Thông tư 22/GD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về học nghề

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 22/GD-ĐT

Thông tư 22/GD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về học nghề
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:22/GD-ĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Chí Đáo
Ngày ban hành:30/09/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 22/GD-ĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 22/GD-ĐT NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 90/CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ "QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỌC NGHỀ"

 

Ngày 15/12/1995, Chính phủ ra Nghị định số 90/CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về học nghề. Trong Điều 1 Chương I "Những quy định chung" của Nghị định 90 ngày 15/12/1995 "quy định hệ thống trường nghề chính quy và các cơ sở dạy nghề đào tạo dài hạn, ngắn hạn do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định này".

Theo tinh thần đó, Thông tư này Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ hướng dẫn những cơ sở đào tạo nghề nào là thuộc phạm vi mà Nhà nước giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

 

I. NHỮNG HÌNH THỨC HỌC NGHỀ THUỘC
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

 

1- ở Điều 1 trong Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nói rõ đào tạo nghề là một trong năm phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Cụ thể của cơ cấu hệ thống đó là:

a) Giáo dục mầm non: nhà trẻ, mẫu giáo

b) Giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên ban

c) Giáo dục chuyên nghiệp: Trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, đào tạo nghề.

d) Giáo dục đại học: cao đẳng, đại học, sau đại học.

e) Giáo dục thường xuyên.

2. Đào tạo nghề bao gồm: đào tạo nghề tại các trường dạy nghề, đào tạo nghề tại các lớp dạy nghề của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề và tư nhân đào tạo nghề.

Tuỳ theo mục tiêu đào tạo, thời gian học để người học có thể chọn cơ sở đào tạo nghề phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình.

3. ở Điều 2 Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 quy định: xét về trách nhiệm quản lý, điều hành và đầu tư chính về cơ sở vật chất, có 4 loại hình trường, lớp, trung tâm dạy nghề là: Công lập, bán công, dân lập và tư thục.

Đặc điểm lớn nhất của những loại trường, lớp, trung tâm dạy nghề này như sau:

 

Đặc điểm trường lớp, TTDN

Trách nhiệm quản lý điều hành và đầu tư chính về cơ sở vật chất

Trách nhiệm chính về trả lương chi dùng thường xuyên

Ghi chú

1. Công lập

Nhà nước

Nhà nước

 

2. Bán công

Nhà nước

Nhà trường, lớp, TTDN tự quản thu chi

 

3. Dân lập

Tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội có trách nhiệm quản lý điều hành.

Có thể có hỗ trợ của Nhà nước

4. Tư thục

Tư nhân

Tư nhân có trách nhiệm quản lý điều hành

Có thể có hỗ trợ của Nhà nước

 

Tất cả các cơ sở dạy nghề thuộc loại trường, lớp, trung tâm dạy nghề này, không phân biệt hình thức sở hữu là của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hay cá nhân; không phân biệt cấp trên quản lý trực tiếp là tỉnh, thành phố hay Bộ, Ngành nào, đều đặt trong sự quản lý Nhà nước của hệ thống giáo dục quốc dân; ở địa phương do Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý, ở Trung ương do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quy chế riêng cho từng hình loại, trường dạy nghề, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề.

4. ở Điều 5 Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 quy định: Văn bằng và chứng chỉ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Nhà nước thống nhất quản lý; giá trị văn bằng, chứng chỉ đào tạo này có hiệu lực trong cả nước, trong tất cả các loại hình trường, lớp, trung tâm là công lập, bán công, dân lập, tư thục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý thống nhất, quy định mẫu, thủ tục cấp phát, thu hồi văn bằng, chứng chỉ đào tạo.

Quy định cụ thể về việc cấp phát bằng, chứng chỉ cho lĩnh vực Trung học nghề và dạy nghề như sau:

- Bằng trung học nghề do Hiệu trưởng trường trung học nghề và Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, các trường có bậc đào tạo cao hơn, được phép đào tạo trung học nghề cấp.

- Bằng nghề: do Hiệu trưởng trường nghề và Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và các trường có bậc đào tạo cao hơn được phép đào tạo nghề cấp.

- Chứng chỉ đào tạo: do Giám đốc trung tâm dạy nghề, Giám đốc trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề, Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và các loại hình trung tâm khác được phép đào tạo nghề, Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, trường nghề, chủ nhiệm các lớp dạy nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lớp dạy nghề của cơ quan và lớp dạy nghề tư nhân cấp.

 

II. NHỮNG HÌNH THỨC HỌC NGHỀ KHÔNG THUỘC HỆ THỐNG GDQD

 

1. Truyền nghề: Người dạy nghề hướng dẫn những động tác, những nguyên nhân hư hỏng, cách khắc phục, sửa chữa cho người học việc không có bài giảng, không tổ chức thành tổ, lớp học không theo quy định khung về chương trình kế hoạch đào tạo do các cấp giáo dục quản lý, thường là một người kèm cặp hai, ba người học việc để tuyển dụng vào làm việc hoặc chuyển đổi công nghệ.

2. Bồi dưỡng nâng bậc: Hàng năm theo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức lớp học hướng dẫn kỹ thuật theo trình độ bậc thợ kề trên cho công nhân, sau đó tổ chức sát hạch trình độ đạt được nhằm đánh giá năng lực để bố trí công việc cho hợp lý và xếp lương mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các ông (bà) Giám đốc của Sở Giáo dục và Đào tạo, các ông (bà) Hiệu trưởng trường dạy nghề, các ông (bà) Giám đốc trung tâm dạy nghề, các Chủ nhiệm các lớp dạy nghề của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân dạy nghề có kế hoạch triển khai thực hiện đúng theo Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi