các cấp chính quyền, doanh nghiệp  tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

- Biết cách tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ.

- Tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất cho mọi người trong gia đình và cộng đồng.

Dịch vụ hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật sản suất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất, cây trồng và thu hoạch, bảo quản sản phẩm, cung cấp-sửa chữa công cụ, vật tư nông-lâm-ngư nghiệp,...

30. Vay và sử dụng vốn có hiệu quả

- Xác định được tầm quan trong của vốn và đầu tư vốn đối với sản xuất.

- Biết được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ vốn cho nông dân để sản xuất.

- Liên hệ được thực trạng vay và sử dụng vốn hiện nay của gia đình hoặc ở địa phương.

- Trình bày được mục đích, nguyên tắc, quy trình, thủ tục cho vay vốn của ngân hàng, đặc biệt ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo.

- Biết cách vay vốn.

- Biết cách sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tuân thủ nghiêm túc các quy định vay vốn của ngân hàng.

 

 31. Vai trò của khoa học kĩ thuật-công nghệ (KHKT-CN) và máy cơ khí trong sản xuất nông nghiệp 

- Xác định được ý nghĩa, vai trò của KHKT-CN, đặc biệt công nghệ sinh học và máy cơ khí trong sản xuất nông nghiệp.

- Biết được các chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển giao KHKT cho nông dân.

- Nêu lên được một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay (trong bảo vệ thực vật và động vật, lai ghép cây trồng, vật nuôi, sản xuất nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ, kĩ thuật bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ-hải sản, ...).

- Liệt kê được một số máy nông nghiệp đang được đưa vào sản xuất tại địa phương đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí lao động, tăng năng suất, chất lượng.

- Phân tích được thực trạng ứng dụng KHKT - CN và sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Xác định được những khó khăn, cản trở trong việc ứng dụng KHKT- CN và sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Áp dụng dần vào sản xuất những thiết bị cơ khí phù hợp điều kiện sản xuất và kinh tế.

- Tích cực tham gia và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng  tham gia các lớp chuyển giao KHKT- CN được tổ chức ở địa  phương.

 

 Một số máy nông nghiệp (máy gieo thẳng/xạ hàng, máy gặt đập, máy chế biến nông sản, máy sấy nông sản, máy tưới nước tiết kiệm,..).

 

32. Mô hình thâm canh/ luân canh / xen canh trong sản xuát nông nghiệp

 

- Nêu lên được thực trạng thâm canh, luân canh, xen canh trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Xác định được lợi ích của mô hình thâm canh, luân canh, xen canh trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Liên hệ thực tế phát triển mô hình thâm canh, luân canh, xen canh trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương hoặc qua sách báo, đài, tivi.

- Biết cách thâm canh, luân canh, xen canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình và cộng đồng đẩy mạnh thâm canh, luân canh, xen canh trong sản xuất nông nghiệp 

 

33. Phát triển kinh tế trang trại

- Xác định được sản xuất lớn, phát triển kinh tế trang trại là xu thế tất yếu.

- Nêu lên được thực trạng sản xuất nhỏ, manh mún hiện nay và những hạn chế của sản xuất nhỏ.

- Xác định được lợi ích của sản xuất lớn, của việc phát triển kinh tế trang trại.

- Liên hệ thực tế phát triển kinh tế trang trại ở địa phương hoặc qua sách báo, đài, tivi.

- Biết cách phát triển kinh tế trang trại.

- Phản đối cách sản xuất nhỏ, manh mún hiện nay.

- Có ý thức phát triển kinh tế trang trại và tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, cộng đồng cùng hợp tác phát triển kinh tế trang trại.                                                                                                                           

 

 

 

 

 

 

 

34. Phát triển nghề truyền thống của địa phương 

- Xác định được lợi ích của việc phát triển nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế gia đình và đối với việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương.

- Nêu lên được thực trạng phát triển nghề truyền thống ở địa phương hiện nay.

- Xác định được các giải pháp để khôi phục và phát triển nghề truyền thống của địa phương.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình và cộng đồng phát triển nghề truyền thống phù hợp với gia đình, phù hợp với địa phương.                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nghề truyền thống có thể phát triển ở nông thôn:

- Nghề công nghiệp và xây dựng (nghề làm gạch, ngói, sành, gốm sứ,... xây dựng, mộc, điện dân dụng, điện lạnh, cơ khí nhỏ như rèn, tiện, gò hàn,...);

- Nghề thủ công (đan nón, may, thêu, dệt lụa tơ tằm, thổ cẩm, mỹ nghệ, chạm bạc, khắc đá, mây tre đan xuất khẩu, ...);

- Nghề chế biến lương thực - thực phẩm truyền thống (các loại bánh, bún, đậu, nước mắm, chế biến, đóng hộp, sấy hoa quả,...).

35. Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái  

-Trình bày được các yêu cầu, đặc điểm cơ bản của mô hình du lịch sinh thái.

- Xác định được ý nghĩa kinh tế và bảo vệ môi trường của mô hình du lịch sinh thái.

- Biết cách tổ chức mô hình du lịch sinh thái ở cộng đồng khi có điều kiện và khả năng.

- Có ý thức xây dựng, phát triển, bảo tồn mô hình du lịch sinh thái để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình và cộng đồng.

 

36. Sử dụng hiệu quả thời gian nông nhàn

- Nêu lên được thực trạng sử dụng thời gian nông nhàn hiện nay ở địa phương.

- Phân tích được những hậu quả về kinh tế và xã hội của việc sử dụng thời gian nông nhàn không hiệu quả.

- Liệt kê được những công việc có thể làm được trong thời gian nông nhàn.

- Biết cách sử dụng gian nông nhàn có hiệu quả để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Có ý thức chủ động tìm việc, tạo việc làm trong thời gian nông nhàn hoặc sử dụng thời gian nông nhàn để tăng thu nhập kinh tế cho cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng và để nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

37. Học nghề nông đối với nông dân

 

-Nêu lên được sự cần thiết phải thay đổi quan niệm “sản xuất theo kinh nghiệm cha truyền, con nối” hoặc quan niệm “nông nghiệp không phải là nghề”.

- Xác định được nông nghiệp là một nghề cũng cần phải học như các nghề khác.

- Nêu lên được ví dụ về sự khác biệt giữa người nông dân được học nghề với người nông dân không được học nghề.

- Xác định được những khó khăn, thách thức đối với việc học nghề nông.

- Nêu lên được các chủ trương dạy nghề nông cho nông dân.

- Phê phán cách sản xuất theo kinh nghiệm “cha truyền, con nối” kém hiệu quả đang phổ biến hiện nay ở nông thôn.

Khuyến khích phát triển sản xuất kết hợp kinh nghiệm “cha truyền, con nối”  với học tập tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nâng cao hiệu quả  sản xuất.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng về sự cần thiết phải học nghề nông. 

 

 

 

- Ngày 24/4/2008 Chính phủ ban hành:

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

38. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX)

 

- Nêu lên được tầm quan trọng của  tổ hợp tác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế hộ nông dân.

- Trình bày được tổ hợp tác hiện nay hoạt động trên tinh thần tự nguyện và quản lý theo những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú từ các khâu cung ứng đến tiêu thụ nông sản, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề nông thôn.

- Nêu lên được những mặt tích cực để phát huy và hạn chế của các tổ chức hợp tác để vận dụng tại địa phương.

- Xác định được những hiệu quả thiết thực của tổ hợp tác và HTX hoặc các hiệp hội trong sản xuất nông nghiệp sẽ là cơ sở để nông dân giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong đời sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khắc phục tình trạng manh mún, quy mô nhỏ chất lượng thấp, phát triển hiện đại hóa công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

- Phát huy được hiệu quả của tổ hợp tác và HTX trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, giúp cho các hộ thành viên sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, vật tư, vốn giảm những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường.

- Ý thức được sự liên kết hợp tác còn có tác dụng ổn định kinh tế xã hội ở nông thôn, phát huy giá trị văn hóa, tinh thần đạo đức, tình làng nghĩa xóm.

- Phát triển kinh tế tập thể với những hình thức linh hoạt, đa dạng từ trình độ thấp đến trình độ cao, hình thức tổ chức từ đơn giản đến phức tạpđã và đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

- Năm 1996 luật HTX năm 2004 Luật HTX đã được sửa đổi.

- Các loại hình kinh tế tập thể phát triển nhanh chóng; đã chứng tỏ ý nguyện của người dân và xu thế phát triển của Nhà nước.

 

 

Phần 4. Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt

39. Kỹ thuật trồng lúa

- Nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của cây lúa đối với người nông dân, đối với gia đình, cộng đồng, quốc gia.

- Trình bày được thực trạng trồng lúa ở địa phương (thuận lợi và khó khăn)

- Liên hệ được điển hình trồng lúa có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn giống lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc lúa phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách trồng lúa kết hợp nuôi tôm, cá tăng hiệu quả kinh tế

-Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp trên cây lúa.

- Biết bón phân cho lúa đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho lúa.

- Biết cách thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

 Địa phương tự chọn giống lúa có ở địa phương mình và những giống mới phù hợp, hiệu quả để học tập

4. Kỹ thuật trồng màu

- Nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của trồng màu đối với người nông dân.

- Trình bày được thực trạng trồng màu ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng màu có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn giống màu có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách áp dụng những TBKT mới trong chăm sóc gieo trồng màu

- Biết cách chăm sóc màu phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp khi trồng màu.

- Biết bón phân cho màu đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho màu.

- Biết cách thu hoạch, bảo quản sản phẩm từ màu.

Cần lựa chọn cây màu phù hợp vùng sinh thái của địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (ngô, khoai, sắn, lạc, đậu đen, đậu tương, đậu xanh,...).

41. Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả

- Nêu lên được giá trị kinh tế của cây ăn quả.

- Trình bày được thực trạng trồng cây ăn quả ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng cây ăn quả có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn cây ăn quả có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc cây ăn quả phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách áp dụng những TBKT mới trong chăm sóc gieo trồng cây AQ

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp đối với cây ăn quả. Biết bón phân cho cây ăn quả đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho cây ăn quả.

- Biết cách thu hoạch, bảo quản hoa, quả.

Cần lựa chọn cây ăn quả phù hợp vùng sinh thái của địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (vải, nhãn, na, đu đủ, xoài, cam, dưa hấu, nho, ...).

 

42. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp ngắn ngày (cà phê, chè,...)

- Nêu lên được giá trị kinh tế của cây công nghiệp ngắn ngày.

- Trình bày được thực trạng trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn cây công nghiệp ngắn ngày  có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp đối với cây công nghiệp ngắn ngày .

- Biết bón phân cho cây công nghiệp ngắn ngày đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho cây công nghiệp ngắn ngày.

- Biết cách thu hoạch, bảo quản chè, cà phê.

Cần lựa chọn cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp vùng sinh thái của địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (cà phê, chè,...).

 

 

 

 

 

 

 

 

43. Kỹ thuật trồng cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng 

 

- Nêu lên được giá trị kinh tế của cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng.

- Trình bày được thực trạng trồng cây lâm sản ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp đối với cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng.

- Biết bón phân cho cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng.

Cần lựa chọn cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng phù hợp vùng sinh thái của địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (cây sa mộc, thảo quả, keo, mỡ, dó trầm,  quế, mây nếp,...).

 

44. Kỹ thuật trồng cây đặc sản địa phương

- Nêu lên được giá trị kinh tế của cây đặc sản địa phương.

- Trình bày được thực trạng trồng cây đặc sản ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng cây đặc sản có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn cây đặc sản địa phương có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc cây đặc sản địa phương phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp đối với cây đặc sản địa phương.

- Biết bón phân cho cây đặc sản địa phương đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho cây đặc sản địa phương.

 

 

 

Cần lựa chọn cây đặc sản phù hợp vùng sinh thái của địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (lúa đặc sản: Nàng Thơm, tám Hải Hậu, tám Xoan, NếpHương,...

hoa quả đặc sản (bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, Cam Canh, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, xoài cát Hoà Lộc,...

Nấm dược liệu, nấm ăn (nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ,...).

45. Kỹ thuật trồng cây cảnh

- Nêu lên được giá trị kinh tế của cây cảnh.

- Trình bày được thực trạng trồng cây cảnh (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình trồng cây cảnh có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn cây cảnh có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời tiết, đất đai của địa phương.

- Biết cách chăm sóc cây cảnh phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh và sâu hại th­ường gặp đối với cây cảnh.

- Biết bón phân cho cây cảnh đúng cách và điều độ.

- Biết cung cấp đầy đủ nước cho cây cảnh.

 

46. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

- Nêu lên được giá trị kinh tế của chăn nuôi lợn.

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi lợn ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình chăn nuôi lợn có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

- Biết cách chọn giống lợn có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Biết cách chăm sóc lợn phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh th­ường gặp ở lợn.

- Biết cách chế biến thức ăn cho lợn.

- Biết cách vệ sinh chuồng trại.

 

47. Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc (trâu/bò/dê/...)

- Nêu lên được giá trị kinh tế của chăn nuôi đại gia súc

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi đại gia súc ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình chăn nuôi đại gia súc có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn giống đại gia súc có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Biết cách chăm sóc đại gia súc phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh th­ường gặp ở đại gia súc

- Biết cách sản xuất, chế biến thức ăn - phòng bệnh kí sinh trùng cho đại gia súc.

Các địa phương có thể chọn một hoặc hai đại gia súc ở địa phương.

48. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm  (gà/ngan/vịt/ ...)

- Nêu lên được giá trị kinh tế của chăn nuôi gia cầm.

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi gia cầm  ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình chăn nuôi gia cầm  có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cach chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

- Biết cách chọn giống gia cầm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Biết cách chăm sóc gia cầm phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh th­ường gặp ở gia cầm.

- Biết cách chế biến thức ăn cho gia cầm.

- Biết cách vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm.

 

49. Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản (cá, tôm, cua, ếch, lươn, ba ba,...)

- Nêu lên được giá trị kinh tế của nuôi trồng thuỷ hải sản .

- Trình bày được thực trạng nuôi trồng thuỷ hải sản ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình nuôi trồng thuỷ, hải sản có hiệu quả cao ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn giống thuỷ hải sản có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Biết cách chăm sóc thuỷ hải sản  phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh th­ường gặp ở thuỷ hải sản.

- Biết cách chế biến thức ăn cho thuỷ hải sản .

- Biết cách vệ sinh ao/bể nuôi thuỷ hải sản.

 

 

 

50. Kỹ thuật nuôi và nhân giống con đặc sản địa phương 

 

- Nêu lên được giá trị kinh tế của nuôi và nhân giống con đặc sản địa phương.

- Trình bày được thực trạng nuôi và nhân giống con đặc sản ở địa phương (thuận lợi và khó khăn).

- Liên hệ được điển hình nuôi và nhân giống con đặc sản có hiệu quả ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách chọn giống con đặc sản địa phương có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Biết cách chăm sóc con đặc sản địa phương phù hợp với các thời kì sinh trưởng.

- Biết cách phát hiện, phòng trừ một số bệnh th­ường gặp ở con đặc sản địa phương.

- Biết cách chế biến thức ăn cho con đặc sản địa phương.

- Biết cách vệ sinh chuồng, trại. 

Cần lựa chọn con đặc sản phù hợp với địa phương và có hiệu quả kinh tế cao (lợn Mán, Mọi, lợn nạc, bò sữa, gà Tre, gà Đông Cảo, gà Ác, nhím, cá Sấu, ếch, lươn, ba ba, ong,...).

51. Phương pháp và nguyên tắc bảo vệ cây trồng và vật nuôi

- Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

- Nêu lên được thực trạng bảo vệ cây trồng và vật nuôi hiện nay.

- Liên hệ được điển hình về bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

- Có ý thức quan tâm tới vấn đề bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở cộng đồng.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, cộng đồng quan tâm tới bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở cộng đồng.

 

52. Phương phápchăn nuôi quy mô trang trại an toàn dịch bệnh 

 

-  Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của chăn nuôi quy mô trang trại an toàn dịch bệnh.

-  Nêu lên được những kiến thức cơ bản về chăn nuôi quy mô trang trại, tiêu chí và các yêu cầu về kỹ thuật, phương thức quản lý của một trang trại chăn nuôi hàng hóa, an toàn dịch bệnh.

- Áp dụng được những tiêu chí và kĩ thuật cơ bản để chăn nuôi quy mô trang trại an toàn dịch bệnh.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, cộng đồng quan tâm tới phát triển quy mô trang trại an toàn dịch bệnh.

 

53. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch

- Trình bày được thực trạng bảo quản và chế biến nông sản hiện nay.

- Xác định được thiệt hại về kinh tế do chưa biết cách bảo quản, chế biến nông sản. Xác định được lợi ích kinh tế của việc bảo quản, chế biến nông sản.

- Nêu lên được những nguyên nhân gây hao hụt nông sản và trình bày được biện pháp bảo quản nông sản.

- Liên hệ được điển hình bảo quản và chế biến nông sản  ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Biết cách bảo quản, chế biến một số nông sản chủ yếu (thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả, ...).

- Có ý thức và biết cách tận dụng phế thải sau chế biến   

- Có ý thức và kế hoạch bảo quản và chế biến nông sản của gia đình để tăng thu nhập.

- Tuyên truyền cho cộng đồng quan tâm bảo quản và chế biến nông sản.

 

54. Kỹ thuật lai, ghép giống cây trồng, vật nuôi

- Xác định được mục đích, ý nghĩa của việc lai, ghép giống cây trồng, vật nuôi. Nêu lên được thực trạng lai, ghép giống cây trồng, vật nuôi hiện nay.

- Liên hệ được điển hình lai, ghép giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, tivi.

- Trình bày được những nội dung cơ bản về kĩ thuật lai, ghép một vài giống cây trồng, vật nuôi.

- Biết và vận dụng được kĩ thuật lai, ghép một vài giống cây trồng, vật nuôi trong gia đình, cộng đồng.

Giống nhập ngoại, giống trái vụ,...

 

 

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình giáo dục phát triển kinh tế là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào chương trình này, các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kỳ chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự để thực hiện. 

Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong 300 tiết (100 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của Chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục phát triển kinh tế cần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn. Đồng thời phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập (bận sản xuất kiếm sống, gia đình, con cái, không có nhiều thời gian, khó tập trung tư tưởng, suy nghĩ trước các nội dung học tập.

Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao, dễ tự ái khi bị xúc phạm, Vì vậy, điều quan trọng nhất khi hướng dẫn người lớn học là cần phải tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ.

Người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống,  trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Cho nên, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt.

 Người lớn luôn đối chiếu, so sánh  những điều học được với hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình, chỉ chấp nhận thay đổi khi họ tự nhận thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong quan niệm, thói quen, phong tục, tập quán hiện tại. Vì vậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý tới vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình. Qua đó, giáo viên, các học viên khác và bản thân người lớn mới có thể biết, có thể  góp ý, bổ sung, điều chỉnh.

  Khi hướng dẫn người lớn học cần chú ý liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục phát triển kinh tế, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Vai trò giáo viên/hướng dẫn viên khi hướng dẫn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp triển kinh tế không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên.

Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục phát triển kinh tế, khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia vấn đáp, đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về mô hình làm kinh tế hiệu quả.

 Tuỳ theo mục đích, nội dung cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp dạy học: phương pháp thực địa; tập huấn tại đồng ruộng; thao diễn, trình diễn kết quả; tham quan đồng ruộng; triển lãm,... có hiệu quả đối với việc thay đổi thái độ.

Hình thức tổ chức dạy học các chuyên đề  trong Chương trình giáo dục phát triển kinh tế cần phải đa dạng, bao gồm: câu lạc bộ khuyến nông; sinh hoạt nhóm; chuyên đề; tập huấn, chuyển giao KHKT-CN; hội nghị/hội thảo đầu bờ; tham quan thực tế; tổ chức trình diễn; Tổ chức hội thi khuyến nông: tạo điều kiện để các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và khuyến nông; tạo không khí thi đua giữa nông dân các thôn/xóm, giữa các xã/huyện trong tỉnh; tạo cơ hội để các cấp lãnh đạo được nghe, tiếp xúc với dân.

3. Phương tiện dạy học 

Một số phương tiện thường được sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục phát triển kinh tế  bao gồm:

- Phương tiện in ấn: tranh kĩ thuật, áp phích; bản đồ, sơ đồ, biểu đồ; truyện tranh; tư liệu ảnh; mẫu vật, sa bàn, mô hình, dụng cụ thực hành; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp;

- Phương tiện nghe, nhìn: Băng hình, đĩa hình, băng cat-set, các chương tình truyền thanh, truyền hình; các bộ sưu tập của học viên; các thí nghiệm; các buổi dã ngoại; các vở kịch, múa rối,...

4.  Đánh giá kết quả học tập của học viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên đối với các chuyên đề trong Chương trình giáo dục phát triển kinh tế  phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức, nhằm giúp giáo viên, hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn .

Đánh giá kết quả học tập của người lớn không chỉ nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào trong sản xuất của họ, vào việc thay đổi thái độ, hành vi của họ trong sản xuất.

Kết quả học tập của học viên không chỉ do giáo viên/hướng dẫn viên đánh giá, mà chủ yếu khuyến khích người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được thực hiện qua phiếu trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch thực hiện, qua kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất của bản thân và gia đình học viên,...

5. Vận dụng chương trình theo vùng, miền và đối tượng học viên

Chương trình giáo dục phát triển kinh tế  không đề cập đến ngành nghề hoặc cây, con cụ thể và cũng không đi vào những vấn đề cụ thể của ngành nghề hoặc của cây con (Ví dụ: không đi vào vấn đề cụ thể như giống, phòng trừ sâu bệnh,...). Các địa phương cần lựa chọn ngành nghề hoặc cây con cụ thể phù hợp với địa phương và có hiệu quả kinh tế cao. Trong từng ngành nghề/cây con, các địa phương lại lựa chọn những vấn đề  ở địa phương mình, không nhất thiết phải học hết các vấn đề của từng cây, con cụ thể.

                                                                                                                                   

                       

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Vinh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư  số  26/2010/TT-BGDĐT

ngày 27  tháng 10  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

I. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục pháp luật là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về chính trị, pháp luật nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

1. Về kiến thức

- Giúp người học hiểu được tầm quan trọng của giáo dục chính trị, pháp luật đối với cuộc sống con người và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng.

- Cung cấp cho người học một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

- Giúp người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hiểu biết trước đây của mình về chính trị, pháp luật.

2. Về kĩ năng

- Trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để thực hiện, bảo vệ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật và vận dụng các quy định pháp luật vào đời sống hàng ngày để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tế.

- Góp phần hình thành thói quen và kĩ năng tự học, học thường xuyên, học suốt đời.

3. Về thái độ

- Góp phần hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

- Giúp người học có thái độ phê phán đối với những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật.

- Khuyến khích người học tham gia tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng cùng chấp hành pháp luật

 

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Chương trình giáo dục pháp luật bao gồm 3 phần: Mỗi phần có những nội dung và mức  độ cần đạt về  kiến thức, kĩ  năng và thái độ như sau:

 

 

Chuyên đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

Phần 1.  Một số vấn đề chung

1. Pháp luật và đời sống

 

- Nhận biết được những dấu hiệu của pháp luật; nêu được những đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- Nêu được thực trạng thực hiện pháp luật hiện nay ở địa phương

- Phân biệt được những điểm khác biệt giữa pháp luật và phong tục tập quán, luật tục.

- Nhận biết được vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân.

- Biết được sự cần thiết phải sử dụng pháp luật để xử lí những vấn đề của bản thân, gia đình trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật.

- Liệt kê được nguyên nhân cơ bản và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.

- Phân biệt được hành vi đúng và chưa đúng theo quy định của pháp luật.

- Biết tỏ thái độ không đồng tình và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. - Đề ra một số biện pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng vi phạm pháp luật ở địa phương.

- Có ý thức thực hiện và vận động người thân cùng tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Ba đặc trưng cơ bản của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định, chặt chẽ về hình thức.

- Vai trò của pháp luật trong đời sống: Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước; pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Bộ máy chính quyền cơ sở

 

- Nêu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Trình bày được mối liên hệ giữa công dân với Ủy ban nhân dân xã và đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện và vận động người thân thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương.

- Biết tự giác thực hiện và vận động người khác cùng giữ gìn an ninh, trật tự kỉ cương và an toàn xã hội ở địa phương.

- Tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, trong công tác.

- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Các quy định trong quản lí hành chính nhà nước ở địa phương như: đăng kí khai sinh, khai tử, kết hôn, hộ khẩu, hộ tịch,…

3. Hệ thống chính trị cơ sở

- Nêu được tên các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Nhận biết được vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các cơ quan thuộc hệ thống trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân.

- Biết nội dung và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Liệt kê đươc nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở trong tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện dân chủ cơ sở.

-Có ý thức tham gia phong trào, hoạt động do tổ chức chính trị cơ sở phát động.

Vai trò:

- Tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện  xây dựng dân chủ cơ sở.

4. Chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật

 

- Nêu được ý nghĩa của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Kể tên được một số văn bản pháp lí quy định chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật.

- Liên hệ thực tế địa phương trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công, người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật.

- Biết được các quy định trong các văn bản pháp lí quy định chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật.

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Có thái độ không đồng tình, tố giác những hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước.

 

- Những quy định cụ thể về đối tượng,tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận và được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; các định mức trợ cấp ưu đãi từng đối tượng được hưởng.

5. Chính sách đối với người nghèo

 

- Nêu được ý nghĩa của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo.

- Kể tên được một số văn bản pháp lí quy định chính sách đối với người nghèo.

 

- Liên hệ thực tế địa phương trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người nghèo.

- Biết được các quy định cụ thể trong các văn bản pháp lí quy định chính sách đối với người nghèo.

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Có thái độ không đồng tình, tố giác những hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước.

- Những quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận và được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; và các định mức trợ cấp ưu đãi từng đối tượng được hưởng.

 

6. Hệ thống tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lí

 

- Nhận biết được trợ giúp pháp lí là gì và những đối tượng được trợ giúp pháp lí.

- Nhận biết được cách tổ chức thực hiện, hình thức, lĩnh vực, phạm vi trợ giúp pháp lí.  Nêu được quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lí.

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lí (nếu thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lí) theo đúng quy định của pháp luật.

- Biết thủ tục tiến hành khi có yêu cầu trợ giúp pháp lí đúng quy định của pháp luật.

- Có ý thức thực hiện theo đúng quyền hạn và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lí.

- Những vấn đề cơ bản của trợ giúp pháp lí như: tổ chức thực hiện, lĩnh vực, phạm vi, hình thức và các thủ tục cần thiết khi yêu cầu trợ giúp pháp lí.

Phần 2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

7. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

 

- Nêu được  Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

- Nêu được các nhóm quyền được quy định trong Hiến pháp năm 1992.

- Nhận biết được những giá trị cơ bản của công ước quốc tế về quyền con người.

- Biết phân loại các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

- Hình thành ý thức công dân tôn trọng Hiến pháp, pháp luật.

 

 

8. Quyền bình đẳng trước pháp luật

 

- Nhận biết được thế nào là quyền bình đẳng trước pháp luật; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Nêu được những nội dung cơ bản về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

- Nhận biết trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Liên hệ thực tế địa phương về việc đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật.

- Thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Có ý thức thực hiện và tôn trọng quyền bình đẳng trước pháp luật của những người xung quanh.

- Không đồng tình và tỏ thái độ phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật.

 

 

9. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

 

- Nhận biết được những nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân bằng cách trực tiếp và gián tiếp; trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

- Liên hệ với thực tế địa phương về thực trạng thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội phù hợp với điều kiện của bản thân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tự giác, tích cực tham gia hoạt động xã hội trong  cộng đồng.

 

10. Quyền bầu cử, ứng cử

 

- Nêu được những nội dung cơ bản của quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Biết được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Liên hệ với thực tế địa phương về thực trạng đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Biết thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tự giác, tích cực tham gia và vận động người thân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

 

11. Quyền khiếu nại, tố cáo

 

- Nhận biết được nội dung cơ bản quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của những người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghĩa vụ của công dân khi việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

- Biết thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của những người xung quanh và tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

 

12. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

 

- Nhận biết được những biểu hiện của tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nêu được sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo một cách sơ bộ.

- Nêu được một số nội dung cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

- Liên hệ được thực trạng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.

- Xác định được thế nào là thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

- Biết thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Không đồng tình với những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo có hại cho đời sống cộng đồng.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm trật tự an toàn xã hội.

Điều 70 Hiến pháp 1992.

13. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở; được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

 

- Nêu được nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Liên hệ thực tế địa phương về thực hiện quyền bất khả xâm phạm thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết cách bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của bản thân và của những người xung quanh.

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

- Có ý thức tự bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của bản thân.

- Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm vể thân thể và quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Điều 71,73 Hiến pháp 1992.

 

14. Quyền được khai sinh, xác định dân tộc, quốc tịch

 

- Nêu được nội dung các quyền được khai sinh, xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch của công dân.

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền được khai sinh, xác định dân tộc và quyền đối với quốc tịch của công dân.

- Nêu được căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

- Biết được các quy định của pháp luật về thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh, thủ tục đăng ký khai sinh (các giấy tờ cần thiết khi đăng ký), thẩm quyền đăng ký khai sinh.

- Biết cách xác định dân tộc của bản thân và các thành viên trong gia đình.Biết được giá trị pháp lý của Giấy Khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân.

- Tuyên truyền vận động các gia đình thực hiện đăng ký khai sinh cho con em  đúng quy định của pháp luật.

 

15. Quyền sở hữu tài sản

 

- Nêu được nội dung của quyền sở hữu, phân biệt được ba quyền năng của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt).

- Nêu được căn cứ xác lập quyền sở hữu.

- Nhận biết được nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, các hình thức sở hữu.

- Biết được các quyền của người không phải chủ sở hữu đối với tài sản, phân biệt được phạm vi quyền của chủ sở hữu và quyền của người không phải chủ sở hữu đối với tài sản.

- Biết vận dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu.

- Thực hiện đúng các nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Tôn trọng quyền của các chủ thể khác liên quan đến quyền sở hữu.

 

16. Quyền thừa kế

 

- Nêu được các hình thức thừa kế.

- Phân biệt được thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

- Nhận biết được các hình thức di chúc và thế nào là di chúc hợp pháp.

- Chỉ ra được những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

- Biết được các quyền của người để lại di sản; quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

- Biết cách lập di chúc.

- Tôn trọng quyền của người để lại di sản.

 

17. Quyền và nghĩa vụ lao động

 

 

- Nhận biết được thế nào là lao động ; ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

- Nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền lao động của công dân.

- Nêu được quyền và nghĩa vụ của người lao động; nêu được quy định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên.

- Tôn trọng người lao động và sản phẩm lao động.

- Tôn trọng quy định của pháp luật; ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những việc làm trái với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 

18. Quyền tự do kinh doanh

 

- Nhận biết được thế nào là kinh doanh và quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Nhận biết được vai trò của thuế đối với Nhà nước và xã hội.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

- Thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế theo đúng yêu cầu của pháp luật.

- Tôn trọng pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; không đồng tình với những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh và thuế.

 

19. Quyền học tập; Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tạo nghệ thuật,…

 

- Nhận biết được ý nghĩa của việc học tập; quyền học tập, quyền sáng tạo của công dân.

 - Nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện

 

quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Liên hệ thực tế địa phương trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, quyền sáng tạo của công dân.

- Trình bày được trách nhiệm nhà nước và công dân trong việc đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, động viên người thân thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Có ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

- Tôn trọng và tạo điều kiện thực hiện quyền học tập, quyền sáng tạo của người thân.

 

20. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân

 

 

- Nhận biết được tầm quan trọng của chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Xác định được bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Nhận biết được các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quốc phòng.

- Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của công dân về bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia; đăng ký nghĩa vụ quân sự đúng độ tuổi, sẵn sàng nhập ngũ khi có lệnh.

- Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.

- Tự giác rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khỏe sẵn sàng nhập ngũ khi Tổ quốc yêu cầu.

- Tự gi tuân thủ và vận động gia đình, mọi người tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia.

 

 

 

21. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành những quy tắc sinh hoạt  cộng đồng

 

 

- Liệt kê được các nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt của cộng đồng.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật.

- Thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo quy định của hiến pháp, pháp luật.

- Chấp hành tốt các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng.

- Tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật; vận động gia đình và mọi người tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành quy tắc sinh hoạt cộng đồng. 

 

 

 

Thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng (Điều 61)

Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc (Điều 76, 77)

Tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78)

Tuân theo Hiến pháp, pháp luật (Điều 79).

22. Nghĩa vụ đóng thuế

 

- Nêu được khái niệm thuế.

- Nhận biết được vai trò của thuế đối với nhà nước và xã hội.

- Kể tên được một số loại thuế và đối tượng nộp thuế.

- Liên hệ với tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của nhân dân ở địa phương.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại thuế.

- Xác định được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế .

- Ủng hộ chính sách thuế của nhà nước. 

- Tham gia tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế.

- Không đồng tình, đấu tranh với các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

Đóng thuế (Điều 80).

23. Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính

- Nhận biết được hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

- Nêu được các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Phân biệt được hành vi vi phạm hành chính với hành vi tội phạm.

- Liên hệ tình trạng vi phạm hành chính ở địa phương.

 

 

-Tự giác thực hiện pháp luật trong đời sống.

- Vận động người thân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

- Tích cực đấu tranh phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

 

Phần 3. Pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

24. Pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

 

- Nêu được mục đích, vai trò của việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Nhận thức được thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là cơ sở pháp lý để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Liệt kê được những nội dung và hình thức công khai để dân biết; những nội dung dân bàn và quyết định trực tiếp và hình thức thực hiện; những nội dung dân bàn, biểu quyết và hình thức thực hiện; những nội dung dân tham gia ý kiến và hình thức thực hiện; những nội dung nhân dân giám sát và hình thức thực hiện.

- Biết được trách nhiệm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, mặt trận tổ quốc và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Liên hệ được với thực tế địa phương về việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Biết cách thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở xã, phường, thị trấn: quyền tham gia ý kiến; quyền tham gia bàn bạc và biểu quyết; quyền giám sát.

- Tích cực học tập nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm công dân thực hiện tốt quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng việc thực hiện dân chủ để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc, tổ trưởng tổ dân phố,...

25. Pháp luật về đất đai

 

- Xác định được đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nêu được căn cứ xác lập quyền sử dụng đất và những bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng đất

- Nhận biết được những hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng đất.

- Nêu được các quy định pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Biết thực hiện quy định của pháp luật về nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất và hình thức chuyển quyền sử dụng đất .

- Biết thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai.

- Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

 

26. Pháp luật về lao động và việc làm

- Nhận biết được thế nào là việc làm.

- Biết được các quyền của công dân trong việc lựa chon việc làm và nơi làm việc.

- Nêu được nguyên tắc xác lập quan hệ lao động, biết cách giao kết hợp đồng lao động và nội dung cơ bản của hợp đồng lao động.

- Biết xác định được loại hợp đồng lao động thích hợp khi tham gia quan hệ lao động.

- Biết được các quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

- Biết đấu tranh bảo vệ quyền của người lao động khi bị xâm hại.

- Tôn trọng và thực hiện đúng các nghĩa vụ của người lao động.

Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

27. Pháp luật về an toàn giao thông

 

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông nói chung.

- Phân tích được cái lợi của việc chấp hành các quy định pháp luật an toàn giao thông và tác hại của việc không chấp hành.

- Trình bày được quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ và hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Nhận biết được các hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông bị nghiêm cấm.

- Biết thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông.

- Nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật khi tham gia giao thông.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Vận động gia đình và người thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

 

28. Pháp luật về phòng chống ma tuý, mại dâm

 

 

- Chỉ ra được tác hại nhiều mặt của tệ nạn ma tuý, mại dâm đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

- Nhận biết được nguy cơ của bệnh dịch HIV/AIDS đối với người mại dâm, người nghiện ma tuý.

- Xác định được trách nhiệm của gia đình và cá nhân trong phòng, chống mại dâm, ma tuý.

- Nêu được chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy.

- Nhận biết được các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm.

- Biết cách phòng, chống mại dâm, ma tuý.

- Tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý, mại dâm.

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình về lối sống lành mạnh, hoà thuận, sống chung thuỷ, phòng, chống ma túy, mại dâm; kết hợp với phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

- Phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm.

- Vận động người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện.

 

29. Pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

 

- Nêu được các chính sách của nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS, nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS.

- Trình bày được nguyên nhân nhiễm HIV.

- Nhận biết được những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Biết được quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV.

- Biết cách phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình, nơi làm việc và trong cộng đồng dân cư.

- Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.

- Tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tích cực tuyên truyền, giáo dục, truyền thông cho mọi người ở gia đình và cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

 

30. Pháp luật về bảo vệ môi trường

 

- Nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người và đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Chỉ ra được sự cần thiết thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững đất nước.

- Xác định được trách nhiệm bảo vệ môi tr­ường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Biết được các quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Hình thành nếp sống giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ thói quen gây hại đến môi trường.

- Biết đấu tranh với các hành vi xâm hại đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Tích cực vận động mọi người cùng tham gia xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.

 

31. Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

- Nhận biết được thế nào là di sản văn hóa, phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; nêu được mục đích sử dụng di sản văn hóa.

- Nhận biết được ý nghĩa việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

- Biết được chính sách của Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nêu được các hành vi pháp luật nghiêm cấm để bảo vệ di sản văn hóa.

- Biết được quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của chủ sở hữu di sản đối với di sản văn hóa.

- Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

 

32. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

- Chỉ ra được tác hại của thực phẩm nhiễm bẩn đối với con người.

- Nhận biết được nguyên nhân thực phẩm nhiễm bẩn.

- Nêu được các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Biết được danh mục thực phẩm có nguy cơ cao.

- Biết được các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống.

- Biết thực hiện quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.

- Biết tự bảo vệ bản thân và gia đình về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biết phát hiện và đấu tranh với các hành vi gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Tham gia tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức và hướng dẫn cha mẹ và người thân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

33. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Liệt kê được các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em và các hình thức xử lí hành vi vi phạm.

- Nhận biết được trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và biết được các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Liên hệ được với thực tế địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền của trẻ em.

- Thực hiện được trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ trong việc đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em. Không phân biệt đối xử với trẻ em.

- Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em.

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, kiến thức và hướng dẫn cha mẹ, người giám hộ, các thành viên gia đình, người tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

 

 

34. Pháp luật về hôn nhân và gia đình

 

- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

- Nêu được các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn.

- Nêu được các quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn (các giấy tờ cần thiết có liên quan khi đăng ký kết hôn).

- Phân biệt được hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp.

- Thực hiện được các quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng về nhân thân và về tài sản. Thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của cha, mẹ đối với con cái.

- Tôn trọng pháp luật hôn nhân và gia đình, có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

 

35. Pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình

- Nhận biết được sự cần thiết, ý nghĩa việc thực hiện chính sách dân số.

- Nêu lên được mục tiêu, biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

- Chỉ ra được các hành vi bị nghiêm cấm trong chính sách dân số của Nhà nước.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân, các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số.

- Biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực hiện đúng chính sách dân số của Nhà nước.

- Xác định và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về dân số.

- Tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ các thành viên trong gia đình thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình trong cộng đồng.

 

36. Pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình

- Nêu lên được mục tiêu của việc thực hiện bình đẳng giới.

- Nhận biết được nội dung cơ bản của bình đẳng giới.

- Nhận biết được các hành vi bạo lực gia đình; phân tích được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình ở địa phương.

- Nêu được quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Chỉ ra được các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

- Thực hiện được trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; biết phải làm gì, đến đâu khi là nạn nhân và biết hướng dẫn, giúp đỡ người là nạn nhân của bạo lực gia đình.

- Tích cực học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới. 

- Tham gia tuyên truyền mọi người thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới ở cộng đồng. Tham gia thông tin, tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình.

 

37. Pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

- Nêu được thực trạng tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em.

- Nêu được các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- Chỉ ra được thủ đoạn lừa gạt, dụ dỗ, mua chuộc của những kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em.

- Biết phải làm gì, đến đâu khi là nạn nhân và biết hướng dẫn, giúp đỡ người là nạn nhân của hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- Biết thực hiện trách nhiệm công dân trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và phòng, chống tội phạm.

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em.

- Tham gia hỗ trợ giáo dục, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, động viên, giúp đỡ nạn nhân sống hòa nhập cộng đồng.

 

 

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình giáo dục pháp luật là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy Chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào Chương trình này, các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kỳ chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự.

Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong năm. chương trình dự kiến được thực hiện trong 150 tiết (50 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của Chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật cần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn. Đồng thời phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập (bận sản xuất kiếm sống, gia đình, con cái, không có nhiều thời gian, khó tập trung chú ý, suy nghĩ trước các nội dung học tập.

Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao, dễ tự ái khi bị xúc phạm, vì vậy, điều quan trọng nhất khi hướng dẫn người lớn học là cần phải tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ; người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống,  trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Cho nên, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt; người lớn luôn đối chiếu, so sánh  những điều học được với hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình, chỉ chấp nhận thay đổi khi họ tự nhận thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong quan niệm, thói quen, phong tục, tập quán hiện tại. do vậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý tới vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình. Qua đó, giáo viên, các học viên khác và bản thân người lớn mới có thể biết, có thể  góp ý, bổ sung, điều chỉnh.

Khi hướng dẫn người lớn học cần chú ý liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề giáo dục pháp luật, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Vai trò giáo viên/hướng dẫn viên khi hướng dẫn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên; Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật, khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, sắm vai, đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm với các chủ đề pháp luật,...

3. Phương tiện dạy học

Một số phương tiện thường được sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục pháp luật bao gồm:

- Phương tiện in ấn: Tranh, ảnh tư liệu, áp phích; tờ rơi, sách mỏng, bài báo, bản tin, tạp chí,...

- Phương tiện nghe, nhìn: băng hình, đĩa hình, băng cat set, các chương trình truyền thanh, truyền hình,...

4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên về các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức nếu thấy cần thiết, nhằm giúp giáo viên/hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn hoặc bổ sung, hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.

Đánh giá kết quả học tập của học viên người lớn không chỉ nhằm mục đích kiếm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong cuộc sống của họ, việc thay đổi thái độ, hành vi của họ trong thực hiện các quy định của pháp luật.

Kết quả học tập của học viên không chỉ do giáo viên/hướng dẫn viên đánh giá, mà chủ yếu khuyến khích người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được thực hiện qua phiếu trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch hành động, qua kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tế,...

5. Vận dụng chương trình theo vùng, miền và đối tượng học viên

Do tính độc lập của các chuyên đề nên trong quá trình thực hiện chương trình giáo viên/hướng dẫn viên có thể thay đổi trật tự các chuyên đề hoặc không học các chuyên đề không thích hợp, tập trung thời gian vào các chuyên đề phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.Tuỳ thuộc vào nhu cầu, điều kiện và kinh nghiệm, hiểu biết đã có của từng nhóm đối tượng mà giáo viên/hướng dẫn viên lựa chọn nội dung , các vấn đề cụ thể và bố trí thời lượng phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.                                                                                 

                                                                                                                                            

               

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE

(Ban hành kèm theo Thông tư  số  26 /2010/TT-BGDĐT

ngày 27  tháng 10  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

I. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

1. Về kiến thức

- Giúp người học hiểu được tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống con người và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng.

- Cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, thiết thực về bảo vệ sức khỏe.

- Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về phòng, chữa một số bệnh thường gặp để giúp mọi người tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

2. Về kỹ năng

-  Người học có được một số kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

-  Biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; phòng chống một số bệnh tật thường gặp tại địa phương.

- Có kĩ năng phổ biến những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để giải quyết có hiệu quả các vấn đề có liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, bệnh dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng trên tinh thần khoa học.

3. Về thái độ

- Người học có thái độ hợp tác trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh, sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh; không đồng tình, phản đối, phê phán những hành vi làm lây lan dịch bệnh.

- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng chấp hành các chủ trương, chính sách, quy định của

pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,...

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức về sức khỏe được học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

-  Hưởng ứng và tích cực tham gia vào các chiến dịch /đợt phòng chống dịch bệnh ở cộng đồng.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Chương trình giáo dục bảo vệ  sức khỏe bao gồm 2 phần. Mỗi phần có những nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng  và thái độ như sau:

Nội dung

Mức độ cần đạt

Ghi chú

PHẦN I: Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe

1. Những vấn đề chung về dinh dưỡng

 

 

 

 

- Trình bày được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.

- Phân tích được tác dụng của việc ăn uống đủ chất và điều độ.

- Chỉ ra được một số quan niệm và thói quen sai lầm về dinh dưỡng.

- Phân tích được giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

- Biết cách tổ chức bữa ăn hàng ngày đơn giản, đủ chất, phù hợp với điều kiện của gia đình.

- Biết cách chế biến một số món ăn có giá trị dinh dưỡng theo mùa.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện ăn uống đủ chất và điều độ.

 

2.Vitamin và các vi chất

 

 

- Nêu được vai trò của vitamin và các vi chất đối với sức khỏe con người.

 

 

 

- Kể tên được một số món ăn, thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin.

- Biết dùng các loại vitamin và các vi chất đúng cách.

- Biết lựa chọn rau quả an toàn và bảo quản rau quả tại gia đình.

- Biết sử dụng và bảo quản muối iốt trong chế biến thực phẩm hàng ngày.

- Hưởng ứng các chiến dịch uống vitamin và vi chất ở cộng đồng.

- Có trên 20 loại vitamin như: vitamin A, B,C,...có trên 20 loại

 

 

 

khoáng chất như: sắt, canxi, kẽm,...

- Trong 3 nguyên tố vi lượng (iốt, sắt, vitamin A) cơ thể con người cần thì iốt chiếm vị trí quan trọng nhất,...

3. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

 

- Trình bày được vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát của trẻ em.

- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các độ tuổi.

- Nhận biết được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

- Nêu thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em hiện nay ở địa phương.

- Nêu được lợi ích và lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở các độ tuổi.

- Biết cách chăm sóc trẻ để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Biết cách cho trẻ bú đúng tư thế.

- Biết cách xử lí một số trường hợp có thể xảy ra trong tiêm chủng.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và đưa trẻ đi tiêm chủng.

- Một số quan niệm sai lầm về nuôi con bằng sữa mẹ (Không cho bú sớm; cai sữa sớm để trẻ ham ăn; sữa mẹ sau một năm sẽ chua, không có tác dụng; ăn bột sớm cho trẻ cứng cáp;

 

cho trẻ bú sẽ ảnh hưởng tới sắc đẹp của mẹ, ...).

 

4. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai và cho con bú

 

 

 

- Nêu được tầm quan trọng và yêu cầu về dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Trình bày được một số dấu hiệu thường gặp và bất thường có thể xảy ra trong khi mang thai và sau khi sinh và cách xử lí những dấu hiệu đó.

- Trình bày những lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Nêu được một số biện pháp tránh thai.

- Biết cách chế biến thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Tuân thủ lịch khám thai của y tế.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi sinh con.

- Biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần sau khi sinh con.

- Biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.

- Có ý thức tuyên truyền thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

- Một số quan niệm sai lầm khi phụ nữ mang thai (không có chế độ ăn riêng cho mẹ sợ thai to khó đẻ, phụ nữ khi mang thai cần làm nhiều để dễ đẻ,...).

 

 

- Một số quan niệm sai lầm trong chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh (kiêng cữ quá lâu, kiêng ăn một số thức ăn, con bị đi ngoài mẹ cũng kiêng ăn,...).

5. Chăm sóc sức khỏe  người cao tuổi

 

- Trình bày được vai trò của dinh dưỡng đối với người cao tuổi.

- Trình bày được chế độ ăn hợp lí đối với người cao tuổi.

- Trình bày được các bệnh liên quan đến sức khoẻ người cao tuổi.

- Nêu được các cách vận động phù hợp với sức khoẻ người cao tuổi.

- Trình bày được các biện phòng tránh với tình trạng suy giảm trí nhớ.

- Biết cách chăm sóc người cao tuổi.

- Có ý thức tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi.

- Hưởng ứng và biết cách tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao ở cộng đồng cho người cao tuổi.

- Dinh dưỡng cho người cao tuổi: giảm thịt, đường, muối, chất bột, ăn nhiều cá, rau, hoa quả tươi,...

- Một số bệnh liên quan đến người cao tuổi: thoái hoá khớp, tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, cao huyết áp,...

6.Chăm sóc sức khỏe tinh thần

- Nêu được thế nào là sức khoẻ tinh thần.

- Biết cách phân loại sức khoẻ tinh thần. Nêu lên được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp phòng tránh trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.

- Nêu lên được một số cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần.

- Biết cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần.

- Có lối sống lành mạnh, lạc quan.

 

7. Ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe

 

- Trình bày được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên (đất, nước và không khí, thiên nhiên) đối với sức khoẻ.

- Phân tích được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ.

- Nêu thực trạng và liên hệ việc ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con người tại địa phương.

 

 

Con người có thể sống nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể mất 10% nước sẽ nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

8. Một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và một số bệnh lây truyền qua thực phẩm

 

- Nêu được một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của thực phẩm nhiễm bẩn và ngộ độc thực phẩm.

- Nêu được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và một số qui định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biết cách phòng chống, xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm.

- Biết cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn vệ sinh.

- Trình bày những quy định pháp luật có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phản đối những hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

9. Một số bài thuốc dân gian.

 

- Nêu được lợi ích của việc sử dụng cây thuốc nam trong điều trị một số bệnh thông thường.

- Kể ra được một số bài thuốc nam thường dùng trong chữa bệnh.

- Biết cách sử dụng hợp lí các loại thuốc nam trong từng trường hợp bị đau ốm.

- Có ý thức tích cực trong việc trồng và tận dụng khai thác các loại cây thuốc nam dễ kiếm để chữa bệnh.

- Tuyên truyền cho mọi người dân trong gia đình và cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh.

 

10. Sử dụng tủ thuốc an toàn tại gia đình

 

- Nêu được lợi ích và nguyên tắc xây dựng tủ thuốc trong gia đình.

- Kể ra được một số loại thuốc  và dụng cụ y tế tối thiểu cần có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

- Biết cách sắp xếp các loại thuốc thiết yếu, và dụng cụ y tế ngăn nắp theo từng nhóm bệnh để tiện sử dụng.

- Biết sử dụng các loại thuốc thiết yếu một cách hợp lí trong từng trường hợp bị đau ốm.

- Tuân thủ những nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn.

- Vận động mọi người trong cộng đồng xây dựng tủ thuốc gia đình.

Tủ thuốc nên có: nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc ho;  nhóm thuốc đau bụng, ỉa chảy; thuốc dùng sát trùng; các loại thuốc nhỏ mắt, mũi,...

 

11. Thể dục thể thao đối với sức khoẻ con người

 

- Trình bày được tầm quan trọng của tập thể dục, thể thao đối với sức khoẻ mỗi người.

- Biết một số nguyên tắc trong tập luyện thể dục, thể thao.

- Nêu được một số bài tập thể dục, thể thao thông dụng để nâng cao sức khỏe.

- Tập được một số bài tập thể dục đơn giản.

- Tích cực đi bộ và luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ.

 

12. Giấc ngủ và sức khỏe

 

- Nêu  được lợi ích của giấc ngủ đối với sức khoẻ con người.

- Trình bày được những tác hại của việc thiếu ngủ, mất ngủ.

- Thực hiện được một số điều nên làm và một số điều không nên làm trước khi ngủ.

- Biết cách ngủ hợp lí để giữ gìn sức khoẻ.

 

13. Phương pháp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng

 

- Nhận biết được những dấu hiệu bị căng thẳng, mệt mỏi.

- Biết được một số phương pháp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

- Biết cách phòng tránh căng thẳng, mệt mỏi.

- Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng.

 Các biện pháp điều trị: Massage, liệu pháp tâm lí, dùng thuốc, tắm, xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi, ...

14. Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em

 

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do tai nạn thương tích gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Biết cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn thương tích.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Vận động mọi người trong cộng đồng xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em.

Một số tai nạn thương tích chủ yếu thường xảy ra cho trẻ em: Tai nạn do ngạt thở-hóc đường thở; tai nạn do ngộ độc; tai nạn do té ngã; tai nạn do động vật cắn, húc, ...

15. Phòng chống nhiễm độc thuốc trừ sâu

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Biết cách xử trí khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.

- Biết cách phòng chống nhiễm độc thuốc trừ sâu.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng và bảo quản, cất giữ thuốc trừ sâu.

Sơ cứu: Gây nôn ngay càng nhiều càng tốt; ngộ độc qua da cần rửa ngay xà phòng; chuyển ngay đến cơ sở y tế,…

 

16. Phòng tránh tai nạn bỏng

 

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do bỏng gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống bỏng.

- Biết cách xử trí và sơ cứu ban đầu khi bị bỏng.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống cháy bỏng.

- Phê phán một số cách chữa bỏng sai lầm.

- Bao gồm cả bỏng do điện giật.

- Một số cách chữa bỏng sai lầm (bôi nước mắm, bôi dấm, đắp thuốc lá, đắp bùn non,...).

17. Phòng tránh đuối nước

 

 

- Nêu được những nguyên nhân gây ra đuối nước.

- Trình bày được cách phòng chống đuối nước.

- Biết cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị đuối nước.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống đuối nước.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt; phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

18. Phòng tránh tai nạn lao động 

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả do tai nạn lao động gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống tai nạn lao động

- Biết cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn lao động.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn lao động.

- Vận động mọi người dân thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động.

- Phương pháp sơ cứu vết thương.

- Sơ cấp cứu khi bị gẫy xương.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

19. Phòng tránh tai nạn giao thông

- Nêu được tình huống, nguyên nhân và hậu quả do tai nạn giao thông.

- Trình bày được các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông.

- Biết cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn giao thông.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện nghiêm túc Luật giao thông.

- Hưởng ứng các cuộc vận động thực hiện an toàn giao thông ở địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phương pháp sơ cứu vết thương.

- Sơ cấp cứu khi bị gẫy xương.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt. phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

 

PHẦN II:  Phòng và chữa một số bệnh thường gặp

20. Suy dinh dưỡng ở trẻ em

- Nêu lên được thế nào là trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) và những biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Trình bày được những nguyên nhân và tác hại dẫn đến SDD ở trẻ em. Biết cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

- Hưởng ứng chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em  ở cộng đồng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện là cân nặng, chiều cao thấp hơn bình thường, chậm phát triển  thể chất và tinh thần, mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ...

21. Bệnh béo phì ở trẻ em

- Nêu được thế nào là bệnh béo phì và dấu hiệu của bệnh béo phì ở trẻ em.

- Trình bày được những nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em.

- Nêu lên được những cách phòng chống béo phì ở trẻ em .

- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ, ăn uống và vận động hợp lí.

 

22. Bệnh hen

- Nêu  được thế nào là bệnh hen và nhận biết những dấu hiệu của bệnh hen.

- Trình bày được nguyên nhân gây bệnh hen và hậu quả do bệnh hen gây ra.

- Biết cách xử trí và phòng chống bệnh hen.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

 

23. Bệnh cúm ở người

- Nêu  được thế nào là bệnh cúm, nhận biết được những dấu hiệu của từng loại cúm ở người.

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do bệnh cúm ở người gây ra.

- Biết cách phòng chống từng loại bệnh cúm ở người.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường sạch sẽ.

Bệnh cúm ở người: Bao gồm cả cảm cúm, bệnh cúm A/H1N1; bệnh cúm A/H5N1.

24. Bệnh lao

- Nêu lên được thế nào là bệnh lao và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh lao.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả do bệnh lao gây ra.

- Biết cách phòng chống bệnh lao.

- Tuân thủ nguyên tắc phòng và điều trị bệnh lao.

- Hưởng ứng cuộc vận động phòng chống bệnh lao trong cộng đồng.

Bệnh lao là một bệnh lây qua đường hô hấp; là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người nhiễm HIV dương tính.

 

25. Bệnh sốt xuất huyết

- Nêu lên được thế nào là sốt xuất huyết và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh sốt xuất huyết.

- Biết cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh nhà cửa, thu dọn nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng...

- Tích cực hưởng ứng các chiến dịch phòng, chống  bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.

- Tổ chức các phong trào tham gia tổng vệ sinh làng xóm, gia đình.

- Tuyên truyền cho cộng đồng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Phê phán một số thói quen sai lầm trong xử lí khi nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết như: cạo gió, cắt lễ; mặc nhiều quần áo, quấn kín, uống thuốc Aspirin,...

Bệnh sốt xuất huyết do virut Dengue gây ra. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác do muỗi vằn đốt truyền máu có virut dengue từ người bệnh sang người lành.

26. Bệnh viêm gan A,B,C

 

 

 

 

- Nêu lên được thế nào là bệnh viêm gan A,B,C.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh viêm gan A,B,C.

- Phân biệt được bệnh viêm gan A,B,C.

- Nhận biết được những dấu hiệu khi bị bệnh viêm gan A,B,C.

- Biết cách phòng chống bệnh viêm gan A,B,C.

- Tuân thủ lịch tiêm phòng ở cộng đồng để phòng chống bệnh.

 

27. Bệnh tiêu chảy

 

- Nêu được thế nào là bệnh tiêu chảy và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả do bệnh tiêu chảy gây ra.

- Biết cách xử trí và phòng chống bệnh tiêu chảy.

- Tích cực vệ sinh môi trường sạch sẽ và đảm bảo an toàn thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày.

 

 

Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi; không ăn các loại thức ăn và nước uống có phẩm màu lòe loẹt, bị nấm mốc, bị quá hạn, ôi thiu; ...

 

28. Bệnh dại

 

- Nêu được thế nào là bệnh dại và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh dại.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả do bệnh dại gây ra.

 - Biết cách xử trí và phòng chống bệnh dại.

- Vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng tiêm phòng dại cho chó, mèo.

- Thực hiện các quy định về nuôi chó mèo.

- Phê phán một số quan niệm, thói quen sai lầm khi bị chó, mèo cắn (dùng thuốc nam, thuốc đắp, ...).

Tuyệt đối không dùng thuốc nam, thuốc đắp khi bị chó, mèo cắn.

29. Bệnh giun, sán

 

- Nêu được thế nào là bệnh giun, sán.và nhận biết được những dấu hiệu khi bị nhiễm giun sán.

- Nêu lên được nguyên nhân, hậu quả khi bị nhiễm giun, sán.

- Biết cách phòng chống bệnh giun, sán.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ và đảm bảo an toàn thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày.

 

30. Bệnh sốt rét

 

- Nêu được thế nào là bệnh sốt rét và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh sốt rét.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh sốt rét gây ra.

- Biết cách phòng chống bệnh sốt rét.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh nhà cửa, thu gom đồ vật chứa  nước đọng.

- Bệnh sốt rét lây truyền từ người này sang người khác do muỗi anopheles đốt truyền máu có ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh sang người lành.

31. Bệnh  tim mạch

- Nêu được thế nào là bệnh tim mạch và nhận biết được một số dấu hiệu của bệnh tim mạch.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh tim mạch.

-  Biết cách xử trí và phòng bệnh tim mạch.

- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ để phòng bệnh tim mạch.

- Dấu hiệu của bệnh tim mạch: Hồi hộp đánh trống ngực, hoa mắt, khó thở, chóng mặt, tím tái,...

 

32. Bệnh huyết áp

- Nêu lên được thế nào là bệnh huyết áp và nhận biết được dấu hiệu của bệnh huyết áp. Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh huyết áp. Nêu được cách phòng bệnh huyết áp.

- Có ý thức kiểm tra  sức khoẻ  để phòng bệnh huyết áp.

 

33. Bệnh tai biến mạch máu não

- Nêu lên được thế nào là bệnh tai biến mạch máu não.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh tai biến mạch máu não.

- Nêu được dấu hiệu khi bị tai biến mạch máu não.

- Biết cách xử trí và phòng bệnh tai biến mạch máu não.

- Tai biến mạch máu não là thuật ngữ để chỉ các bệnh nhồi máu não (do tắc mạch não) và chảy máu não (do xuất huyết não).

34. Bệnh về thận và đường tiết niệu

 

 

- Nêu được thế nào là bệnh thận, đường tiết niệu và các dấu hiệu khi mắc bệnh thận, đường tiết niệu.

- Nêu được các nguyên nhân gây bệnh thận và đường tiết niệu.

- Biết cách phòng bệnh thận và đường tiết niệu.

- Có ý thức kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để phòng bệnh thận và đường tiết niệu.

- Một số bệnh thận hay gặp: Thận hư, viêm cầu thận, viêm thận, sỏi thận, suy thận,...

- Dấu hiệu của bệnh thận: Đái buốt, đái rắt, đái ít hoặc nhiều lần,... Nước tiểu đục, có máu, phù; buồn nôn; mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; sốt;…

35.B ệnh đái tháo đường

- Nêu được khái niệm và các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

- Trình bày được các nguyên nhân, hậu quả chính của đái tháo đường.

- Biết cách phòng bệnh đái tháo đường.

- Tuân thủ các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường.

 

 

- Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm.

- Dấu hiệu của đái tháo đường: đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân; rối loạn thị lực, nhìn mờ, …

36. Các bệnh ngoài da

 

- Nêu được thế nào là bệnh ngoài da.

- Nêu được các dấu hiệu khi mắc bệnh nhiễm trùng da, dị ứng.

- Nêu được các nguyên nhân gây nhiễm trùng da, dị ứng.

- Nêu được các nguyên tắc phòng và điều trị nhiễm trùng da, dị ứng.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ.

Có nhiều loại bệnh ngoài da, chỉ tập trung vào một số bệnh nhiễm trùng da hay gặp: hắc lào, chàm, chốc, viêm da, nấm da, dị ứng, ...

 

37. Bệnh  ung thư

 

- Nêu được khái niệm chung về bệnh ung thư.

- Trình bày được các yếu tố, nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư ở phụ nữ và trẻ em.

- Nêu được các dấu hiệu ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng ở phụ nữ và ung thư ở trẻ em.

-  Biết cách phòng bệnh ung thư ở phụ nữ và trẻ em.

-   Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm bệnh ung thư.

Tập trung vào các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,... và ung thư ở trẻ em.

 

 

38. Các bệnh về mắt

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, bệnh đau mắt hột, cận thị, đục thủy tinh thể, thiên đầu thống.

- Trình bày được những biểu hiện và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ; bệnh đau mắt hột, tật khúc xạ cận thị, đục thủy tinh thể, thiên đầu thống.

- Biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ; đau mắt hột, cận thị, bệnh đục thủy  tinh thể, bệnh thiên đầu thống. 

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ.

 

39. Các bệnh về tai-mũi -họng

- Nhận biết được tầm quan trọng của tai mũi họng đối với con người.

- Kể tên được một số bệnh về tai - mũi - họng.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của bệnh tai - mũi - họng.

- Nêu được biểu hiện chính của bệnh tai - mũi -họng.

- Trình bày được cách điều trị một số bệnh tai - mũi - họng.

- Biết cách cách phòng chống một số bệnh tai - mũi - họng.

- Tuân thủ các nguyên tắc trong giữ gìn vệ sinh tai -mũi -họng.

 

40. Bệnh răng-miệng

- Nêu lên được thế nào là bệnh răng-miệng.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh răng-miệng.

- Nêu được các dấu hiệu khi mắc bệnh về răng- miệng.

- Biết cách phòng bệnh và chăm sóc răng- miêng.

 

41. Bệnh viêm khớp

- Nêu được thế nào là bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Nêu được các nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Nêu được các dấu hiệu khi mắc bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Biết cách phòng bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Bệnh gút: là một dạng viêm khớp có tích tụ acid uric trong khớp.

42. Bệnh loãng xương.

- Nêu lên được thế nào là bệnh loãng xương.

- Nêu được các dấu hiệu khi bị bệnh loãng xương.

- Nêu được các nguy cơ gây bệnh loãng xương.

- Biết cách phòng bệnh loãng xương.

- Loãng xương: là bệnh làm cho xương bị yếu và giòn, dễ gẫy.

 

43. Bệnh bướu cổ

-  Nêu lên được thế nào là  bệnh bướu cổ.

-  Nêu được các dấu hiệu khi mắc bệnh bướu cổ.

-  Nêu được các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ.

-  Biết cách phòng tránh bệnh bướu cổ.

-  Có thói quen sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hằng ngày và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng sử dụng muối i-ốt để phòng tránh bệnh bướu cổ.

 

44. Bệnh phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD)

- Nêu lên được khái niệm chung về bệnh phụ khoa.

- Nhận biết được những nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa và nhiễm khuẩn LTQĐTD.

- Phân tích được hậu quả của bệnh phụ khoa và bệnh LTQĐTD.

- Biết cách phòng tránh bệnh phụ khoa và bệnh LTQĐTD.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh để phòng tránh bệnh phụ khoa và bệnh  LTQĐTD.

- Có lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn.

 

 

 

-Hậu quả: tắc vòi trứng, vô sinh, gây bệnh ác tính,...

45.Phòng chống HIV/AIDS

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS.

- Nêu được nguyên nhân gây nên HIV/AIDS.

- Nhận thức được những hậu quả của HIV/AIDS.

- Nhận biết được thế nào là kì thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS; nguyên nhân và tác hại của sự kì thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV/AIDS.

- Phân tích được vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người có HIV/AIDS.

- Biết cách cách phòng tránh HIV/AIDS.

- Biết cách chăm sóc người có HIV/AIDS.

- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, không phân biệt kì thị với người có HIV/AIDS.

- Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động phòng chống HIV/AIDS.

HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã hội. HIV lây truyền qua đường tình dục, truyền máu, từ mẹ sang con. Có thể phòng tránh được HIV nếu tuẩn thủ các nguyên tắc an toàn trong tiêm, truyền, quan hệ tình dục an toàn và làm mẹ an toàn.

 

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình giáo dục bảo vệ sức khoẻ là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy, Chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào Chương trình này, các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kỳ chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự. 

Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong 300 tiết (100 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của Chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề  trong Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe cần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn. Đồng thời phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập (bận sản xuất kiếm sống, gia đình, con cái, không có nhiều thời gian, khó tập trung tư tưởng, suy nghĩ trước các nội dung học tập…)

Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao. Người lớn dễ tự ái khi bị xúc phạm. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi hướng dẫn người lớn học là cần phải tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ.

Người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống,  trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Vì vậy, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt.

 Người lớn luôn đối chiếu, so sánh  những điều học được với hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình, chỉ chấp nhận thay đổi khi họ tự nhận thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong quan niệm, thói quen, phong tục, tập quán hiện tại. Vì vậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý tới vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình. Qua đó, giáo viên, các học viên khác và bản thân người lớn mới có thể biết, có thể  góp ý, bổ sung, điều chỉnh.

  Khi hướng dẫn người lớn học cần chú ý liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề  trong Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Vai trò giáo viên/hướng dẫn viên khi hướng dẫn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên.

Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe, khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia vấn đáp, đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ sức khỏe, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm với các chủ đề sức khỏe con người,...

Có thể áp dụng tất cả các phương pháp dạy - học tích cực (thảo luận nhóm, động não, tranh luận, sắm vai/đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập,...) để hướng dẫn học viên học tập. Thông qua các phương pháp học tập tích cực cần tạo điều kiện để học viên được trải nghiệm, liên hệ thực tế để tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và có thái độ đúng đắn đối với bảo vệ sức khỏe. Cuối cùng học viên phải thay đổi những hành vi tiêu cực, hình thành những hành vi tích cực đối với bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Dạy-học Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe cần được tiến hành  tại lớp học; tại trạm y tế; tham quan, thực tế; sinh hoạt nhóm; tổ chức trình diễn; hội diễn, các cuộc thi tiểu phẩm, thi tìm hiểu để tạo điều kiện các cá nhân, địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; tạo không khí thi đua giữa các thôn, xóm, giữa các xã huyện; tạo cơ hội để các cấp lãnh đạo được nghe, tiếp xúc với dân,...

3.  Phương tiện dạy học

Để thực hiện Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe đạt hiệu quả cao cần một số phương tiện dạy học như:

- Phương tiện in ấn: làm tài liệu đọc cho người học; tài liệu tham khảo cho hướng dẫn viên; tranh kĩ thuật, áp phích; bản đồ, biểu đồ; truyện tranh; tư liệu ảnh; mô hình, dụng cụ thực hành; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp,...

- Phương tiện nghe, nhìn: băng hình, đĩa hình, băng cat set, các chương tình truyền thanh, truyền hình; các bộ sưu tập của học viên; các thí nghiệm;

4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên cần phải đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học, giúp giáo viên/hướng dẫn viên và học viên kịp thời điều chỉnh việc dạy và học hướng vào  mục tiêu học tập.

- Nên kết hợp các hình thức đánh giá: Các phiếu trắc nghiệm đơn giản tiến hành trước và sau khi học chuyên đề; các bài viết thu hoạch của học viên; kĩ năng phân tích, xử lí các vấn đề sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của học viên trong và sau khi học chuyên đề; kết hợp đánh giá của giáo viên/hướng dẫn viên và đánh giá của học viên, tạo điều kiện, khuyến khích để học viên tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau và tự đánh giá bản thân.

- Nội dung đánh giá cần đảm bảo:

+ Đánh giá kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật,...

+ Đánh giá kĩ năng cơ bản trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chú ý kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác,... khai thác kênh hình, xử lí số liệu và phân tích biểu bảng trong học tập;

+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào cuộc sống;

+ Đánh giá khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vào thực tiễn đời sống.

5. Vận dụng chương trình theo vùng, miền và đối tượng học viên

Nội dung và yêu cầu cần đạt của các chuyên đề quy định trong chương trình là những vấn đề cơ bản chung cho toàn quốc. Mỗi một vùng, miền, địa phương, đối tượng học viên có những vấn đề sức khỏe riêng vì vậy các địa phương cần lựa chọn nội dung phù hợp với nhu cầu địa phương, đối tượng người học để thiết kế từng bài học cụ thể cho phù hợp.

Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe bao gồm những nội dung chung nhất mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết, không phân biệt độ tuổi, trình độ, giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế, địa bàn sinh sống nông thôn hay thành phố, đồng bằng hay miền núi. Tùy thuộc vốn hiểu biết, kinh nghiệm của người học mà lựa chọn nội dung và thời lượng học cho hợp lý.

  

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Vinh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC VĂN HOÁ - XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Thông tư  số   26/2010/TT- BGDĐT

ngày 27  tháng 10  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

I. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

1. Về kiến thức 

Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các vấn đề văn hóa - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng như: lịch sử Việt Nam; địa lí Việt Nam; con người Việt Nam; văn hoá Việt Nam; xã hội; gia đình và trẻ em; giới và phát triển; kĩ năng sống.

2. Về kĩ năng 

Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng cần thiết như nhận biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất được một số biện pháp để giải quyết các vấn đề trong xã hội, gia đình và cộng đồng; biết bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước; biết bảo vệ truyền thống văn hoá Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng; biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, thực hiện trách nhiệm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em;  bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và bình đẳng giới; biết phòng chống các tệ nạn xã hội,…

Ngoài ra, Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng sống cơ bản (kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và kĩ năng đàm phán, thương lượng; kĩ năng kiên định, từ chối; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…), giúp người học rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán.

3. Về thái độ

Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học:

- Tình yêu quê hương, đất nước.

- Lòng tự hào và thái độ trân trọng đối với lịch sử,  các di tích văn hoá, lịch sử, các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và địa phương, của các dân tộc của mỗi gia đình… 

- Phản đối, tố cáo, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan, buôn bán người, nghiện hút ma tuý, tệ nạn tảo hôn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em,…).

- Ý thức tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học.   

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội bao gồm 8 phần. Mỗi phần có những nội dung và mức  độ cần đạt về kiến thức, kĩ  năng và thái độ như sau:

 

Nội dung

Mức độ cần đạt

Ghi chú

Phần 1. Lịch sử Việt Nam

1. Khái quát sơ lược về quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam

- Nêu lên được các thời kì lịch sử chủ yếu của Việt Nam.

- Liệt kê được các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử chủ yếu của đất nước.

- Tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.

- Có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng tìm hiểu lịch sử phát triển của đất nước.

 

2. Các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước

 

- Nêu lên được vai trò của các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước.

- Nêu lên được ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.

- Mô tả được vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. 

- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng  có ý thức về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng.

- Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ:“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

 

3.. Đảng Cộng sản Việt Nam  

 

- Nêu được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cấp uỷ Đảng ở địa phương.

- Nêu được tư cách, phẩm chất đạo đức của người đảng viên.

- Nêu được một số tấm gương về người đảng viên gương mẫu ở địa phương.

- Tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng

- Có ý thức tuyên truyền mọi người trong gia đình trong cộng đồng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng.

 

4. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

 

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

- Nêu được ý nghĩa của Ngày 2/9 – ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền cho cộng đồng về nền độc lập tự do của dân tộc.

 

5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)  

 

- Mô tả khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954.

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- - - Có thái độ trân trọng đối với sự hi sinh của các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Có ý thức tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

 

 

 

 

 

6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975) 

 

- Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Nêu lên được bản chất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

- Trình bày được những hậu quả cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, đặc biệt những hậu quả lâu dài (hậu quả đối với con người, môi trường và xã hội).

- Có ý thức quan tâm tới các gia đình có công với cách mạng ở địa phương.

 

7. Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

- Nêu được vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

- Kể lại được một số câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tích cực tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

8. Các di tích lịch sử, văn hoá 

 

- Nêu được ý nghĩa của các di tích lịch sử, văn hoá.

- Kể tên một số di tích lịch sử, văn hoá.

- Kể tên một số di sản văn hoá được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Nêu được thực trạng về việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá.

- Có thái độ tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá đất nước.

- Có ý thức trách nhiệm và tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử, văn hoá của đất nước và  địa phương.

Một số di tích lịch sử, văn hoá:

- Thành Cổ Loa;

- Đền Hùng;

- Cố đô Hoa Lư;

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám;

- Đền thờ Trần Hưng Đạo;

- Cố đô Huế;

- Khu di tích lịch sử-văn hoá Ba Đình,…

- Dinh Độc Lập.

Phần2.  Địa lí Việt Nam

9. Bản đồ Việt Nam

 

- Chỉ được vị trí địa lí của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á trên bản đồ.

- Kể được tên những nước giáp với biên giới đất liền của Việt Nam.

- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của Việt Nam trên bản đồ.

- Tìm được vị trí của địa phương mình trên bản đồ.

- Kể được tên những tỉnh giáp với địa phương mình.

- Biết sử dụng bản đồ và quả địa cầu.

 

10. Địa hình Việt Nam

 

 

- Trình bày được đặc điểm chung về địa hình Việt Nam.

- Liệt kê được tên các vùng miền ở Việt Nam và xác định được vị trí của các tỉnh trong vùng miền trên bản đồ địa hình.

- Phân tích được đặc điểm địa hình và xác định được vị trí, vai trò thuận lợi, khó khăn của địa phương.

 

7 vùng miền:

- Vùng trung du và miền núi  Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên -Vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

11. Sông ngòi, vùng biển của Việt Nam

 

- Trình bày được đặc điểm chung về sông ngòi và vùng biển của Việt Nam.

- Liệt kê được tên các sông lớn ở Việt Nam và vai trò của chúng.

- Xác định vị trí các con sông lớn trên bản đồ Sông ngòi Việt Nam. 

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi Việt Nam và liên hệ đặc điểm sông ngòi của địa phương.

- Nêu lên được vị trí, vai trò của vùng biển Việt Nam

 

12. Khí hậu Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm chung về khí hậu Việt Nam.

 - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn về khí hậu Việt Nam.

 - Trình bày được đặc trưng khí hậu từng mùa của Việt Nam và những thuận lợi, khó khăn của từng mùa. 

 - Nêu đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của khí hậu địa phương.

 

 13. Tài nguyên Việt Nam

- Nêu lên được các nguồn tài nguyên của Việt Nam và ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên hiện nay ở quốc gia và ở địa phương.

- Xác định được nguyên nhân và các giải pháp ngăn chặn tình trạng sử dụng, khai thác tài nguyên bừa bãi.

- Ý thức được và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức việc sử dụng tiết kiệm và khai thác có kế hoạch đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên của quốc gia và địa phương.

Nêu những đặc điểm chủ yếu của các nguồn tài nguyên:

- Đất;

- Nước;

- Rừng;

- Biển;

- Khoáng sản.

14. Thủ đô Hà Nội

 

- Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính Việt Nam.

- Nêu lên được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước.

- Nêu lên được năm Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố hoà bình.

- Nêu lên được truyền thống ngàn năm văn hiến và những nét đẹp văn hoá của người Hà Nội.

- Kể được tên một số di tích lịch sử,văn hoá, danh lam thắng cảnh của Hà Nội.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác, Bắc Bộ Phủ, Gò Đống Đa, Thành Cổ Hà Nội, chùa Hương, chùa Thầy, Đường Lâm Ba Vì, …

15. Các dân tộc Việt Nam

 

- Nêu lên được số lượng các dân tộc Việt Nam và kể ra được tên của một số dân tộc.

- Nêu lên được đặc điểm cơ bản của đại gia đình các dân tộc  Việt Nam.

- Nêu lên được chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Nhận biết được bản sắc, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ của từng dân tộc; có ý thức tôn trọng và bảo vệ.

- Có ý thức đoàn kết dân tộc và tôn trọng bản sắc văn hoá của nhau, duy trì và phát triển bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.

- Có ý thức tuyên truyền về sự đoàn kết, tôn trọng, sự đa dạng văn hoá trong cộng đồng.

 

 

Sống xen kẽ, đoàn kết, tôn trọng bản sắc văn hoá của nhau; ...

Lễ hội, lễ cưới, phong tục tập quán, …

16. Danh lam thắng cảnh ở Việt Nam

 

 

- Kể được tên, địa điểm của một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam và ở địa phương (khu dự trữ sinh quyển, bờ biển, thác nước …)

 

- Nêu lên được ý nghĩa của các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam.

- Nêu lên được các di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận .

- Nêu thực trạng và việc giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh  của quốc gia và địa phương.

- Có thái độ yêu mến, tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước

- Xây dựng được kế hoạch hành động giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh của quốc gia và địa phương.

- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

- Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình);

- Đỉnh Phan  Si Păng (Lào Cai) ;

 

Vịnh Hạ Long, động Phong Nha,...

 

17. Hội nhập - Cơ hội và thách thức 

 

- Trình bày được tình hình hội nhập của Việt Nam với thế giới và khu vực (tổ chức Liên Hợp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC, WTO,AFTA,...)

- Nêu được cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế .

- Biết tận dụng cơ hội do quá trình hội nhập tạo ra.

- Có kế hoạch hành động cụ thể để vượt qua thách thức.

- Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng về những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập

Tập trung phân tích:

- Hợp tác và cạnh tranh ;

- Hội nhập và bản sắc văn hoá dân tộc ;

- Hội nhập và nguy cơ thất nghiệp.

Phần 3.  Con người Việt Nam

18. Truyền thống của người Việt Nam

 

- Liệt kê được một số truyền thống của người Việt Nam và nêu lên được một số ví dụ minh hoạ. 

- Có ý thức tự hào và biết phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng về những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

- Truyền thống đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm.

- Truyền thống tương thân tương ái.

- Truyền thống lao động cần cù .

- Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

19. Truyền thống của các giai cấp, lực lượng, tổ chức trong xã hội hiện nay

- Nêu lên được vai trò, đặc điểm của các giai cấp, lực lượng, tổ chức trong xã hội.

- Nêu lên được truyền thống của các giai cấp, lực lượng, tổ chức trong xã hội.  

- Kể được một số tấm gương tiêu biểu của các giai cấp, lực lượng, tổ chức ở địa phương.

 

Giai cấp, lực lượng trong xã hội :

- Công nhân, nông dân, trí thức

- Quân đội, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên, Người cao tuổi; …

20. Hạn chế của người Việt Nam

 

- Nêu lên được những hạn chế của người Việt Nam.

- Nêu được một số biện pháp để khắc phục dần những hạn chế đó.

- Liên hệ thực tế những hạn chế của người dân ở địa phương.

- Có thái độ phê phán đối với những hạn chế của người Việt Nam.

    - Xác định được các biện pháp để khắc phục dần những hạn chế

 

 

 

 

Hạn chế: Tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý hạn chế

21. Phong tục, tập quán của người Việt Nam

- Kể tên một số phong tục, tập quán chủ yếu của người Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng.

- Nêu được nét đẹp của phong tục, tập quán người Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng.

- Nhận biết và có thái độ phê phán, bài trừ các phong tục, tập quán cổ hủ,lạc hậu và những kiêng kị không đúng.

- Có ý thức bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng về những kiêng kị không đúng, phản khoa học hiện nay ở địa phương.

-Phong tục: giỗ tết, tế lễ, cưới hỏi, tang lễ, sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu,…

- Kiêng trong ngày đầu năm, đầu tháng, ma chay, cưới xin, cúng giỗ, học hành, chữa bệnh, xuất hành, buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt, ăn uống, làm nhà dựng cửa;...

22. Gia đình, gia tộc ở Việt Nam

- Nêu lên được vai trò của gia đình, gia tộc trong xã hội Việt Nam.

- Nêu lên được vai trò của trưởng họ, ý nghĩa của nhà thờ họ, gia phả, giỗ họ trong văn hoá gia đình Việt Nam.

- Nêu lên được truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc Việt Nam. Ý thức về cội nguồn của mình.

 - Tự hào và duy trì, bảo vệ  truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc Việt Nam.

- Tuyên truyền cho mọi người có ý thức về cội nguồn, biết ơn tổ tiên và bảo vệ truyền thống của gia tộc.

 

 

 

 

- Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học.

23. Văn hoá giao tiếp ứng xử của người Việt Nam

 

- Nêu lên được đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam.

- Nêu được ưu điểm và hạn chế trong giao tiếp của người Việt Nam.

- Liên hệ văn hoá ứng xử hiện nay trong gia đình, cộng đồng.

- Tôn trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp trong văn hóa giao tiếp.

- Có ý thức khắc phục những hạn chế trong văn hoá giao tiếp ứng xử của người Việt Nam.

- Sưu tầm được một số câu ca dao, tục ngữ về văn hoá ứng xử của người Việt Nam.

 

Đặc điểm:

- Thích giao tiếp (thăm nhau,  hiếu khách); 

- Thiên về tình cảm (trăm cái lí không bằng tí cái tình);

- Thích tìm hiểu nguồn gốc, gia đình;

- Trọng danh dự;

- Ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng hoà thuận

 Hạn chế (hay tò mò, rụt rè, thiên về tình cảm,…).

24. Ẩm thực của người Việt Nam

 

- Trình bày được đặc điểm chung của ẩm thực Việt Nam, đặc điểm ẩm thực theo vùng, miền (Bắc, Trung, Nam).

- Nêu lên được tầm quan trọng của ăn uống đối với sức khoẻ của con người.

- Trình bày được cách làm một số món ăn nổi tiếng của người Việt Nam và món ăn đặc sản của địa phương.

- Sưu tầm được một số câu tục ngữ, ca dao về ẩm thực.

- Có thái độ trân trọng, giữ gìn và phát huy những món ăn truyền thống của địa phương.

 

25. Danh nhân Việt Nam

- Nêu được tên và công lao đóng góp của một số danh nhân Việt Nam.

- Tự hào về các danh nhân của Việt Nam.

- Kể tên một số danh nhân ở địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng tôn trọng các danh nhân ở Việt Nam.

 

Phần 4. Văn hóa Việt Nam

26. Cộng đồng làng xã ở Việt Nam

 

- Trình bày được đặc điểm, cấu trúc và vai trò của làng, xã ở Việt Nam .

- Nêu lên được ý nghĩa và tác dụng của hương ước làng, xã (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng qui định bằng lời nói) .

- Phân tích được một số ưu điểm và hạn chế của cộng đồng làng, xã ở Việt Nam.

- Nêu những hoạt động thực tế của cộng đồng làng, xã ở địa phương. 

- Có ý thức bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá của cộng  đồng làng, xã.

- Có ý thức khắc phục những hạn chế của cộng đồng làng, xã.

 

 

Nhấn mạnh 2 đặc điểm làng, xã Việt Nam: tính cộng đồng và tính tự trị cao.

Đình làng: trung tâm hành chính; trung tâm tôn giáo; trung tâm văn hoá

Điểm mạnh của làng, xã: đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, dân chủ địa phương,...

 

27. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam

- Kể ra được một số lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

- Nêu lên được ý nghĩa của lễ hội truyền thống ở Việt Nam.

- Có thái độ tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các bậc hiền tài  đối với dân tộc.

- Có ý thức giữ gìn và bảo tồn các lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

- Phê phán một số hạn chế trong việc tổ chức lễ hội (lợi dụng lễ hội để kinh doanh,...)

- Lễ hội chung: tết Nguyên đán, tết Trung thu,…

- Ở miền Bắc: lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, lễ hội Đống Đa, hội đền Hai Bà Trưng,…

- Ở miền Trung: hội đua voi ở Tây Nguyên, lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng, lễ Rước Mục đồng …

- Ở miền Nam: lễ hội Xa Mắc, lễ hội Bà Chúa sứ, lễ hội Núi Bà Đen,…

28. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

 

- Trình bày được một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

- Nêu lên được đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

- Nêu lên được chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

- Có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Phản đối các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống đối Nhà nước, làm hại nhân dân.

 

Tín ngưỡng: tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân,... đặc biệt thờ Mẫu (mẹ).

Các loại tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên Chúa  giáo, …

29. Truyện dân gian Việt Nam

- Nêu được một số thể loại truyện trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

- Kể lại được một số truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và nêu được ý nghĩa của các câu truyện đó.

- Sưu tầm một số truyện dân gian của địa phương.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ truyện dân gian Việt Nam.

 

30. Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam

- Nêu được khái niệm tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca.

- Sưu tầm và nêu được ý nghĩa một số câu tục ngữ, câu đố, ca dao.

- Liệt kê được một số làn điệu dân ca các vùng miền.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy giá trị nhân văn của tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca.

 

31. Truyện kiều

- Nêu lên được những nét chính về Nguyễn Du (tác giả truyện kiều).

- Kể tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa Truyện Kiều.

- Đọc được một số câu thơ trong Truyện Kiều.

- Có thái độ trân trọng đối với Truyện Kiều.

 

32. Văn hoá các vùng miền, các dân tộc

- Nêu được nét văn hoá đặc trưng của các vùng lãnh thổ trong cả nước.

- Nêu lên được một số nét khác nhau giữa văn hoá của các vùng miền, các dân tộc.

- Tự hào và có ý thức bảo vệ văn hoá của vùng lãnh thổ; và tôn trọng văn hoá đặc thù của các dân tộc khác.

-  Có ý thức  và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá vùng lãnh thổ và tôn trọng văn hoá các dân tộc khác.

Đồng bằng Bắc Bộ (Kinh Bắc, Sơn Nam, Xứ Đoài, Xứ Đông, Thăng Long-Hà Nội), Việt Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

33. Hội nhập quốc tế và giữ gìn  bản sắc văn hoá dân tộc

 

- Nhận thức được hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu.

- Nêu lên được các cơ hội, và thách thức đối với phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Nêu được thực trạng việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập.

- Ý thức được sự cần thiết của hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của các nước khác.

- Có thái độ phản đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi không duy trì bản sắc văn hoá trong quá trình hội nhập.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức duy trì bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập.

 

  Phần 5. Xã hội

34. Xây dựng xã hội công bằng-dân chủ-văn minh

- Trình bày được những biểu hiện của xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

- Nêu lên được chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

 

- Nêu  được thực trạng và ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nêu lên được một số quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

- Đề xuất được một số giải pháp, chương trình hành động cụ thể góp phần xây dựng xã hội công bằng - dân chủ - văn minh ở địa phương.

- Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng về vai trò và trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng xã hội công bằng - dân chủ - văn minh ở địa phương.

 

35. Xây dựng Xã hội học tập 

 

- Trình bày được sự cần thiết phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong thời đại ngày nay.

- Nêu lên được tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập và chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập.

- Nêu lên được những đặc điểm cơ bản của xã hội học tập.

- Trình bày được thực trạng giáo dục cho mọi người, phân tích được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp để mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

- Trình bày được thực trạng xã hội hoá giáo dục, phân tích được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp để xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

- Nêu lên được sự cần thiết phải có kĩ năng tự học và tự nghiên cứu.

- Liệt kê được các phương tiện hỗ trợ học tập trong xã hội hiện đại.

- Nêu lên được các cơ sở văn hoá, giáo dục ở địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng về sự cần thiết phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời và có trách nhiệm tham gia xây dựng xã hội học tập.

Yêu cầu của thời đại:

- Sự phát triển nhanh chóng    kk  của khoa học- kỹ thuật, công ng  nghệ, đặc biệt cộng nghệ sinh, họ  công nghệ thông tin;

- Sự bùng nổ thông tin;

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập;

- Công nghiệp hoá-hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức;

- Kinh tế thị trường.

 - Sách báo, đài, ti vi, băng hình, đĩa, in-tơ-nét,…

- Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hoá xã, thư viện xã, điểm bưu điện - văn hoá xã,…

36. Trung tâm học tập cộng đồng 

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của trung tâm học tập cộng đồng.

- Trình bày được vai trò và tác dụng của trung tâm học tập cộng đồng đối với việc tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người dân ở cộng đồng và đối với việc nâng cao dân trí và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

- Nêu những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để người dân trong cộng đồng tham gia tích cực các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.  

-  Tích cực tham gia và dộng viên mọi người trong gia đình, cộng đồng tích cực tham gia, đóng góp xây dựng trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương.

 

 

 

37. Dân số và phát triển bền vững

- Nêu được thực trạng dân số thế giới, và Việt Nam và ở địa phương.

- Phân tích được nguyên nhân của “sự bùng nổ dân số”.

- Trình bày được hậu quả của việc gia tăng dân số đối với sự phát triển bền vững của quốc gia và của địa phương.

- Đề xuất được một số giải pháp hạn chế tỉ lệ tăng dân số.

- Có ý thức và trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Có thái độ phê phán đối với trường hợp sinh nhiều con.

- Tuyên truyền cho  mọi người trong gia đình, cộng đồng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

 

38. Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo

- Nêu được thực trạng của đói nghèo và chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và ở địa phương.

- Xác định được nguyên nhân, hậu quả của đói nghèo và đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị để xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.

- Phân tích được  vòng luẩn  quẩn  giữa đẻ nhiều - đói nghèo - mù chữ - thất học - bệnh tật,…

- Nêu lên được ví dụ vượt qua đói nghèo ở địa phương.

- Tự tin hơn vào bản thân, vào khả năng có thể vượt qua đói nghèo, không mặc cảm, tự ti, an phận. 

- Có ý thức giúp đỡ nhau phát triển kinh tế để giảm bớt đói nghèo.

 

 

39. Nguyên nhân và hậu quả của mù chữ 

- Nêu lên được thực trạng mù chữ và chủ trương xoá mù chữ của Đảng và Nhà nước và ở địa phương.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng mù chữ hiện nay và đề xuất được các giải pháp để giảm tỉ lệ mù chữ.

- Xác định được đối tượng mù chữ chủ yếu hiện nay và các giải pháp xoá mù chữ.

- Trình bày được tác dụng của việc biết chữ.  

- Nêu lên được ví dụ về tác dụng của biết chữ ở địa phương .

- Liệt kê được danh sách những người mù chữ hoặc có nguy cơ tái mù chữ ở địa phương và hoàn cảnh của từng người để có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ phù hợp.

- Tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, cộng đồng giúp đỡ và tạo điều kiện cho những người mù chữ được tham gia học tập để biết chữ.

 

40. Nguyên nhân và hậu quả của thất học ở trẻ em

- Nêu được thực trạng thất học (không được đi học hoặc phải bỏ học) của trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

- Nêu được các nguyên nhân và hậu quả của trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học.

- Nêu một số ví dụ về việc khắc phục khó khăn cho trẻ em đi học và một số ví dụ  về hậu quả của việc không cho con đi học hoặc bắt con phải bỏ học ở địa phương.

- Nêu lên được một số quy định pháp luật về quyền được đi học của trẻ em.

- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học.

- Xây dựng được kế hoạch cụ thể để giúp đỡ trẻ em có nguy cơ bỏ học và vận động trẻ em bỏ học quay trở lại trường ở địa phương.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người trong gia đình và cộng đồng về quyền được đi học của trẻ em

Một số qui định pháp luật về quyền được đi học của trẻ em (Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục phổ cập tiểu học, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em...).

 

 

 

 

 

 

 

41. Tệ nạn ma tuý và lạm dụng các chất gây nghiện

- Nêu được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn ma tuý và lạm dụng chất gây nghiện ở Việt Nam và ở địa phương.

- Nêu tên một số chất ma tuý và các chất gây nghiện.

- Liệt kê được các dấu hiệu của người nghiện ma tuý.

- Nêu tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện.

- Nêu ví dụ về trường hợp cai nghiện thành công ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, ti vi,...

- Biết cách giúp đỡ người nghiện ma tuý ở cộng đồng.

- Nêu được một số qui định pháp luật về phòng, chống ma tuý.

- Có ý thức phòng tránh tệ nạn ma tuý và lạm dụng các chất gây nghiện.

- Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình và cộng đồng về hậu quả của tệ nạn ma tuý và lạm dụng các chất gây nghiện và Luật phòng chống ma tuý.

Tệ nạn ma tuý bao gồm cả nghiện ma tuý và buôn bán ma tuý.

42. Tệ nạn mại dâm

- Nêu được thực trang, nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn mại dâm ở Việt Nam và ở địa phương.

- Nêu lên được những câu chuyện về hậu quả của nạn mại dâm ở địa phương hoặc qua sách, báo, đài, ti vi,...

- Nêu được một số quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm.

- Có ý thức và tuyên truyền trong cộng đồng phòng, tránh tệ nạn mại dâm.

 

 

43. Tệ nạn cờ bạc

- Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn cờ bạc.

- Kể được những câu chuyện về hậu quả của tệ nạn cờ bạc ở địa phương.

- Nêu được quy  định pháp luật về phòng chống tệ nạn cờ bạc

- Có thái độ phê phán tệ nạn cờ bạc và tuyên truyền trong cộng đồng tham gia chống tệ nạn cờ bạc.

 

44. Tệ nạn buôn bán người

- Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn buôn bán người hiện nay.

- Liệt kê được những đối tượng là nạn nhân của bọn buôn bán người.

- Phân tích được các thủ đoạn của bọn buôn bán người.

- Nêu lên được qui định pháp luật xử phạt các cá nhân, tổ chức tham gia buôn bán người.

- Có ý thức và biết cách tự bảo vệ mình, và người thân tránh khỏi nạn buôn bán người.

- Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng cảnh giác với tệ nạn buôn bán người.

 

45. An toàn giao thông

- Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc mất an toàn giao thông hiện nay.

- Có ý thức chấp hành Luật Giao thông.

- Tuyên truyền, phổ biến cho mọi người trong gia đình, trong cộng đồng về việc chấp hành Luật Giao thông.

 

 

 

 

46. Tình hình tội phạm trong xã hội

- Liệt kê được các loại tội phạm thường gặp trong xã hội hiện nay.

- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến phạm tội.

- Xác định các giải pháp, hành động cụ thể để giảm bớt và tiến tới xoá bỏ tình hình phạm tội ở địa phương.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc phòng, chống tội phạm.  

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng tích cực tham gia phòng chống tội phạm trong xã hội.

 

Phần 6.  Gia đình và Trẻ em

47. Gia đình - Tế bào của xã hội

- Nêu được vai trò, chức năng của gia đình - tế bào của xã hội.

- Trình bày những hiểu biết và nêu những ưu điểm, nhược điểm về gia đình nhiều thế hệ.

- Nêu được ý nghĩa ngày Quốc tế về gia đình và ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

- Nêu lên được các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Có ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình.

 

 

 

 

Chức năng cơ bản của gia đình:

- Sinh sản -Tái sản xuất;

- Kinh tế, tổ chức đời sống gia đình;

- Giáo dục;

- Thoả mãn nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm của thành viên trong gia đình;

- Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình

48. Truyền thống gia đình Việt Nam

 

 

 

- Nêu được sự cần thiết phải xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình Việt Nam

- Liệt kê được nét văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam

- Liên hệ thực trạng, nguyên nhân không quan tâm tới việc xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình ở địa phương. 

- Có ý thức xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng quan tâm xây dựng,  giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình.

 

49. Gia đình văn hoá

 

- Nêu được tiêu chuẩn, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.

- Nêu thực trạng việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương.  

- Nêu một số ví dụ về gia đình văn hoá ở địa phương.

 - Có ý thức phấn đấu xây dựng gia đình văn hoá.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng cùng nhau xây dựng “Gia đình văn hoá”.

 

Tiêu chuẩn:

- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ;

- Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao;

- Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng làng (thôn, ấp, bản, ...) tổ dân phố;

- Thực hiện tốt trách nhiệm công dân.

50. Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học

 

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học

- Nêu được tiêu chí của gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học.

- Liên hệ được thực trạng xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học” ở gia đình, dòng họ, hoặc ở địa phương .

- Nêu một số ví dụ về gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học ở địa phương.

- Có ý thức và kế hoạch xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”.

 

51. Những thách thức đối với hạnh phúc gia đình hiện nay

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của gia đình không hạnh phúc và li hôn hiện nay.  

- Nêu được các biểu hiện của một gia đình hạnh phúc.

- Phân tích được những thách thức hiện nay đối với hạnh phúc gia đình.  

- Nêu các giải pháp bảo vệ hạnh phúc gia đình trước những thách thức mới của cuộc sống.

- Nêu ví dụ về gia đình hạnh phúc và gia đình không hạnh phúc ở địa phương.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng có ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình.

 

Nguyên nhân:

- Đông con, nghèo đói, thất nghiệp.

- Nam giới gia trưởng, trình độ văn hoá hạn chế, …

- Phụ nữ tự ti, an phận, cam chịu, trình độ văn hoá hạn chế, không biết đối nhân, xử thế, …

52. Phân công lao động trong gia đình

- Nêu thực trạng và nguyên nhân phân công lao động không hợp lí giữa các thành viên trong gia đình

- Nêu lên được sự cần thiết phải phân công lao động hợp lí trong gia đình.

- Liệt kê được các công việc hàng ngày trong gia đình.

- Biết cách phân công lao động phù hợp giữa các thành viên trong gia đình.

- Có ý thức và  tuyên truyền mọi người trong gia đình cùng chia sẻ công việc trong gia đình.

 

53. Xây dựng kế hoạch chi tiêu trong gia đình

- Nêu  được sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch chi tiêu trong gia đình.

- Liệt kê được các vấn đề cần chi tiêu trong gia đình trong 1 tháng, trong 1 năm.

- Nêu được sự  hợp  lí  trong thu, chi hiện nay của gia đình.

- Biết cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với nguồn thu của gia đình.

 

54. Các mối quan hệ trong gia đình

- Nêu  được các mối quan hệ trong gia đình.

- Nêu được những bất hòa và những nguyên nhân gây nên sự bất hoà  trong gia đình.

- Nêu được một số biện pháp xây dựng gia đình hoà thuận.

- Nêu lên được ví dụ điển hình về việc cha mẹ có trách nhiệm với con cái, con cái có hiếu với cha mẹ, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu tốt, các gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống hoà thuận,...ở địa phương .

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình.

- Biết cách cùng chung sống và giải quyết những khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình.

Các mối quan hệ trong gia đình:

- Quan hệ cha mẹ-con cái;

- Quan hệ ông bà và cháu;

- Quan hệ mẹ chồng-nàng dâu.

 

55. Giáo dục con cái trong gia đình

- Liệt kê được các vấn đề về giáo dục con cái trong gia đình.

- Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc không giáo dục con cái trong gia đình.

- Liệt kê được những kỹ năng sống cần thiết, những nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản,… cần giáo dục cho con cái.

- Nêu lên được một số nguyên tắc cơ bản, phương pháp và hình thức giáo dục con cái trong gia đình.

- Trình bày được sự cần thiết phải thống nhất cách dạy trẻ em giữa cha, mẹ, ông, bà, giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Nêu được một số nguyên nhân gia đình giáo dục con cái chưa được tốt.

- Nêu lên được ví dụ về giáo dục kỹ năng sống cho con cái, giáo dục con cái lao động giúp đỡ gia đình, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho con cái ở địa phương.

- Có thái độ tôn trọng, yêu thương, hiểu tâm lí con cái và không có thái độ áp đặt trong giáo dục con cái.

- Tuyên truyền  mọi người trong gia đình, cộng đồng về sự cần thiết phải giáo dục trẻ em tham gia lao động giúp đỡ gia đình; quan tâm giáo dục kĩ năng sống, dục giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho con cái.

- Phê phán một số quan niệm sai lầm hiện nay về giáo dục con cái.

 

Các vấn đề về giáo dục con cái trong gia đình:

- Giáo dục đạo đức;

- Giáo dục kỹ năng sống;

- Giáo dục con cái lao động giúp gia đình;

- Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho con cái.

- v.v...

 

56. Giáo dục tiền học chữ cho trẻ  tại gia đình

 

- Nêu lên được sự cần thiết phải giáo dục tiền học chữ cho trẻ em tại gia đình.

- Trình bày được những nội dung, phương pháp giáo dục tiền học chữ cho trẻ em  tại gia đình.

- Bước đầu biết cách giáo dục tiền học chữ cho trẻ em.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng quan tâm giáo dục tiền học chữ cho trẻ em.

 

57. Hướng dẫn trẻ học tập ở nhà

- Nêu lên được sự cần thiết phải hướng dẫn trẻ em  học tập ở nhà .

- Liệt kê được những nội dung và trình bày được phương pháp hướng dẫn trẻ học tập ở nhà .

- Bước đầu biết cách hướng dẫn trẻ em  học tập ở nhà.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng quan tâm đến việc học tập của trẻ em.

 

58. Các bài hát ru con

 

 

 

- Nêu lên được ý nghĩa của hát ru đối với sự phát triển tinh thần và tình cảm của trẻ em.

- Liệt kê được một số bài hát ru của các vùng miền, các dân tộc.

- Phân tích được thực trạng và nguyên nhân không thích ru con của các bà mẹ trẻ hiện nay.

- Hát được một số bài hát ru truyền thống của địa phương và của dân tộc.

- Tuyên truyền cho cộng đồng các bài hát ru truyền thống.

 

59. Các quyền cơ bản của trẻ em.

 

- Liệt kê được các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và trong Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam.

- Phân tích được thực trạng việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

- Xác định được nguyên nhân và hậu quả của việc vi phạm quyền trẻ em.

- Nêu lên được trách nhiệm của cha mẹ, gia đình và cộng đồng đối với việc thực hiện quyền trẻ em.

- Nêu lên được qui định pháp luật xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, …

- Thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em trong gia đình.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về quyền của trẻ em và trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện các quyền đó.

  Các quyền cơ bản của trẻ em:

- Quyền được học hành;

- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng;

- Quyền được vui chơi;

- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự;

- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội. 

60. Lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em

 

- Nêu lên được tính cấp bách và trầm trọng của thực trạng lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em hiện nay.

- Phân tích được hậu quả của việc lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.

- Nêu được ví dụ về hậu quả của việc lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em ở địa phương.

- Biết cách nhận biết dấu hiệu và giúp đỡ trẻ em bị lạm dụng, xâm hại tình dục.   

- Nêu lên được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và một số qui định pháp luật về phòng, chống lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.  

- Phản đối, tố cáo và ngăn cản hành vi lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.

- Có ý thức cảnh giác và bảo vệ trẻ em tránh bị lạm dụng, xâm hại tình dục. 

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, và cộng đồng có ý thức cảnh giác và bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng, xâm hại tình dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

61. Lạm dụng lao động trẻ em

 

- Phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục trẻ em lao động giúp đỡ gia đình với lạm dụng lao động trẻ em.

- Phân tích được hậu quả của việc bắt trẻ em lao động sớm đối với phát triển thể chất và trí tuệ; liên hệ thúc tế địa phương.

- Nêu thực trạng, nguyên nhân lạm dụng lao động trẻ em.  

- Nêu lên được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và một số qui định pháp luật về phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em.

- Không bắt con phải bỏ học để kiếm sống hoặc động viên, tạo điều kiện cho con em được đi học trở lại.

- Phản đối việc lạm dụng lao động trẻ em.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng phản đối việc bắt trẻ em lao động sớm, bắt trẻ em phải bỏ học.

 

62. Bạo lực đối với trẻ em

- Liệt kê được các hành vi bạo lực đối với trẻ em hiện nay (Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần).

- Phân tích được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bao lực đối với trẻ em hiện nay; Liên hệ thực tế địa phương.

- Nêu lên được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và qui định pháp luật về phòng chống bạo lực đối với trẻ em.

- Phản đối, tố cáo, ngăn cản các hành vi bạo lực đối với trẻ em.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng về quyền bất khả xâm phạm đối với trẻ em, về Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, về Công ước quốc tế về quyền trẻ em,…và cùng nhau phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.

 

Phần 7.  Giới và phát triển

63. Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững 

 

 

- Phân biệt được sự khác nhau giữa giới và giới tính; giữa quan điểm giới và phát triển, phụ nữ trong phát triển.

- Liệt kê và biết phê phán một số định kiến sai lầm về giới.

- Nêu lên được vai trò của phụ nữ, của bình đẳng giới đối với phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân bất bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực hiện nay.

- Nêu lên được các nguyên tắc cơ bản và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

- Nhận biết được nội trợ và chăm sóc con cái không phải là thiên chức của phụ nữ và lãnh đạo không phải là đặc quyền của nam giới.

- Nêu lên được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và một số qui định pháp luật về bình đẳng giới (Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới; Luật lao động, …).

- Nhận thức được trách nhiệm của UBND các cấp, của cộng đồng, của gia đình, của công dân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.

- Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về giới và Luật Bình đẳng giới.  

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực:

- Chính trị;

- Kinh tế;

- Lao động;

- Giáo dục;

- Khoa học công nghệ;

- Văn hoá-Thông tin-Thể dục thể thao;

- Y tế; Gia đình; v.v...

64. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội

 

- Nêu lên được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

- Nêu lên được phụ nữ có khả năng đảm nhiệm mọi công việc trong gia đình xã hội (làm lãnh đạo, đá bóng, kiếm tiền,…).

- Nêu được một số ví dụ về người phụ nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà và thành đạt ở địa phương.

- Phân tích được các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới khả năng và định kiến về khả năng của phụ nữ.

- Phê phán một số định kiến, quan niệm sai lầm về khả năng của phụ nữ.

- Có thái độ tôn trọng, thông cảm và chia sẻ đối với công việc  của phụ nữ trong gia đình.

- Có niềm tin hơn  vào khả năng của phụ nữ. 

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình và trong cộng đồng về giá trị công việc nội trợ của phụ nữ, tin tưởng vào khả năng của phụ nữ.  

 

65. Truyền thống của phụ nữ Việt Nam

 

- Liệt kê được  truyền thống của phụ nữ Việt Nam:

- Nêu ví dụ một số gương phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà ở địa phương

-  Tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

- Phê phán một số phụ nữ không phát huy truyền thống của giới mình.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng về  truyền thống của phụ nữ Việt Nam. 

Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang, truyền thống giỏi việc nước, đảm việc nhà.

 

66. Công ước của Liên Hợp Quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử  chống lại phụ nữ (Công ước  CEDAW) 

 

- Liệt kê được các quyền cơ bản của phụ nữ trong Công ước CEDAW.

- Nêu lên được ý nghĩa của Công ước CEDAW.

- Phân tích được thực trạng, nguyên nhân phân biệt đối xử đối với phụ nữ nói chung trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương nói riêng.

- Tuyên truyền mọi người trong gia đình, trong cộng đồng về Công ước CEDAW và các quyền cơ bản phụ nữ.

 

67. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ 

 

- Liệt kê được các hành vi được coi là bạo lực gia đình

- Phân biệt được các loại bạo lực gia đình đối với phụ nữ (bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần)

- Nêu được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bao lực gia đình đối với phụ nữ.

- Nêu được quy định của phấp luật về phòng chống bạo lực gia đình

- Phản đối, tố cáo, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

- Tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình.

 

68. Nạn tảo hôn

 

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả nạn tảo hôn.

- Đề xuất được một số giải pháp phòng tránh nạn tảo hôn.

- Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình.

 

69.Công-Dung-Ngôn- Hạnh ngày nay

 

    - Nêu được quan niệm về Công-Dung-Ngôn-Hạnh trước đây và ngày nay.

- Trình bày được sự cần thiết phải duy trì Công-Dung-Ngôn-Hạnh trong thời đại ngày nay.

- Phân tích được thực trạng Công-Dung-Ngôn-Hạnh của phụ nữ ngày nay.

- Có ý thức tự hào, duy trì và phát huy 4 đức tính của phụ nữ.

- Nêu một số ví dụ về người phụ nữ Công-Dung-Ngôn-Hạnh ở địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng duy trì 4 đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

 

Phần 8. Kĩ năng sống

70. Kĩ năng sống trong thời đại ngày nay 

 

-  Liệt kê và phân loại kĩ năng sống trong thời đại ngày nay.

- Nêu được vai trò của kĩ năng sống.

- Trình bày được hậu quả của việc thiếu kĩ năng sống.

- Có ý thức tuyên truyền trong cộng đồng quan tâm tới việc học tập kĩ năng sống.

 

-

Các loại kĩ năng sống:

- Kĩ năng nhận thức (kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng đặt mục tiêu; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giải quyết vấn đề ,...);

- Kĩ năng xã hội (kĩ năng giao  tiếp; kĩ năng hợp tác; kĩ năng đàm phán, thương lượng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột; kĩ năng tìm kiếm việc làm; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ,...);

- Kĩ năng cảm xúc (kĩ năng đương đầu với cảm xúc căng thẳng; kĩ năng kiên định, từ chối, ...).

71. Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin

- Nêu được tầm quan trọng của việc thu thập, xử lí thông tin trong thời đại ngày nay.

- Trình bày được hậu quả của việc không biết thu thập, xử lí thông tin.

- Nêu được ví dụ thành công do biết thu thập và xử lí thông tin. 

- Biết thu thập, xử lí thông tin có hiệu quả phục vụ cho cuộc sống và công việc của bản thân.

 

72. Kĩ năng tư duy phê phán

 

- Nêu được tầm quan trọng của tư duy phê phán trong thời đại ngày nay.

- Phân biệt được tư duy phê phán với tư duy thụ động, một chiều.

- Phân tích nguyên nhân, hậu quả của việc không biết tư duy phê phán. 

- Biết tư duy phê phán trước những thông tin khác nhau và các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

- Xây dựng quan điểm đúng đắn trong tư duy phê phán.

 

73. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

 

- Xác định được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề và ý nghĩa của việc ra quyết định giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống.

- Trình bày được hậu quả của việc không biết ra quyết định phù hợp, kịp thời.

- Nêu được các bước ra quyết định  và các bước để giải quyết vấn đề.

- Vận dụng được kĩ năng ra quyết định trong các tình huống của cuộc sống.

- Biết xác định và lựa chọn các giải pháp tối ưu khi ra quyết định và giải quyết các vấn đề.

 

74. Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, hợp tác

 

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và xu thế hợp tác trong thời đại ngày nay.

- Phân tích được hậu quả của việc không biết giao tiếp, không biết thuyết trình, không biết hợp tác.

- Nêu được ví dụ thành công do biết giao tiếp, biết thuyết trình, biết hợp tác.

- Nêu được các yêu cầu trong việc thuyết trình trước đám đông.

- Trình bày được những yếu tố tạo nên sự hợp tác có hiệu quả và những yếu tố hạn chế sự hợp tác có hiệu quả .

- Vận dụng được kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, hợp tác trong cuộc sống. 

- Có thái độ thiện chí, hợp tác với mọi người trong công việc và cuộc sống.

 

75. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và  đàm phán, thương lượng

 

- Xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc biết giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, biết đàm phán, thương lượng.

- Nêu lên được các bước để giải quyết mẫu thuẫn, xung đột.

- Xác định được các phương án tối ưu khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bên.

- Chỉ ra được những yếu tố giúp cho đàm phán, thương lượng có hiệu quả.

- Vận dụng được kĩ năng đàm phán, thương lượng trong các mối quan hệ để giải quyết vấn đề một cách tích cực.

- Biết thỏa hiệp khi cần thiết.

- Có tinh thần cảm thông, chia sẻ với người xung quanh.

 

76. Kĩ năng kiên định, từ chối

 

- Xác định được sự cần thiết của kĩ năng kiên định, từ chối trong các tình huống của cuộc sống.

-  Chỉ ra được thế nào là kĩ năng kiên định, từ chối.

- Biết cách thực hiện kĩ năng kiên định, từ chối trong những tình huống cần thiết.

- Có thái độ làm chủ bản thân, kiên định, từ chối trước những cám dỗ của cuộc sống, nhưng không bảo thủ cứng nhắc.

 

77. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

- Chỉ ra được thế nào là sự hỗ trợ tốt.

- Trình bày được lợi ích của việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- Biết các địa chỉ tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- Biết cách ứng xử phù hợp trong trường hợp gặp khó khăn khi tìm sự giúp đỡ.

- Coi trọng việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ  khi gặp khó khăn

 

 

III.  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào Chương trình này, các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kỳ chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự. 

Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong khoảng 450 tiết (150 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục văn hóa – xã hộicần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn. Đồng thời phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập (bận sản xuất kiếm sống, gia đình, con cái, không có nhiều thời gian, khó tập trung chú ý, suy nghĩ trước các nội dung học tập.

Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao, dễ tự ái khi bị xúc phạm. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi hướng dẫn người lớn học là cần phải tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ.

Người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống,  trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Cho nên, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt.

Người lớn luôn đối chiếu, so sánh  những điều học được với hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình, chỉ chấp nhận thay đổi khi họ tự nhận thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong quan niệm, thói quen, phong tục, tập quán hiện tại. Vì vậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý tới vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình. Qua đó, giáo viên, các học viên khác và bản thân người lớn mới có thể biết, có thể  góp ý, bổ sung, điều chỉnh.

Khi hướng dẫn người lớn học cần chú ý liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề  trong Chương trình giáo dục văn hóa- xã hội, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Vai trò giáo viên/hướng dẫn viên khi hướng dẫn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên.

Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội, khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm săm vai đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về văn hóa – xã hội, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm với các chủ đề văn hóa – xã hội,…

3. Phương tiện dạy học

Một số phương tiện thường được sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội bao gồm: 

- Phương tiện in ấn: tranh kĩ thuật, áp phích, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ; truyện tranh; tư liệu ảnh; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp.

- Phương tiện nghe, nhìn: băng hình, đĩa hình, băng cat-set, các chương tình truyền thanh, truyền hình; các bộ sưu tập của học viên; các thí nghiệm.

4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên về các nội dung, chủ đề giáo dục văn hoá - xã hội nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức nếu thấy cần thiết, nhằm giúp giáo viên, hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn hoặc bổ sung, hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.

Đánh giá kết quả học tập của học viên người lớn không chỉ nhằm mục đích kiếm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống của họ, việc thay đổi thái độ, hành vi của họ trong cuộc sống.

Kết quả học tập của học viên không chỉ do giáo viên/hướng dẫn viên đánh giá, mà chủ yếu khuyến khích người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được thực hiện qua phiếu trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch hành động, qua kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ,...

5. Vận dụng chương trình theo vùng, miền, đối tượng học viên

Chương trình bao gồm những nội dung chung nhất mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết, không phân biệt độ tuổi, trình độ, giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế, địa bàn sinh sống nông thôn hay thành phố, đồng bằng hay miền núi. Trên cơ sở đó các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho địa phương mình phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 26 /2010/TT-BGDĐT

Ngày 27  tháng 10  năm 2010  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học tăng cường, cập nhật, bổ sung kiến thức về môi trường và những kĩ năng cần thiết để tham gia bảo vệ môi trường gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững.

1. Về kiến thức

- Cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về môi trường và bảo vệ môi trường giúp người học nhận biết được tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển bền vững; quan hệ  giữa môi trường địa phương, môi trường quốc gia với môi trường toàn cầu,...

- Tạo điều kiện để người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kinh nghiệm, hiểu biết trước đây của mình về môi trường và bảo vệ môi trường.

2. Về kĩ năng

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng cần thiết để sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đối xử thân thiện với môi trường để có thể tham gia một cách hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường trong đời sống và sản xuất của bản thân, gia đình, cộng đồng.

3. Về thái độ

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển ở người học:

- Thái độ trân trọng giá trị của môi trường;

- Ý thức được trách nhiệm, thực hiện bảo vệ môi trường trong đời sống và sản xuất của bản thân, cộng đồng và quốc gia;

- Thái độ phê phán đối với những người, với những hiện tượng, hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên

nhiên;

-  Lòng tự tin về bản thân, về khả năng có thể tham gia một cách hiệu quả vào bảo vệ môi trường;

- Ý thức tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học về bảo vệ môi trường.   

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH     

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường bao gồm 3 phần. Mỗi phần có những  nội dung, kiến thức kĩ năng và yêu cầu thái độ chủ yếu sau:

 

Nội dung

Mức độ cần đạt

Ghi chú

Phần 1.  Một số vấn đề chung về môi trường và bảo vệ môi trường

  1.1. Khái niệm và chức năng của môi trường

1. Môi trường và  cuộc  sống

- Nêu  được thế nào là môi trường và các thành phần cơ bản của môi trường.

  - Chỉ ra được vai trò và chức năng của môi trường đốivới con người.

  - Phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và môi trường.

 - Liên hệ được thực tế tác động của con người tới môi trường và ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm môi trường tới con người ở cộng đồng.

 - Biết tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được vai trò của môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường.

 - Hưởng ứng các hành động bảo vệ môi trường và phản đối với những hành vi phá hoại môi trường.

 

 

 

- Bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí,…hay những yếu tố do con người tạo ra: nhà ở, công trình xây dựng,…

- Sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển

- Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi ở, nơi chứa đựng chất thải; cung cấp thông tin cho con người.

- Nếu con người bảo vệ và phát triển môi trường thì sẽ được nhận những gì tốt đẹp do môi trường đem lại; ngược lại, nếu con người phá hủy môi trường thì sẽ bị những phản ứng tiêu cực từ môi trường.

 

2. Cân bằng sinh thái

- Nêu được khái niệm cân bằng sinh thái và biểu hiện của

cân bằng sinh thái.

- Gọi tên  các nhân tố trong hệ sinh thái

- Vô sinh và hữu sinh (có thể đưa thêm con người là nhân tố đặc biệt trong hệ sinh thái).

  - Nêu được ví dụ về cân bằng sinh thái.

  - Giải thích được lí do cần phải giữ cân bằng sinh thái.

  - Nhận biết được con người là một phần của hệ sinh thái.

  - Trình bày được sự cần thiết phải sống hài hòa với thiên nhiên và các sinh vật khác trong hệ sinh thái.

  - Phân tích  thực trạng, nguyên nhân phá, hậu quả của phá vỡ cân bằng sinh thái ở địa phương.

  - Xác định được các biện pháp và hoạt động cụ thể để bảo vệ cân bằng sinh thái ở địa phương.

  - Không phá rừng, săn bắn động vật hoang dã, không làm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

  - Tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được vai trò của cân bằng sinh thái và có ý thức bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

  - Có ý thức quan tâm và bảo vệ cân bằng sinh thái.

   Biết phê phán những hành động làm phá vỡ sự cân bằng sinh thái.Và hưởng ứng các hành vi sống hài hoà với thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực vật lấy dinh dưỡng từ đất, cây phát triển một phần làm thức ăn cho động vật ăn thực vật và một phần rơi rụng trả lại màu cho đất. Động vật ăn thực vật để phát triển, phân, xác động vật và lá, cành của cây cối rơi rụng được vi sinh vật phân hủy để trả lại màu mỡ cho đất.

- Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ sinh thái là có hạn. Nếu một thành phần nào trong hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không thể khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng và suy thoái.

- Mọi sinh vật sống trên Trái Đất, kể cả con người là một nhóm nhân tố trong hệ sinh thái.

- Nếu con người tác động làm thay đổi các nhân tố sinh thái, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật, từ đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chính con người.

 

1.2 Tác động của con người tới môi trường

 

3. Môi trường và phát triển bền vững

  - Nêu được đặc điểm của phát triển bền vững.

  - Phân tích được quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững và liên hệ thực tế  địa phương.

  - Xác định được những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững ở địa phương

  - Xác định được trách nhiệm của người dân đối với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

  - Biết phê phán những hành động phá hoại môi trường.

- Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa, cân đối của kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế hệ trước không làm tổn hại tới sự tồn tại và phát triển của các thế hệ tương lai.

- Bảo vệ và phát triển môi trường để có nguồn tài nguyên cho sự tồn tại và phát triển các thế hệ hiện tại và tương lai; kinh tế phát triển sẽ có cơ sở vật chất để bảo vệ môi trường.

- Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội (dân số, văn hóa, giáo dục,…) với môi trường.

4. Dân số và môi trường

- Phân tích được sự tác động của tăng dân số đến môi trường.

-   - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và môi trường ở

địa phương.

- Biết được chính sách dân số của Nhà nước.

- Tuyên truyền được cho  cộng đồng về tác động của tăng dân số đối với môi trường, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để

bảo vệ môi trường.

- Có thái độ không đồng tình với những gia đình sinh đẻ

không có kế hoạch.

 - Dân số tăng sẽ dẫn đến tăng nhu cầu đối với tài nguyên thiên nhiên. Dân số quá đông sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

 

 

 

 

5. Đô thị hóa và môi trường

- Nêu được những tác động tích cực đến cuộc sống của

người dân khi được sống ở khu đô thị.

- Chỉ ra  những tác động đối với môi trường khi phát triển

đô thị không theo quy hoạch.

- Nêu lên được quá trình  đô thị hóa tác động tới môi trường

ở địa phương.

- Có ý kiến về quy hoạch phát triển đô thị ở địa phươn

dưới góc độ bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được sự cần thiết

của đô thị hóa nhưng phải bảo vệ môi trường.

- Không đồng tình với hiện tượng đô thị hóa nhưng không

bảo vệ môi trường.

- Tác động đến kinh tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục,…

- Phát triển đô thị nhưng thiếu cơ sở  hạ tầng, Phát triển khu công nghiệp không theo quy hoạch sẽ tác động xấu đến môi trường như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, rác thải,…

 - Ví dụ: xây dựng nhà, khu thương mại, công nghiệp,… không xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc phá rừng, lấp đất ngập nước để xây dựng,…

6. Công nghiệp hóa và môi trường

 

 

 

 

 

 

  - Nêu được những yếu tố tích cực của công nghiệp hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nêu được mối quan hệ giữa sự phát triển công nghiệp và

bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được sự cần thiết

của công nghiệp hóa  và  bảo bảo vệ môi trường.

- Phê phán việc phát triển công nghiệp mà không bảo vệ môi trường.

- Tạo năng suất lao động cao, tăng thu nhập, cơ hội việc làm,…

- Ví dụ:  không xả nước thải độc hại ra sông, không  làm ô nhiễm nước, không khí,…

 

 

 

 

7. Giao thông và môi trường

- Nêu lên được những tác động của phương tiện  giao thông

tới môi trường.

 - Nêu lên được những biện pháp cơ bản để hạn chế ô nhiễm môi trường do giao thông.

-  Biết vận động được  mọi người sử dụng các phương tiện

giao thông thân thiện với môi trường.

- Thực hiện quy định pháp luật về sử dụng các phương tiện

giao thông không gây ô nhiễm môi trường.  

 

 

- Nếu phát triển giao thông không quy hoạch, quá nhiều phương tiện giao thông sẽ gây ô nhiễm môi trường.

- Đi bộ, đi xe đạp khi có thể; sử dụng giao thông công cộng.

- Dùng nhiên liệu thân thiện với môi trường.

 8. Du canh, di cư tự do và vấn đề môi trường

 

- Phân tích được những tác động của du canh và di cư tự do

tới môi trường.

- Nhận biết được chính sách cơ bản của Nhà nước về định

canh, định cư và bảo vệ môi trường.

  - Tuyên truyền mọi người về tác hại của du canh, di cư tự do tới môi trường.

- Hưởng ứng chính sách của Nhà nước đối với định canh,

định cư.

- Phá rừng đầu nguồn để lấy gỗ làm nhà, lấy đất trồng trọt, xây dựng dẫn đến lũ lụt; xói mòn đất và thoái hóa đất,...

  9. Du lịch và vấn đề môi trường

 

  - Nêu  được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế..

  - Chỉ ra được một số yếu tố của phát triển du lịch tác động   tới môi trường.

  - Nhận biết được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi phát triển du lịch.

  - Có ý thức  tuyên truyền và nhắc nhở mọi người  bảo vệ môi trường du lịch.

-

 

 

10. Tác động của Toàn cầu hoá và hội nhập kinh quốc tế đến môi trường

 

 

 

 

  - Nêu lên được những biểu hiện cơ bản của toàn cầu hoá.

  - Chỉ ra được những tác động tích cực và tiêu cực đối với môi trường trong bối cảnh toàn cầu hoá của Việt Nam.

  - Đề xuất được những biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hoá.

  - Tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa.

 - Không đồng tình với những hành động vì lợi ích kinh tế mà không bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

- Sự tự do hoá thương mại, vốn, dịch vụ và công nghệ; tăng mức độ cạnh tranh; tăng tư nhân hoá; đổi mới công nghệ nhanh chóng và phổ biến.

- Ví dụ: do tăng tính cạnh tranh và tư nhân hoá kinh tế, con người có thể vì lợi ích trước mắt mà khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi công nghệ được đổi mới sẽ được áp dụng vào bảo vệ và phát triển môi trường.

  1.3. Quan điểm, chính sách bảo vệ môi trường

11. Một số Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường

  - Kể tên được một số Công ước quốc tế và ý nghĩa của chúng liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia.

  - Thực hiện tinh thần của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và sản xuất của mỗi người.

  - Tuyên truyền được cho cộng đồng nhận biết được tinh thần cơ bản của một số Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Công ước về khí hậu. Nghị định thư Kyoto, Chương trình nghị sự 21, thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững,…

- Hạn chế phát thải khí CO, NO,... gây tăng nhiệt độ Trái Đất,...

- Có thể kể lại tên/nội dung cơ bản của một số Công ước để mọi người biết cộng đồng quốc tế đã và đang thực hiện những chương trình hành động cơ bản nào để bảo vệ môi trường.

12. Chủ trương, chính sách của Việt Nam về vấn đề môi trường, Luật bảo vệ môi trường

  - Nêu được những chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về bảo vệ môi trường.

  - nêu việc thực hiện chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường.

  -  Biết thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

  -  Biết tuyên truyền để cộng đồng nhận biết được một số chủ trương chính sách pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

  - Có thái độ phê phán những hành động không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết 41 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 29 của Ban bí thư, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng  đến năm 2010, chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường,...

- Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; tạo lập công bằng và bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,..); phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; thưởng, phạt nghiêm minh,...

- Có thể kể lại tên/nội dung cơ bản của một số chủ trương, chính sách để mọi người biết  quan điểm cơ bản của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

- Những hành động không được làm, việc xử phạt và khen thưởng đối với hành động phá hoại hoặc bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 1.4. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường

 13. Vai trò làm chủ của cộng đồng và mỗi người dân trong bảo vệ môi trường

 

  - Giải thích được vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

  - Tham gia cùng cộng đồng xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường.

  - Biết thu thập được thông tin, phát hiện những vấn đề  gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.

  - Có ý thức tuyên truyền cho mọi người tham gia bảo vệ môi trường cộng đồng.

- Dân biết, dân bàn, dân giám sát, kiểm tra những kế hoạch, hoạt động liên quan đến môi trường của cộng đồng.

- Quản lý nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải,  quản lý đất, rừng,..

Ví dụ: Các nội dung và biện pháp thu gom, xử lý rác thải, xây dựng bể biogas,...

 14. Bảo vệ môi trường trong các hoạt động sinh hoạt chung của cộng đồng

 

  - Nâng cao nhận thức về giá trị của môi trường đối với cuộc sống.

  - Tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường khi tổ chức các hoạt động tập thể  của cộng đồng.

  - Thực hiện các hành động bảo vệ môi trường khi tổ chức và tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng.

 - Có ý thức thực hiện và tuyên truyền cho cộng đồng bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động tập thể.

  - Có thái độ phê phán những hành động phá hoại môi trường khi tham gia hoạt động tập thể.

- Những hoạt động tập thể như lễ hội đón năm mới, hội mùa, hội săn bắn, cúng lễ, …

- Môi trường cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm, các giá trị văn hóa, giải trí,.. cho con người.

- Không săn bắn, buôn bán, giết thịt động vật quý hiếm; không khai thác, chặt phá bừa bãi hay buôn bán những thực vật qúy  hiếm.

- Giữ vệ sinh môi trường khi tổ chức và tham gia lễ hội.

15. Hương ước làng, xã với bảo vệ môi trường

  - Nêu được vai trò của hương ước  trong bảo vệ môi trường địa phương.

  - Nêu một số ví dụ về bảo vệ môi trường trong hương ước   địa phương.

  - Thực hiện hương ước của cộng đồng trong bảo vệ môi trường địa phương…

  - Không đồng tình, phê phán những hành động vi phạm hương ước của cộng đồng trong bảo vệ môi trường địa phương.

 

 

 

- Những quy định của mỗi cộng đồng về việc xử phạt khi chặt cây, săn bắn các con vật nhỏ, quý hiếm,…

 16. Các phong tục tập quán của cộng đồng với việc bảo vệ môi trường

  - Liệt kê được những phong tục tập quán của cộng đồng có tác dụng bảo vệ môi trường.

  - Xác định được nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường trong các phong tục tập quán của cộng đồng.

  - Xác định được lợi ích của việc duy trì những phong tục tập quán của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

  - Tuyên truyền  được cộng đồng biết tôn trọng phong tục tập quán của địa phương về bảo vệ môi trường.

  - Phê phán những hành động phá bỏ phong tục tập quán có giá trị bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ các cây, con được coi là vật thiêng. Các khu rừng “ma” không khai thác,  kiêng săn bắn,…

Phần 2. Những vấn đề môi trường và tài nguyên Việt Nam

 2.1. Tình hình chung

17. Những thách thức  đối với  môi trường  Việt Nam hiện nay

 

 

 

 

  - Nêu lên được thực trạng và nguyên nhân của những vấn đề môi trường của Việt Nam.

  - Nhận biết được những giải pháp cơ bản để bảo vệ môi trường Việt Nam.

  - Trình bày được  tình hình môi trường ở địa phương.

  - Tuyên truyền được cho cộng đồng hiểu được những thách thức đối với môi trường Việt Nam hiện nay.

  - Biết quan tâm đến những vấn đề môi trường đang diễn ra.

- Sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên. 

Liên hệ khái quát các vấn đề môi trường ở địa phương như: rừng, đất, nước,…

 

18. Những vấn đề bức xúc của môi trường nông thôn

  - Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với những vấn đề môi trường nông thôn hiện nay.

  - Xác định trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường nông thôn.

  - Tuyên truyền được cho cộng đồng nhận biết được những vấn đề bức xúc của môi trường nông thôn hiện nay.

  - Không đồng tình với những hành động không bảo vệ môi trường  ở  địa phương.

- Suy giảm diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường đất, nước, chất thải rắn, rác thải làng nghề, vệ sinh môi trường,…

19. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

  - Nêu lên được đặc điểm cơ bản của biến đổi khí hậu.

  - Chỉ ra được những biểu hiện cơ bản của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

  - Xác định được những nguyên nhân chủ yếu làm biến đổi khí hậu.

  - Trình bày được tác động cơ bản của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

- Liệt kê được những chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

  - Xác định trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc hạn chế làm biến đổi khí hậu và thích ứng với hoàn cảnh do biến đổi khí hậu gây ra.

  - Không thực hiện những hành động làm gia tăng biến đổi khí hậu.

  - Tuyên truyền mọi người ở gia đình và cộng đồng cùng thực hiện những hành động làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

 

- Có thể liên hệ và tham khảo các nội dung ở chuyên đề  biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Nội hàm cơ bản của biến đổi khí hậu: là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí hậu theo một xu thế nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: ấm lên, lạnh đi,…Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới biến đổi khí hậu.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,10 C, xu thế lượng mưa thay đổi, quỹ đạo bão thay đổi, lũ lớn xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán, mực nước biển dâng. 

- Chủ yếu do hoạt động của con người: sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất, giao thông, tiêu dùng làm thải ra các khí CO2, CFCs, CH4,..; chặt phá rừng,.. khiến cho Trái Đất ấm lên.

- Nước biển dâng làm mất đất sinh sống, nghèo đói, sức khỏe,..

- Tháng 2/2007 Ngân hàng thế giới dự báo: Việt Nam là 1 trong 2 nước đang phát triển bị tác động tồi tệ nhất nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 10 C và mức nước biển dâng cao 1 mét. Khi đó, khoảng 11 triệu người ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu tác động, ảnh hưởng đến 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 29% diện tích đất ngập nước, 7% diện tích đất nông nghiệp, 11% đô thị.

- Tham gia các Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu; xây dựng và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến lược giảm nhẹ và thích ứng.

- Trong sử dụng năng lượng, nước, chất thải, giao thông, thực phẩm, không chặt phá rừng, trồng nhiều cây xanh,…

 

2.2. Môi trường và tài nguyên Việt Nam

  Rừng

20. Rừng và cuộc sống

  - Trình bày được vai trò tác dụng của các loại rừng (rừng phòng hộ đầu nguồn/rừng phòng hộ ven biển/rừng ngập mặn/rừng sản xuất) đối với cuộc sống con người.

  - Nêu lên được vai trò của cây xanh đối với cuộc sống con người.

  - Trình bày được thực trạng của rừng Việt Nam.

  - Nêu lên được nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng.

  - Liên hệ vai trò, thực trạng của rừng và cây xanh ở địa phương đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư.

  - Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng nhận biết được vai trò của rừng và cây xanh.

  - Phản đối các hành vi phá hoại rừng và cây xanh.

- Tập trung vào phân tích những loại rừng có ở địa phương như: rừng phòng hộ đầu nguồn/ rừng phòng hộ ven biển/ rừng ngập mặn/rừng sản xuất.

 

- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân làm cho diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm và suy thoái.

21. Bảo vệ và phát triển rừng

 - Trình bày được thực trạng, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng. Liên hệ tình hình thực tế địa phương..

 - Nhận biết được một số qui định pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

 - Phân tích được vai trò của người dân và cộng đồng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.

-  Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện việc  bảo vệ và phát triển rừng , cây xanh..

 

 

- Một số chính sách, điều luật bảo vệ rừng trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2005.

- Liên hệ chính sách bảo vệ và phát triển rừng với chính sách xoá đói, giảm nghèo của địa phương.

  2.3. Đất

 22. Bảo vệ tài  nguyên đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  - Nêu lên được giá trị của  đất đối với cuộc sống con người

 - Phân tích được thực trạng sử dụng tài nguyên đất.

 - Phân tích được tầm quan trọng  và nêu biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất.

  - Trình bày được kĩ thuật của một số biện pháp bảo vệ đất thường sử dụng tại địa phương.

 - Vận dụng được những biện pháp đã học để bảo vệ đất tại địa phương.

 - Nhận biết được một số quy định pháp luật về tài nguyên đất.

 - Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng bền vững tài nguyên đất.

 - Tuyên truyền được cho cộng đồng sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất.

- Đối với con người và môi trường.

- Đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản.

- Đất là nguồn tài nguyên quý giá và hữu hạn, nó có vai trò sống còn đối với sự sống của con người và các sinh vật khác.

- Sử dụng đất đúng mục đích, khai thác đi đôi với tái phục hồi, ...

Ví dụ: trồng xen canh; bón phân chuồng, phân hữu cơ; trồng cây chống xói mòn, rửa trôi đất …

 

 

 23. Suy thoái và ô nhiễm đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  - Nêu  được hiện tượng suy thoái và ô nhiễm đất ở Việt Nam.

  - Giải thích được nguyên nhân, hậu quả  của ô nhiễm và suy thoái đất.

   - Xác định được các giải pháp phòng chống ô nhiễm và suy thoái đất.

  - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lí thoái hóa đất.

 - Xác định trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên đất.

 - Tuyên truyền được cho cộng đồng thực hiện bảo vệ tài nguyên đất.

 - Nhận biết được một số qui định pháp luật về chống suy thoái và ô nhiễm.

 

Xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm,  hoang mạc hóa,…

Chủ yếu do hoạt động của con người như: khai thác khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, phá rừng, canh tác không bền vững,...

Giảm năng suất, chất lượng lương thực,  nông phẩm không an toàn, nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học

Gắn việc sử dụng đất với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất; sản xuất nông nghiệp bền vững; bảo vệ rừng ,...

Tùy nhu cầu của từng địa phương để tập trung hơn vào các vấn đề như: đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang mạc hóa, ô nhiễm đất, ...

 24. Đất ngập nước

và sử dụng bền vững đất ngập nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nêu các loại  đất ngập nước và trình bày  một số đặc điểm của các dạng đất ngập nước ở Việt Nam.

 - Trình bày được tầm quan trọng của vùng đất ngập nước đối với hệ sinh thái.

 - Phân tích được một số nguyên nhân làm suy thoái, biến mất của các vùng đất ngập nước.

 - Đề xuất được một số biện pháp  bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi đất ngập nước.

 - Thực hiện được một số biện pháp để khai thác hợp lí và tái tạo nguồn lợi đảm bảo sự bền vững của vùng đất ngập nước.

  - Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước.

  - Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước.

Đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển.

+ Đất ngập nước nội địa có mặt ở cả 3 miền và các vùng sinh thái, đa dạng về kiểu loại, hình thái, tài nguyên, chức năng và giá trị đa dạng sinh học, như: châu thổ ngập nước thường xuyên; sông suối chảy thường xuyên, tạm thời; đầm nuôi trồng thủy sản.

+ Đất ngập nước ven biển gồm đất ngập nước cửa sông, bãi triều, đầm phá và vùng nước biển có độ sâu 6 m khi triều kiệt, ví dụ như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển,...

-  Vai trò đối với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, lọc nước thải, điều hoà dòng chảy, điều hoà khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch, ...

 2.4. Nước

25. Nước và cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 -  Phân tích được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống. 

 - Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái tài nguyên nước. Liên hệ thực tế địa phương.

- Trình bày được một số giải pháp cơ bản để bảo vệ tài nguyên nước.

- Kể được một số quy  định pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.

- Trình bày được những biện pháp ngăn ngừa gây ô nhiễm nước.

- Trinh bày được những biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt.

- Xác định được vai trò, trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ tài nguyên nước.

 

- Chỉ ra được thực trạng vê nguồn nước của Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề:

 + Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và trong sản xuất ngày càng tăng;

 + Tình trạng thiếu nước vào mùa cạn, thừa nước mùa mưa, ngập lụt;...

 +Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước mặt đang xảy ra ở các khu đô thị và các tỉnh đồng bằng...

 - Các giải pháp bảo vệ nguồn nước, liên hệ với thực tế ở địa phương (trong đó chú trọng vào vai trò, trách nhiệm của người dân và vấn đề thực thi pháp luật...).

26. Một số cách xử lí nước  sinh hoạt

- Phân tích được tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.

- Nhận biết được của nước sạch, nước nhiễm bẩn, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Thực hiện được một số cách xử lí nước (nhiễm bẩn, nhiễm mặn, nhiễm phèn) đơn giản để có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

- Tuyên truyền, phổ biến để mọi người trong gia đình và cộng đồng có thể thực hiện một số cách xử lí nước sinh hoạt.

 

 

 

 

- Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam

- Nhận biết nước sạch bằng cảm quan chỉ là cách sơ khai, chưa thể khẳng định được hoàn toàn là nước sạch.

- Một số cách lọc nước nhiễm bẩn, nhiễm asen như: dùng phèn, dùng bể lọc cát, sử dụng hạt lọc nước DS,…

27. Nước thải trong sản xuất làng nghề

 

 

 

 

 

- Trình bày được thực trạng nước thải ở các làng nghề.

- Phân tích được tác hại của nước thải làng nghề đối với môi trường.

- Nêu lên được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường do nước thải làng nghề gây nên.

- Thực hiện được một số cách xử lí và hạn chế nước thải gây ô nhiễm ở làng nghề.

- Tích cực tham gia và vận động mọi người cùng phòng chống ô nhiễm nước làng nghề.

 

 

- Nước thải làng nghề gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí.

 

 

 

 

 

28. Sử dụng nước mưa

- Phân tích được lợi ích của nước mưa đối với cuộc sống con người.

- Biết cách xây dựng được hệ thống thu gom, lưu trữ nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình.

- Biết cách sử dụng nước mưa không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Phổ biến được cho cộng đồng  biết cách sử dụng nước mưa.

- Ý thức được  sử dụng nước mưa trong sinh hoạt.

 

 

- Học viên biết và có thể vận dụng một số cách thu gom, xử lí và sử dụng nước mưa hiệu quả.

 - Nước mưa không bị ô nhiễm.

 2.5. Biển

29. Biển và cuộc sống

 

 

 

 

 

 

- Trình bày được vai trò của biển đối với cuộc sống.

- Nêu lên được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.

- Nêu lên được những giải pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.

- Kể được một số quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường biển.

- Thực hiện bảo vệ môi trường biển.

 - Có thái độ  phê phán các hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển.

 

 

- Các nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến tài nguyên biển như: khai thác; ô nhiễm do con người; chất thải; biến đổi khí hậu,…

- Không xả chất thải, rác, làm tràn dầu,… ra biển; không đánh bắt sinh vật biển bằng mìn, xung điện,…

 

30. Ða dạng sinh học biển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu được khái niệm đa dạng sinh học.

- Nêu lên được các loại đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả suy giảm đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Nêu lên được những giải pháp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Nêu lên được một số qui định pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Nêu lên được một số điều luật bảo toàn và phát triển đa dạng sinh học biển trong Luật đa dạng sinh học 2009.

- Không đánh bắt, ăn thịt những loài sinh vật biển quí hiếm, khai thác bền vững ,...

 

 

 

  2.6.  Đa dạng sinh học

31. Đa dạng sinh học và cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu lên được đặc điểm của đa dạng sinh học.

- Trình bày được giá trị  đa dạng sinh học đối với cuộc sống.

- Nêu lên được thực trạng đa dạng sinh học của Việt Nam.

- Chỉ ra được một số nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học.

- Kể được một số quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

- Xác định được trách nhiệm của người dân cộng đồng đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học.

- Bảo vệ  nguồn đa dạng sinh học của Việt Nam và tại địa phương.

- Không đồng tình với những hành động làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái.

- Những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học như: Săn bắn, tiêu thụ, buôn bán; mất nơi cư trú; nhập các loài ngoại lai; thực thi pháp luật,...

- Quan tâm đến thực trạng và công tác bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

32. Động, thực vật quý hiếm và nguy cơ tuyệt chủng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu lên được những loài động thực vật quý hiếm và nguy cơ tuyệt chủng.

- Chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của  việc  khai thác cạn kiệt  động, thực vật quý hiếm và đề xuất một số biện pháp bảo vệ.

- Kể được một số quy định của pháp luật về bảo vệ động, thực vật qúy hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Xác định trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Có ý thức tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Có ý thúc ngăn chặn những hành vi khai thác nguồn động, thực vật một cách quá mức.

 - Một số điều luật trong Luật đa dạng sinh học.

 - Không chặt phá, du nhập các nguồn thực vật ngoại lai có hại cho  bảo tồn nguồn gen thực vật, ...

- Không săn bắn, tiêu dùng (ăn thịt, sử dụng) sản phẩm làm từ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

 

 

 

 

  2.7.  Khoáng sản 

33.  Nguồn tài nguyên khoáng sản

 

- Phân tích được khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái tạo.

- Nêu lên được vai trò của tài nguyên khoáng sản.

-Kể ra được nguồn về tài nguyên khoáng sản có ở Việt Nam.

- Nhận biết được một số quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Biết cách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Tuyên truyền để cộng đồng thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Các nguồn khoáng sản như than, dầu,… khi khai thác sẽ mất đi, không thể tái sản sinh.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản một cách khôn ngoan và hợp lí.

 34. Khai thác khoáng sản với vấn đề môi trường

  

- Nêu lên được thực trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam,

- Nêu nguyên nhân hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch.

- Đề xuất được một số biện pháp ngăn chăn  việc khai thác cạn kiệt nguồn  tài nguyên khoáng sản.

- Kể được một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Biết cách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

-  Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng cùng tham gia bảo  vệ nguồn tài  khoáng sản.

 

 

- Ô nhiễm môi trường nước, không khí,...

 -  Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, khoa học, ...

  2.8. Năng lượng

35. Năng lượng với cuộc sống

- Kể tên được các dạng năng lượng cơ bản.

- Phân tích được được vai trò của năng lượng đối với cuộc sống.

- Trình bày được thực trạng khai thác và sử dụng năng lượng trong sản xuất và trong sinh hoạt.

- Nêu lên được biện pháp tiết kiệm trong sử dụng/tiêu thụ năng lượng.

- Kể một số quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên năng lượng.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên năng lượng.

- Thực hiện giảm thiểu năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt.

- Có ý thức tíết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt.

- Dạng tái tạo và vĩnh cửu, không tái tạo và vĩnh cửu, không tái tạo và có giới hạn, năng lượng điện.

- Hiện nay, các dạng năng lượng khai thác được chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt; còn sử dụng lãng phí, ...

 - Tiết kiệm năng lượng, sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm điện năng, năng lượng sạch,…

 

36. Sử dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

- Trình bày được lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch.

- Liệt kê được các loại năng lượng sạch.

- Trình bày được thực trạng, giải pháp sử dụng năng lượng sạch hiện nay.

- Nêu được lợi ích của năng lượng biogas và năng lượng mặt trời.

- Nhận biết được quy trình sản xuất năng lượng biogas.

- Sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất và sinh hoạt

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện sử dụng năng lượng sạch để bảo vệ môi trường.

-  Hưởng ứng việc sử dụng năng lượng sạch.

- Các loại năng lượng sạch và cách sử dụng như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước,…

- Giới thiệu qui trình xây dựng biogas,…

- Ngoài tiết kiệm năng lượng, biogas còn là giải pháp hữu hiệu để xử lí chất thải trong.

- Năng lượng mặt trời dễ khai thác ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng có hệ thống lưới điện quốc gia, thủy điện nhỏ, …

 2.9.  Không khí

37. Không khí và  cuộc  sống

- Nêu lên được không khí là gì?

- Trình bày được vai trò của không khí đối với sự sống.

 - Phát biểu được ô nhiễm không khí là gì?

 - Chỉ ra được các nguồn gây ô nhiễm không khí.

 - Phân tích được tác hại của không khí bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.

- Phát hiện được thực trạng môi trường không khí ở địa phương.

- Nhận biết được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

- Không có những hành động gây ô nhiễm không khí.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí.

- Tích cực tham gia và vận động mọi người bảo vệ môi trường không khí.

 

- Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21 khí ôxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,…).

- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho nó không sạch, có mùi khó chịu, bụi làm giảm tầm nhìn,...

- Giao thông, chất thải sản xuất công, nông nghiệp, sinh hoạt của người dân, tiếng ồn.

- Các dịch bệnh bị phát sinh và lây truyền qua không khí.

  - Sử dụng năng lượng sạch, không hút thuốc lá, sử dụng giao thông công cộng,…

 38. Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị/khu công nghiệp

- Trình bày được thực trạng môi trường không khí ở các khu đô thị/khu công nghiệp.

- Giải thích được nguyên nhân ngây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị/công nghiệp.

- Trình bày được một số giải pháp chống ô nhiễm nguồn không khí ở các khu đô thị/công nghiệp.

- Kể được một số qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở các khu đô thị.

- Xác định trách nhiệm của người dân trong việc hạn chế gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị/công nghiệp.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện chống ô nhiễm không khí tại các khu đô thị/ công nghiệp.

- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường không khí khu đô thị/công nghiệp.

- Phản đối các hoạt động gây ô nhiễm không khí khu đô thị/khu công nghiệp.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí khu đô thị/công nghiệp, các yếu tố làm ô nhiễm không khí (hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt,…), những ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng phương tiện giao thông công cộng,…

 39. Ô nhiễm không khí ở các làng nghề

- Trình bày được thực trạng môi trường không khí ở các làng nghề.

- Phân tích được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các làng nghề.

- Trình bày được một số giải pháp chống ô nhiễm không khí ở làng nghề.

- Nhận biết được những qui định của pháp luật về phòng chống và xử lí các hành vi gây ô nhiễm không khí làng nghề.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc phòng chống ô nhiễm không khí làng nghề.

- Không để chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện chống ô nhiễm không khí làng nghề.

 - Phản đối các hoạt động gây ô nhiễm không khí các làng nghề.

 

 

- Do các chất thải trong sản xuất làng nghề (lò gạch thủ công, không có hệ thông xử lí chất thải, ...)

- Đặc biết lưu ý các làng nghề thủ công như sản xuất bún, miến, giết mổ gia cầm, sơn mài, giấy, mây tre đan,…

 2.10. Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên

 40. Bảo  tồn  thiên nhiên

- Nêu được sự cần thiết của bảo tồn thiên nhiên với bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài sinh vật.

- Nêu lên được chức năng và lợi ích của hệ thống các khu bảo tồn.

- Phân tích được vai trò của khu dự trữ sinh quyển.

- Trình bày được các kĩ thuật bảo tồn.

- Kể tên được một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

- Nêu lên được quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

- Kể được một số quy định pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Biết cách góp ý vào quá trình quy hoạch vùng đệm.

- Giám sát việc quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Xác định được vai trò và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia vào quy hoạch và quản lí khu bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện bảo tồn thiên nhiên.

- Biết cách giữ gìn, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên khi đi tham quan, nghiên cứu.

- Không đồng tình, phản đối những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học và phá hoại các khu bảo tồn thiên nhiên.

 

 

 - Bảo tồn nguồn gen, bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái.

  - Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và quản lí khu bảo tồn thiên nhiên để vừa đảm bảo đời sống vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu khu bảo tồn.

 41. Mối quan hệ giữa văn hóa và bảo tồn thiên nhiên

- Nhận biết được quan hệ giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam và bảo tồn thiên nhiên.

- Liên hệ những nét đẹp của văn hóa tại địa phương có tác dụng bảo tồn thiên nhiên.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng hiểu được vai trò của văn hóa truyền thống và bảo tồn thiên nhiên.

- Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của văn hóa địa phương trong việc bảo tồn thiên nhiên.

- Hưởng ứng những truyền thống văn hóa địa phương trong bảo tồn thiên nhiên.

- Các cây, con vật thiêng của cộng đồng; các lễ hội;…

 

 

 42. Bảo vệ danh lam, thắng cảnh

 

- Nêu lên được vai trò của danh lam, thắng cảnh trong đời sống con người.

- Kể được một số quy định của pháp luật bảo vệ danh lam thắng cảnh. Biết quy định của nơi có danh lam, thắng cảnh.

- Xác định được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh.

- Thực hiện bảo vệ danh lam thắng cảnh khi đi tham quan du lịch, học tập, ...

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện bảo vệ danh lam thắng cảnh.

- Không đồng tình với những hành động làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh.

- Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng cổ, đẹp nổi tiếng.

- Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

 2.11 Chất thải và vệ sinh môi trường

 43. Chất thải và các nguồn phát thải

- Chỉ ra được các loại chất thải và nguồn gốc của chúng.

 - Phân tích được tác hại của xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- Chỉ ra được các giải pháp ngăn chặn tình trạng xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- Liên hệ thực tế chất thải tại địa phương.

- Kể được một số quy định của pháp luật về chống ô nhiễm chất thải.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm chất thải.

 - Biết cách xây dựng kế hoạch xử lý chất thải cụ thể tại gia đình, địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng không xả chất thải chưa xử lý ra môi trường.

- Không đồng tình với những hành động đổ chất thải bừa bãi ra môi trường.

- Có những cách phân loại như:  chất thải sản xuất, rác thải sinh hoạt; chất thải rắn; chất thải khí, lỏng; chất thải độc hại, ...

- Sản xuất, sinh hoạt, chữa bệnh, nhập khẩu từ nước ngoài,...

- Tác hại đối với môi trường, đối với sức  khỏe,…

 

44. Lợi và hại của sản phẩm bằng chất dẻo tổng hợp

- Nêu lên được ưu điểm và hạn chế  của các sản phẩm bằng chất dẻo tổng hợp.

- Phân tích được tác hại của việc sử dụng  quá nhiều túi ni lông trong sinh hoạt.

- Xác định được thực trạng, nguyên nhân và biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt tại cộng đồng.

- Thực hiện tái sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt.Sử dụng túi có thể phân hủy.

- Tuyên truyền cho cộng đồng nhận biết được lợi và hại của sản phẩm bằng chất dẻo tổng hợp và cùng hạn chế việc tái sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt.

- Bền, thuận tiện cho sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, y tế.

- Rất lâu bị phân huỷ (tới 200 năm) gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm đất, nếu đốt sẽ gây ô nhiễm không khí,...).

- Túi làm từ giấy, túi ni lông tự hủy.

 

45. Xử lí rác thải sinh hoạt tại nguồn

 

 

 

 

 

 

- Phân tích được tác dụng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

 - Mô tả được cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

- Trình bày 3 phương pháp xử lí rác thải sinh hoạt tại nguồn.

- Thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện xử lí rác thải sinh hoạt tại nguồn.

- Hưởng ứng việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

- Xử lí rác thải sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng

- Để riêng rác khó phân huỷ và có thể tái chế như đồ nhựa, túi ni lông, nhôm, rác có thể phân huỷ như rau, vỏ các lọai quả, ...

- Tái sử dụng, tái chế, hạn chế sử dụng.

46. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

 

- Phân tích được tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

- Chỉ ra được những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

- Liên hệ được việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống của gia đình và cộng đồng của mình.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

- Thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện giữ vệ sinh môi trường sống.

 

- Quét dọn nhà ở, xếp đặt ngăn nắp, gọn gàng; xây nhà tiêu, chuồng chăn nuôi xa nhà, giếng/bể nước sinh hoạt cách xa nơi chăn nuôi, nhà tiêu; không đại tiểu tiện bừa bãi,...

47. Thu gom và xử lí chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt

 

 

- Phân tích được tác dụng tích cực và tiêu cực của chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt.

- Liên hệ được thực tế thu gom và xử lí chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt tại địa phương.

- Đề xuất các biện pháp cụ thể để thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi và sinh hoạt tại địa phương.

- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi và sinh hoạt trong sản xuất.

- Xác định được trách nhiệm của người dân trong việc thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi và sinh hoạt.

- Tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện thu gom và xử lí chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt.

- Hưởng ứng việc xử lí, tận dụng chất thải chăn nuôi và sinh hoạt.

- Phê phán việc thải chất thải trực tiếp ra môi trường, việc phóng uế, chăn thả gia súc bừa bãi.

- Có thể sử dụng để làm phân bón và khí đốt. Tuy nhiên, nếu không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng bể khí biogas, không thải phân gia súc trực tiếp ra môi trường, ...

 

 

48. Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh

- Nêu lên được các nguyên tắc của nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Biết cách xây dựng một nhà tiêu hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

- Hình thành thói quen sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Tuyên truyền vận động mọi người xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Không đồng tình, phê phán việc xả phân, nước tiểu bừa bãi ra môi trường.

 

  Không gây ô nhiễm môi trường xung quanh như: đặt xa nhà ở; xa nguồn nước sinh hoạt,…

 1.12.  Thiên tai và sự cố môi trường

 49. Thiên tai

 

- Kể tên được những thiên tai thường xảy ra trong những năm gần đây.

- Nêu lên được những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Phân tích được những nguyên nhân và hậu quả cơ bản của thiên tai.

- Biết cách phòng ngừa để hạn chế tác hại của thiên tai.

- Nhận biết được một số biện pháp khắc phục hậu quả sau thiên tai.

- Vận dụng được một số biện pháp đơn giản để khắc phục hậu quả sau thiên tai.

- Phân tích được vai trò của người dân trong việc phòng ngừa thiên tai.

- Phê phán thái độ thờ ơ của những người không tích cực tham gia khắc phục hậu quả sau thiên tai.

- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia vào việc hạn chế thiệt hại và phòng ngừa thiên tai.

- Hợp tác trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai.

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác.

- Nguyên nhân cơ bản là do con người gây nên.

Hậu quả môi trường, hậu quả kinh tế - xã hội.

 - Cứu nạn, cứu hộ, phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

50. Sự cố môi trường

- Nêu được như thế nào là sự cố môi trường, biểu hiện cơ bản của sự cố môi trường.

- Nêu lên được những sự cố môi trường thường xảy ra.

 - Phân tích được những nguyên nhân và hậu quả cơ bản khi sự cố môi trường xảy ra.

 - Biết cách phòng ngừa để hạn chế tác hại của sự cố môi trường.

- Nhận biết được một số biện pháp khắc phục hậu quả sau khi xảy ra sự cố môi trường.

- Thực hiện được một số biện pháp đơn giản để khắc phục hậu quả sau khi xảy ra sự cố môi trường.

- Nhận biết được một số quy định của pháp luật về sự cố môi trường.

- Xác định được vai trò của người dân trong việc phòng ngừa sự cố môi trường.

- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia vào việc hạn chế thiệt hại và phòng ngừa sự cố môi trường.

- Hợp tác trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả của sự cố môi trường.

- Tích cực tham gia khắc phục hậu quả sau khi xảy ra sự cố môi trường.

- Phản đối những hành động làm gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu.

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

- Nguyên nhân chủ yếu là do con người gây nên.

- Hậu quả về môi trường, hậu quả kinh tế xã hội đối với phát triển bền vững.

  Phần 3. Một số vấn đề môi trường thế giới hiện nay

51. Một số vấn đề  bức xúc của môi trường thế giới hiện nay

 

- Nêu lên được những vấn đề môi trường bức xúc toàn cầu hiện nay.

- Chỉ ra được những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó.

- Trình bày được hậu quả của những vấn đề nêu trên tới chất lượng cuộc sống.

- Đề xuất được một số biện pháp cụ thể để cải thiện những vấn đề môi trường thế giới hiện nay.

- Thực hiện những hành động cụ thể trong cuộc sống nhằm góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.

- Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng nhận biết được một số vấn đề bức xúc của môi trường toàn cầu hiện nay.

-  - Xác định được vai trò của cá nhân đối với việc tham gia bảo vệ môi trường toàn cầu.

 

- Biến đổi khí hậu, sự ấm lên của Trái Đất, ô nhiễm môi trường lan rộng, suy giảm đa dạng sinh học, thiên tai ngày càng nhiều,...

 - Có thể kể lại một số vấn đề bức xúc của môi trường toàn cầu để mọi người nhận biết được những gì đang diễn ra đối với môi trường.

52. Biến đổi khí hậu toàn cầu 

 

  -  Nêu lên được những biểu hiện của biến đổi khí hậu.

  - Chỉ ra được những hậu quả, nguyên nhân chủ yếu làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

  -  Mô tả được thế nào là hiệu ứng nhà kính.

  - Nhận biết được nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.

  - Nêu lên được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới cuộc sống và môi trường.

- Xác định trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Không thực hiện những hành động làm gia tăng biến đổi

khí hậu.

- Tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện những hành động làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

- Không đồng tình, phản đối những hành động làm gia tăng sự biến đổi khí hậu.

- Tương tự tác dụng nhà kính để trồng cây mùa đông băng giá: Bức xạ nhiệt của mặt trời xuyên qua nhà kính và bức xạ  nhiệt của Trái Đất đều được giữ lại trong nhà kính, khiến không khí trong nhà kính nóng lên.

- Sản xuất và tiêu dùng thải khí CO2, CFCs, CH4 ,...Các khí này chiếm tỷ lệ ít ỏi trong khí quyển sẽ hấp thụ bức xạ hồng ngoại phát ra từ bề mặt Trái Đất, đồng thời phản xạ, phát xạ một phần trở lại Trái Đất. Các khí nói trên được thải ra nhiều khi đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng phương tiện giao thông có động cơ, tủ lạnh, máy điều hòa. Chặt phá rừng làm mất tác dụng điều hòa khí hậu của rừng,...

- Trái Đất nóng lên  làm tan băng ở hai Cực và các đỉnh núi cao dẫn đến mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường và khó dự báo hơn (ví dụ: bão, lũ,... tăng số lượng, cấp độ và tác hại;...).

- Chủ yếu do hoạt động  của con người: sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất và tiêu dùng;...làm tăng việc thải các khí nhà kính; phá rừng,...

- Nước biển dâng làm mất đất sinh sống, nghèo đói, sức khỏe;...

- Không chặt phá rừng, trồng nhiều cây xanh, sử dụng năng lượng thải ít khí nhà kính.

- Sử dụng các sản phẩm như ô tô, tủ lạnh, máy điều hòa;… thân thiện môi trường.

 53. Mưa axit

 

 - Nhận biết đặc điểm cơ bản của mưa axit, quá trình hình thành và tác hại của mưa axit. Liên hệ tình hình mưa axit ở

Việt Nam.

- Trình bày được một số biện pháp ngăn chặn và hạn chế tác hại của mưa axit.

  - Biết cách hạn chế tác hại của mưa axit đối với con người và cây trồng.

  - Có ý thức sử dụng các loại nhiên liệu góp phần hạn chế khí thải gây ra mưa axit.

- Là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới 5.6 (độ pH chỉ tính chất axit hoặc kiềm của nước. Khi độ pH nhỏ hơn 5.6, nước có tính axit).

- Nguyên nhân chủ yếu của mưa axit là do con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ,...làm thải ra lượng lớn khí độc hại lưu huỳnh và ni tơ đioxit. Các khí này đã hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các loại axit sunfuric và axit nitric. Khi mưa, các hạt axit lẫn vào nước, làm độ phì của nước giảm.

- Gây ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại các công trình kiến trúc, hậu quả nghiêm trọng tới con người và hệ sinh thái.

 54. Suy giảm tầng ôzôn 

- Nêu được vai trò quan trọng của tầng ôzôn tới đời sống sinh vật và con người.

- Trình bày được những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tầng ôzôn.

- Nêu lên được những hậu quả khi tầng ôzôn bị phá thủng.

- Biết lựa chọn và sử dụng các thiết bị thân thiện không ảnh hưởng tới tầng ôzôn.

- Tuyên truyền cho cộng không sử dụng các thiết bị gây suy giảm tầng ô zôn.

- Không đồng tình, hoặc phê phán những hành động làm ảnh hưởng tới tầng ôzôn.

   - Do chặt phá rừng, thải nhiều khí nhà kính,...

 - Sức khỏe con người,  sinh vật.

 55. Suy giảm đa dạng sinh học 

 

- Trình bày được một cách khái quát về thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới.

- Kể được một số nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh học. Đề xuất được một số biện pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học. 

- Biết cách tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ đa dạng sinh học. 

-  Không  đồng  tình với những hành động làm  suy  giảm  đa dạng sinh học.

- Mất rừng, sắn bắt, khai thác quá mức, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ý thức người dân kém, dân số tăng nhanh,...

Mở rộng các khu bảo tồn; nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm; ...

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy Chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào Chương trình này, các địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kì chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự.

Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong 300 tiết (100 buổi; mỗi buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ theo vốn kinh kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của Chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn. Đồng thời phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập (bận sản xuất kiếm sống, gia đình, con cái, không có nhiều thời gian, khó tập trung chú ý, suy nghĩ trước các nội dung học tập.

Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao, dễ tự ái khi bị xúc phạm. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi hướng dẫn người lớn học là cần phải tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ.

Người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống,  trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Cho nên, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt.

 Người lớn luôn đối chiếu, so sánh  những điều học được với hiểu biết, kinh nghiệm đã có của mình, chỉ chấp nhận thay đổi khi họ tự nhận thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong quan niệm, thói quen, phong tục, tập quán hiện tại. Dovậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý tới vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình. Qua đó, giáo viên, các học viên khác và bản thân người lớn mới có thể biết, có thể  góp ý, bổ sung, điều chỉnh.

  Khi hướng dẫn người lớn học cần chú ý liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Tóm lại, khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Vai trò giáo viên/hướng dẫn viên khi hướng dẫn học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên.

Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, sắm vai, đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm với các chủ đề môi trường,...

3. Phương tiện dạy học 

- Một số phương tiện thường được sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường bao gồm:

- Phương tiện in ấn: tài liệu học tập, tranh, áp phích; bản đồ; sơ đồ, biểu đồ; truyện tranh; tư liệu ảnh; sa bàn; dụng cụ thực hành; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp.

- Phương tiện nghe, nhìn: băng, đĩa hình; băng cassetle; các chương trình truyền thanh, truyền hình.

4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên đối với các chuyên đề trong Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức đáp ứng nhu cầu của mình, nhằm giúp giáo viên/hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn hoặc bổ sung, hướng dẫn thêm khi cần thiết.

Mục đích đánh giá kết quả học tập của học viên người lớn không chỉ nhằm kiếm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống của họ, việc thay đổi thái độ, hành vi của họ trong bảo vệ môi trường.

Kết quả học tập của học viên không chỉ do giáo viên/hướng dẫn viên đánh giá, mà chủ yếu khuyến khích người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được thực hiện qua phiếu trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch hành động, qua kết quả thực tế vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn bảo vệ môi trường của bản thân và gia đình học viên,...

5. Vận dụng chương trình theo vùng, miền và đối tượng học viên

Mỗi một vùng, miền, địa phương, đối tượng học viên có những vấn đề môi trường riêng. Vì vậy, cần thực hiện Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường một cách linh hoạt, tùy theo nhu cầu địa phương, nhu cầu người học. Trong số các nội dung được nêu trong chương trình và số tiết học của từng phần, mỗi địa phương cần lựa chọn những vấn đề môi trường cần thiết, cấp bách, phù hợp với nhu cầu địa phương và với đối tượng người học. Đồng thời, mỗi địa phương nên khảo sát nhu cầu để có những chuyên đề riêng cho địa phương mình. Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện và kinh nghiệm, hiểu biết đã có của từng nhóm đối tượng mà lựa chọn nội dung các vấn đề cụ thể.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Vinh Hiển

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi