Quyết định 35/2004/QĐ-BGD&ĐT Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 35/2004/QĐ-BGD&ĐT

Quyết định 35/2004/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2004/QĐ-BGD&ĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bành Tiến Long
Ngày ban hành:11/10/2004Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 35/2004/QĐ-BGD&ĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
Số 35/2004/ QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC: BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ và cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định Chương trình khung giáo dục đạo học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng ký ngày 27/11/2003;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, Chương trình khung giáo dục đại học ngnàh Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, trình độ cao đẳng và được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm 2004.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung theo quy định.
Điều 4. Các Ông/ Bà chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Ông/ Bà Giám đốc đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận :
- Uỷ ban VHGD-TTN&NĐ của QH
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c)
- Văn phòng Chính phủ (để b/c)
- Ban Khoa giáo TW (để b/c)
- Bộ Tư pháp (để b/c)
- Công báo
- Như điều 4 (để thực hiện)
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ ĐH&SĐH

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠI HỌC
THỨ TRƯỞNG


 


Bành Tiến Long

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo:  Công tác xã hội (Social Work)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2004/QĐ-BGDĐT

ngày 11/10/2045 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo các cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.
Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội có thể:

- Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư)

- Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường ...

- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

185 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

56

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

trong đó tối thiểu:

129

 - Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành

47

 - Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 - Kiến thức bổ trợ

 

 - Thực tập nghề nghiệp

8

 - Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                             36 đvht*
  1.  

Triết học Mác – Lênin

6

  1.  

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

  1.  

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

  1.  

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

  1.  

Nhập môn Tin học

4

  1.  

Ngoại ngữ

10

  1.  

Giáo dục thể chất

5

  1.  

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

(*)  Không tính các học phần 8 và 9

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                     85 đvht

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành                                                             19 đvht

  1.  

Lịch sử văn minh thế giới

3

  1.  

Đại cương văn hoá Việt Nam

3

  1.  

Pháp luật đại cương

3

  1.  

Nhập môn Lôgic học

3

  1.  

Tâm lý học đại cương

3

  1.  

Xã hội học đại cương

4

 

b. Kiến thức cơ sở ngành                                                                                        28 đvht

  1.  

Phát triển học

3

  1.  

Nhập môn nhân học xã hội

3

  1.  

Sức khoẻ cộng đồng

3

  1.  

Giới và phát triển

3

  1.  

Gia đình học

3

  1.  

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học

4

  1.  

Tâm lý học xã hội

3

  1.  

Tâm lý học phát triển

3

  1.  

Hành vi con người và môi trường xã hội

3

 

c. Kiến thức ngành                                                                                          38 đvht

1

Nhập môn công tác xã hội

3

2

Công tác xã hội với cá nhân

3

3

Công tác xã hội với nhóm

3

4

Tổ chức và Phát triển cộng đồng

4

5

Thực hành công tác xã hội (I)

6

6

Thực hành công tác xã hội (II)

6

7

An sinh xã hội và những vấn đề xã hội

4

8

Chính sách xã hội

3

9

Tham vấn

3

10

Quản trị ngành Công tác xã hội

3

 
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                              6 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                                   5 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                          4 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                                4 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                 3 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                                 10 đvht

            Thời lượng học ngoại ngữ 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu kết thúc khoá học phải đạt trình độ trung cấp (Intermedicate level)

7. Nhập môn Tin học                                                                                       4 đvht

Trang bị cho sinh viên ngành các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

8. Giáo dục thể chất                                                                                        5 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Giáo dục Quốc phòng                                                                                              165 tiết

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Lịch sử văn minh thế giới                                                                          4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với nội dung cụ thể sau: Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11. Đại cương văn hoá Việt Nam                                                                     3 đvht

            Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá, văn hoá kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hoá truyền thống sang hiện đại.

12. Pháp luật đại cương                                                                                              3 đvht

            Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc bộ máy Nhà nước, cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

13. Nhập môn lôgic học                                                                                               3 đvht

Học phần bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgic học truyền thống; một số nội dung của lôgic học hiện đại; lịch sử lôgic; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

14. Tâm lý học đại cương                                                                                3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

Học phần giới thiệu cho sinh viên đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tâm lý học đại cương; đồng thời cũng cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của tâm lý học đại cương, bản chất của hiện tượng tâm lý, cơ sở tâm lý thần kinh, các hiện tượng tâm lý người và hiểu biết các quá trình tình cảm, xúc cảm, nhận thức và ý chí. Qua học phần này, sinh viên sẽ nắm được bản chất của nhân cách và các thuộc tính của nhân cách.

15. Xã hội học đại cương                                                                                            3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin

            Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và có hệ thống về Xã hội học, bao gồm: đối tượng, chức năng của Xã hội học; Lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học; Cấu trúc của môn học Xã hội học: lý thuyết và thực hành, hệ thống các khái niệm và nguyên lý cơ bản của Xã hội học, các chuyên ngành Xã hội học, một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của Xã hội học, quan hệ giữa Xã hội học và Công tác xã hội.

16. Phát triển học                                                                                                        4 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin, Xã hội học đại cương, Tâm lý học phát triển

            Học phần cũng cung cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về phát triển, phát triển bền vững, phát triển và chậm phát triển, các tiêu chí của sự phát triển làm cơ sở cho một số môn học khác như: Phát triển cộng đồng, Quản lý dự án theo định hướng phát triển, Dân số và phát triển, Phụ nữ và phát triển....

17. Nhập môn nhân học xã hội                                                                                    4 đvht

            Điều kiện tiên quyết:Triết học Mác - Lênin

            Học phần cung cấp cho sinh viên: khái niệm nhân học và nhân học xã hội; Đối tượng của Nhân học xã hội là con người trong tính tổng thể của nó, là mối quan hệ cơ bản giữa con người và xã hội; những cấu trúc và thiết chế xã hội; Những quy luật chi phối hoạt động của con người và xã hội trêm các bình diện tư tưởng, kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá; Giải thích sự vận động của xã hội trong những tiến trình lịch sử khác nhau.

            Nội dung kiến thức cơ bản của Nhân học xã hội gắn bó với nội dung triết học về con người, về dân tộc học, về tâm lý xã hội và làm nền cho nhiều lĩnh vực khác nhau của Công tác xã hội.

18. Sức khoẻ cộng đồng                                                                                             3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, An sinh xã hội

            Học phần hướng vào cung cấp những cơ sở lý luận của sức khoẻ cộng đồng và những kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ cộng đồng.

19. Giới và phát triển                                                                                       3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

            Giúp cho sinh viên có những hiểu biết về giới một cách khoa học và có hệ thống. Kết thúc học phần này sinh viên có  thể vận dụng những lý luận cơ bản về giới và phát triển để phần tích các vấn đề: giới trong lao động - nghề nghiệp, trong giáo dục, y tế, văn hoá, chính sách xã hội ... Học phần cho thấy vai trò giới trong sự phát triển của xã hội Việt Nam. Học phần cũng đưa ra cách thức lồng ghép giới trong các chương trình, dự án phát triển nhằm giúp sinh viên có thể tự tham gia hay thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng ở Việt Nam.

20. Gia đình học                                                                                                          3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Tâm lý học xã hội

            Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các cách tiếp cận, các khái niệm và những phương pháp nghiên cứu gia đình. Kết thúc học phần sinh viên có thể nắm được lịch sử của gia đình, sự hình thành và phát triển của gia đình, những mối quan hệ bên trong gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và các thiết chế khác trong xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình cũng như những sự biến đổi của gia đình.

21. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học                                      4 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương

Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản và hệ thống về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu xã hội học cụ thể và vận dụng các phương pháp trong nghiên cứu và hoạt động xã hội, cụ thể là: phương pháp luận, một số phương pháp cụ thể như phương pháp quan sát, phân tích tư liệu, phương pháp phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiểu sử, phương pháp chọn mẫu, phương pháp dân tộc học.

22. Tâm lý học xã hội                                                                                      3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương

            Học phần giới thiệu cho sinh viên hiểu được bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, hiểu được các cơ chế ảnh hưởng xã hội và một số hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm; giúp sinh viên nắm được các hiện tượng tâm lý xảy ra trong các nhóm nhỏ và vấn đề quyền lực, các phong cách lãnh đạo trong nhóm nhỏ. Kết thúc học phần sinh viên sẽ nhận biết được các cử chỉ phi ngôn ngữ và các hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

23. Tâm lý học phát triển                                                                                             3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

            Học phần giúp sinh viên nắm vững bản chất của tâm lý học phát triển, nắm vững bản chất, quy luật của sự phát triển con người trong quá trình phát triển cá thể; nắm được các nhân tố và động lực của sự phát triển tâm lý và các đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của các lứa tuổi trong quá trình phát triển.

24. Hành vi con người và môi trường xã hội                                                   3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học xã hội, Xã hội học đại cương

            Giúp sinh viên hiểu được các yếu tố cơ bản về sinh học, vật lý học, văn hoá và xã hội của mỗi cá nhân con người gắn liền với hệ thống xã hội. Làm rõ mối tương tác qua lại giữa hành vi con người với môi trường xã hội trong suốt vòng đời của các đối tượng khách hàng khác nhau, cá nhân, nhóm, gia đình, đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng của giá trị, nhu cầu, mục đích của hệ thống xã hội, gắn liền với thực tiễn công tác xã hội.

25. Nhập môn công tác xã hội                                                                         3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Tâm lý học đại cương.

Học phần giúp sinh viên hiểu được Công tác xã hội là một ngành khoa học và một nghề riêng biệt. Sinh viên sẽ được giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành, nền tảng triết lý và khoa học, các đặc trưng cơ bản của công tác xã hội, các giá trị và quy tắc đạo đức và nguyên tắc hành động của ngành, quan hệ giữa Công tác xã hội với các ngành khoa học khác như Triết học, Xã hội học, Sinh học, Y học. Đồng thời giúp sinh viên nhận thức rõ các lĩnh vực hoạt động của Công tác xã hội.

26. Công tác xã hội với cá nhân                                                                                  3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hôi, Phương pháp nghiên cứu xã hội, Tâm lý học xã hội.

            Giới thiệu cho sinh viên mục đích, vị trí, vai trò và nội dung của phương pháp Công tác xã hội với cá nhân, lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp này, quan hệ giữa nhân viên Công tác xã hội với khách hàng (thân chủ), hiểu rõ các bước đi, nguyên tắc của phương pháp này. Qua đó, sinh viên vừa được nâng cao nhận thức, vừa được trang bị một số kỹ năng riêng của công tác xã hội với cá nhân (với từng thân chủ cụ thể).

27. Công tác xã hội với nhóm                                                                          3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Tâm lý học xã hội.

Giới thiệu cho sinh viên khái niệm nhóm trong công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, sự khác nhau giữa công tác xã hội nhóm với tâm lý nhóm, mục đích, nội dung phương pháp công tác xã hội với nhóm, bước đầu vận dụng kiến thức và kỹ năng về hành động nhóm, vai trò cán bộ xã hội tác động vào tiến trình nhóm.

28. Tổ chức và phát triển cộng đồng                                                               4 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội, các học phần về phương pháp công  tác xã hội.

            Giúp sinh viên hiểu rõ khái niệm cộng đồng, phát triển cộng đồng và phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng. Hiểu rõ mục đích, nội dung, biện pháp tổ chức và phát triển cộng đồng, chú trọng đặc biệt xây dựng nguồn lực và tạo quyền chủ động cho cộng đồng để giải quyết các vấn đề hiện tại, tương lai để phát triển bền vững.

29. Thực hành công tác xã hội I                                                                                  6 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Các học phần về phương pháp công tác xã hội.

            Trong công tác xã hội thực hành, nghĩa là thực hành các phương pháp Công tác xã hội dưới sự hướng dẫn của một cán bộ công tác xã hội có kinh nghiệm, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với các vấn đề xã hội được nghe ở lớp, nối kết lý thuyết và thực tế, nhất là phát triển thái độ nghề nghiệp và áp dụng phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội học trên lớp.

            Sinh viên thực tập về phương pháp Công tác xã hội cá nhân và nhóm tại một số cơ sở có áp dụng Công tác xã hội chuyên môn. Trong trường hợp ngược lại và tại đơn vị không có cán bộ Công tác xã hội chuyên nghiệp thì nhà trường phải gửi cán bộ xã hội tới đó để hướng dẫn sinh viên.

30. Thực hành công tác xã hội II                                                                                 6 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Các học phần về phương pháp công tác xã hội

            Sinh viên tới một cộng đồng, cho dù nơi đó có thể có hay không có cơ sở xã hội thích hợp, nhưng điều quan trọng là sinh viên được hướng dẫn bởi một cán bộ chuyên nghiệp để áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng.      

            Trong đợt thực tập tốt nghiệp sinh viên đảm nhận một trách nhiệm tổng hợp trong suốt một giai đoạn ngắn như mọi cán bộ Công tác xã hội khác.

31. An sinh xã hội và những vấn đề xã hội                                                      4 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn Công tác xã hội, Xã hội học đại cương

            Học phần giúp cho sinh viên tiếp cận khái niệm khoa học về vấn đề xã hội và An sinh xã hội. Từ đó hình thành bộ máy án sinh xã hội nhằm không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của các vấn đề xã hội bằng các hoạt động phát triển xã hội. Học phần cũng giúp sinh viên phân tích, tìm giải pháp cho các vấn đề xã hội nảy sinh trong xã hội Việt Nam đương đại, phân tích mặt mạnh, mặt yếu của các thiết chế xã hội ở Việt Nam để đối phó với tình hình thực tiễn xã hội.

32. Chính sách xã hội                                                                                      3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội, An sinh xã hội và những vấn đề xã hội.

            Giới thiệu một số quan điểm, quan niệm, khái niệm về chính sách xã hội, vai trò của chính sách xã hội trong quá trình phát triển xã hội, quan hệ giữa chính sách xã hội và công tác xã hội. Vận dụng một số kiến thức về chính sách xã hội vào thực tiễn xã hội Việt Nam.

33. Tham vấn                                                                                                   3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học phát triển

            Học phần giới thiệu một số khái niệm cơ bản về tham vấn, một số phương pháp và kỹ năng cơ bản, các bước và các giai đoạn trong quá trình tham vấn. Đồng thời giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc trong tham vấn, các phẩm chất đạo đức cơ bản của nhà tham vấn.

34. Quản trị Công tác xã hội                                                                            3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội

            Giúp sinh viên hiểu khái niệm Quản trị và Quản trị công tác xã hội. Hiểu rõ cán bộ Công tác xã hội cũng cần có những kiến thức và kỹ năng quản lý như cán bộ của mọi ngành khác. Xu hướng hành chính hoá có thể bỏ quên nhu cầu của con người nói chung và những nhóm dễ bị tổn thương nói riêng. Quản trị ngành Công tác xã hội sẽ giúp khắc phục nguy cơ này. Đặt con người lên hàng đầu là mục đích chính của quản trị trong Công tác xã hội. Học phần có thể đi chuyên sâu vào các vấn đề quản lý của cơ sở xã hội, của dự án phát triển tuỳ nhu cầu của cơ sở.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung Giáo dục đại học là những quy định Nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo và ứng với từng trình độ đào tạo, do đó là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học và được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Công tác xã hội được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 185 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Công tác xã hội có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Công tác xã hội, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ: (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đao tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Xã hội học (ví dụ như: Xã hội học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo dục ...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc khối ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính (Major) – ngành phụ (Minor). Trong đó, ngành chính là Công tác xã hội.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 

Bành Tiến Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo:  Công tác xã hội (Social Work)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2004/QĐ-BGDĐT

ngày 11/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

__________________

1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ cao đẳng về Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn Công tác xã hội và nắm vững các kỹ năng thực hành cơ bản về Công tác xã hội để giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội tự vươn lên giải quyết những khó khăn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình. Thông qua đó, chức năng xã hội của các cá nhân, gia đình hay cộng đồng được tăng cường và họ sẽ hoà nhập một cách nhanh chóng vào cộng đồng xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ sở, tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội (lĩnh vực lao động xã hội, an sinh trẻ em, và gia đình ...), các lĩnh vực có liên quan như giáo dục, y tế, pháp luật, văn hoá, truyền thông cũng như các cơ quan của các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội khác.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

150 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (3 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (135 tiết).

Thời gian đào tạo: 3 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                      đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

40

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

trong đó tối thiểu:

110

 - Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành

25

 - Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 - Kiến thức bổ trợ

 

 - Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp

13

3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                             34 đvht*
  1.  

Triết học Mác – Lênin

4

  1.  

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

4

  1.  

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

  1.  

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

  1.  

Ngoại ngữ

10

  1.  

Xác suất - Thống kê

3

  1.  

Nhập môn Tin học

4

  1.  

Giáo dục thể chất

3

  1.  

Giáo dục Quốc phòng

135 tiết

 

(*)  Chưa tính các học phần 9 và 10

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                     62 đvht

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành 12 đvht

  1.  

Dân số và môi trường

2

  1.  

Dân tộc học

2

  1.  

Đại cương văn hoá Việt Nam

2

  1.  

Tâm lý học đại cương

3

  1.  

Xã hội học đại cương

3

 

b. Kiến thức cơ sở ngành                                                                                           13 đvht

  1.  

Tâm lý học phát triển

2

  1.  

Giao tiếp xã hội

2

  1.  

Giới và phát triển

2

  1.  

Pháp luật và pháp chế xã hội

3

  1.  

Hành vi con người và môi trường xã hội

4

 

c. Kiến thức ngành                                                                                          37 đvht

1

Chính sách xã hội

2

2

An sinh xã hội

3

3

Nhập môn công tác xã hội

3

4

Công tác xã hội cá nhân và nhóm

6

5

Tổ chức và Phát triển cộng đồng

3

6

Thực hành công tác xã hội (I)

6

7

Thực hành công tác xã hội (II)

6

8

Tham vấn

3

9

Sức khoẻ cộng đồng

3

10

Quản trị ngành Công tác xã hội

2

 
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                              4 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 8/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                                   5 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 8/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                          3 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 26/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                                3 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 47/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 21/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                 3 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                                 10 đvht

            Thời lượng học ngoại ngữ 10 đvht chỉ quy định cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. Yêu cầu kết thúc khoá học phải đạt trình độ trung cấp (Intermedicate level)

7. Nhập môn Tin học                                                                                       4 đvht

Trang bị cho sinh viên ngành các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

8. Xác suất - Thống kê                                                                                     3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

            Học phần giúp sinh viên nắm bắt được một cách cơ bản những quy luật ngẫu nhiên của các hiện tượng số lớn, cách xác định mẫu quan sát và xử lý bằng toán học các kết quả quan sát nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội trong thực tiễn. Nội dung bao gồm: Xác suất và các phép tính về xác suất; đại lượng ngẫu nhiên và quy luật phân phối xác suất; Lý thuyết mẫu; Ước lượng các tham số của đại lượng ngẫu nhiên; kiểm định giả thiết thống kê; Hồi quy tuyến tính.

9. Giáo dục thể chất                                                                                        3 đvht

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Giáo dục Quốc phòng                                                                                            135 tiết

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11. Dân số và môi trường                                                                                           2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Xã hội học đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về dân số và mối quan hệ giữa dân số với môi trường và phát triển bền vững. Nội dung bao gồm: Các khái niệm cơ bản về dân số và môi trường; Quan hệ Dân số - Môi trường; Dân số với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Vấn đề gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường; Công tác bảo vệ môi trường.

12. Dân tộc học                                                                                                           3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

Học phần giới thiệu sơ lược kiến thức dân tộc học với những nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển của Dân tộc học trên thế giới và Việt Nam; Các trường phái chính trong Dân tộc học; Các chủng tộc trên thế giới (định nghĩa các đặc điểm phân loại, sự phân bố chủng tộc); Các ngữ hệ thế giới; Các tiêu chí xác định thành phần tộc người và cộng đồng người của các thể chế khác nhau; Sự phân kỳ xã hội nguyên thuỷ; Các hình thức tôn giáo sơ khai.

13. Đại cương văn hoá Việt Nam                                                                     2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin, Dân tộc học

Học phần giúp sinh viên có đựoc hiểu biết cơ bản về văn hoá Việt Nam. Nội dung bao gồm: Khái niệm về văn hoá và các khái niệm khác; Thành tố văn hoá và chức năng của văn hoá; văn hoá Việt Nam; Tiến trình văn hoá Việt Nam và đặc điểm văn hoá truyền thống Việt Nam.

14. Tâm lý học đại cương                                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

Học phần giúp sinh viên có hiểu biết cơ bản về tâm lý con người. Nội dung bao gồm: Tâm lý học và ứng dụng tâm lý học; Một số khái niệm cơ bản của tâm lý học; Các hiện tượng tâm lý; Quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, tư duy) và trạng thái tâm lý (xúc cảm, tình cảm); Nhân cách và sự phát triển nhân cách con người.

15. Xã hội học đại cương                                                                                            3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác- Lênin; Nhân chủng học; Xác suất - Thống kê.

            Học phần giới thiệu một số kiến thức lý luận, phưong pháp luận nghiên cứu xã hội, các kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và một số chuyên ngành, từ đó nâng cao hiểu biết về đời sống xã hội con người, biết vận dụng kiến thức xã hội học vào thực tiễn nghề nghiệp một cách có hiệu quả. Nội dung bao gồm: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học; Một số phạm trù khái niệm cơ bản; Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Một số phạm trù khái niệm cơ bản; Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Một số lĩnh vực chuyên biết của xã hội học.

16. Tâm lý học phát triển                                                                                             2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

            Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Nội dung bao gồm: Một số quan điểm về sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi; Các nguyên lý phát triển tâm lý; Đặc điểm tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển.

17. Giao tiếp xã hội                                                                                                      2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học phát triển

            Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông và giao tiếp, bao gồm các nội dung cụ thể như: Quá trình giao tiếp; Các thành tố của quá trình giao tiếp như môi trường giao tiếp, yếu tố văn hoá trong giao tiếp, đặc điểm giao tiếp; Vấn đề truyền thông trong nhóm nhỏ và nhóm lớn, truyền thông đại chúng; Các kỹ năng của giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở ...; Sự tự nhận thức của cá nhân đối với hiệu quả của giao tiếp.

18. Giới và phát triển                                                                                       2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác –Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Xã hội học đại cương

            Học phần cung cấp những nội dung kiến thức hiểu biết về vấn đề giới và mối quan hệ của vấn đề giới với sự phát triển bền vững. Nội dung bao gồm: Vai trò trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong phát triển xã hội; Sự cân bằng bình đẳng của hai giới trong xã họi; Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững; Các chính sách kinh tế -xã hội cũng như các chương trình dịch vụ liên quan đến sự tăng cường năng lực cho phụ nữ và bảo vệ phụ nữ.

19. Pháp luật và pháp chế xã hội                                                                                 3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Xã hội học đại cương.

            Học phần bao gồm: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước; Những vấn đề có liên quan đến pháp luật; Quy phạm pháp luật; Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; Ý thức pháp luật; Các ngành luật cơ bản liên quan tới lĩnh vực an sinh xã hội; Vấn đề về pháp chế; Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của pháp chế; Nội dung của pháp chế; Tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện nay.

20. Hành vi con người và môi trường xã hội                                                   4 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương,Tâm lý học phát triển

            Học phần cung cấp cho sinh viên các lý thuyết, các khái niệm về hành vi xã hội của con người trong sự tương tác với môi trường xung quanh, có xem xét hành vi của con người trong một hệ thống cá nhân, gia đình, nhóm và xã hội.

21. Chính sách xã hội                                                                                      2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Pháp luật và pháp chế xã hội.

            Học phần giới thiệu một số lý luận cơ sở về chính sách xã hội với các chính sách khác, cũng như những nội dung cơ bản của chính sách xã hội hiện nay ở Việt Nam và vận dụng vào quá trình triển khai các chính sách xã hội nói chung và an sinh xã hội nói riêng.

22. An sinh xã hội                                                                                                        2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Xã hội học đại cương, Tâm lý học đại cương, Chính sách xã hội.

            Học phần giúp cho sinh viên hiểu được các vấn đề xã hội, vai trò, vị trí của an sinh xã hội trong giải quyết các vấn đề xã hội. Nội dung bao gồm: Khái niệm an sinh xã hội; Các chương trình, dịch vụ xã hội; Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và công tác xã hội; Cơ cấu hệ thống tổ chức, chính sách, chương trình an sinh và các dịch vụ an sinh xã hội; An sinh xã hội với việc giải quyết các vấn đề xã hội.

23. Nhập môn nhân học xã hội                                                                                    3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương; Tâm lý học đại cương; An sinh xã hội; Chính sách xã hội.

            Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về Công tác xã hội: Quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội như một khoa học; Triết lý của công tác xã hội; Các quan điểm, giá trị của công tác xã hôi; Các quy định đạo đức trong Công tác xã hội; Vai trò, chức năng cơ bản của công tác xã hội; Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội; Cơ quan, tổ chức làm công tác xã hội; Yêu cầu đối với cán bộ xã hội chuyên nghiệp.

24. Công tác xã hội cá nhân và nhóm                                                              6 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học phát triển, Giao tiếp xã hội, Chính sách xã hội, An sinh xã hội, Hành vi con người và môi trường xã hội.

            Học phần cung cấp những kỹ năng cơ bản trong quá trình giúp đỡ cá nhân, gia đình và nhóm giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nội dung bao gồm: Khái niệm, mục đích của công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm: tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm; Vai trò của người điều phối nhóm và một số kỹ năng cần thiết trong thực hiện công tác xã hội cá nhân và nhóm.

25. Tổ chức và phát triển cộng đồng                                                               3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Hành vi con người và môi trường xã hội; Giao tiếp xã hội; Nhập môn công tác xã hội; Chính sách xã hội; An sinh xã hội.

            Học phần cung cấp những kỹ năng cơ bản tỏng quá trình giúp đỡ cộng đồng yếu kém thông qua phương pháp phát triển cộng đồng. Nội dung bao gồm: Khái niệm phát triển và phát triển cộng đồng; Phát triển cộng đồng trong bối cảnh Việt Nam; Tiến trình phát triển cộng đồng; Nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng; Vai trò, trách nhiệm của cộng tác viên cộng đồng; Các công cụ, phương pháp kỹ thuật tỏng đánh giá cộng đồng; Xây dựng và quản lý dự án cộng đồng.

26. Thực hành công tác xã hội I                                                                                  6 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội; Công tác xã hội cá nhân và nhóm.

            Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cá nhân, gia đình, nhóm đã được học trên lớp vào thực tiễn. Nội dung bao gồm các kỹ năng: Tiếp cận đối tượng (thân chủ); Thu thập thông tin; Nhận diện vấn đề; Lên kế hoạch giúp đỡ thân chủ; Tạo lập mối quan hệ; Vấn đàm; Lắng nghe...; Ghi chép tiến trình; Lập hồ sơ xã hội; Tổ chức và điều phối các hoạt động nhóm.

27. Thực hành công tác xã hội II                                                                                 6 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội; Tổ chức và phát triển cộng đồng; An sinh xã hội.

            Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cộng đồng đã được học trên lớp vào thực tiễn. Sinh viên được thực hành các kỹ năng: Quan sát cộng đồng, mô tả và phân tích cộng đồng; Phát hiện các trở ngại và tiềm năng cộng đồng; Xây dựng dự án và điều phối chương trình phát triển cộng đồng.

28. Tham vấn                                                                                                   3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học phát triển, Hành vi con người và môi trường xã hội; Công tác xã hội cá nhân và nhóm; Giao tiếp xã hội.

            Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản trong tham vấn nhằm giúp sinh viên vận dụng trong quá trình giúp đỡ các nhóm đối tượng. Nội dung bao gồm: Ý nghĩa, vai trò của tham vấn trong Công tác xã hội; Yêu cầu về đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp trong tham vấn; Quá trình tham vấn và các kỹ năng cơ bản trong tham vấn.

29. Sức khoẻ cộng đồng                                                                                             3 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học phát triển, An sinh xã hội.

            Học phần hướng tới những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bao gồm các nội dung: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Vệ sinh tâm thần; Sơ cứu ban đầu; Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí một cấp cứu thường gặp; Một số bệnh xã hội: lao, bướu, HIV/AIDS, ... (nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa)

30. Quản trị ngành Công tác xã hội                                                                 2 đvht

            Điều kiện tiên quyết: Công tác xã hội cá nhân và nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng.

            Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị văn phòng trong Công tác xã hội. Nội dung bao gồm: Khái niệm quản trị; Quản lý cán bộ hành chính; Quản lý tài chính trong cơ sở; Quản lý dự án tại cơ sở.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

Chương trình khung Giáo dục đại học là những quy định Nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo và ứng với từng trình độ đào tạo, do đó là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học và được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học và cao đẳng.

4.1. Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 150 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Công tác xã hội có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Công tác xã hội, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ: (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau: 
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đao tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Công tác xã hội nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc khối ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính (Major) – ngành phụ (Minor).
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình cao đẳng 3 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học hoặc Cao đẳng ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

Bành Tiến Long

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

******

Số: 35/2004/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2004

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC: BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ và cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định Chương trình khung giáo dục đạo học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng ký ngày 27/11/2003;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, trình độ cao đẳng và được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm 2004.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung theo quy định.

Điều 5. Các Ông/ Bà chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Ông/ Bà Giám đốc đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận :
- Uỷ ban VHGD-TTN&NĐ của QH
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c)
- Văn phòng Chính phủ (để b/c)
- Ban Khoa giáo TW (để b/c)
- Bộ Tư pháp (để b/c)
- Công báo
- Như điều 4 (để thực hiện)
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ ĐH&SĐH

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠI HỌC
THỨ TRƯỞNG



Bành Tiến Long

 

 

FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

 

 

 

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi