Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề: Thú y; Bảo vệ môi trường biển; Chế biến cà phê, ca cao; Thương mại điện tử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH

Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm nghề: Thú y; Bảo vệ môi trường biển; Chế biến cà phê, ca cao; Thương mại điện tử
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2009/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
05/08/2009
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 26/2009/TT-BLĐTBXH ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

       Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

       Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

       Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

      Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Thú y; Bảo vệ môi trường biển; Chế biến cà phê, ca cao; Thương mại điện tử;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Các chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Thú y” (Phụ lục 1);
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Bảo vệ môi trường biển” (Phụ lục 2);
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế biến cà phê, ca cao” (Phụ lục 3);
4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Thương mại điện tử” (Phụ lục 4);
Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 4. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ,
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “THÚ Y”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 8 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 1A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Thú y

Mã nghề: 40640101

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp trung học cơ sở thỡ học bổ sung chương trình văn hoá trung học phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được kiến thức dược lý học, Luật Thú y, kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng trong lĩnh vực phòng trị bệnh;

+ Trình bày được kiến thức bệnh lý học các bệnh thông thường của vật nuôi, hiểu biết cách chẩn đoán và phòng trị các bệnh này;

+ Mô tả được tình trạng bệnh lý của các bệnh thường xảy ra cho vật nuôi;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Thú y trong việc quản lý, phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

+ Có trình độ ngoại ngữ, tin học tương đương trình độ A.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các biện pháp phòng chống dịch bệnh;

+ Hướng dẫn người chăn nuôi trong việc phòng trị các bệnh hay xảy ra;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các quy trình về bảo quản thiết bị.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật lao động;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất;

+ Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Luật pháp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ để làm việc trong các điều kiện thời tiết và môi trường đặc biệt nhằm đảm bảo phục vụ lâu dài trong ngành. Sức khoẻ đạt loại I hoặc II theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ trung cấp nghề thú y, học sinh có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại các cơ quan chuyên ngành hoặc tại các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; trực tiếp tổ chức kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm hoặc có thể đứng bán hàng tại cửa hàng thuốc thú y.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2.550 giờ.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 7 tuần (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2.340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1940 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 702 giờ; Thời gian học thực hành: 1638 giờ.

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở là: 1200 giờ.

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

Mã môn học, Mô đun

Tên môn học , mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH - 01

Chính trị

30

22

6

2

MH - 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH - 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH - 04

Giáo dục Quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH - 05

Tin học

30

13

15

2

MH - 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1730

374

1272

84

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

370

174

160

36

MH 07

Giải phẫu-sinh lý vật nuôi

100

40

50

10

MH 08

Dược lý thú y

100

40

50

10

MH 09

Giống vật nuôi

30

14

13

3

MH 10

Khuyến nông

30

14

13

3

MH 11

Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

30

14

13

3

MH 12

Luật thú y

30

18

9

3

MH 13

Quản trị kinh doanh

50

34

12

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1360

200

1112

48

MĐ 14

Kỹ thuật truyền giống

50

18

27

5

MH 15

Chẩn đoán và điều trị học

60

20

34

6

MĐ 16

Phòng trị bệnh chung (zoonose) cho nhiều loài vật nuôi

50

22

24

4

MĐ 17

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

120

40

70

10

MĐ 18

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt

120

40

70

10

MĐ 19

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

120

40

70

10

MĐ 20

Kiểm tra thịt

40

20

17

3

MĐ 21

Thực tập cơ bản

160

 

160

 

MĐ 22

Thực tập cuối khóa

640

 

640

 

Tổng cộng

1940

580

1359

101

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1.Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian

Mã môn học, Mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun ( giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 23

Sử dụng internet

30

14

13

3

MH 24

Tiếng Anh chuyên ngành

30

14

13

3

MH 25

Vi sinh vật học đại cương

30

14

13

3

MH 26

Vệ sinh an toàn thực phẩm

30

14

13

3

MĐ 27

An toàn sinh học trong chăn nuôi

40

16

21

3

MĐ 28

Thiết kế chuồng trại

60

20

35

5

MĐ 29

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho dê,cừu, thỏ

120

40

72

8

MĐ 30

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút, ngan, ngỗng

120

40

72

8

MĐ 31

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho chó mèo

120

40

72

8

Tổng cộng

580

208

372

44

 

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề Thú y là 400 giờ, chiếm 17 % tổng thời gian thực học tối thiểu. Các cơ sở đào tạo khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn để xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp cho trường mình, thì tuỳ theo yêu cầu đặc thù của từng ngành, từng địa phương, vùng miền, mà chọn trong số các mô đun tự chọn mà chương trình khung giới thiệu ở điểm 2.1, phần V phía trên; hoặc có thể chỉ chọn một số mô đun tự chọn chuyên sâu do chương trình khung giới thiệu, rồi bổ sung các môn học, mô đun mới; thậm chí có thể tự xây dựng các chương trình môn học, mô đun tự chọn phù hợp để đưa vào giảng dạy sao cho thời gian đào tạo tự chọn tối thiểu đạt 400 giờ (trong đó thời gian dạy thực hành đạt từ 70 % đến 85%.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp.

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết,

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 30 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

- Thi viết

- Thi trắc nghiệm

- Thi vấn đáp

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Viết

- Trắc nghiệm

Bài tập thực hành

- Không quá 150 phút

- Không quá 45 – 60 phút

- Không quá 2 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

PHỤ LỤC 1B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Thú y

Mã nghề: 50640101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 47

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được kiến thức về dược lý học, miễn dịch học, Luật Thú y, kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng trong quản lý, phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

+Trình bày được kiến thức bệnh lý học, cách chẩn đoán và phòng, trị các bệnh thông thường của vật nuôi;

+ Có trình độ ngoại ngữ, tin học tương đương trình độ B.

- Kỹ năng:

+ Tổ chức được các thí nghiệm có qui mô nhỏ trong các trang trại;

+ Thực hiện thành thạo các công việc của nghề Thú y;

+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình phòng dịch bệnh;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có trình độ chuyên môn thấp hơn, hoặc người chăn nuôi;

+ Kinh doanh thuốc thú y đảm bảo hiệu quả, an toàn, vệ sinh môi trường và đúng Pháp luật.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và Quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật lao động;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất;

+ Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Luật pháp;

+ Thực hiện an toàn - vệ sinh lao động.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, có thói quen rèn luyện thân thể;

+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của nghề đào tạo;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm.

- Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ cao đẳng nghề Thú y, sinh viên có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại các cơ quan chuyên ngành Thú y hoặc các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình và có thể tổ chức được một của hàng thuốc Thú y ở quy mô nhỏ;

- Tham gia phục vụ những nghiên cứu nhỏ và vừa trong các trang trại

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 10 tuần (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ.

+ Thời gian học lý thuyết: 588 giờ; Thời gian học thực hành: 1692 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

Mã môn học, Mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2470

606

1764

100

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

680

336

289

55

MH 07

Giải phẫu và sinh lý vật nuôi

120

60

50

10

MH 08

Sinh hoá học động vật

60

28

28

4

MH 09

Vi sinh vật thú y

60

24

33

3

MH 10

Dược lý thú y

120

60

50

10

MH 11

Giống vật nuôi

30

14

13

3

MH 12

Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

60

24

33

3

MH 13

Vệ sinh thú y

30

14

13

3

MH 14

Miễn dịch học thú y

30

18

9

3

MH 15

Phương pháp thí nghiệm

30

14

13

3

MH 16

Khuyến nông

30

14

13

3

MH 17

Bảo vệ môi trường

30

14

13

3

MH 18

Luật thú y

30

18

9

3

MH 19

Quản trị kinh doanh

50

34

16

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1790

270

1475

45

MĐ 20

Kỹ thuật truyền giống

50

18

28

4

MĐ 21

Chẩn đoán và điều trị học thú y

60

20

36

4

MĐ 22

Phòng trị các bệnh chung cho nhiều loài

50

22

25

3

MĐ 23

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

150

62

78

10

MĐ 24

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt

150

62

78

10

MĐ 25

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

150

62

78

10

MĐ 26

Kiểm tra thịt và các súc sản phẩm khác

60

24

32

4

MĐ 27

Thực tập cơ bản

480

0

480

0

MĐ 28

Thực tập cuối khóa

640

0

640

0

Tổng cộng

2920

826

1964

130

 

2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Ngoài các môn học , mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1 và 3.2, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng thời gian đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

1.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo tự chọn và phân phối thời gian

Mã môn học, Mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH29

Tin học ứng dụng và internet

60

20

34

6

MH 30

Vi sinh vật đại cương

30

14

13

3

MH 31

Vệ sinh an toàn thực phẩm

30

10

17

3

MH32

Động vật học

60

20

35

5

MH 33

Soạn thảo văn bản

30

10

17

3

MH 34

Kỹ năng giao tiếp

30

10

17

3

MH 35

ứng dụng công nghệ sinh học

30

14

13

3

MH 36

Sinh học phân tử

30

14

13

3

MH 37

Thống kê sinh học

30

14

13

3

MH 38

Bảo quản và chế biến sản phẩm công nghiệp

60

24

32

4

MĐ 39

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thú hoang dã

120

40

73

7

MĐ 40

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh chó mèo

120

40

73

7

MĐ 41

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút, ngan, ngỗng

120

40

73

7

MĐ 42

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho dê, cừu, thỏ

120

40

73

7

MĐ 43

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho chim cảnh

90

30

50

10

MĐ 44

An toàn sinh học trong chăn nuôi

40

16

21

3

MĐ 45

Vi sinh vật chăn nuôi

30

10

17

3

MĐ 46

Khai thác cỏ và đồng cỏ

50

22

25

3

MĐ 47

Di truyền học ứng dụng trong chăn nuôi

60

28

27

5

Tổng cộng

1140

410

636

88

 

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

Viết hoặc trắc nghiệm

Bài tập thực hành và vấn đáp

Không quá 150 phút

Không quá 45 phút

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở đào tạo nên bố trí cho người học tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

PHỤ LỤC 2:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ,
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
CHO NGHỀ: “ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG BIỂN”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 8 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 2A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Bảo vệ môi trường biển

Mã nghề: 40850102

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề;

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn về quan trắc, hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường, khả năng vận hành các hệ thống xử lý nước thải, khả năng lấy mẫu, bảo quản mẫu, lắp đặt, chế tạo thiết bị xử lý ô nhiễm quy mô nhỏ, các kiến thức về khai thác nguồn tài nguyên biển bền vững, bảo vệ khu bảo tồn biển, tuyên truyền, vận động quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng;

+ Trang bị cho người học các kiến thức có liên quan bổ trợ cho nghề bảo vệ môi trường biển như:

Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng;

Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: ngoại ngữ, tin học.

- Kỹ năng:

+ Trang bị cho người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng pha chế hóa chất xử lý;

+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và  ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

+ Người học có kỹ năng thực hiện các hoạt động trong khai thác thiết bị xử lý ô nhiễm;

+ Sau khi học xong chương trình người học có thể đảm đương được từ vị trí công nhân trực tiếp sản xuất đến trưởng nhóm và các vị trí khác trong nhà máy, trạm trại xử lý hoặc tại các trung tâm bảo tồn, công nhân kỹ thuật tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức tích hợp và yêu cầu của công việc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong chương trình, người học có thể đảm đương được các vị trí sau:

- Công nhân kỹ thuật trạm, trại, tổ xử lý ô nhiễm môi trường trong nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản;

- Công nhân kỹ thuật của các phòng thí nghiệm chuyên ngành tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu liên quan đến môi trường biển;

- Công nhân tại các khu bảo tồn biển;

- Công nhân môi trường cho các khu du lịch có liên quan đến biển, đảo.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 104 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1905 giờ; Thời gian học tự chọn: 435 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 700 giờ; Thời gian học thực hành: 1640 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các ý kiến các kiến kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1950

560

1271

74

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

480

266

190

24

MH 07

Môi trường học cơ bản

90

56

29

5

MH 08

Luật và chính sách bảo vệ môi trường

60

42

15

3

MH 09

Quản lý tài nguyên biển

75

42

29

4

MH 10

Tin học ứng dụng trong môi trường biển

60

28

29

3

MH 11

Hóa học môi trường

60

28

29

3

MH 12

Vi sinh môi trường

75

28

44

3

MH 13

An toàn lao động trong bảo vệ môi trường

60

42

15

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1425

294

1081

50

MH 14

Công nghệ và thiết bị môi trường

60

28

29

3

MH 15

Đánh giá tác động môi trường biển và rủi ro

75

28

44

3

MH 16

Quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH 17

Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu môi trường

90

28

58

4

MH 18

Kỹ thuật quan trắc môi trường

75

28

44

3

MĐ 19

Quan trắc và đánh giá nước thải

60

14

44

2

MĐ 20

Quan trắc và đánh giá nước ven bờ và trầm tích đáy biển

75

14

58

3

MĐ 21

Quan trắc và đánh giá nước ngọt

60

14

44

2

MĐ 22

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sản xuất công nghiệp

150

28

117

5

MĐ 23

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

150

28

117

5

MĐ 24

Xử lý ô nhiễm môi trường nước cảng biển

120

28

88

4

MĐ 25

Bảo vệ môi trường khu bảo tồn biển

120

28

88

4

MĐ 26

Thực tập chuyên ngành tại cơ sở

300

0

292

8

Tổng cộng

2115

666

1358

91

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 435 giờ chiếm 19 % tổng số thời gian thực học môn học và mô đun nghề tối thiểu.

- Để xác định thời gian cho từng môn học đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học đào tạo nghề bắt buộc.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Đa dạng sinh học biển

90

28

58

4

MH 28

Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm

60

14

44

2

MH 29

Quản lý đới bờ

90

28

58

4

MH 30

Quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng

90

28

58

4

MH 31

Kỹ thuật hàng hải trong bảo vệ môi trường

60

14

44

2

MH 32

Vẽ kỹ thuật

30

14

15

1

MĐ 33

Kỹ thuật lặn biển

90

14

73

3

MĐ 34

Xử lý rác thải sinh hoạt trên đảo

90

14

73

3

MĐ 35

Chế tạo hệ thống xử lý nước cấp quy mô nhỏ

150

28

117

5

MĐ 36

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải chế biến thủy sản

150

28

117

5

MĐ 37

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt

150

28

117

5

Tổng cộng

1050

238

774

38

 

- Chọn các môn học sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

+ Trình độ đội ngũ giáo viên;

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Các trường chọn mô đun trong số các mô đun và một số môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 435 giờ.

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

- Mục tiêu môn học;

- Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

- Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

- Hướng dẫn thực hiện chương trình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi tốt nghiệp

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Thi viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Thi viết

Không quá 120 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

Thi viết/vấn đáp

Thi thực hành

Không quá 120 phút

Không quá 4 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoạikhóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

 

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Ngoài giờ học hàng ngày

- 19giờ đến 21giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

 

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan thực tế

Mỗi học kỳ 1 lần

PHỤ LỤC 2B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Bảo vệ môi trường biển

Mã nghề: 50850102

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức.

+ Trang bị cho ngời học kiến thức chuyên môn về hóa học môi trường, vi sinh môi trường, các kỹ thuật phân tích chỉ tiêu môi trường, quan trắc, đánh giá các nguồn nước thải, khai thác các hệ thống xử lý nước thải, chế tạo hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm quy mô nhỏ, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên biển bền vững;

+ Trang bị cho người học các kiến thức liên quan đến nghề bảo vệ môi trường biển như: Các kiến thức cơ bản về Chính trị, Pháp luật, Quốc phòng; Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như ngoại ngữ, tin học.

+ Trang bị cho ngời học các kiến thức cơ bản về quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, giá trị của việc bảo vệ khu bảo tồn, quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng.

- Kỹ năng:

+ Trang bị cho người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm, kỹ năng xử lý số liệu kiểm định;

+ Người học có kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường, khai thác thiết bị xử lý ô nhiễm, kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền, vận động cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển;

+ Người học có kỹ năng trồng rừng ngập mặn, phân biệt và thu nhặt các sinh vật gây hại cho khu bảo tồn;

+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức.

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng.

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cờng và bảo vệ sức khoẻ.

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Trang bị cho ngời học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học viên thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong chương trình ngời học có thể đảm đương được các vị trí trưởng ca, cán bộ kỹ thuật trạm, trại, tổ xử lý ô nhiễm môi trường trong các nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản, cán bộ phòng thí nghiệm chuyên ngành cho các Trung tâm, Viện nghiên cứu liên quan đến môi trường biển, cán bộ tại các khu bảo tồn biển, các tổ chức môi trường, cán bộ môi trường cho các khu du lịch có liên quan đến biển, đảo tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3960 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/ mô đun và thi tốt nghiệp : 240 giờ;

(Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ )

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3510giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2910 giờ; Thời gian học tự chọn: 600 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1050 giờ; Thời gian học thực hành: 2460 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục Quốc phòng-An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

 

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

660

364

265

31

MH 07

Môi trường học cơ bản

120

70

44

6

MH 08

Luật và chính sách bảo vệ môi trường

60

42

15

3

MH 09

Quản lý tài nguyên biển

90

42

44

4

MH 10

Tin học ứng dụng trong môi trường biển

90

42

44

4

MH 11

Hóa học môi trường

90

42

44

4

MH 12

Vi sinh môi trường

90

42

44

4

MH 13

Toán ứng dụng

60

42

15

3

MH 14

An toàn lao động trong bảo vệ môi trường

60

42

15

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2250

462

1710

78

MH 15

Ngoại ngữ chuyên ngành

60

42

15

3

MH 16

Công nghệ và thiết bị môi trường

90

42

44

4

MH 17

Đánh giá tác động môi trường biển và rủi ro

90

42

44

4

MH 18

Quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản

120

56

58

6

MH 19

Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu môi trường

120

28

88

4

MH 20

Kỹ thuật quan trắc môi trường

90

42

44

4

MĐ 21

Quan trắc và đánh giá nước thải

150

14

132

4

MĐ 22

Quan trắc và đánh giá nước ven bờ và trầm tích đáy biển

180

28

146

6

MĐ 23

Quan trắc và đánh giá nước ngọt

150

14

132

4

MĐ 24

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sản xuất công nghiệp

150

28

117

5

MĐ 25

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

210

28

175

7

MĐ 26

Xử lý ô nhiễm môi trường nước cảng biển

150

42

102

6

MĐ 27

Bảo vệ môi trường khu bảo tồn biển

180

28

146

6

MĐ 28

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải chế biến thủy sản

210

28

175

7

MĐ 29

Thực tập chuyên ngành tại cơ sở

300

0

292

8

Tổng cộng

3360

1084

2149

127

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Đa dạng sinh học biển

90

42

44

4

MH 31

Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm

60

28

29

3

MH 32

Quản lý đới bờ

120

56

58

6

MH 33

Quản lý môi trường biển dựa vào cộng đồng

90

28

58

4

MH 34

Kỹ thuật hàng hải trong bảo vệ môi trường

90

28

58

4

MH 35

Quản lý trồng và khai thác rong biển

120

56

58

6

MH 36

Vẽ kỹ thuật

60

28

29

3

MH 37

Chỉ thị sinh học môi trường

90

28

58

4

MĐ 38

Xử lý rác thải sinh hoạt trên đảo

75

14

58

3

MĐ 39

Xử lý chất thải du lịch biển đảo

120

28

86

6

MĐ 40

Kỹ thuật lặn biển

90

14

73

3

MĐ 41

Chế tạo hệ thống xử lý nước cấp quy mô nhỏ

150

28

116

6

MĐ 42

Khai thác hệ thống thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt

210

28

175

7

Tổng cộng

1365

406

900

59

 

- Chọn các môn học sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

- Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

+ Trình độ đội ngũ giáo viên;

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Các trường chọn mô đun trong số các mô đun và một số môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 600 giờ chiếm 20,6% môn học, mô đun chuyên ngành.

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

- Mục tiêu môn học;

- Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

- Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

- Hướng dẫn thực hiện chương trình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

STT

Môn thi tốt nghiệp

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Thi viết

Không quá 120 phút

2

Lý thuyết chuyên ngành

Thi viết/vấn đáp

Không quá 120 phút/30 phút

3

Thực hành kỹ thuật xử lý nước thải

Thi thực hành

Không quá 4 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

 

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

 

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan thực tế

Mỗi học kỳ 1 lần

PHỤ LỤC 3:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ BIẾN CÀ PHÊ, CA CAO”

(Ban hành theo Thông tư số 26/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 8 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 3A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Chế biến cà phê - ca cao

Mã nghề: 40542020

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức :

+ Trình bày được công việc chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến cà phê và ca cao;

+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện công việc trong quy trình chế biến đối với một số sản phẩm cà phê và ca cao cụ thể;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến cà phê và ca cao;

+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cà phê và ca cao;

+ Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.

- Kỹ năng:

+ Vận hành thành thạo các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến cà phê và ca cao;

+ Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm cà phê: Cà phê quả khô hoặc cà phê thóc, cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các sản phẩm ca cao: Ca cao hạt khô, bơ ca cao, bột ca cao;

+ Chế biến được các sản phẩm cà phê và ca cao theo quy trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;

+ Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, trên dây chuyền chế biến cà phê và ca cao ở các điều kiện khác nhau;

+ Thực hiện được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị;

+ Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;

+ Thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong sự nghiệp;

+ Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước

+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp;

+ Thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề, khiêm tốn, cần cù, giản dị.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có hiều biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc;

+ Thường xuyên rèn luyện thể chất để có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Các vị trí làm việc trong tương sau khi học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề chế biến cà phê - ca cao

+ Công nhân kỹ thuật tại các cơ sở, đơn vị chế biến sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và sản phẩm hạt ca cao đã lên men xuất khẩu; bơ, bột ca cao;

+ Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm khuyến công, hội nông dân về sơ chế và bảo quản sản phẩm cà phê và ca cao sau thu hoạch của địa phương;

+ Chế biến và kinh doanh quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ về các sản phẩm cà phê và ca cao.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khoá học: 2 năm

- Thời gian học tập: 83 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2996 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2786 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2246 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 970 giờ; Thời gian học thực hành: 2206 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2246

634

1430

182

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

496

304

161

31

MH07

Điện kỹ thuật

30

19

9

2

MH08

Vẽ kỹ thuật

45

28

14

3

MH09

An toàn lao động

30

19

9

2

MH10

Máy & thiết bị chế biến thực phẩm

65

42

19

4

MH11

Hoá sinh thực phẩm

50

28

19

3

MH12

Vi sinh thực phẩm

50

28

19

3

MH13

Bao bì thực phẩm

50

28

19

3

MH14

Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

50

28

19

3

MH15

Các quá trình Công nghệ chế biến trong chế biến Nông sản và thực phẩm

50

28

19

3

MH16

Bảo quản nông sản sau thu hoạch

38

28

7

3

MH17

Quản lý chất lượng thực phẩm

38

28

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1750

330

1269

151

A

Chế biến cà phê

815

195

576

44

MĐ18

Nhập quả cà phê tươi

55

15

37

3

MĐ19

Tách vỏ thịt quả cà phê

130

30

93

7

MĐ20

Làm khô cà phê thóc hoặc cà phê quả tươi

130

30

93

7

MĐ21

Tách vỏ thóc cà phê hoặc vỏ quả cà phê khô

75

15

56

4

MĐ22

Hoàn thiện cà phê nhân

130

30

93

7

MĐ23

Rang cà phê nhân

130

30

93

7

MĐ24

Phối trộn các chất phụ gia với cà phê rang

55

15

37

3

MĐ25

Xay bột và đóng gói cà phê

55

15

37

3

MĐ26

Pha chế cà phê

55

15

37

3

B

Chế biến ca cao

495

135

333

27

MĐ27

Chuẩn bị quả ca cao tươi

55

15

37

3

MĐ28

Lên men hạt ca cao

90

30

55

5

MĐ29

Làm khô hạt ca cao

95

15

75

5

MĐ30

Bảo quản hạt ca cao thành phẩm

35

15

18

2

MĐ31

Sản xuất bơ ca cao

110

30

74

6

MĐ32

Sản xuất bột ca cao

55

15

37

3

MĐ33

Bảo trì xưởng chế biến cà phê và ca cao

55

15

37

3

C

Thực tập

440

0

360

80

 

Thực tập sản xuất

240

0

200

40

 

Thực tập tốt nghiệp

200

0

160

40

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MH34

Tạo khả năng tìm kiếm việc làm

30

28

0

2

MĐ35

Sản xuất phân bón từ vỏ cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ36

Sản xuất thức ăn gia súc từ vỏ cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ37

Xử lí nước thải trong chế biến cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ38

Xử lí bụi, khí trong chế biến cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ39

Đánh giá tác động môi trường trong chế biến cà phê và ca cao

70

30

36

4

 

Tổng cộng

540

178

332

30

 

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng cho từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của từng vùng, miền, từng địa phương;

- Việc xác định các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định. Thời gian đào tạo các mô đun tự chọn chiếm khoảng 20% đến 30% tổng số thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ 65% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến 35%;

Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành

+ Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến thức giữa các môn kỹ thuật cơ sở với môn chuyên môn nghề bao gồm:

Kiểm tra kiến thức cơ bản liên quan đến nghề bao gồm: Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến nông sản, thực phẩm; hoá sinh công nghiệp, vi sinh nghiệp; máy và thiết bị chế biến thực phẩm, bao bì thực phẩm;

Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: Mô tả quy trình chế biến một số sản phẩm cụ thể của cà phê và ca cao. Những yêu cầu tiêu chuẩn đạt được đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến.

+ Thực hành nghề: Đánh giá kỹ năng về:

Thao tác thực hiện công đoạn của quy trình chế biến các sản phẩm cụ thể của cà phê và ca cao trên từng máy móc, thiết bị sẵn có trong xưởng thực nghiệm;

Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành;

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm (các môn học nhóm II)

Không quá 180 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

- Lý thuyết nghề

- Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

- Thực hành nghề

- Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc, thiêt bị

Không quá 8 giờ

- Tích hợp lý thuyết với thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục đích giáo dục toàn diện

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh, sử dụng từ 4 đến 6 ngày cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến cà phê và ca cao;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực tập

- Thực tập môn học/mô đun: Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong chương trình khung ;

- Thực tập sản xuất:

+ Thời gian và nội dung đựơc xác định đề cương thực tập sản xuất trong chương trình khung;

+ Các trường dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn viết báo cáo thực tập;

+ Riêng đối với các mô đun đào tạo tự chọn, nếu các trường bổ sung thêm thì đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ thể cho các hoạt động thực tập rèn luyện kỹ năng.

- Thực tập tốt nghiệp :

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các trường căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi tiết và hướng dẫn viết báo cáo luận văn tốt nghiệp phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập./.

PHỤ LỤC 3B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Chế biến cà phê - ca cao

Mã nghề: 50542020

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 56

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức :

+ Trình bày được công việc chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến cà phê và ca cao;

+ Nêu được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện công việc trong quy trình chế biến đối với một số sản phẩm cà phê và ca cao cụ thể;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến cà phê và ca cao;

+ Phân tích được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm cà phê phổ biến như: cà phê rang xay, cà phê hoà tan và ca cao như: ca cao bột, bơ ca cao, sô cô la;

+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cà phê và ca cao;

+ Đề ra các giải pháp xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề chế biến cà phê và ca cao;

+ Trình bày được nội dung tổ chức và quản lý sản xuất ở các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm;

+ Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến.

- Kỹ năng:

+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiêt bị được sử dụng trong quá trình chế biến cà phê - ca cao;

+ Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm cà phê: Cà phê quả khô hoặc cà phê thóc, cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các sản phẩm ca cao: Ca cao hạt khô, ca cao bột, bơ ca cao, sô cô la;

+ Chế biến được các sản phẩm cà phê và ca cao theo quy trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;

+ Thực hiện đầy đủ, đúng trình tự các nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, trên dây chuyền chế biến cà phê và ca cao ở các điều kiện khác nhau;

+ Thực hiện được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh và bảo dưỡng các thết bị;

+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một phân xưởng, một ca hoặc tổ sản xuất;

+ Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp với đồn nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát được về chuyên môn đối với công nhân trình độ sơ cấp nghề trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động;

+ Phân tích, đánh giá và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong quá trình sản xuất. Đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn chế biến cà phê và ca cao;

+ Thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức tốt, có ý thức vươn lên trong sự nghiệp;

+ Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước;

+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp;

+ Thái độ nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề, khiêm tốn, cần cù, giản dị.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có hiều biết về phương pháp rèn luyện thể chất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Thường xuyên rèn luyện thể chất để có sức khoẻ. đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

3. Cơ hội việc làm

Các vị trí làm việc trong tương lai sau khi học viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề chế biến cà phê - ca cao

+ Phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở, đơn vị chế biến sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay, cà phê hoà tan và sản phẩm hạt ca cao đã lên men xuất khẩu; bơ, bột ca cao, sô- cô-la;

+ Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm khuyến công, hội nông dân về sơ chế và bảo quản sản phẩm cà phê và ca cao sau thu hoạch của tỉnh hoặc thành phố;

+ Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng các sản phẩm cà phê và ca cao tại trung tâm kiểm định như: VINA CONTROL, VINA CAFE, FCC;

+ Chế biến và kinh doanh quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ về các sản phẩm cà phê và ca cao.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 3 năm

- Thời gian học tập: 121 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 4286 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3836 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 3106 giờ; Thời gian học tự chọn: 730 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1680 giờ; Thời gian học thực hành: 2606 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

3106

1095

1777

234

II.1

Các môn học kỹ thuật cơ sở

861

570

236

55

MH07

Toán học (A1,A2)

60

56

0

4

MH08

Vật lý đại cương

50

28

19

3

MH09

Điện kỹ thuật

30

19

9

2

MH10

Vẽ kỹ thuật

45

28

14

3

MH11

Sinh học đại cương

30

28

0

2

MH12

Hoá phân tích

50

28

19

3

MH13

An toàn lao động

30

19

9

2

MH14

Máy & thiết bị chế biến thực phẩm

65

42

19

4

MH15

Hoá sinh thực phẩm

65

42

19

4

MH16

Vi sinh thực phẩm

65

42

19

4

MH17

Bao bì thực phẩm

50

28

19

3

MH18

Dinh dưỡng & an toàn vệ sinh thực phẩm

50

28

19

3

MH19

Các quá trình Công nghệ chế biến trong chế biến Nông sản và thực phẩm

50

28

19

3

MH20

Bảo quản nông sản sau thu hoạch

38

28

7

3

MH21

Quản lý chất lượng thực phẩm

38

28

8

2

MH22

Tổ chức sản xuất

40

28

9

3

MH23

Phân tích thực phẩm

60

28

28

4

MH24

Tiếng Anh chuyên ngành

45

42

0

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1805

525

1181

99

A

Chế biến cà phê

940

240

649

51

MĐ25

Nhập quả cà phê tươi

55

15

37

3

MĐ26

Tách vỏ thịt quả cà phê

130

30

93

7

MĐ27

Làm khô cà phê thóc hoặc cà phê quả tươi

130

30

93

7

MĐ28

Tách vỏ thóc cà phê hoặc vỏ quả cà phê khô

75

15

56

4

MĐ29

Hoàn thiện cà phê nhân

130

30

93

7

MĐ30

Rang cà phê nhân

130

30

93

7

MĐ31

Phối trộn các chất phụ gia với cà phê rang

55

15

37

3

MĐ32

Xay bột và đóng gói cà phê

55

15

37

3

MĐ33

Pha chế cà phê

55

15

37

3

MĐ34

Chế biến cà phê hoà tan

125

45

73

7

B

Chế biến ca cao

865

285

532

48

MĐ35

Chuẩn bị quả ca cao tươi

55

15

37

3

MĐ36

Lên men hạt ca cao

90

30

55

5

MĐ37

Làm khô hạt ca cao

95

15

75

5

MĐ38

Bảo quản hạt ca cao thành phẩm

35

15

18

2

MĐ39

Sản xuất bơ ca cao

110

30

74

6

MĐ40

Sản xuất bột ca cao

55

15

37

3

MĐ41

Sản xuất sô-cô-la

125

45

73

7

MĐ42

Phân tích và đánh giá chất lượng ca cao

105

45

54

6

MĐ43

Bảo trì xưởng chế biến cà phê và ca cao

55

15

37

3

MĐ44

Hướng dẫn công nhân trong quá trình sản xuất cà phê và ca cao

35

15

18

2

MĐ45

Quản lý quá trình sản xuất cà phê và ca cao

35

15

18

2

MĐ46

Xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất cà phê và ca cao

35

15

18

2

MĐ47

Giám sát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cà phê và ca cao

35

15

18

2

C

Thực tập

440

0

360

80

 

Thực tập sản xuất

240

0

200

40

 

Thực tập tốt nghiệp

200

0

160

40

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH48

Tạo khả năng tìm kiếm việc làm

30

28

0

2

MĐ49

Sản xuất phân bón từ vỏ cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ50

Sản xuất thức ăn gia súc từ vỏ cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ51

Xử lí nước thải trong chế biến cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ52

Xử lí bụi, khí trong chế biến cà phê và ca cao

110

30

74

6

MĐ53

Maketing cà phê-ca cao

70

30

36

4

MĐ54

Đánh giá tác động môi trường trong chế biến cà phê và ca cao

70

30

36

4

MĐ55

Đề xuất các ý kiến cải tiến công nghệ sản xuất cà phê và ca cao

60

30

26

4

MĐ56

Học tập nâng cao trình độ về cà phê và ca cao

60

30

26

4

Tổng cộng

730

268

420

42

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng cho từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của từng vùng, miền, từng địa phương.

- Việc xác định các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định. Thời gian đào tạo các môđun tự chọn chiếm khoảng 20% đến 30% tổng số thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ 65% đến 85% và lý thuyết chiếm từ 15% đến35%.

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Sinh viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Kết hợp kiến thức giữa các môn cơ sở với môn chuyên môn nghề bao gồm:

Kiểm tra kiến thức cơ bản liên quan đến nghề bao gồm: Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến nông sản, thực phẩm; hoá sinh công nghiệp, vi sinh nghiệp; máy và thiết bị chế biến thực phẩm, bao bì thực phẩm;

Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: Mô tả quy trình chế biến một số sản phẩm cụ thể của cà phê và ca cao. Những yêu cầu tiêu chuẩn đạt được đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến.

+ Thực hành nghề: Đánh giá kỹ năng về:

Thao tác thực hiện từng công đoạn của quy trình chế biến các sản phẩm cụ thể của cà phê và ca cao trên từng máy móc, thiết bị sẵn có trong xưởng thực nghiệm;

Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

- Thao tác vận hành, kiểm tra máy móc, thiêt bị một công đoạn trong quy trình chế biến sản phẩm

Không quá 180 phút

Không quá 8 giờ

- Tích hợp lý thuyết với thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh, sử dụng từ 4 đến 6 ngày cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến cà phê và ca cao.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực tập

- Thực tập môn học/mô đun: Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết trong chương trình khung;

- Thực tập sản xuất:

+ Thời gian và nội dung đựơc xác định trong đề cương thực tập của chương trình khung;

+ Các trường dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn viết báo cáo thực tập;

+ Riêng đối với các mô đun đào tạo tự chọn, nếu các trường bổ sung thêm thì đề cương chi tiết phải xác định rõ nội dung và thời gian cụ thể cho các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng.

- Thực tập tốt nghiệp :

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Các trường căn cứ vào chương trình khung, xây dựng đề cương chi tiết và hướng dẫn viết báo cáo luận văn tốt nghiệp cho phù hợp với nội dung tại địa điểm thực tập./.

PHỤ LỤC 4:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 8 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHỤ LỤC 4A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

 

Tên nghề: Thương mại điện tử (Electronic commerce)

Mã nghề: 40480207.

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 22.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Chương trình đào tạo trung cấp nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có đủ phẩm chất và năng lực làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: Độc lập thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử ở mức độ đơn giản; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật vào công việc; ứng dụng các công nghệ vào nghiệp vụ của mình;

Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Thương mại điện tử” có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:

1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;

+ Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;

+ Nhận biết và mô tả được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử cơ bản. Vận dụng các kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, khai báo hải quan điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;

+ Trình bày và thực hiện đúng qui trình, khai báo hải quan, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;

+ Nắm vững một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: quản trị mạng, thiết kế đồ họa và kỹ thuật xử lý ảnh vận dụng để khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh trên mạng.

- Kỹ năng:

+ Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;

+ Có kiến thức tiếng Anh thương mại để có thể tự tin khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;

+ Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet để khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện được các giao dịch thương mại điện tử;

+ Khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;

+ Phân biệt được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại) bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Tuân thủ các quy định của Pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

+ Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “thương mại điện tử”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:

Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2.550 giờ

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn và thi: 280 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2.340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1.820 giờ; thời gian học tự chọn: 520 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 802 giờ; Thời gian học thực hành: 1.538 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục Quốc phòng -An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1820

587

1109

124

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở nghề

540

317

182

41

MH07

Kinh tế vi mô

60

45

12

3

MH08

Kinh tế thương mại

45

42

 

3

MH09

Thương mại điện tử căn bản

60

45

12

3

MH10

Pháp luật thương mại điện tử

60

40

17

3

MH11

Mạng máy tính

60

40

17

3

MH12

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

75

45

26

4

MH13

Marketing điện tử

90

45

39

6

MĐ14

Kỹ thuật xử lý ảnh và thiết kế đồ họa

90

15

59

16

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1280

270

927

83

MĐ15

Tiếng Anh thương mại

180

60

113

7

MH16

Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại

90

60

25

5

MĐ17

Thực hành mạng và quản trị mạng

160

 

147

13

MH18

Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong Thương mại điện tử

75

45

26

4

MH19

Khai báo hải quan điện tử

75

45

28

2

MĐ20

Thiết kế và quản trị website thương mại

180

60

88

32

MĐ21

Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C

200

0

180

20

MH22

Thực tập tốt nghiệp

320

0

320

0

 

Tổng cộng

2030

694

1199

137

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 10 môn với tổng thời gian học là 520 giờ, trong đó 215 giờ lý thuyết và 305 giờ thực hành.

- Các Trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các môn học, mô đun gợi ý ở bảng sau:

Mã môn học

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH23

Hệ thống thông tin quản trị trong Thương mại điện tử

45

30

13

2

MH24

Quản trị khách hàng trong Thương mại điện tử

60

40

18

2

MH25

Chính phủ điện tủ

45

15

28

2

MH26

Môi trường và chiến lược Thương mại điện tử Doanh nghiệp

40

30

8

2

MH27

Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Thương mại

60

15

40

5

MĐ28

Kế toán trên máy vi tính

45

 

40

5

MĐ29

Công nghệ phát triển WEB

60

20

38

2

MĐ30

Thực hành tin học văn phòng

45

 

40

5

MH31

Cơ sở lập trình

60

20

30

10

MH32

Tài chính - Ngân hàng

60

45

11

4

 

Tổng cộng

520

215

266

39

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục 3. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/Cơ sở của mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Người học phải đạt yêu cầu tất cả các môn học trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo qui định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh thương mại; Tiếng Anh thương mại; marketing điện tử; kiến thức về quản trị website;

+ Thực hành nghề: Các kỹ năng về: Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại; kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử; thiết kế và quản trị website thương mại.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo qui định hiện hành.

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian ào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

- Thực tập môn học, mô đun:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình.

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

PHỤ LỤC 4B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 

Tên nghề: Thương mại điện tử (Electronic commerce)

Mã nghề: 50480207.

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học đào tạo: 26

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: Độc lập thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật để thực hiện công việc; có khả năng sáng tạo, ứng dụng các công nghệ để giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong nghiệp vụ của mình. Phát hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin trên mạng;

Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:

1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;

+ Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;

+ Xác định và vận dụng được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;

+ Phân biệt được các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu trong xây dựng website thương mại. Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;

+ Sử dụng được tiếng Anh thương mại để tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;

+ Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;

+ Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;

+ Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;

+ Vận dụng kiến thức văn hóa kinh doanh vào kỹ năng tiếp thị và quản trị tiếp thị trên Internet;

+ Đọc và soạn thảo được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

+ Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “thương mại điện tử”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:

- Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm;

- Thời gian học tập: 131 tuần;

- Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ;

- Thời gian ôn kiểm tra hết môn và thi: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ;

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3.300 giờ;

+ Thời gian học bắt buộc: 2.620 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ;

+ Thời gian học lý thuyết: 1.156 giờ; Thời gian học thực hành: 2.144 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC/MÔĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC/MÔĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học đào tạo nghề bắt buộc

2620

860

1618

142

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở nghề

645

362

226

57

MH07

Kinh tế vi mô

60

45

12

3

MH08

Kinh tế thương mại

45

42

 

3

MH09

Thương mại điện tử căn bản

60

45

12

3

MH10

Pháp luật thương mại điện tử

60

40

17

3

MH11

Mạng máy tính

60

40

17

3

MH12

Tài chính - Ngân hàng

60

45

11

4

MH13

Marketing điện tử

90

45

39

6

MĐ14

Kỹ thuật xử lý ảnh và thiết kế đồ họa

135

15

92

28

MH15

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

75

45

26

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1975

498

1392

85

MĐ16

Tiếng Anh thương mại

320

100

210

10

MH17

Thư tín thương mại

120

60

54

6

MĐ18

Thực hành mạng và quản trị mạng

240

 

240

 

MH19

Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại

90

60

25

5

MH20

Thanh toán điện tử

75

45

26

4

MH21

Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong Thương mại điện tử

75

45

26

4

MH22

Khai báo hải quan điện tử

90

60

28

2

MĐ23

Thiết kế và quản trị website thương mại

210

75

103

32

MH24

An ninh mạng và chữ ký số

75

53

20

2

MĐ25

Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C

280

 

260

20

MH26

Thực tập tốt nghiệp

400

 

400

 

 

Tổng cộng:

3070

1075

1828

167

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, môđun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 11 môn học, mô đun với tổng thời gian học là 680 giờ, trong đó 296 giờ lý thuyết và 384 giờ thực hành, kiểm tra.

- Các Trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các môn học, mô đun gợi ý ở bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH

KT

MH27

Hệ thống thông tin quản trị trong Thương mại điện tử

60

40

16

4

MH28

Quản trị khách hàng trong Thương mại điện tử

60

40

16

4

MH29

Chính phủ điện tử

60

20

36

4

MH30

Cơ sở dữ liệu

60

40

16

4

MH31

Môi trường và chiến lược Thương mại điện tử của Doanh nghiệp

60

30

28

2

MH32

Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

60

28

30

2

MH33

Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Thương mại

80

30

45

5

MĐ34

Thực hành tin học văn phòng

45

 

43

2

MĐ35

Công nghệ phát triển WEB

60

20

38

2

MĐ36

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

60

28

30

2

MĐ37

Cơ sở lập trình

75

20

50

5

 

Tổng cộng

680

296

348

36

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể theo mẫu ở mục 3. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/Cơ sở của mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Người học phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình

sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo qui định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại; Tiếng Anh thương mại; marketing điện tử; kiến thức về lập trình web;

+ Thực hành nghề: Các kỹ năng về: Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại; kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử; thư tín thương mại; thiết kế và quản trị website thương mại.

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo qui định hiện hành.

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

- Thực tập môn học, mô đun:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

- Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

+ Các Trường/Cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung khoản 4 mục I  Phần II Thông tư Liên tịch số 53/1998/TTLT/ BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25/08/1998 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập

Thông tư liên tịch 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung khoản 4 mục I Phần II Thông tư Liên tịch số 53/1998/TTLT/ BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25/08/1998 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lĩnh vực khác

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi