Quyết định 1820/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 và Quyết định 2047/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1820/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1820/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/10/2015 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thí điểm đào tạo 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế
Đây là nội dung mới được nêu tại Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 và Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Quyết định này đã điều chỉnh nội dung của Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” như sau: Tổ chức đào tạo thí điểm cho 2.750 sinh viên trình độ cao đẳng của 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế đã được chuyển giao, ưu tiên, tập trung tại 45 trường nghề đã quy hoạch thành trường nghề chất lượng cao vào năm 2020; mỗi nghề tổ chức đào tạo thí điểm một khóa, mỗi khóa có ít nhất 01 lớp và mỗi lớp không quá 25 sinh viên.
Khi tuyển sinh, sẽ ưu tiên lựa chọn những học sinh có kết quả học tập của năm lớp 12 trung học phổ thông đạt loại khá trở lên hoặc những sinh viên năm thứ nhất của các trường đã học các môn học chung, môn cơ sở có kết quả tốt nhất; đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 2; có khả năng đóng góp kinh phí cao hơn so với mức quy định hiện hành.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cao đẳng của nước chuyển giao bộ chương trình; nếu sinh viên muốn có thêm bằng cao đẳng của Việt Nam thì phải học thêm các môn học chung bắt buộc theo chương trình đào tạo của Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1820/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1820/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1820/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
---------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
“1. Năm 2017 hoàn thành tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ nước ngoài được quốc gia chuyển giao hoặc tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận đạt chất lượng.”
“d) Kế hoạch chuyển giao
Đến hết năm 2017 hoàn thành việc tiếp nhận chuyển giao 34 bộ chương trình đạt cấp độ quốc tế của 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; ưu tiên tập trung các nghề đã quy hoạch tại 45 trường được đầu tư thành trường nghề chất lượng cao vào năm 2020:
- Tiếp nhận chuyển giao 12 bộ chương trình cấp độ quốc tế của 12 nghề từ Úc được đào tạo thí điểm từ năm 2015;
- Năm 2015 đến đầu năm 2017, tiếp nhận chuyển giao 14 bộ chương trình cấp độ quốc tế của 14 nghề; kiểm định và công nhận 08 bộ chương trình đã chuyển giao từ Malaysia năm 2012 đạt chất lượng quốc tế.”
“b) Nội dung, kế hoạch thực hiện
- Nội dung
+ Tổ chức đào tạo thí điểm 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế đã được chuyển giao, ưu tiên, tập trung tại 45 trường nghề đã quy hoạch thành trường nghề chất lượng cao vào năm 2020.
+ Mỗi nghề tổ chức đào tạo thí điểm một khóa, mỗi khóa ít nhất 01 lớp, mỗi lớp không quá 25 sinh viên.
+ Sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên đã được đào tạo để thực hiện chương trình theo quy định của nước chuyển giao hoặc tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận.
+ Việc công nhận đầu ra được thống nhất thực hiện theo quy trình do nước hoặc tổ chức đào tạo quốc tế chuyển giao bộ chương trình cho Việt Nam đã thỏa thuận với Tổng cục Dạy nghề như sau:
. Các bộ chương trình bằng tiếng Anh đã được chuyển giao từ Malaysia năm 2012 sẽ được gửi đến tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) ký Bản ghi nhớ để kiểm định và công nhận đạt chất lượng quốc tế;
. Giáo viên tham gia giảng dạy phải đạt chuẩn giáo viên theo quy định của nước chuyển giao bộ chương trình về công nghệ đào tạo, năng lực sư phạm và kỹ năng theo từng nghề, trước khi thực hiện khóa đào tạo thí điểm;
. Tổ chức chuyển giao bộ chương trình cấp độ quốc tế sẽ kiểm tra, khảo sát tại các trường của Việt Nam tham gia đào tạo thí điểm để xem xét các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị; nếu chưa đảm bảo sẽ đề nghị bổ sung; đồng thời trong suốt quá trình tổ chức đào tạo sẽ đến kiểm tra quá trình đào tạo tại các trường;
. Tổ chức chuyển giao bộ chương trình cấp độ quốc tế sẽ giám sát, theo dõi để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo theo quy định của tổ chức và cấp bằng tốt nghiệp của nước chuyển giao;
. Khi sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cao đẳng của nước chuyển giao bộ chương trình; nếu học sinh nào muốn có thêm bằng cao đẳng của Việt Nam thì phải học thêm các môn học chung bắt buộc theo chương trình đào tạo của Việt Nam.
- Kế hoạch thực hiện: Đào tạo thí điểm cho 2.750 sinh viên trình độ cao đẳng của 34 nghề đã chuyển giao bộ chương trình cấp độ quốc tế, ưu tiên tại 45 trường đã được đầu tư để trở thành trường chất lượng cao vào năm 2020. Trong đó:
+ Đào tạo thí điểm theo 12 bộ chương trình đã chuyển giao từ Úc của 12 nghề kết thúc chậm nhất vào năm 2018.
+ Năm 2016 hoặc 2017 sẽ bắt đầu đào tạo thí điểm cho 22 nghề (14 bộ chương trình sẽ chuyển giao từ nước ngoài vào cuối năm 2015 và 08 bộ chương trình đã chuyển giao từ Malaysia được kiểm định và công nhận chất lượng quốc tế) đã chuyển giao bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ quốc tế; kết thúc đào tạo thí điểm chậm nhất vào năm 2020.
- Tuyển sinh
+ Đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định chung đối với người tham gia học nghề trình độ cao đẳng như độ tuổi; sức khỏe; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
+ Ưu tiên lựa chọn những học sinh có kết quả học tập của năm lớp 12 trung học phổ thông đạt loại khá trở lên hoặc những sinh viên năm thứ nhất của các trường đã học các môn học chung, môn cơ sở có kết quả tốt.
+ Những sinh viên đã đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ (tương đương CEFR là A2 và TOEIC là 255 - 400 điểm).
+ Những sinh viên có khả năng đóng góp kinh phí cao hơn so với mức quy định hiện hành. Những sinh viên thuộc diện chính sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo cao hơn so với mức quy định hiện hành.
- Ngôn ngữ giảng dạy được thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Giảng dạy bằng tiếng Việt, nhưng có chương trình nâng dần mức độ sử dụng tiếng Anh trong dạy và học chuyên môn; đến kết thúc khóa học sinh viên phải thi lấy chứng chỉ hoặc bằng ngoại ngữ tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ (tương đương CEFR là B1 và TOEIC là 450 - 600 điểm); đảm bảo khi thi lấy bằng tốt nghiệp đạt các yêu cầu của các tổ chức quốc tế hoặc nước chuyển giao các bộ chương trình;
+ Trường hợp 2: Giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài theo yêu cầu của bộ chương trình chuyển giao, đến kết thúc khóa học sinh viên phải thi lấy chứng chỉ hoặc bằng ngoại ngữ của nước chuyển giao quy định; để đảm bảo trong quá trình học tập và tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu của các tổ chức quốc tế hoặc nước chuyển giao các bộ chương trình.
- Tổ chức và quản lý đào tạo
+ Các trường được giao nhiệm vụ sẽ tổ chức đào tạo thí điểm phải ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho lớp thí điểm đào tạo, đáp ứng từng bước các yêu cầu đặt ra của chương trình đã chuyển giao để đảm bảo đạt hiệu quả.
+ Giảng viên, chuyên gia của nước chuyển giao bộ chương trình sẽ đến Việt Nam hướng dẫn, tổ chức đào tạo thí điểm theo từng lớp, từng nghề.
+ Mỗi nghề đào tạo thí điểm, sau khi kết thúc khóa học đào tạo thí điểm sẽ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Tổng cục Dạy nghề thành lập Ban chỉ đạo triển khai thí điểm tổ chức đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế ở các trường nghề theo các nội dung đã tiếp nhận chuyển giao các bộ chương trình theo từng nghề; trên cơ sở đó sẽ tổng kết đánh giá theo từng năm học, khóa học trước khi tổ chức đào tạo với quy mô mở rộng.”
“1. Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước của Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp Việc làm và An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020.”
“2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ có liên quan thẩm định đơn giá chuyển giao các bộ chương trình cấp độ quốc tế; kiểm định và công nhận chất lượng 08 bộ chương trình bằng tiếng Anh của 08 nghề đã chuyển giao từ Malaysia năm 2012; đơn giá chi phí đào tạo thí điểm và thuê chuyên gia nước ngoài để theo dõi, hỗ trợ việc đào tạo thí điểm; khảo sát các điều kiện tổ chức đào tạo của các trường đào tạo thí điểm; tham gia đánh giá, công nhận kết quả đầu ra và cấp bằng cho sinh viên Việt Nam theo 34 bộ chương trình chuyển giao từ nước ngoài cấp độ quốc tế của 34 nghề và xây dựng gói chính sách cho đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế.”
“- Chi phí đào tạo:
+ Trường được lựa chọn đào tạo thí điểm phải xây dựng dự toán chi phí đào tạo và được vận dụng nội dung chi, mức chi theo Thông tư liên tịch số 220/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với kinh phí thực hiện chương trình tiên tiến.
+ Chi phí đào tạo thí điểm được cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
+ Kinh phí thực hiện đào tạo thí điểm từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 và học phí của người học theo quy định hiện hành về học phí.”
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |