Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 14/2001/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 14/2001/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 11/06/2001 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 14/2001/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 14/2001/CT-TTG
NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 40/2000/QH10 CỦA QUỐC HỘI
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11 tháng 01 năm 1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IV), từ năm học 1981 - 1982, các trường phổ thông đã triển khai dạy và học về cơ bản theo chương trình và sách giáo khoa thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ chương trình và sách giáo khoa đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả nhiệm vụ xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông thống nhất trong phạm vi cả nước; tạo điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; ổn định, phát triển và nâng cao dần chất lượng giáo dục phổ thông trong 20 năm qua.
Đến nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một bước chủ động chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới''.
Để việc thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt kết quả tốt, tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
Khi xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đề án cần lưu ý :
Tổ chức tham khảo ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người trực tiếp thực hiện là các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục đến các nhà khoa học và đặc biệt là phụ huynh học sinh, nghiêm túc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi triển khai đại trà. Kết hợp trưng cầu ý kiến rộng rãi với hội thảo hẹp của các chuyên gia về chương trình giáo dục. Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm định lấy ý kiến đóng góp, nghiệm thu và hoàn chỉnh thực sự nghiêm túc, khoa học, khách quan và cầu thị.
Thiết kế chương trình các cấp học thích hợp với việc tổ chức học một buổi ngày trong giai đoạn chuyển tiếp, khi chưa đủ điều kiện để tổ chức đại trà việc học hai buổi ngày cho học sinh phổ thông.
Đặc biệt ưu tiên cung cấp đồ dùng dạy học cho các vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn. Đồng thời, cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
Tăng cường công tác thanh tra giáo dục để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đạt hiệu quả chương trình mới và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Tăng cường việc tuyên truyền vận động trong toàn xã hội, làm cho phụ huynh học sinh hiểu được mục tiêu và tính ưu việt của chương trình mới, cùng tham gia giúp các học sinh học tập.
Khẩn trương hoàn thành tốt công tác chuẩn bị để thực hiện rộng rãi trong toàn quốc việc dạy - học theo chương trình mới, bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, ở lớp 10 từ năm học 2004 - 2005. Phấn đấu đến năm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
- Tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để cho ngành giáo dục địa phương bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ sau khi đạt chuẩn;
- Cân đối ngân sách địa phương, khai thác và huy động thêm các nguồn ngoài ngân sách, bảo đảm kinh phí cho việc nâng cấp và xây dựng trường lớp, khắc phục tình trạng học 3 ca, thực hiện kiên cố hoá trường lớp, tạo điều kiện từng bước chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày, trước hết là đối với các trường tiểu học; đồng thời tăng cường cung cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho nhà trường theo chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Củng cố, tăng cường bộ máy quản lý giáo dục ở địa phương và cơ sở, tăng cường trật tự, kỷ cương trong giáo dục, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, bảo đảm thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.