Quyết định 983/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 983/QĐ-BGTVT

Quyết định 983/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải”
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:983/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:04/05/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 983/QĐ-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 983/QĐ-BGTVT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

Số: 983/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác

 tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016

của Bộ Giao thông vận tải”

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);

Căn cứ yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, An toàn giao thông, Tài chính, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN; Cục trưởng các Cục: Đường thuỷ nội địa VN, Đường sắt VN, Hàng hải VN, Hàng không VN, Đăng kiểm VN, Giám đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c)
- Chủ tịch UBATGTQG (để b/c);
- Hội đồng PHCTPBGDPL của Chính phủ (để b/c);
- Uỷ ban ATGTQG (để phối hợp);
- Các Bộ: Tư pháp, Công an, Giáo dục và Đạo tạo (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng;
- Đ/c Nguyễn Hoàng Hiệp - PCT UBATGTQG;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn ngành GTVT VN;
- Lưu: VT, PC(08).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI, TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 983/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong ngành GTVT nói chung và PBGDPL về an toàn giao thông (ATGT) nói riêng là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT cũng như người tham gia giao thông nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trong những năm qua (2008 - 2011), đặc biệt từ cuối năm 2010 đến nay, các cơ quan, đơn vị của ngành đã có nhiều hoạt động cụ thể triển khai thực hiện công tác này thông qua hàng loạt các biện pháp mang tính vi mô và vÜ mô. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch có liên quan đến công tác này đã được nhiều cấp ban hành từ trung ương đến địa phương; các hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú được triển khai để phù hợp với từng điều kiện, đối tượng cụ thể (như tổ chức hội thảo, hội nghị, hội thi, phát sách, tờ rơi, đăng báo, bản tin, gửi email, đăng trên website, Internet…); công tác tuyên truyền, phổ biến cũng hướng đến nhiều đèi tượng như: cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và người tham gia giao thông...

Tuy nhiên, trong thực tế, các hoạt động PBGDPL về ATGT được thực hiện trong những điều kiện khó khăn và nhiều thách thức. Nguồn lực (nhân lực và vật lực) phân bổ cho hoạt động này còn hạn chế. Trong khi đó, nội dung PBGDPL rất đa dạng và địa bàn phổ biến, đối tượng phổ biến cũng rất khác nhau. .. Đó chính là lý do công tác PBGDPL về an toàn giao thông vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố bên ngoài ngành và lĩnh vực đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động PBGDPL về ATGT, hạn chế phần nào hiệu quả, tác động tích cực vµ kết quả của công tác này. Số lượng tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 tiêu chí nhưng số vụ tai nạn vẫn cao, mức độ phức tạp và nghiêm trọng của tai nạn giao thông ngày càng tăng, trở thành mối quan tâm, bức xúc của xã hội. Hiện tượng “nhờn luật” trong hành vi vi phạm giao thông của giao thông đường bộ, đường sắt còn thường xuyên xảy ra và diễn biến phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vô tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra.

Trong bối cảnh đó, cần thiết phải tiến hành, xây dựng Đề án này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động TTPBGDPL về ATGT để giúp cho các cơ quan làm chính sách, các cán bộ thực thi công tác này có một cái nhìn khách quan về kết quả đạt được và những vấn đề cần khắc phục để đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT, giảm thiểu tai nạn, từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

1. Đối tượng, phạm vi của Đề án

a) Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở GTVT thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và các đối tượng được TTPBGDPL về ATGT, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và người tham gia giao thông.

b) Phạm vi của Đề án: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong giai đoạn 2007-2011, đề ra các giải pháp, chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT giai đoạn 2012-2016 trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không; an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông; công tác TTPBGDPL về ATGT trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

2. Cơ sở pháp lý của Đề án

Các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về công tác TTPBGDPL nói chung và công tác TTPBGDPL về ATGT nói riêng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, UBATGTQG.

3. Cơ sở thực tiễn, lý luận của Đề án

Đề án được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải, trong đó có an toàn giao thông từ năm 2008 đến năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải, thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện hàng năm Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và kết quả một phần Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải ở Việt Nam” do Vụ Pháp chế và Trường Quản lý cán bộ GTVT đang thực hiện. Đồng thời Đề án cũng được xây dựng dựa trên kết quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có liên quan như UBATGTQG, các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành, một số trường thuộc Bộ GTVT.

Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2011 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. Thực trạng an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và các chính sách liên quan.

1. Một số đặc điểm của giao thông vận tải ở Việt Nam.

1.1. Đường bộ

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân khiến nhu cầu vận tải về người, hàng hoá cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng và phương tiện giao thông tăng rất nhanh. Ở Việt Nam, vận tải đường bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nhu cầu vận tải. Nhu cầu vận tải đường bộ ở Việt Nam đang tăng lên làm cho khả năng xảy ra tai nạn giao thông cũng tăng lên.

Giao thông đường bộ ở Việt Nam chủ yếu là giao thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy. Lưu lượng giao thông xe máy chiếm 65% tổng lưu lượng giao thông hoặc gấp 19 lần lưu lượng ô tô. Giao thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy là một trong các nguyên nhân làm gia tăng TNGT, vì xung đột giao thông giữa các phương tiện có tốc độ và kích cỡ khác nhau.

1.2. Đường sắt

Hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt gồm 2632 km đường sắt chính tuyến, 403 km đường ga, 85 km đường nhánh và 290 ga trạm; một số điểm đen về tai nạn và ách tắc giao thông đã được xử lý như: nhiều đường ngang được cải tạo, nâng cấp; đường ngang mở mới; xây dựng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ ...nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; tạo thuận lợi cho các phương tiện giao thông qua đường ngang thuận lîi và an toàn, ngăn chặn được những vụ tại nạn do phương tiện giao thông đường bộ đổ vào đường sắt; tăng cường đáng kể các điều kiện an toàn, cung cấp cho người tham gia giao thông đầy đủ các chỉ dẫn giao thông tạo điều kiện để người dân chấp hành các quy định của pháp luật về đường sắt. Kết quả là tai nạn giao thông đường sắt cơ bản được kiềm chế. Tuy nhiên, kết quả này là chưa bền vững, chưa đạt được mục tiêu giảm tai nạn giao thông đường sắt trên cả 3 tiêu chí; ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế do hoạt động cưỡng chế nhà nước trong lĩnh vực đường sắt còn thiếu và yếu; mục tiêu xoá bỏ 50% đường ngang trong năm 2010 chưa đạt được; mục tiêu xoá bỏ các yếu tố mất an toàn tại các đường ngang hiện còng chưa đạt, các yếu tố chủ yếu gây tai nạn giao thông tại các đường ngang vẫn tồn tại chưa được xử lý.

1.3. Đường thủy nội địa

Đến nay, mới có hơn 17.000km sông, kênh được đưa vào quản lý phục vụ cho khai thác vận tải (chiếm khoảng hơn 40%); trong đó, hơn 6.700 km là tuyến đường thủy nội địa quốc gia và hơn 10.500km là tuyền đường thủy nội địa địa phương.

Cơ sở hạ tầng nhiều cảng thủy nội địa đã đáp ứng yêu cầu, một số cảng được phép đón các tàu biển có trọng tải vừa, tàu nước ngoài. Tuy nhiên, còn một số cảng thủy nội địa chưa đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là những cảng cũ đã qua sử dụng, khai thác nhiều năm bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn trong khai thác;

Luồng, tuyến ĐTNĐ vẫn còn một số bất cập, đó là: nhiều tuyến ĐTNĐ trong từng khu vực còn chưa đồng cấp; một số tuyến thường xuyên bị khan cạn, gây ách tắc giao thông, bị chia cắt bởi các công trình thuỷ lợi, đăng đáy cá, nuôi trồng thuỷ sản; nhiều kênh, rạch có chiều rộng hẹp gây không ít khó khăn cho hoạt động vận tải thuỷ. Ngoài ra, trên các luồng tuyến ĐTNĐ của cả nước nhiều nơi có đá ngầm, đập ngăn, bờ sông có nhiều chỗ bị sụt lở, chiều rộng khoảng thông thuyền nhỏ, tĩnh không cầu hoặc công trình vượt sông thấp v.v… là những hạn chế lớn cho hoạt động giao thông ĐTNĐ.

Tính đến hết năm 2011 có hơn 4.600 cảng, bến thủy nội địa; trong đó có hơn 100 cảng thủy nội địa, số còn lại là bến thủy nội địa.

1.4. Hàng hải

Cùng với sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, trong những năm qua ngành hàng hải Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2011 Ngành hàng hải Việt Nam đã đón nhận 130,002 lượt tàu vào, rời cảng, với sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt hơn 286 triệu tấn, trong đó hàng container đạt trên 7 triệu TEUs, hàng lỏng đạt 52 triệu tấn, hàng khô đạt 112 triệu tấn. Khối lượng hàng hoá do đội tàu biển Việt Nam chuyên chở đạt 96 triệu tấn với trên 183 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển, trong đó vận tải quốc tế đạt trên 66 triệu tấn, vận tải trong nước đạt 30 triệu tấn. Các chỉ tiêu nói trên đều tăng 2 con số so với cùng kỳ năm trước.

Đi liền với sự phát triển đáng ghi nhận đó, cũng không tránh khỏi xảy ra những vụ tai nạn, sự cố trong hoạt động hàng hải.

1.5. Hàng không

Hàng không dân dụng là lĩnh vực giao thông đặc thù, trong đó công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không được đặt lên hàng đầu. So sánh chỉ số an toàn của Hàng không Việt Nam với quốc tế cho thấy tình trạng đảm bảo an toàn hàng không của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt được các chỉ số an toàn cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam đạt 14 năm liên tục không để xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại về người và tài sản (trích Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không năm 2011 của Cục HKVN).

Đông đảo đối tượng khi được tuyên truyền, phổ biến pháp luật đều tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật nhưng một bộ phận nhỏ đối tượng vẫn còn thiếu ý thức, cố tình vi phạm các quy định như: gây mất an ninh, trật tự trên tàu bay; tung tin, cung cấp thông tin sai về có bom, mìn trên tàu bay; mở cửa thoát hiểm trên tàu bay bay; hút thuốc trên tàu bay, mang vật phẩm cấm lên tàu bay, xâm phạm độ cao an toàn tĩnh không...

2. Thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tai nạn giao thông.

Tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn của Việt Nam mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn nghiêm trọng và trở thành một vấn đề lín cña x· hội. Vấn đề bảo đảm ATGT được coi là một trong những chính sách trọng tâm, cấp thiết của Chính phủ, Bộ GTVT, Uỷ ban ATGTQG, chính quyền các địa phương.

Theo số liệu thống kê của UBATGTQG, tai nạn giao thông trong 5 năm trở lại đây diễn biến phức tạp, mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, chưa bền vững trên cả 3 tiêu chí: số vụ tai n¹n, số người chết và số người bị thương.

Số liệu tổng hợp về tai nạn giao thông từ năm 2007-2011 như sau:

Nguồn: UBATGTQG, 2011

Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết

Người bị thương

Số vụ

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

14.624

-

0,52

13.150

-

3,23

10.546

-

6,65

2008

12.816

-

12,52

11.596

-

11,89

8.604

-

23,53

2009

12.492

-

3,03

11.516

-

0,67

7.914

-

1,88

2010

13.383

13,19

 

11.406

-

0,11

10.059

32,18

-

2011

44.548

 

3,93

11.395

-

1,86

10.611

-

1,10

(Riêng năm 2011 về số vụ bao gồm cả số vụ va chạm giao thông)

2. 1. Về tai nạn giao thông từ năm 2007 đến năm 2011

2.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ

Bảng 1

Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết

Người bị thương

 

Số vụ

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

 

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

11.985

 

1,24

12.800

3,45

-

10.266

 

7,49

2008

12.065

 

13,73

11.243

-

12,16

7.771

-

24,30

2009

11.758

-

3,05

11.094

-

1,33

7.559

-

2,73

2010

13.133

14,47

-

11.029

-

0,30

9.744

34,44

-

2011

12.715

-

7,3

11.800

0,07

-

9.765

0.002

-

                     

Tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 90%. Thiệt hại do TNGT đường bộ năm 2007 ước tính khoảng 2,89% GDP. Số vụ TNGT, số người chết và bị thương liên tục gia tăng trong nhiều năm, từ năm 1999 và chỉ bắt đầu giảm từ năm 2003. Tuy nhiên, việc giảm này chưa ổn định, chưa bền vững.

Về nguyên nhân gây tai nạn: Hầu hết các TNGT đường bộ ở Việt Nam đều được xác định là do lỗi của người sử dụng đường, trong đó chạy quá tốc độ là nguyên nhân chủ yếu chiếm 25%. Hạ tầng đường bộ, đặc biệt là các quốc lộ, đã cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng tư duy của người lái xe vẫn không thay đổi tương ứng. Hành vi phóng nhanh, vượt ẩu của xe tải, xe buýt và xe khách làm tăng nguy cơ cho các phương tiện có tốc độ chậm hơn như xe máy và xe đạp trong tình trạng giao thông hỗn hợp. Trong bối cảnh này, cưỡng chế giao thông nghiêm khắc và giáo dục giao thông hiệu quả cho người sử dụng đường đóng vai trò cốt yếu để giảm thiểu TNGT. Ngoài ra, các biện pháp như cải thiện điều kiện mặt đường, lề đường, tái thiết kế đường, và lắp đặt các biển báo và tín hiệu giao thông cũng rất cần thiết.

Trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện và xử lý hơn 20.000 trường hợp vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ điển hình như: không hiểu rõ luật; ý thức tự giác chưa cao; việc TTPBGDPL về ATGT chưa đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; tiết kiệm thời gian do việc gấp; thói quen; cố tình vi phạm pháp luật về ATGT (coi thường, nhờn luật); hệ thống giao thông chưa hợp lý; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, giáo dục, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm (cưỡng chế , xử phạt vi phạm), …Trong đó, các nguyên nhân như không hiểu rõ luật; ý thức tự giác chưa cao; việc TTPBGDPL về ATGT chưa đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng có thể tác động bởi việc tuyên truyền, phổ biến giúp đối tượng tránh được việc vi phạm pháp luật còn các nguyên nhân vi phạm pháp luật về ATGT như cố tình vi phạm thì cần phải có biện pháp cưỡng chế, xử phạt, thông qua các biện pháp này để giáo dục đối tượng vi phạm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

2.1.2. Tai nạn giao thông hàng hải

Theo thống kê, các vụ tai nạn hàng hải xảy ra từ năm 2007 - 2011 cụ thể như sau:

- Năm 2007: xảy ra 47 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 16 người chết, 16 người bị thương, 21 phương tiện thủy bị chìm đắm. Trong tổng số 47 vụ tai nạn hàng hải xảy ra trong năm 2007 có 34 vụ tai nạn xảy ra do yếu tố con người (chiếm 72,34 %).

- Năm 2008: xảy ra 59 vụ tai nạn (tăng 12 vụ so với năm 2007) gây hậu quả làm 18 người chết, 05 người bị thương, 27 phương tiện thủy bị chìm đắm (trong đó liên quan đến 11 tàu cá và 06 sà lan). Trong tổng số 59 vụ tai nạn có 31 vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 10 vụ mắc cạn.

- Năm 2009: xảy ra 69 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 13 người chết, 12 người bị thương, 04 người mất tích. Trong tổng số 69 vụ tai nạn có 25 vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 24 vụ mắc cạn, 09 vụ chìm đắm, 01 vụ lật tàu, 03 vụ cháy tàu.

- Năm 2010, xảy ra 42 vụ tai nạn, đã gây hậu quả làm 19 người chết, 16 người bị thương, 32 người mất tích. Trong tổng số 42 vụ có 22 vụ đâm va, 02 vụ va chạm, 05 vụ mắc cạn, 10 vụ chìm đắm, 03 vụ tai nạn khác.

- Năm 2011, xảy ra 60 vụ tai nạn, đã gây ra hậu quả làm 22 người chết và mất tích, 02 người bị thương. Trong tổng số 60 vụ có 30 vụ đâm va, 14 vụ va chạm, 07 vụ chìm đắm, 06 vụ mắc cạn, 01 vụ cháy tàu, 02 vụ tai nạn khác.

Qua kết quả điều tra cho thấy những nguyên nhân chính gây tai nạn cụ thể như sau:

a) Nguyên nhân từ người điều khiển phương tiện:

- Thuyền viên các tàu bị tai nạn còn chủ quan, thiếu mẫn cán, thiếu kinh nghiệm đi biển, ít hiểu biết các quy định về hành hải trên luồng tàu biển, gây cản trở giao thông của các tàu biển lớn; thiếu sự tuân thủ đầy đủ các quy định về hành hải như cảnh giới, tốc độ an toàn, tác nghiệp tránh va, đèn hiệu.v.v...

- Ý thức, trách nhiệm của thuyền viên trong việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc của tàu chưa cao.

b) Nguyên nhân từ phía chủ tàu, người quản lý, khai thác tàu (sau đây gọi chung là chủ tàu):

- Nhiều chủ tàu chưa làm tốt việc cung cấp cho tàu các tài liệu pháp luật bắt buộc phải có theo quy định; bố trí thuyền bộ thực tế trên tàu không phù hợp với các chức danh theo quy định.

c) Nguyên nhân từ yếu tố an toàn kỹ thuật của phương tiện:

Đội tàu biển của Việt Nam có tuổi trung bình cao (trên 15 năm), một số tàu nhỏ không được đầu tư thích đáng cho công tác duy tu bảo dưỡng theo quy định nên thường có những khiếm khuyết liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện, để xảy ra các sự cố kỹ thuật dẫn đến tai nạn.

2.1.3. Tai nạn giao thông đường sắt

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường sắt:

- Phân tích 1061 vụ tai nạn giao thông đường sắt cho thấy có tới 999 vụ (94%) là do người và phương tiện cơ giới đường bộ vượt đường sắt gây ra, phần còn lại do lỗi của người điều khiển và phương tiện đường sắt không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn 48 vụ (4,6%); theo nơi xảy ra tai nạn thì trên các vị trí đường ngang dân sinh chiếm trên 80% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông đường sắt, còn lại trên các đường ngang có tổ chức phòng vệ;

- Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông đường sắt là do lỗi của người tham gia giao thông đường bộ khi vượt đường sắt và địa điểm xảy ra tai nạn tập trung tại khu vực đường ngang dân sinh, nơi không có tổ chức phòng vệ, tuy nhiên một số vụ tai nạn nghiêm trọng thường xẩy ra tại các đường ngang không gác chắn ( biển báo hoặc cảnh báo tự động). Lỗi cơ bản của người tham gia giao thông đường bộ vượt đường sắt là đi, đứng, nằm, ngồi, vượt qua đường ngang vi phạm các qui định về an toàn giao thông đường sắt, ý thức chấp hành các qui định về an toàn của người dân còn hạn chế.

2.1.4. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Bảng 2- Thống kê, tổng hợp tình hình tai nạn giao thông ĐTNĐ:

Năm

Số vụ tai nạn

Số người chết

Người bị thương

Số vụ

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

Tổng số

So sánh với năm trước %

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

 

Tăng

Giảm

2006

223

-

06

213

49

-

14

10

-

2007

229

06

-

171

-

42

35

21

-

2008

246

17

-

135

-

36

30

-

05

2009

199

-

47

180

45

-

27

-

03

2010

185

-

14

136

-

44

16

-

11

2011

143

-

23

107

-

21,4

17

6,3

-

Vi phạm pháp luật về ĐTNĐ

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số vụ vi phạm

Vụ

3.361

2.178

2.382

- Nguyên nhân chủ quan do người điều khiển phương tiện thuỷ không tuân thủ quy tắc giao thông; chất lượng của phương tiện không đảm bảo và thiếu các trang thiết bị an toàn như cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm; thuyền viên, người lái phương tiện không được đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; phương tiện chở quá tải (đặc biệt là phương tiện chở khách ngang sông); ý thức của người tham gia giao thông còn kém và thiếu hiểu biết.

- Hiện tượng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng, luồng chạy tàu của các tổ chức, cá nhân; khai thác tài nguyên; phá hoại báo hiệu ĐTNĐ (cột, biển báo, phao);

- Tình trạng điều khiển phương tiện không tuân thủ quy định pháp luật diễn ra phổ biến là vi phạm quy tắc tránh vượt, đi không đúng luồng và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông ĐTNĐ trong những năm qua.

- Nhiều trường hợp phương tiện hết thời hạn đăng kiêm không tiếp tục đi kiểm tra, phương tiện không đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm; thuyền viên, người lái phương tiện không đủ, thậm chí không có bằng, chứng chỉ chuyên môn; chủ phương tiện không bố trí đủ thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu v.v...

2.1.5. Vi phạm pháp luật về ATGT lĩnh vực hàng không

Tuy tai nạn hàng không không xảy ra nhưng các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hàng không vẫn còn tồn tại. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính ý thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành và đối tượng hành khách đi tàu cũng như đông đảo bộ phận người dân sinh sống tại các khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.

Bảng 4: Vi phạm pháp luật về hàng không

 

Năm

2008

2009

2010

2011

Tổng số vi phạm

55

62

145

157

2.1.6. Tình hình công tác đăng kiểm phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông

a) Về công tác đăng kiểm xe cơ giới

- Số lượng phương tiện đã kiểm định đến 31/01/2012 là: 1.431.138 xe, trong đó:

- Số đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (tính đến 31/01/2012): có 107 trung tâm, chi nhánh đăng kiểm xe cơ giới với 189 dây chuyền kiểm định cơ giới hóa và đội ngũ đăng kiểm viên với hơn 764 kỹ sư chuyên ngành đã được đào tạo và công nhận thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới.

Công tác đăng kiểm xe cơ giới hiện nay được thực hiện đúng theo các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Đa số chủ phương tiện đều chấp hành nghiêm chỉnh việc đưa xe đến đăng kiểm theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn có các hiện tượng một số chủ phương tiện không duy trì tình trạng kỹ thuật xe khi tham gia giao thông. Còn có các hiện tượng các chi tiết, phụ tùng của xe bị tráo đổi khi sử dụng sau khi đã đăng kiểm. Việc làm này đã làm ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông và tiềm ẩn cao nguy cơ tai nạn giao thông.

b) Về công tác đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

- Số phương tiện trong diện đăng ký, đăng kiểm theo số liệu của cuộc tổng điều tra phương tiện thuỷ nội địa năm 2007 thì:

Trong cả nước có: 444.142 phương tiện

- Theo phân cấp của Bộ: Sở Giao thông vận tải là: 420.350 phương tiện;

Tính đến hết ngày 29/02/2012, tổng số phương tiện đã đăng kiểm trong cả nước là: 246.587 phương tiện, trong đó:

+ Số phương tiện thuỷ đã được đăng kiểm so với số thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm chỉ chiếm: 56%;

+ Đối tượng phương tiện thuộc thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý đã đăng kiểm đạt: 100%;

+ Đối tượng phương tiện thuộc các Sở Giao thông vận tải quản lý, tỷ lệ đăng kiểm đạt rất thấp, nơi thấp nhất khoảng 20 - 30%

Như vậy, hiện nay vẫn còn một số lượng lớn các phương tiện thuỷ thuộc đối tượng do các Sở Giao thông vận tải quản lý chưa được đăng kiểm. Những phương tiện này còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn kỹ thuật và tiềm ẩn về tai nạn giao thông rất lớn.

2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên, học sinh, sinh viên

Tình hình thanh niên, sinh viên, học sinh vi phạm pháp luật về ATGT đường bộ khá phổ biến. Hội sinh viên Việt Nam đã thống kê, hiện nay có tới 80% số sinh viên và hầu như 100% học sinh phổ thông điều khiển mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe; 95% số sinh viên điều khiển phương tiện sai kỹ thuật. Ngoài ra, những đối tượng này còn vi phạm một số lỗi điển hình như: chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông …

Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong những năm gần đây, số người tham gia giao thông vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây tai nạn ở độ tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 34,4% trong tổng số các vụ vi phạm; số học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và thanh niên vi phạm và để xảy ra tai nạn còn nhiều.

Tóm lại: Từ các phân tích trên rút ra một số nhận định làm căn cứ, định hướng đề ra các giải pháp TTPBGDPL về ATGT:

- Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về ATGT tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông cũng như các trường hợp vi phạm pháp luật chủ yếu do người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định của pháp luật về quy tắc giao thông, tập trung vào một số hành vi như chạy quá tốc độ cho phép, sử dụng rượu, bia, không tuân thủ các quy định về an toàn trong vận chuyển hành khách, hàng hóa.

- Do ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, trong đó thanh niên, sinh viên, học sinh chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong số các vi phạm, xảy ra tai nạn có khoảng 20% chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về luật giao thông để thực hiện, 55% biết và hiểu luật nhưng ý thức chấp hành kém, ngoài ra do khách quan đem lại.

Vì vây, một trong những biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông là tuyên truyền, PBGDPL về ATGT. Đây là một thách thức rất lớn hiện nay.

2.3 Các chính sách liên quan đến việc thực thi pháp luật và ATGT ở Việt Nam

Cố gắng nỗ lực của các cơ quan quản lý GTVT về vấn đề ATGT cũng như chính sách về TTPBGDPL và công tác TTPBGDPL là đáng ghi nhận. Tuy nhiên hiệu quả của những nỗ lực đó chưa được nhân rộng và chưa đủ để xóa bỏ tai nạn giao thông. Hiện nay tình hình TNGT và vi phạm ATGT trở nên nghiêm trọng hơn do sự gia tăng nhanh chóng các phương tiện cơ giới không chỉ ở khu vực đô thị mà còn ở cả khu vực nông thôn. Vì ATGT là mục tiêu cuối cùng, do đó, cần xem xét một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến ATGT, trước khi xem xét kỹ hơn đối với vấn đề TTPBGDPL về ATGT.

2.3.1 Cơ sở hạ tầng và quản lý giao thông

Sự gia tăng nhanh chóng các phương tiện cơ giới và năng lực/mạng lưới đường bộ không đủ là một trong các nguyên nhân của tình trạng tắc nghẽn giao thông, đặc biệt ở đô thị lớn. Tắc nghẽn giao thông có thể một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, nhưng nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là lỗi của người tham gia giao thông như lái xe không cẩn thận, không chấp hành các quy định, quy tắc giao thông…

Việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, trong đó có đường bộ và đường sắt là một vấn đề nghiêm trọng khác. Quy định về bảo vệ hành lang an toàn đã rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện cần được tổ chức tốt để bảo đảm hành lang an toàn giao thông.

2.3.2 Hoạt động vận tải

Có 3 yếu tố được đề cập đến là: giấy phép lái xe, đăng kiểm xe và kinh doanh vận tải. Về hệ thống cấp giấy phép lái xe, hệ thống sát hạch lái xe đối với xe ôtô, tàu thủy... có chương trình đào tạo dài hơn và kiểm tra sát hạch chặt chẽ. Việc lấy giấy phép lái xe môtô được thực hiện dễ dàng hơn, chỉ cần có kỹ năng lái xe tối thiểu và kiến thức tối thiểu về quy định và quy tắc giao thông; số lượng các trung tâm đào tạo, sát hạch không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Hệ thống đăng kiểm xe đã được cải thiện, nhưng cho đến nay không có quy định kiểm định kỹ thuật đối với xe môtô. Ngoài ra, thông tin về đăng kiểm xe là rất quan trọng đối với việc cưỡng chế thi hành, nhưng vào lúc này, cơ sở dữ liệu chỉ có trong phạm vi từng địa phương, chưa có hệ thống thông tin nối mạng trong phạm vi cả nước.

2.3.3 Hoạt động xử phạt, cưỡng chế

Hiện nay, năng lực cưỡng chế đã được tăng cường, tuy nhiên vẫn chưa xử lý hết các hành vi vi phạm luật giao thông. Sự thiếu hụt lực lượng, phương tiện, thiết bị cưỡng chế cũng đang ảnh hưởng đến hiệu quả của các công tác cưỡng chế.

Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là lỗi do con người. Vì vậy cách thức của giáo dục an toàn giao thông là làm thế nào để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông về luật và các quy định và pháp luật về an toàn giao thông. Nhưng bản thân tuyên truyền, phổ biến và giáo dục không đủ để thay đổi thói quen của người dân, vì vậy biện pháp cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính là không thể thiếu để thay đổi thói quen. Hiện nay công tác xử phạt, cưỡng chế cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng PL về ATGT.

2.3.4 Thực trạng về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực thi pháp luật về ATGT.

Thực tế cho thấy, nhận thức về tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật ATGT nói riêng của cộng đồng còn rất nhiều hạn chế.

Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBATGTQG, Bộ GTVT, Bộ Công an đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả TTPBGDPL như ban hành các quyết định, chỉ thị, về tăng cường công tác TTPBGDPL về ATGT, tăng số lượng các buổi tập huấn, tuyên truyền, hoặc tập trung vào các giải pháp “phần cứng”, ví dụ như hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ trọng yếu, mở rộng quốc lộ 1 đủ để tổ chức giao thông một chiều và tách làn ôtô, xe máy; đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam; đầu tư hệ thống giám sát giao thông bằng camera trên các tuyến quốc lộ và đường đô thị; thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân; nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên để giải quyết tai nạn và ùn tắc giao thông, cần đưa ra các giải pháp mạnh để nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT, giải quyết được những nguyên nhân chính của tình trạng nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế hiện nay.

II. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT

1. Hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTVT nói chung và ATGT riêng

- Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

- Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô.

- Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

- Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt

- Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các biện pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

- Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Chỉ thị số 07/2008/CT-BGTVT ngày 30/5/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải giai đoạn 2008 – 2012;

- Quyết định số 28/2008/QĐ-BGTVT ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ GTVT từ năm 2008 - 2012.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT hàng năm đều ban hành Kế hoạch TTPBGDPL, trong đó có các hạng mục TTPBGDPL về ATGT. Đồng thời, Ủy ban ATGTQG và Bộ GTVT cũng thường xuyên ban hành các văn bản cụ thể để chỉ đạo công tác này.

Đánh giá: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTVT nói chung và ATGT riêng tương đối đầy đủ. Đây là những nỗ lực rất quan trọng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ cùng các địa phương để triển khai công tác này có hiệu quả và đồng thời cũng tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác TTPBGDPL về GTVT.

2. Các nội dung và đối tượng được tuyên truyền

a) Nội dung:

- Tất cả quy định về ATGT trong các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư) về giao thông vận tải trên cả năm lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và các văn bản chỉ đạo, điều hành khác (Nghị quyết, Chỉ thị…).

Nội dung tuyên truyền chủ yếu là các quy định về quy tắc giao thông, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng, đường thuỷ nội địa, hàng hải.

- Đối tượng tuyên truyền: mỗi nội dung, điều kiện, hình thức tuyên truyền có những đối tượng khác nhau, nhưng nhìn chung đã tuyên truyền đến mọi đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong ngành GTVT và một bộ phận người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và người dân tham gia giao thông.

b) Đánh giá: nội dung tuyên truyền phổ biến về cơ bản đã phù hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền, tuy nhiên trong một số hình thức tuyên truyền cụ thể như hội nghị, hội thảo, hội thi, câu lạc bộ thì đối tượng tuyên truyền còn ít; nội dung tuyên truyền đôi khi còn chung chung hoặc quá nhiều hoặc vì điều kiện, phạm vi địa lý tuyên truyền nên được phổ biến đến đối tượng chậm, số lượng đối tượng không nhiều.

3. Các hình thức tổ chức tuyên truyền PBGDPL về ATGT

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở GTVT đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng điều kiện cụ thể để triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về an toàn giao thông, Chương trình 5 năm (2008- 2012), Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ GTVT như: tuyên truyền miệng (tổ chức hội thảo, hội nghị, nói chuyện chuyên đề), hội thi, phát sách, tờ rơi, đăng báo, bản tin, gửi email, đăng trên website, Internet, truyền hình…

a) Tuyên truyền miệng

Nội dung tuyên truyền bằng hình thức này chủ yếu là:

- Phổ biến các qui định về ATGT, các văn bản pháp luật mới ban hành;

- Đào tạo, tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho các cán bộ trực tiếp thực hiện tuyên truyền;

- Tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện chuyên đề về các quy định của PL về ATGT tại các hội nghị, hội thảo do các Tổng cục, Cục, Vụ tham mưu tổ chức.

Hình thức này được nhiều cơ quan, đơn vị (các Tổng cục, Cục, Vụ), các Sở GTVT tổ chức đã thu hút được nhiều đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức và người tham gia giao thông.

Tập huấn cũng là một hình thức tuyên truyền được nhiều đơn vị sử dụng. Các nội dung được đưa vào chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng. Đối tượng tập huấn là các cán bộ, công nhân viên làm công tác tuyên truyền, PBGDPL và cán bộ thanh tra thuộc các cơ quan, đơn vị và các Cục, Tổng Cục và các cơ quan, đơn vị, các Sở GTVT

Đánh giá: Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ cần thiết của các cuộc tuyên truyền miệng là rất cao, tuy nhiên mức độ hấp dẫn về nội dung và phương pháp, tài liệu tuyên truyền lại khá thấp.

b) Tổ chức hội thi

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Hình thức này được sử dụng nhiều ở các trường và một số đơn vị thuộc Bộ và nhiều hội thi khác do các Sở GTVT tổ chức tại các địa phương.

Đánh giá: Hình thức này có nhiều ưu điểm, nhưng sự tham gia của các đối tượng lại rất hạn chế. Để cải thiện hiệu quả hình thức tuyên truyền này, cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi tìm hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

c) Biên soạn và phát hành tài liệu

Biên soạn và phát hành tài liệu là hình thức phổ biến được tất cả các đơn vị thực hiện. Các tài liệu tuyên truyền được thực hiện dưới dạng tờ rơi, sách, băng đĩa... Tài liệu được tập trung phát hành và biên soạn là các Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải và các văn bản hướng dẫn thi hành; tài liệu về tuyên truyền an toàn giao thông. Tại các địa phương, Sở GTVT cũng biên soạn những tờ rơi với nội dung ngắn gọn nhằm tuyên truyền cho nhân dân địa phương các quy định của pháp luật về ATGT.

Đánh giá: Những tài liệu trên được phát hành nhằm phổ biến kịp thời đến các đối tượng các văn bản pháp luật ATGT có liên quan trực tiếp đến hoạt động, quyền và nghĩa vụ của họ, giúp các đối tượng được tuyên truyền cập nhật các thông tin mới về pháp luật ATGT. Tuy nhiên, các tài liệu này cũng cần được cập nhật, thống nhất nội dung, hình thức cho phù hợp hơn và cần phải phân loại để phù hợp với từng đối tượng nhất định, tránh lãng phí hoặc hình thức.

d) Các hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet):

- Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ cũng đã và đang kết hợp với Vụ Pháp chế và một số Cục, Vụ liên quan thực hiện tuyên truyền PBGDPL về giao thông vận tải trên mạng Internet với một số nội dung cụ thể như sau:

+ Lập và duy trì hoạt động của chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật” trên trang tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải giúp người đọc tra cứu những vấn đề liên quan đến pháp luật dưới dạng câu hỏi và câu trả lời giúp cho ngư­ời dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Chuyên mục này hiện nay đã nhận được khá nhiều câu hỏi từ các tổ chức, cá nhân quan tâm;

+ Chuyên mục Văn bản quy phạm pháp luật giúp các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu dễ dàng những quy định mới trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Các cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng Internet hiện nay là:

- Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải

- Hỏi đáp pháp luật: đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả.

- Xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật.

- Đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng Internet: hình thức này được hiểu là chuyển nội dung của các ấn phẩm tuyên truyền đã xuất bản (sách, đặc san, tờ gấp, tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng...) thành dữ liệu điện tử và đăng tải dữ liệu đó trên mạng internet.

- Báo và Tạp chí Giao thông vận tải thường xuyên có những bài viết về những nội dung như: Hỏi đáp về thủ tục hành chính, thông tin pháp luật; Phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chuyên mục “An toàn giao thông- Giao thông đô thị” được mở và duy trì từ năm 2003 đã giới thiệu nhiều bài viết phản ánh và phân tích sâu về các lĩnh vực an toàn giao thông, quy hoạch giao thông, nêu kinh nghiệm nước ngoài…, là một kênh tuyên truyền có hiệu quả.

- Chương trình ATGT của đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam; hay thông tin VOV giao thông chương trình ATGT của đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam đã góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân về ATGT trong thời gian qua.

Đánh giá: Báo chí, truyền hình đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật nhanh chóng đến với cán bộ, công chức, viên chức, người lao đông trong ngành giao thông vận tải và người tham gia giao thông, giúp họ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về an toàn giao thông. Hiện nay, báo phát hành dưới hình thức in (báo giấy) với số người đọc có xu hướng giảm đi nếu so với lượng người xem trên truyền hình hoặc đọc báo qua mạng. Tuy nhiên, ở các vừng sâu, vùng xa hoặc vùng nông thôn thì báo giấy lại thích hợp, vì ở những nơi này các hình thức tuyên truyền phổ biến bằng phương tiện thông tin đại chúng hiện đại (như internet) còn hạn chế.

So với hình thức tuyên tuyền qua báo chí, hình thức tuyên truyền qua mạng lưới truyền thanh cơ sở có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn.

Tuyên truyên truyền pháp luật trên mạng internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả hiện nay, đặc biệt trong giới trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên và doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát về mức độ thường xuyên xem các chuyên mục về an toàn giao thông vận tải cho thấy: hình thức truyền hình và internet là cao nhất là 39,6% và 35,8%. Trong khi đó, hình thức báo giấy, đài phát thanh, loa truyền thanh có tỷ lệ thấp hơn nhiều, lần lượt là 25%, 17,9% và 14,5.

Việc thực hiện tuyên truyền PL về ATGT bằng các phương tiện thông tin đại chúng thường được thực hiện theo từng chiến dịch với nội dung tương đối đơn giản, chủ yếu nhấn mạnh đến các hành vi giao thông nguy hiểm cần loại bỏ, hoặc là các hành vi giao thông chuẩn mực cần thực hiện. Trên thực tế, đã có nhiều chương trình tuyên truyền thực hiện với hiệu quả khá tốt như đã nêu ở trên đã góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân về ATGT trong thời gian qua.

Mục tiêu của các chiến dịch này là thông qua các cuộc vận động, phương tiện thông tin đại chúng, tạo lên một sự chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của người dân khi tham gia giao thông và xử lý các vấn đề giao thông. Các thông điệp ATGT và một số tình huống giao thông được lặp lại và củng cố để tác động nhân dân qua nhiều kênh: video, radio, tham gia mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt qua phương tiện thông tin đại chúng.

đ) Giáo dục và tuyên truyền, phổ biến về ATGT đối với thanh niên, học sinh, sinh viên trong trường học

Nội dung giáo dục PLGTVT bao gồm: cung cấp các kiến thức cơ bản về PLGTVT, đặc biệt là các kiến thức giao thông, từ đó hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, việc giáo dục còn được thực hiện thông qua các phong trào về văn hóa ATGT.

Đánh giá: Hệ thống giáo dục ATGT trong trường học có thể nói vẫn đang được xây dựng, mặc dù giáo dục ATGT đã được quy định trong chương trình học từ mẫu giáo đến THCS. Còn một số vấn đề cần được giải quyết và cải cách. Hơn nữa, sau vài năm thực hiện vẫn chưa có hệ thống đánh giá để xác định hiệu quả của chương trình hiện nay. Nếu hành vi của học sinh được lấy làm căn cứ để đánh giá hiệu quả của chương trình, thì có thể nói rằng vẫn chưa có được những tiến bộ đáng kể từ chương trình giáo dục ATGT trong trường học. Để nâng cao hiệu quả, cần phải có sự phối hợp với gia đình/cộng đồng và các tổ chức xã hội khác để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình giáo dục ATGT. Dựa trên kinh nghiệm ở các nước phát triển, tầm quan trọng của giáo dục ATGT cho trẻ em là ở chỗ các em cần được chú trọng với tư cách là những người sử dụng phương tiện giao thông, hệ thống giao thông trong tương lai. Một vấn đề khác là công tác giáo dục, tuyên truyền ATGT còn có những hạn chế về mặt tổ chức, không có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với các hoạt động, đặc biệt là giáo dục và tuyên truyền ATGT ngoài trường học.

e. Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật và trợ giúp pháp lý

Đây là hai hình thức có mức độ hấp dẫn khá kém. Do đó, mức độ tham gia của mọi người đối với hình thức này là khá hạn chế, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

g. Tuyên truyền thông qua các đội văn hóa lưu động cấp huyện

Đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, ở nông thôn do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tuyên truyền bằng các đội văn hóa lưu động là hình thức cần thiết và quan trọng. Các đội tuyên truyền văn hóa di động trực tiếp cung cấp cho nhân dân các thông tin cơ bản về ATGT và văn hóa ATGT với các phương pháp và hình thức dễ hiểu trong thời gian thích hợp.

h. Hình thức tư vấn pháp luật và xét xử của toà án

Hình thức tuyên truyền thông qua hoạt động xét xử của toà án về các vụ việc liên quan đến tai nạn giao thông là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có chủ định và cố kế hoạch của các chủ thể giáo dục đến các đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, trạng thái xúc cảm, tình cảm pháp luật đúng đắn, làm cơ sở cho hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên điểm hạn chế là phạm vi hẹp, đối tượng ít.

i. Công tác phổ biến về an toàn kỹ thuật đối với phương tiện giao thông

Trong lĩnh vực Đăng kiểm an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải đã có nhiều hình thức tuyên truyền để chủ xe cơ giới, lái xe, chủ phương tiện thủy nội địa, các chủ tàu, thuyền viên hiểu biết các quy định của pháp luật trong lĩnh vực mình và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia giao thông.

Đánh giá chung về các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.

Các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thống như tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên báo chí, truyền hình và thi tìm hiểu được đánh giá có mức độ phù hợp với nhu cầu của đối tượng tuyên truyên cao nhất. Hình thức trợ giúp pháp lý, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tuyên truyền cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có mức độ đáp ứng nhu cầu thấp nhất.

Về mức độ hấp dẫn của các hình thức tuyên truyền

Với lợi thế về kỹ thuật và mức độ chuyên nghiệp cao khi thực hiện các chương trình thì hình thức tuyên truyền bằng truyền hình được đánh giá là hình thức có mức độ hấp dẫn người được tuyên truyền nhất. Đáng quan tâm là hình thức thi tìm hiểu pháp luật GTVT cũng được đánh giá có mức độ hấp dẫn không kém là bao so với hình thức tuyên truyền bằng truyền hình, điều này phản ánh sự hứng thú của đối tượng được tuyên truyền đối với phương thức truyền thông có tính 2 chiều. Hơn nữa đây là hình thức gia tăng các hoạt động vui chơi, giải trí văn hóa vốn đang rất thiếu hiện nay. Cũng tương tự như đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu, các hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, câu lạc bộ pháp luật, trợ giúp pháp lý, tuyên truyền cho người dân tộc và người nghèo cũng bị đánh giá là có mức độ hấp dẫn kém nhất.

Về mức độ tác động của các hình thức tuyên truyền

Đa số những người phỏng vấn đã đánh giá tốt các hoạt động tuyên truyền đã thực hiện, đặc biệt ở khía cạnh kiến thức: Có tới 84% những người được hỏi đồng ý với ý kiến là hiểu biết PL về ATGT của người dân tăng lên nhở được PBGD PL về GTVT và 67% đồng ý là các chương trình tuyên truyền giúp cải thiện thái độ của những người tham gia giao thông.

4. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện TTPBGDPL về ATGT

Công tác tổ chức thực hiện về TTPBGDPL về ATGT được xem ở các nội dung như công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, cụ thể là quá trình thực hiện và sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện

a) Công tác lập kế hoạch TTPBGDPL GTVT, bao gồm pháp luật về ATGT của Bộ

Trong giai đoạn từ 2009 đến nay, kế hoạch TTPBGDPL hàng năm do Bộ GTVT ban hành được xây dựng theo Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ GTVT từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-BGTVT ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Chương trình này được xây dựng dựa trên Chương trình phổ biến , giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, các đơn vị đề xuất kế hoạch về Vụ Pháp chế trên cơ sở yêu cầu tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về GTVT, trong đó có ATGT hàng năm, Vụ tổng hợp, chỉnh lý kế hoạch, lấy ý kiến các thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL, chỉnh lý và trình Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch TTPBGDPL hàng năm của Bộ. Sau đó Kế hoạch này được các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch này hoàn toàn chỉ tập trung vào các nội dung chuyên môn và không đề cập đến kinh phí để triển khai thực hiện. Để triển khai kế hoạch được Bộ trưởng phê duyệt, các cơ quan, đơn vị phải xây dựng các kế hoạch chi tiết trong đó có đề xuất xin kinh phí, chủ yếu từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (kinh phí sự nghiệp của các đơn vị/cơ quan). Kế hoạch này được thực hiện ở mức độ nào tùy thuộc vào nguồn lực cũng như năng lực của đơn vị chủ quản. Đến cuối năm, các đơn vị sẽ làm báo cáo và gửi về Vụ Pháp chế để tổng hợp .

Đánh giá: Điểm hạn chế của việc lập Kế hoạch này là Kế hoạch hoàn toàn chỉ tập trung vào các nội dung chuyên môn và không đề cập đến kinh phí để triển khai thực hiện. Kế hoạch được thực hiện ở mức độ nào tùy thuộc vào nguồn lực cũng như năng lực của đơn vị chủ quản

Bộ trưởng Bộ GTVT giao kế hoạch xuống các cơ quan, đơn vị, nhưng nguồn lực thực hiện kế hoạch (nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí an toàn GT do Bộ GTVT cấp cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ) lại phụ thuộc vào khả năng đơn vị chủ quản “thuyết phục” được cơ quan tài chính của đơn vị mình. Trong mục chi ngân sách hàng năm không có hạng mục cho tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật về ATGT. Yếu tố kế hoạch không gắn với nguồn lực thực hiện; nguồn lực phân bổ hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến các chương trình và kế hoạch TTPBGDPL về ATGT không thực hiện có hiệu quả và hiệu lực.

Tổ chức pháp chế là đầu mối tổ chức thực hiện hoạt động TTPBGDPL nhưng không nắm được hoặc biết được kinh phí bảo đảm cho công tác này nên rất bị động trong việc xây dựng hoặc tổ chức thực hiện kế hoạch được Bộ trưởng phê duyệt.

b) Thực trạng tổ chức thực hiện về TTPBGD pháp luật về ATGT

Nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến hiệu quả công tác TTPBGDPL nằm ở nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố năng lực thực thi TTBPGBGP được thể hiện thông qua hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động và các điều kiện bảo đảm việc thực hiện là nguồn lực về con người và nguồn tài chính được phân bổ…. Việc thực hiện chương trình TTPBGDPL được xem xét thông qua các yếu tố như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá việc thực hiện, cũng như năng lực của các cán bộ tham gia quản lý và thực hiện công tác này.

Tai nạn giao thông còn ở mức cao, ý thức chấp hành luật pháp của người tham gia giao thông còn hạn chế, những bức xúc của toàn xã hội về vấn đề này đã đặt nhiều sức ép lên các cơ quan quản lý ở TW (Chính phủ, Thủ tướng CP, Uỷ ban ATGTQG, Bộ GTVT và các Bộ, ngành có liên quan khác), đòi hỏi công tác phải được quan tâm, chú ý đúng mức, toàn diện, đổi mới và thay đổi tư duy để thực hiện công tác TTPBGDPL một cách có hiệu quả và hiệu lực nhất. Mục đích là làm thế nào để tuyên truyền PBGDPL về ATGT nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người thi hành công vụ, của cộng đồng, doanh nghiệp, nhân dân … những người trực tiếp tham gia giao thông. Không chỉ là việc ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện, vấn đề quan trọng là phải có được các điều kiện đủ để thực hiện công tác một cách chuyên nghiệp, đó là những điều kiện về tổ chức, cơ chế, nguồn lực tài chính, nhân sự, kiến thức, kỹ năng… .

Xét ở mức độ vi mô, việc thực hiện một kế hoạch hoặc một chương trình TTPBGDPL về GTVT có rất nhiều nội dung phải giải quyết. Chưa có một qui trình thống nhất và bài bản để xây dựng và tổ chức lập kế hoạch, chương trình TTPBGDPL về GTVT, các điều kiện để đảm bảo kế hoạch đề ra được thực hiện có hiệu quả chưa đầy đủ, thiếu các công cụ để điều hành, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra.

Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới về ATGT trong những năm gần đây, trong số đó vẫn còn hiện tượng “chồng chéo”, “mâu thuẫn” hoặc thiếu tính khả thi hoặc chưa bảo đảm tính giáo dục, răn đe (các quy định về mức xử phạt của một số hành vi vi phạm còn thấp) của một số văn bản có liên quan cũng là những áp lực, khó khăn đối với cán bộ thực hiện công tác TTPBGDPL về ATGT.

5. Về công tác phối hợp trong thực hiện TTPBGDPL về ATGT

Công tác chỉ đạo, việc phối hợp tổ chức thực hiện tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cụ thể như sau:

- Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động về Chương trình ATGT, nhiều doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ như Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu tại Việt Nam, Unicef, JICA, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ICAP, Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á, Honda, Toyota, Suzuki… cũng quan tâm tài trợ, giúp đỡ cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền ATGT đường bộ.

Nhờ đó, ý thức của nhân dân nói chung và của người tham gia giao thông nói riêng đã có chuyển biến hơn trước, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác bảo đảm TTATGT, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thể hiện ở hầu hết người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm, nhiều lái xe ô tô thắt dây an toàn; các tầng lớp nhân dân ngày càng quan tâm đến tình hình TTATGT, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn TTATGT, phòng ngừa ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; dư luận xã hội đã quan tâm, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội được nâng lên một bước. Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến giáo dục đi đôi với cưỡng chế thi hành luật giao thông đang phát huy tác dụng, dần dần hình thành một thói quen mới trong chấp hành luật giao thông, từng bước cải thiện thói quen tùy tiện trong tham gia giao thông tồn tại hàng chục năm về trước.

Trong quá trình thực hiện tuyên truyền, sự tham gia và phối hợp của các bên hữu quan theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang là tất yếu:

- Theo chiều dọc là quan hệ giữa các cơ quan theo ngành dọc: Bộ GTVT - Sở GTVT hay Ủy ban ATGT - Ban ATGT các tỉnh - các đơn vị chịu trách nhiệm về ATGT của tỉnh…

- Theo chiều ngang là quan hệ giữa các cơ quan ngang cấp như phối hợp giữa các thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ ( Vụ Pháp chế- các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ), của văn phòng thường trực của UBATGT, của Ban ATGT tỉnh, giữa cơ quan thường trực ATGT tỉnh với các Sở ngành liên quan như Công an, giáo dục, y tế…

Các mối quan hệ này thể hiện trong các công việc tuyên truyền mang tính liên ngành, liên cơ quan như lập kế hoạch, kiểm tra, báo cáo thực hiện…. Đánh giá về việc phối hợp trong quá trình thực hiện các chương trình tuyên truyền cụ thể như sau:

- Các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác tuyên truyền đều nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.

- Các thông tin phục vụ cho các công việc được cung cấp khá đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên sự điều phối, phối hợp theo chiều dọc là tốt hơn so với việc phối hợp theo chiều ngang trong khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Thiếu các kế hoạch hành động chi tiết và thiếu kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan. Hàng năm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ban ATGT các địa phương đều có các kế hoạch hành động nhưng chỉ là kế hoạch chung, kế hoạch triển khai từng công việc cụ thể là do từng cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện, dựa trên kế hoạch do Bộ ban hành. Mức độ hài lòng về kết quả công việc của các cơ quan tham gia chưa cao là do: thiếu kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho các hành động; thiếu kênh thông tin hiệu quả về kế hoạch hành động chi tiết cho các bên liên quan.

6. Đánh giá về nguồn lực thực hiện

6.1. Nguồn nhân lực

a) Đánh giá năng lực thực hiện TTPBGD PL về ATGT

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác PBGDPL là nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay còn ít, hoạt động kiêm nhiệm. Với số lượng hàng triệu người tham gia giao thông, hàng vạn cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành GTVT cần được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GTVT nhưng chỉ có một số ít trong số đó được bố trí kiêm nhiệm làm công tác TTPBGDPL, trong số đó cán bộ chuyên trách cho công tác TTPBGDPL hầu như không có. Hiện nay, tổng số báo cáo viên pháp luật của Bộ là 63 người về 5 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ là các chuyên gia về các lĩnh vực như vận tải, pháp luật chung hoặc chuyên ngành..., trong số đó có một số là báo cáo viên về ATGT. Tại Vụ Pháp chế, hiện nay có tổng số 10 cán bộ, công chức (gồm cả lãnh đạo và chuyên viên), trong số đó Vụ sử dụng 04 người hiện đang phụ trách, tham mưu các lĩnh vực đường bộ, hàng hải, đường thuỷ nội địa để kiêm nhiệm làm công tác TTPBGDPL. Tại mỗi tổ chức pháp chế của Tổng cục, các Cục chuyên ngành với quân số khoảng 4 đến 5 người cũng chỉ bố trí từ một đến hai người theo dõi, phụ trách công tác này và hầu hết là kiêm nhiệm. Tất cả các Sở GTVT đều không có tổ chức pháp chế riêng, trừ Sở GTVT TP Hồ Chí Minh có Phòng Pháp chế. Công tác TTPBGDPL do Lãnh đạo Sở phân công cho các phòng, ban như Văn phòng Sở hoặc Thanh tra Sở và số cán bộ, công chức này khoảng từ hai đến ba người cũng chỉ kiêm nhiệm. Chất lượng của đội ngũ làm công tác tuyên truyền cũng chưa được bảo đảm. Đa số những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thường được đào tạo chuyên về luật hoặc một ngành chuyên môn khác, ít được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền. Vì vậy, hoạt động của đội ngũ này còn thiếu bài bản, thường là vừa học vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm.

Các Sở GTVT và trường học khi tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các doanh nghiệp còn mang tính hình thức, đối phó, mới chỉ ở mức vận động tham gia nên số lượng người tham dự không đảm bảo. Ngoài ra, khi tổ chức tuyên truyền tại một địa bàn, đối tượng được mời làm báo cáo viên thường là những báo cáo viên pháp luật của các Sở GTVT (đội ngũ báo cáo viên cấp Huyện còn rất thiếu) nhưng các hoạt động này thường được tổ chức tập trung vào một vài thời điểm như Tháng 9 (Tháng An toàn giao thông); gần Tết... nên gây ra tình trạng đã thiếu báo cáo viên lại càng thiếu hơn, gây khó khăn cho việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Việc thiếu hụt nhân lực cho công tác TTPBGDPL, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn về tuyên truyền sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho công tác TTPBGDPL, trong khi số lượng người tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Việc tăng cường nhân lực cho hệ thống TTPBGDPL cần có nhiều biện pháp, giải pháp khác nhau, không chỉ tăng về số lượng mà còn về năng lực thực thi công tác này.

“Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục mà chỉ thực hiện theo từng đợt, từng chuyên đề. Một bộ phận cán bộ còn hạn chế về kỹ năng tuyên truyền; kinh phí sử dụng cho mục đích tuyên truyền cũng còn hạn hẹp.Việc TTPBGDPL đối với cán bộ, công chức trong đơn vị chưa được tổ chức thường xuyên, với số lượng tham gia còn hạn chế, hình thức tổ chức còn đơn giản thiếu hấp dẫn, do đó chưa thu hút được sự tham gia của CBCNVC trong toàn ngành”.

Nghiên cứu tài liệu có liên quan, khảo sát thực tế và kết quả phân tích cho thấy, có rất nhiều yếu tố hạn chế đến năng lực thực hiện công tác này. Xét về mức độ vĩ mô, chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế hoạt động của công tác TTPBGDPL phần lớn còn chưa ổn định, thống nhất và chưa rõ ràng. Ví dụ như ở cấp trung ương, còn rất thiếu nhân sự, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật của Bộ, cơ quan được xem là có thẩm quyền cao nhất trong công tác này có vai trò khá mờ nhạt trong hoạt động, chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động của Vụ Pháp chế là chính. Ở cấp địa phương, hầu hết các tỉnh thành đều chưa thành lập được phòng Pháp chế tại các Sở giao thông vận tải. Công tác TTPBGDPL phần lớn do Ban An toàn giao thông thực hiện, cụ thể là do Thanh tra giao thông….Ở cả cấp trung ương và địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm và ít được đào tạo, không có chuyên môn và cũng không ổn định:“đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vẫn chỉ được hoạt động bán chuyên trách trong khi chưa có cơ chế quản lý, sử dụng và ưu đãi nhân lực”.

6.2. Nguồn lực tài chính

Kinh phí là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL về ATGT. Hiện nay, thực hiện công tác PBGDPL là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc Bộ, Sở GTVT nên về lý thuyết kinh phí chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên (sự nghiệp) của cơ quan, đơn vị, một phần được cấp từ nguồn an toàn giao thông. Thực tế, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bố trí là rất ít, không đáng kể so với kinh phí cấp cho các hạng mục khác của Bộ, nguồn kinh phí cấp từ nguồn ATGT trong những năm gần đây (2010, 2011) có xu hướng tăng lên nhưng kinh phí được cấp để sử dụng trong công tác TTPBGDPL trong đó có ATGT không nhiều hoặc được phân bổ chưa hợp lý, rõ ràng trong nguồn chi của các cơ quan, đơn vị (không có hạng mục chi riêng ). Ở cấp địa phương, kinh phí cho công tác này phụ thuộc vào nguồn thu từ xử phạt hành chính. Một số cơ quan, đơn vị, các Sở GTVT chưa được bố trí kinh phí kịp thời hoặc rất ít nên gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Vấn đề này đã được nêu tại phần công tác lập kế hoạch TTPBGDPL.

Theo quy định, kinh phí TTPBGDPL được khoán trong định mức chi chung cho các cơ quan, đơn vị hành chính. Bộ GTVT đang áp dụng định mức 19 triệu đồng trên một định biên, hàng năm, Bộ đã cấp đủ cho các cơ quan, đơn vị nhưng do không tách bạch rõ mục chi nên các cơ quan, đơn vị rất khó phân bổ cho công tác TTPBGDPL hơn nữa có đơn vị không phân bổ hoặc phân bổ rất ít kinh phí cho công tác TTPBGDPL. Thực tế, Bộ đã cấp bổ sung cho công tác này từ nguồn ngân sách được cấp nhưng là không đáng kể (ví dụ: Tổng cục đường bộ được cấp 100 triệu năm 2011, 50 triệu năm 2010) so với yêu cầu thực tế. Nguồn kinh phí an toàn giao thông chủ yếu chuyển về cho các báo, tạp chí, website, hàm lượng nội dung TTPBGDPL về ATGT được đăng tải lại không nhiều nếu so sách với các mục khác. Hơn nữa, các cơ quan, đơn vị này không phải là cơ quan, đơn vị chính chủ trì thực hiện công tác PBGDPL. Vì vậy, số kinh phí này cũng không chi hoàn toàn cho công tác ATGT trong đó có công tác TTPBGDPL về ATGT, ngoài ra việc phổ biến pháp luật qua kênh thông tin truyền thông cũng chỉ là một phần trong rất nhiều hoạt động khác của công tác PBGDPL.

Hơn nữa, trong những năm gần đây (2010, 2011) nguồn kinh phí ATGT của Bộ được phân bổ tăng lên và sử dụng không hết. Tuy nhiên, rất nhiều cơ quan, đơn vị (như Cục Đăng kiểm, Cục Y tế, các viện, các trường…) có nhu cầu nhưng lại không được bố trí kinh phí cho công tác này, kinh phí của đơn vị thì không đủ để bố trí. Các Sở GTVT cũng gặp hoàn cảnh tương tự.

Hiện nay chưa có một đánh giá cụ thể về một kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, sử dụng một lượng kinh phí bao nhiêu thì kế hoạch, chương trình đó có thể thực hiện được khả thi, hiệu quả và tiết kiệm.

Đánh giá: Nguồn lực tài chính (và nhân lực) thiếu hoặc phân bổ không kịp thời, hợp lý được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các hoạt động TTPBGPL nói chung và pháp luật về ATGT gặp nhiều khó khăn và chưa hiệu quả. Nguồn lực (tài chính) phân bổ cho công tác này chủ yếu từ nguồn ATGT (thu xử phạt hành chính) và việc phân bổ cho công tác TTPBGDPL còn chưa hợp lý.

Theo số liệu hiện nay, tất cả các nguồn kinh phí từ nguồn hành chính sự nghiệp hay an toàn giao thông đều không có mục riêng cho công tác PBGDPL. Với số lượng công việc lớn đã được ghi trong Kế hoạch TTPBGDPL hàng năm của Bộ, nguồn kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện chưa có đầu mục chính thức, còn rất hạn chế, chỉ mang tính hỗ trợ chứ không đảm bảo được việc thực hiện theo Kế hoạch.

7. Cách thức kiểm tra, kiểm soát, chế độ báo cáo

Định kỳ 06 tháng và một năm báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo mẫu hướng dẫn. Tuy nhiên, việc kiểm tra vẫn chưa được thực hiện theo Kế hoạch.

8. Đánh giá chung về kết quả thực hiện (những mặt được, mặt chưa được) và các tồn tại, khó khăn cần khắc phục trong công tác TTPBGDPL về GTVT giai đoạn 2007-2011.

a) Những mặt được và chưa được

Những mặt được:

Trước năm 2008, công tác TTPBGDPL về GTVT nói chung và ATGT nói riêng chưa được chỉ đạo thống nhất, thiếu bài bản, không có kế hoạch, chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp Lãnh đạo... Từ năm 2008, công tác TTPBGDPL về GTVT trong đó có ATGT đã được đổi mới và thực tế đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực thể hiện ở chỗ, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác này như: Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch hàng năm; tổ chức nhiều lớp tập huấn…. Kết quả là đạt được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, các Sở GTVT đã đồng loạt triển khai công tác này theo chỉ đạo của Bộ một cách thống nhất, bài bản…

Về cơ bản công tác TTPBGDPL về GTVT nói chung và ATGT đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT ở đại đa số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT và một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông.

Qua công tác TTPBGDPL về ATGT đã thu được những kết quả với hiệu quả và chất lượng nhất định: góp phần giảm tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về ATGT.

Những mặt chưa được:

Công tác TTPBGDPL về ATGT cũng còn một số hạn chế, khiếm khuyết, chất lượng và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, phản ánh ở việc chưa góp phần cùng các giải pháp khác giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn còn ở mức rất cao. Cụ thể:

- Một số nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với thực tế địa phương, đối tượng được tuyên truyền;

- Công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa gắn với trách nhiệm của chính quyến các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, của nhà trường, … . Vì vậy, chưa đạt được mục tiêu cơ bản nhất là làm chuyển biến mạnh ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, chưa tạo được thái độ lên án mạnh mẽ của xã hội đối với các hành vi tùy tiện, ngang nhiên vi phạm các qui định của pháp luật về TTATGT.

- Nội dung và biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT chưa làm cho từng người dân nhận thức được việc chấp hành pháp luật về bảo đảm TTATGT vừa là trách nhiệm đồng thời vừa là quyền lợi thiết thực của mình, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân và lợi ích chung của toàn xã hội. Nội dung tuyên truyền chưa sâu, thường chỉ tập trung vào một số vấn đề mang tính thời sự. Phương pháp tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng loại đối tượng, nhất là đồng bào nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT chưa được duy trì thuờng xuyên mà chủ yếu làm theo chiến dịch, các đợt cao điểm như tháng an toàn giao thông…; còn thiên về tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chưa chú ý đúng mức việc phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tại cơ sở nơi người dân cư trú và làm việc, nhất là ít tập trung vào đối tượng là chủ doanh ngiệp (chủ xe, chủ phương tiện), vùng sâu, vùng xa.

b) Các tồn tại, khó khăn

- Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông còn thiếu tự giác, mang tính đối phó hoặc có thái độ “coi thường luật”.

- Việc tổ chức dạy và học kiến thức về an toàn giao thông trong nhà trường vẫn còn nhiều bất cập.

- Phạm vi tuyên truyền rộng, ví dụ về đường bộ: địa bàn là phạm vi cả nước, các tuyến giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ…) nơi có phương tiện giao thông hoạt động; các tuyến đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước, nơi vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại để TTPBGDPL khó khăn;

- Đối tượng tuyên truyền là tất cả các tổ chức, cá nhân, người tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, trên phạm vi cả nước, với số lượng hàng chục triệu người; trong ngành thì lực lượng lao động, cán bộ, công chức viên chức ở rải rác, có người ở, làm việc ở vùng sâu, vùng xa..., một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có trình độ dân trí thấp hoặc không có điều kiện tiếp cận với các quy định về ATGT nên nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT chưa cao.

- Đội ngũ thực hiện công tác TTPBGDPL (báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, công chức liên quan đến công tác này) số lượng quá ít, kiêm nhiệm, không ổn định, ít được tập huấn bài bản về nghiệp vụ TTPBGDPL về ATGT, chất lượng tuyên truyền chưa thuyết phục, hiệu quả.

- Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới về ATGT trong những năm gần đây, trong số đó vẫn còn hiện tượng “chồng chéo”, “mâu thuẫn” hoặc thiếu tính khả thi hoặc chưa bảo tính giáo dục, răn đe (các quy định về mức xử phạt của một số hành vi vi phạm còn thấp) của một số văn bản có liên quan cũng là những áp lực, khó khăn đối với cán bộ thực hiện công tác TTPBGDPL về GTVT.

- Phương tiện, công cụ, tài liệu, sách báo, ... có nơi còn chưa được cung cấp, trang bị đầy đủ.

- Cơ chế, thể chế còn chưa rõ ràng, nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp, ngân sách nhà nước bố trí cho công tác này rất ít. Cơ chế phân bổ tài chính còn vướng mắc, mức chi cụ thể cho từng hạng mục tuyên truyền còn rất thấp so với mặt bằng giá cả.

- Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp, tổng công ty còn gặp một số khó khăn như thiếu cán bộ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, phương tiện, thiết bị, người lao động ở các công trường còn phân tán ở nhiều vùng, nhiều địa phương nên việc tuyên truyền đến những người lao động ở đây không dễ dàng.

9. Bài học kinh nghiệm

a) Sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông vận tải; sự yếu kém hoặc chưa đáp ứng yêu cầu của kết cấu hạ tầng giao thông và sự quản lý về giao thông chưa tốt ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng ATGT; các hành vi vi phạm pháp luật giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Động cơ dẫn đến vi phạm PLGT chủ yếu là do thái độ lỗi của người tham gia giao thông. Vì vậy, công tác TTPBGDPL về ATGT cần nắm vững các nhân tố này để có biện pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền cụ thể.

b) Cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên liên tục của các cấp ủy đảng, lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan , đơn vị; sự chấp hành nghiêm túc của tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT.

c) Năng lực tổ chức thực hiện công tác TTPBGDPL về ATGT, bao gồm năng lực của tổ chức, nhân và các điều kiện để bảo đảm thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị thuộc bộ và các Sở GTVT còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác TTPBGDPL về ATGT; Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác TTPBGDPL chủ yếu dựa trên thói quen, nhận thức chủ quan, chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ này về công tác TTPBGDPL.

d) Nguồn lực tài chính được phân bổ cho tuyên truyền còn hạn chế, chưa được kiểm soát chặt chẽ và gắn kết với việc ban hành kế hoạch TTPBGDPL dẫn đến kế hoạch ban hành ra không khả thi hoặc không đủ kinh phí thực hiện hoặc kinh phí phân bổ chậm. Vì vậy việc phân bổ kinh phí cần hợp lý hơn và có biện pháp giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho công tác này.

đ) Các chương trình tuyên truyền thường được thực hiện độc lập mà chưa có sự gắn kết, phối hợp, bổ sung cho nhau. Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả của các chương trình tuyên truyền. Vì vậy cần phối hợp các chương trình cho hấp dẫn và hiệu quả.

e) Cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chủ trì, phối hợp, hoạt động TTPBGDPL về ATGT.

g) Giáo dục PL về ATGT được lồng ghép với hệ thống giáo dục chính thức, được qui định trong chương trình học từ mẫu giáo đến THCS. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực này còn có nhiều vấn đề cần được giải quyết và cải cách. Cần phải có sự phối hợp tốt hơn nữa với gia đình/cộng đồng và các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội khác để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình giáo dục ATGT.

h) Các chương trình TTPBGD PL về ATGT là khá nhiều, đa dạng, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận, xét từ góc độ đối tượng được tuyên truyền. Tuy nhiên cần xem xét các chương trình TTPBGDPL về ATGT cho đồng bào dân tộc thiểu số và ở các khu vực nông thôn.

i) Mức độ hấp dẫn và phù hợp của các chương trình tuyên truyền sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng là khá tốt, đặc biệt là truyền hình, internet và các chương trình tuyên truyền có tính 2 chiều như tuyên truyền qua biểu diễn thi văn nghệ. Tuy nhiên cần cải thiện cách thức thực hiện của các phương thức tuyên truyền miệng, câu lạc bộ pháp luật....để làm tăng tính hấp dẫn, thu hút các đối tượng tuyên truyền.

Chương III

CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu của các giải pháp

1. Đưa ra những đánh giá, nhận định tổng quan về diễn biến của tai nạn giao thông, tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về TTATGT trong ngành GTVT làm căn cứ đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL về ATGT của Bộ Giao thông vận tải;

2. Đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL về ATGT của Bộ Giao thông vận tải mang tính đồng bộ, khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 2012-2016;

3. Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của các chủ thể tham gia giao thông, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải;

4. Góp phần thực hiện mục tiêu chung là giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông và từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố lớn.

5. Phấn đấu 100 % cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thanh niên, học sinh, sinh viên các trường đào tạo, huấn luyện trong ngành GTVT được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.

II. Các nguyên tắc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT

1. Cần xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về TTATGT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, coi đây là biện pháp hàng đầu để có thể giảm thiểu TNGT một cách bền vững.

2. Hiệu quả của công tác PBGDPL về ATGT chính là việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của các cơ quan, đơn vị, người thi hành công vụ, của cộng đồng, doanh nghiệp, người tham gia giao thông.

3. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đi đôi với việc bảo đảm các nguồn lực khác nhằm đổi mới và nâng cao chất luợng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông.

4. Xây dựng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT, thanh niên, học sinh, sinh viên các trường đào tạo, huấn luyện thuộc Bộ GTVT. Xác định rõ đây là lực lượng đi đầu, gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông, từ đó tác động đến việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các đối tượng khác.

5. TTPBGDPL về ATGT là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và người tham gia giao thông; để làm được điều này TTPBGDPL phải được xem là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và của cả cộng đồng. Phát huy vai trò chỉ đạo trong quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của cộng đồng, đoàn thể chính trị xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với việc thực hiện nghiêm túc luật GTVT, đẩy mạnh việc TTPBGDPL về ATGT cho thanh niên, học sinh, sinh viên, các nhóm đồng bào dân tộc ít người; người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.

6. Xác định UBATGTQG, các Bộ: GTVT, Công an là những cơ quan nòng cốt trong công tác chỉ đạo và định hướng, đồng thời phải bảo đảm đầu tư các nguồn lực cần thiết cho công tác TTPBGDPL và có cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia vào công tác này.

7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL cần phải tập trung nhằm nâng cao ý thức, hiểu biết và chấp hành pháp luật về ATGT của các cơ quan, đơn vị, người thi hành công vụ, của cộng đồng, doanh nghiệp, nhân dân … những người trực tiếp tham gia giao thông và khai thác giao thông.

8. TTPBGDPL về ATGT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục cho các đối tượng liên quan.

9. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả công tác TTPBGDPL với các hoạt động và nội dung công tác bảo đảm an toàn giao thông của ngành GTVT.

10. TTPBGDPL về ATGT đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng xã hội, các ban, ngành, đoàn thể; huy động các phương tiện truyền thông đại chúng với những hình thức tuyên truyền, giáo dục thiết thực, đa dạng và phù hợp với đối tượng tham gia và sử dụng khai thác phương tiện giao thông .

11. Các giải pháp nâng cao hiệu quả TTPBGDPL cần phải tổng thể và toàn diện và mang tính chiến lược. Các biện pháp không phải chỉ do ngành GTVT thực hiện, mà cần có sự phối hợp thực hiện và ủng hộ của cả cộng đồng, các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà tài trợ, tư nhân và các cấp chính quyền địa phương….

12. Tính đồng bộ và chiến lược của các giải pháp về công tác tuyên truyền tập trung vào hai nội dung cơ bản:

- Các giải pháp liên quan đến củng cố và tăng cường tổ chức và thể chế về TTPBGDPL về ATGT

- Các nội dung/biện pháp liên quan trực tiếp đến công tác TTPBGDPL về ATGT

III. Các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT

1. Giải pháp 1: Củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và thể chế:

- Hoàn thiện và nâng cao vai trò và chức năng của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ do Bộ trưởng làm Chủ tịch. Đây là một tổ chức có vai trò ban hành, phê duyệt chính sách và chiến lược TTPGDPL về GTVT nói chung và ATGT nói riêng, đồng thời cũng là tổ chức có vai trò phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban ATGTQG trong việc TTPBGDPL về ATGT trong việc xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về PBGDPL về ATGT.

- Nâng cao năng lực, vai trò đầu mối của Vụ Pháp chế - đơn vị có chức năng thường trực của Hội đồng TTPBGDPL; đồng thời tăng cường chức năng tham mưu ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, kinh phí, điều phối, giám sát thực hiện hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT;

- Tăng cường năng lực kiểm tra, tổng hợp việc tổ chức thực hiện, biên chế cho các tổ chức pháp chế của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ, xây dựng và nâng cao năng lực Phòng Pháp chế của các Sở GTVT nhằm thực hiện tốt công tác TTPBGDPL.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác PBGDPL về An toàn giao thông và các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác xử phạt, cưỡng chế thực hiện pháp luật về an toàn giao thông.

- Ban hành hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa Luật PBGDPL đối với ngành GTVT, sau khi Luật PBGDPL được Quốc hội thông qua.

- Có chính sách khuyến khích, xã hội hoá sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác TTPBGDPL;

Các nội dung thực hiện bao gồm:

a) Đề xuất và xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch

Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất và xây dựng các chính sách cũng như các biện pháp TTPBGDPLvề ATGT một cách toàn diện, với những nhiệm vụ sau:

- Phát triển chính sách, chiến lược;

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện;

- Nghiên cứu và phát triển chính sách;

- Tham mưu, đề xuất việc chuẩn bị các nguồn lực (nhân lực và tài chính);

- Điều phối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ, các Bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức liên quan;

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và giải pháp về TTPBGDPL;

- Tổng hợp kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch.

b) Chức năng Cơ quan đầu mối

Để giúp cho Hội đồng phối hợp CTPBGDPL của Bộ thực hiện nhiệm vụ chiến lược của mình, Vụ Pháp chế cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Phối hợp các hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện;

- Đề xuất họp Hội đồng và các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Chủ trì họp với các nhóm làm việc cấp bộ, các bộ phận chuyên trách của các cơ quan, đơn vị liên quan ;

- Chịu trách nhiệm về nghiên cứu và triển khai chiến lược, chương trình, kế hoạch TTPBGDPL, các vấn đề phát triển nguồn lực; chủ trì tham mưu hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các quy định liên quan đến TTPBGDPL về an toàn giao thông.

- Hợp tác và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan đặc biệt là các đơn vị trong Bộ (Vụ ATGT), các trường đại học, các viện nghiên cứu để nghiên cứu và triển khai các chính sách về an toàn giao thông, tuyên truyền PBGDPL về ATGT.

- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, các chương trình đào tạo về TTPBGDPL về ATGT để phát triển nguồn nhân lực;

- Xây dựng kế hoạch TTPBGDPL về ATGT mang tính cộng đồng gắn với việc tham gia của xã hội;

- Phối hợp và hợp tác với chính quyền, cộng đồng địa phương và khu vực để phát triển mạng lưới TTPBGDPL về ATGT;

- Tạo cơ hội cho cộng đồng được tự do tiếp cận các dữ liệu TTPBGDPL về ATGT;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan như UB ATGT QG, Cảnh sát giao thông, Bộ TT và TT, Bộ GD và Đào tạo …trong công tác TTPBGDPL về ATGT;

- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác có liên quan do Lãnh đạo Bộ giao.

Tổ chức pháp chế của Tổng cục, các Cục và Sở GTVT là đầu mối thực hiện công tác TTPBGDPL của cơ quan, đơn vị và có thể có một số chức năng, nhiệm vụ phù hợp nêu trên.

2. Giải pháp 2: Phát triển các nguồn lực (nhân lực và tài chính)

a) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng, ban hành và điều phối thực hiện các chính sách và chiến lược liên quan đến phát triển nguồn nhân lực về TTPBGDPL về GTVT trong đó có pháp luật về ATGT.

- Tăng cường năng lực cán bộ, công chức viên chức thực hiện công tác TTPBGDPL bằng các nội dung và biện pháp cụ thể như đào tạo, tập huấn thực hiện công tác TTPBGDPL; cơ chế, chính sách đãi ngộ, tăng cường biên chế cho các tổ chức pháp chế (Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế tại các Tổng cục, Cục, các sở GTVT).

- Tăng cường, hỗ trợ năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tuyên truyền viên thực hiện nhiệm vụ TTPBGPL về GTVT và ATGT của các cơ quan, đơn vị (các Vụ, Viện, Trường và doanh nghiệp trong ngành GTVT) và các Sở GTVT.

b) Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính

- Bộ GTVT kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép Vụ Tài chính của Bộ GTVT xây dựng hạng mục ngân sách cho công tác TTPBGDPL hàng năm của Bộ và nguồn kinh phí ATGT từ dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhằm bảo đảm bố trí phân bổ đủ kinh phí cho công tác TTPBGDPL ở cấp trung ương và cho phép địa phương xây dựng hạng mục ngân sách và nguồn kinh phí ATGT được cấp sử dụng cho công tác TTPBGDPL hàng năm của địa phương.

- Đổi mới cơ chế tài chính:

+ Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm cho công tác TTPBGDPL về GTVT trong đó có lĩnh vực ATGT từ nguồn ngân sách, nguồn an toàn giao thông và các nguồn hỗ trợ khác trên cơ sở dự kiến kinh phí thực hiện kế hoạch TTPBGDPL hàng năm của Bộ.

+ Đổi mới cơ chế lập dự toán và phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách và kinh phí ATGT cho công tác TTPBGDPL về ATGT, theo hướng lập dự toán và phân bổ kịp thời, hợp lý các nguồn kinh phí trên cơ sở nội dung, tiến độ thực hiện kế hoạch TTPBGDPL hàng năm, đồng thời có sự xem xét, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm bảo đảm các chương trình, kế hoạch TTPBGDPL hàng năm được triển khai phù hợp với nguồn kinh phí được cấp cho các cơ quan, đơn vị bảo đảm công tác này được triển khai đúng, thống nhất với chương trình, kế hoạch, có chất lượng và hiệu quả, tránh lãng phí và chồng chéo, trùng lặp.

- Có chính sách thu hút các nguồn lực (nhân lực và tài lực) từ các tổ chức, cá nhân liên quan như doanh nghiệp, cá nhân và các thành phần tham gia giao thông, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế như JICA, WB, ADB, UNDP, các nhà tài trợ quốc tế khác; lồng ghép những nội dung về TTPBGDPL về ATGT vào thông tin và quảng cáo của tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu cả hai bên cùng có lợi trên đài truyền hình trung ương và địa phương.

- Cân nhắc việc sử dụng một phần nguồn vốn vay từ các dự án đầu tư và tài trợ cho các công trình hạ tầng cơ sở giao thông để hỗ trợ cho công tác TTPBGDPL về ATGT.

3. Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT

Đây là giải pháp tổng thể tập trung vào các nội dung (hoặc giải pháp thứ cấp) liên quan đến việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch chương trình TTPBGDPL về GTVT và bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

a) Sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo

Cấp ủy Đảng các cấp, Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các đoàn thể cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và có sự hiểu biết nhất định các nguyên tắc nội dung các giải pháp TTPBGDPL và cam kết thực hiện các giải pháp. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBATGTQG, Bộ GTVT về công tác TTPBGDPL nói chung và ANGT nói riêng.

b) Xây dựng chương trình/kế hoạch thực hiện TTPBGDPL theo cách lồng ghép

Các nội dung TTPBGDPL về ATGT cần phải được lồng ghép vào các Chương trình công tác cũng như các Chương trình phổ biến pháp luật có liên quan của các cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch TTPBGDPL về ATGT cũng cần được lồng ghép với các kế hoạch và hoạt động của cộng đồng địa phương và gắn với quyền lợi của cộng đồng dân cư địa phương và nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng được tuyên truyền. Cần chú trọng một số điểm sau:

- Lựa chọn hình thức/phương thức tuyên truyền phù hợp với đa số đối tượng tuyên truyền (phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, internet); tùy từng đối tượng để có hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp; chú ý hơn nữa đến các đối tượng tuyên truyền ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Lựa chọn các nội dung TTPBGDPL về ATGT trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tượng trong từng lĩnh vực cụ thể, giai đoạn cụ thể, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Công tác tuyên truyền ngoài những nội dung phải duy trì thường xuyên cần tập trung vào mục tiêu trọng điểm để tạo sự thống nhất.

c) Xây dựng năng lực lập kế hoạch và quản lý hoạt động TTPBGDPL về ATGT

Tăng cường tập huấn nghiệp vụ về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác TTPBGDPL của ngành GTVT . Để đảm bảo được chất lượng các khóa tập huấn, cần có giảng viên, báo cáo viên pháp luật nguồn ở cấp trung ương và cấp tỉnh có đầy đủ năng lực biên soạn và thực hiện việc tập huấn. Để đảm bảo tính thống nhất ở mọi cấp, cần thiết phải biên soạn tài liệu phục vụ cho tuyên truyền pháp luật ATGT ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện và xã….

d) Xây dựng tài liệu TTPBGDPL cho các đối tượng được tuyên truyền khác nhau

Trước khi xây dựng tài liệu TTPBGDPL về ATGT, cần phân loại các đối tượng trên cơ sở kiến thức pháp luật về ATGT, thái độ, hành vi và các khía cạnh khác như giá trị, niềm tin và cách sống của mỗi nhóm đối tượng.

đ) Phát triển và mở rộng việc TTPBGDPL về ATGT mang tính chất giải trí cho thanh niên, học sinh và sinh viên.

Thanh niên, học sinh, sinh viên là những đối tượng dễ bị tác động, tuyên truyền. Các đối tượng này có thể là những tuyên truyền viên rất tốt nếu như các em chia sẻ với gia đình và cộng đồng về những điều đã học được ở trường về ATGT. Việc tuyên truyền tập trung vào cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng và sử dụng các bộ tranh ảnh và các tài liệu liên quan đến ATGT trực quan và sinh động để duy trì sự tham gia của các trường trong các chiến dịch quốc gia /hoặc địa phương. Trước mắt cần tập trung, đẩy mạnh việc TTPBGDPL về ATGT cho thanh niên, học sinh, sinh viên các trường, các cơ sở đào tạo trong ngành GTVT; sử dụng các đối tượng tình nguyện, đã được huấn luyện là hạt nhân, nòng cốt trong các phong trào, chiến dịch mở rộng tại cơ sở, cộng đồng.

e) Triển khai thực hiện các chiến dịch mang tính quốc gia thông qua hệ thống truyền thông đại chúng

Ủy ban ATGTQG, Bộ GTVT, Bộ Công an (Cảnh sát giao thông) phối hợp với các Bộ, ngành khác (Bộ Thông tin và Truyền thông và Đài truyền hình) tổ chức các chiến dịch truyền thông về pháp luật về ATGT bằng hệ thống thông tin đại chúng ở cấp quốc gia, và đối thoại ở cấp cộng đồng. Hệ thống truyền thông đại chúng ở địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin.

Nâng cao sự nhận thức đối với các phóng viên báo chí, đài truyền hình về các quy định pháp luật về an toàn giao thông thông qua việc cung cấp thông tin và tài liệu tập huấn; tổ chức các cuộc họp báo và thảo luận định kỳ để giúp phóng viên báo chí, đài truyền hình cập nhật và biết được những thay đổi trong các văn bản pháp luật về GTVT và quảng bá, đưa tin các mô hình TTPBGDPL thành công.

Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng sinh động, hấp dẫn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện với nhiều thông tin pháp luật về ATGT bằng các cuộc thi tìm hiểu, trò chơi trúng thưởng... trên truyền hình. Xây dựng các phóng sự truyền hình, video clip về tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; truyền hình trực tuyến nhằm giải đáp và cung cấp thông tin về an toàn giao thông

g) Quảng bá các mô hình và thực tế thành công của công tác TTPBGDPL về ATGT

Tất cả các mô hình hoặc thực tế thành công phải được sử dụng theo nguyên tắc bền vững cần phải được taì liệu hóa. Các tài liệu này có thể được phổ biến thông qua các kênh truyền thông khác nhau như truyền thông đại chúng, tài liệu in, bản mềm, trên Website của Bộ GTVT tại Chuyên mục TTPBGDPL.

h) Củng cố công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá

Cần phải thiết lập một hệ thống báo cáo về các hoạt động TTPBGDPL từ cấp cơ sở đến cấp trung ương để tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch/chương trình TTPBGDPL về ATGT. Hệ thống cần được hình thành từ khi xây dựng kế hoạch TTPBGDPL. Việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá sự thay đổi này có thể được thực hiện dưới dạng một bảng hỏi thông thường hoặc phiếu khảo sát, trong đó có các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác này. Để có được những thông tin tin cậy về hoạt động TTPBGDPL thì các cán bộ truyền thông phải được tập huấn về việc thu thập và phân tích thông tin dựa vào những hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ.

Việc đánh giá tác động của các hoạt động TTPBGDPL để đạt được sự thay đổi hành vi tuân thủ pháp luật về GTVT ở các vùng khác nhau, có thể thực hiện qua các nghiên cứu về sự thay đổi trong kiến thức, thái độ, sự thay đổi thực tế ở giai đoạn bắt đầu và kết thúc hoạt động, chương trình hoặc kế hoạch TTPBGDPL về ATGT.

Việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động TTPBGDPL đối với từng nhóm đối tượng mục tiêu, cụ thể là đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người dân ở khu vực đô thị đông dân, ở vùng nông thôn, hoặc của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ cung cấp những thông tin phản hồi xác đánh, giúp cải thiện được các hoạt động cũng như phương pháp thực hiện tuyên truyền để các hoạt động này phù hợp với từng địa phương và từng đối tượng hơn.

Theo dõi kết quả hoạt động TTPBGDPL do Vụ Pháp chế thực hiện nhằm đánh giá tác động của hoạt động TTPBGDPL về sự thay đổi nhận thức và hành vi theo định kỳ. Kết quả đánh giá cần được chia sẻ và phổ biến rộng rãi và được sử dụng để điều chỉnh kế hoạch và cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL về GTVT.

Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền nói chung và từng hoạt động tuyên truyền cụ thể.

4. Giải pháp thứ 4: Xã hội hóa công tác TTPBGDPL về ATGT

a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ động cung cấp thông tin và công khai các chủ trương, chính sách, các văn bản QPPL về ATGT cho các cơ quan thông tin đại chúng;

b) Các cơ quan truyền thông (Báo, Đài truyền hình, phát thanh) khai thác và truyên truyền các nội dung được cung cấp cho bạn đọc, xã hội;

c) Tăng cường phối hợp với cấp uỷ, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên…);

d) Vận động sự hợp tác, đóng góp kinh phí của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài…

đ) Các doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải (các tập đoàn, tổng công ty,…) phải xác định việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị là nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị, bảo đảm lợi ích cho cộng đồng, xã hội trong đó có lợi ích của doanh nghiệp mình để đề ra biện pháp, kế hoạch cụ thể và bảo đảm bố trí kinh phí của đơn vị để thực hiện tốt công tác này.

5. Giải pháp thứ 5: Tăng cường xử phạt, cưỡng chế

a) Đối với những hành vi cố ý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, cần sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất cưỡng chế. Bổ sung các quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với một số hành vi cố ý vi phạm;

b) Sử dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế mạnh là một trong các biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả đặc biệt đối với các đối tượng cố ý vi phạm, đồng thời có tác dụng tuyên truyền, răn đe nhiều đối tượng khác. Kịp thời đưa tin các vụ việc này lên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, việc xây dựng kế hoạch truyên truyền hoặc các chiến dịch về tuyên truyền cần phải gắn kết chặt chẽ với công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra xử lý tai nạn giao thông với mục đích tuyên truyền hỗ trợ các hoạt động cưỡng chế và ngược lại. Đồng thời, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật.

c) Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, các lực lượng chức năng cũng tuyên truyền, giải thích cho đối tượng vi phạm là người tham gia giao thông biết các quy định pháp luật để không tái phạm.

6. Giải pháp 6: Sớm bổ sung môn học (tiết học) về các quy tắc, quy định ATGT đường bộ vào Chương trình giảng dạy của các trường phổ thông, chuyên nghiệp

Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học: nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; triển khai chương trình giảng dạy về an toàn giao thông vào các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về an toàn giao thông; có phương án đưa giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chương trình chính khóa trong các cấp học; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong từng cấp học; nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy. Có thể xây dựng các hoạt động ngoại khoá, vui để học để phổ biến, giáo dục các em về an toàn giao thông.

Công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT cần đặc biệt coi trọng giáo dục và tạo sự chuyển biến trong hành động đối với học sinh, sinh viên, phát huy tác dụng trước mắt và lâu dài để từ đó hành thành một thế hệ mới có văn hóa giao thông, có nếp sống văn minh, công nghiệp.

7. Giải pháp 7: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị

Mỗi cơ quan nhà nước, mỗi đơn vị, tổ chức phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, coi công tác TTPBGDPL về ATGT là một trong các biện pháp quan trọng bảo đảm TTATGT, đấu tranh ngăn chặn tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông là nhiệm vụ của chính mình, cùng hành động và hành động quyết liệt, vận động trong gia đình, người thân, cộng đồng. Đối với đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đòi hỏi họ phải gương mẫu chấp hành các qui định của pháp luật về bảo đảm TTATGT. Cần rà soát lại các qui định xử lý những đối tượng này để đảm bảo sự nghiêm túc trước nhân dân.

8. Giải pháp 8: Cơ chế phối hợp

Xây dựng và thống nhất cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác tuyên truyền PBGDPL về ATGT giữa các cơ quan thuộc Bộ cũng như giữa Bộ GTVT với UB ATGTQG, các bộ, ngành cũng như các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về TTATGT. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng cưỡng chế, xử phạt, với cơ quan xây dựng văn bản pháp luật, TTPBGD pháp luật về an toàn giao thông;

Chương IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, UBATGTQG chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp với Bộ, ngành, địa phương mình nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTVT nói chung và ATGT riêng.

2. Đề nghị Ủy ban An toàn giao thông: Tổ chức thực hiện chương trình nêu tại Phụ lục II của Đề án.

3. Đề nghị Bộ Công an: duy trì thường xuyên và tăng cường các biện pháp cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính về ATGT, coi đây là biện pháp tuyên truyền, giáo dục mạnh đối với các đối tượng vi phạm và răn đe, giáo dục các đối tượng khác.

4. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo: sớm đưa nội dung pháp luật về ATGT vào chương trình học các cấp học phổ thông, chuyên nghiệp, đồng thời tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên các kiến thức về TTPBGDPL.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Vụ Pháp chế - cơ quan thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL của Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với một số thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Lãnh đạo các Vụ: Tài chính, ATGT, TCCB; lãnh đạo các Tổng cục, Cục của Bộ GTVT, Hiệu trưởng các Trường cán bộ quản lý GTVT, Đại học Công nghệ GTVT phối hợp với Văn phòng của UBATGTQG tổ chức thực hiện Đề án này bằng các giải pháp đã nêu trong Đề án kèm theo Chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT giai đoạn 2012-2016 (sau đây gọi là Chương trình) nêu tại Phụ lục I của Đề án.

2. Các Cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ căn cứ vào các giải pháp nêu tại Đề án này để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung nêu tại Phụ lục I kèm theo Đề án này trình Bộ (qua Vụ Pháp chế). Các kế hoạch bao gồm các nội dung, tiến độ cụ thể và dự kiến kinh phí thực hiện. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Tài chính, Vụ ATGT và Văn phòng UBATGTQG xem xét, thẩm định kế hoạch và tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện.

3. Các Sở GTVT căn cứ vào các giải pháp nêu tại Đề án này xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung có liên quan nêu tại Phụ lục I kèm theo Đề án này trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban ATGT địa phương phê duyệt.

4. Đối với những hạng mục nêu tại Phụ lục II của Đề án, Bộ GTVT đề nghị Uỷ ban ATGTQG chủ trì và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để xây dựng các kế hoạch triển khai với nội dung, tiến độ và dự kiến kinh phí cụ thể để tổ chức thực hiện trên cơ sở các giải pháp đề ra tại Đề án này.

5. Tiến độ: Việc thực hiện Đề án bắt đầu từ quý II năm 2012 và kết thúc vào cuối năm 2016.

6. Kinh phí thực hiện

6.1. Kinh phí thực hiện Đề án (đối với những nội dung, hạng mục của Chương trình do các cơ quan đơn vị thuộc Bộ thực hiện) từ nguồn kinh phí an toàn giao thông do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cấp.

6.2. Ngoài kinh phí bố trí thực hiện Đề án này từ nguồn kinh phí Bộ Giao thông vận tải được cấp, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khi thực hiện Chương trình của Đề án này chủ động thực hiện các biện pháp khuyến khích, huy động sự đóng góp kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đề thực hiện Đề án.

6.3. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

7. Chế độ báo cáo và kiểm tra

7.1. Định kỳ 06 (sáu) tháng và 01 (một) năm, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án báo cáo kết quả thực hiện về Bộ (qua Vụ Pháp chế) tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ trưởng.

7.2. Giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra nắm tình hình thực hiện Đề án. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vấn đề bất cập, các cơ quan, đơn vị báo cáo Bộ GTVT (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi