QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 874/TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Thực hiện kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 27 tháng 8 năm 1996 thông qua đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước;
Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước hiện nay;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là:
1. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dụng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ; có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền hành chính Nhà nước.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm khắc phục về cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, đảm bảo yêu cầu công việc, và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan Nhà nước, bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức.
3. Hàng năm, kể từ năm 1997, các Bộ, ngành, các địa phương phải đảm bảo ít nhất 20% số công chức hành chính Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường được đào tạo, bồi dướng kiến thức về quản lý hành chính và quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao.
4. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ và công chức Nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yểu cán bộ công chức hành chính Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường.
Điều 2.- Nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước là:
1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ cán hộ, công chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt.
2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ công chức Nhà nước trước yêu cầu của nhiệm vụ mới.
3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới.
4. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển.
5. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn.
6. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học nhằm từng bước hiện đại hoá và tăng cường năng lực của nền hành chính Nhà nước.
7. Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công cụ, pháp luật và hành chính.
Điều 3.- Việc hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước nhất là việc cử cán bộ, công chức Nhà nước đi học ở nước ngoài phải được thực hiện theo đúng chế độ của Nhà nước, bảo đảm nội dung thiết thực và đối tượng được lựa chọn đi học nằm trong quy hoạch sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành, địa phương.
Điều 4.- Giao các cơ quan sau đây có trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng giảng viên các bộ môn lý luận chính trị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành, địa phương; trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ trung - cao cấp của Nhà nước.
2. Học viện Hành chính quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dướng và bồi dưỡng giảng viên các bộ môn quản lý hành chính cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, ngành, địa phương; trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên trở lên.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá, ngoại ngữ, tin học cho các cơ sở đào tạo ở Trung ương và địa phương; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế cho các sở sở đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành và địa phương để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước về quản lý kinh tế và doanh nghiệp.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và quản lý tài chính đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
- Phân bổ kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
5. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ là đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, có trách nhiệm:
- Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (trong và ngoài nước) của các Bộ, ngành, địa phương và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước trình Chính phủ phê duyệt.
- Phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hàng năm cho các Bộ, ngành và địa phương.
- Xây dựng chế độ chính sách, hướng dẫn tổ chức hoạt động và là đầu mối phối hợp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với các Bộ, ngành, địa phương và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước Nhà nước.
- Cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng định mức, chỉ tiêu, kế hoạch ngân sách Nhà nước dành cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hàng năm và dài hạn.
- Thành lập Cục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước thuộc Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ điều hành và quản lý lĩnh vực công tác này.
Điều 5.- Những biện pháp trước mắt để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước:
1. Các Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung và phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu và khả năng thực hiện.
2. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương tiến hành điều tra nắm lại trình độ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước từ nay đến năm 2000.
3. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng lớn của cán bộ, công chức Nhà nước.
a) Trường Chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, có vị trí tổ chức tương đương các Sở, Ban, ngành của địa phương, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường cho địa phương.
b) Trường đào tạo, bồi dưỡng của các Bô, ngành Trung ương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, ngành chủ quản, cần được sắp xếp lại về cơ cấu và vị trí tổ chức cho thích hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng trường. Xem xét lập mới một số trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước cho một số Bộ, ngành hiện nay còn thiếu.
4. Kiện toàn và phát triển Học viện Hành chính Quốc gia về cơ sở vật chất, số lượng và năng lực giảng viên; đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình; tăng cường quan hệ quốc tế để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
5. Tiến hành việc thống nhất nội dung chương trình; hoàn thiện, chuẩn hoá các giáo trình cơ bản, thống nhất các quy trình đào tạo, những quy định về việc mở lớp, lên lớp; đồng thời phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
6. Kiện toàn đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá lại số lượng, chất lượng của đội ngũ này, tiến hành mở lớp bồi dướng trong nước và gửi đi đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho giảng viên. Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần thiết đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức.
7. Mở rộng và quản lý tốt việc hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
Điều 6.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của Bộ, ngành, địa phương.
Điều 7.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 8.- Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Quyết định này.