Quyết định 153/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 153/2003/QĐ-BTC

Quyết định 153/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:153/2003/QĐ-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
22/09/2003
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm - Ngày 22/09/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC, về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển. Hệ thống này áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, công ty cổ phần bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài... Các chỉ tiêu cơ bản trong hệ thống gồm: Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ, Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ, Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm...

Xem chi tiết Quyết định 153/2003/QĐ-BTC tại đây

tải Quyết định 153/2003/QĐ-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 153/2003/QĐ-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 153/2003/QĐ-BTC
NGÀY 22 THÁNG 09 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

- Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Căn cứ Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010";

- Căn cứ Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Điều 2: Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000.

 

Điều 3: Các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Bộ Tài chính vào thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành.

Trường hợp kết quả tính toán của các chỉ tiêu có những biến động bất thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay và giải trình những yếu tố gây nên biến động đó với Bộ Tài chính và có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời

Điều 4: Vụ Bảo hiểm có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

 

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng từ năm tài chính 2003.

Điều 6: Vụ trưởng Vụ bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.

 

 


HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC
ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Mục đích thực hiện Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm

Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ Cơ quan quản lý bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật Nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát hiện sớm những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm; Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.

2. Đối tượng áp dụng

Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước; Công ty cổ phần bảo hiểm; tổ chức bảo hiểm tương hỗ; doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

 

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

 

1. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung

1. 1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

=

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ năm trước

 

1.2. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ

Nguồn vốn, quỹ của một doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của dự phòng nghiệp vụ. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (không tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động bất thường về tổn thất.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Tổng doanh thu phí bảo hiểm

Chỉ tiêu Tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ

=

 

Nguồn vốn, quỹ

 

1.3. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ

Nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (có tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì công ty càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động về tổn thất.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

Chỉ tiêu Doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ

=

 

Nguồn vốn, quỹ

 

1.4. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần

Những thay đổi lớn về doanh thu phí bảo hiểm thuần qua các năm thường là dấu hiệu của sự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào các loại hình bảo hiểm hoặc lĩnh vực hoạt động mới một cách vội vã, không tính tới hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến còn có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm đang cố gắng tăng luồng tiền để đáp ứng các trách nhiệm chi trả bồi thường của các hợp đồng đã ký trước đây. Doanh thu phí bảo hiểm giảm mạnh có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt khai thác một số nghiệp vụ nào đó, thu hẹp phạm vi khai thác do có nhiều tổn thất ở một số nghiệp vụ, hoặc mất thị phần do cạnh tranh.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm hiện tại

trừ đi

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước

bảo hiểm thuần

=

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước

 

1.5. Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ

Việc sử dụng hợp đồng tái bảo hiểm cố định nhằm hỗ trợ về vốn có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có sự thiếu hụt về nguồn vốn, quỹ. Nếu phần lớn nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được tạo thành từ khoản trợ vốn thông qua hình thức tái bảo hiểm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng nếu các nhà nhận tái bảo hiểm không hợp tác hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Trợ vốn

Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ

=

 

Nguồn vốn, quỹ

 

Trong đó:

Trợ vốn = Hoa hồng nhượng TBH chia cho Phí nhượng TBH nhân với 40% Phí nhượng TBH

 

1.6. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện chất lượng khai thác và quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp, tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ bồi thường cao có khả năng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại ± tăng/giảm dự

Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

=

 

Phí bảo hiểm thuần được hưởng

 

1.7. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp và do đó có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

=

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN

 

1.8. Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả hoạt động đầu tư tài chính). Về lâu dài, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố chủ yếu quyết định sự ổn định về mặt tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này là sự kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường và chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp = Tỷ lệ bồi thường + Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.9. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, một yếu tố quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cũng cho biết chất lượng chung của danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

 

2 x Thu nhập thuần hoạt động đầu tư
năm hiện tại

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư

=

 

 

 

Tiền mặt và tài sản đầu tư năm hiện tại và
năm trước trừ thu nhập thuần hoạt động
đầu tư năm hiện tại

 

Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản

1.10. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này cũng ước định khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp cần thiết phải giải thể doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Tổng công nợ

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

=

 

Tài sản có tính thanh khoản

 

1.11. Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ

Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành tiền (phải thu phí bảo hiểm gốc) trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng tương đối hiệu quả trong việc phân biệt các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh với các doanh nghiệp có vấn đề.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Phải thu phí bảo hiểm gốc

Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ

=

 

Nguồn vốn, quỹ

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

 

1.12. Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm thuần được hưởng

Chỉ tiêu này so sánh mối liên hệ giữa dự phòng bồi thường được trích lập với phí bảo hiểm thuần được hưởng để xác định xem doanh nghiệp bảo hiểm có lập dự phòng đầy đủ cho các khiếu nại thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Dự phòng bồi thường

Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm được hưởng

=

 

Phí bảo hiểm thuần được hưởng

 

2. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

 

NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CHUNG

 

2.1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

=

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ năm trước

 

2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng)

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí kinh doanh

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bao gồm ba chỉ tiêu: chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu, tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục và tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu này xác định mức trả hoa hồng cho đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm so với doanh thu phí bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Hoa hồng bảo hiểm năm đầu

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới

 

 

 

Hoa hồng bảo hiểm năm thứ hai + Hoa hồng bảo hiểm tái tục

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục

=

 

Doanh thu phí bảo hiểm tái tục

 

 

 

Hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần

=

 

Phí bảo hiểm đóng một lần

 

2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Số tiền trả bảo hiểm ± tăng (giảm) dự phòng toán học và dự phòng bồi thường

Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm

=

 

Doanh thu thuần (DT phí bảo hiểm thuần + Lãi đầu tư từ dự phòng)

Trong đó:

 

1

Lãi đầu tư từ dự phòng = i x (Vo + V1) x -------

2

(i): lãi suất đầu tư dựa trên lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm

(Vo): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường đầu kỳ

(V1): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường cuối kỳ

 

2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng để tính tỷ lệ duy trì hợp đồng đối với các hợp đồng bảo hiểm cá nhân, không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm theo nhóm và hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng có thể được tính riêng cho các sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng được sử dụng để đánh giá chất lượng khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Phí bảo hiểm tái tục năm hiện tại

Tỷ lệ duy trì hợp đồng

=

 

Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm trước

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG

 

2.6. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm

Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % tổng số phí bảo hiểm của từng loại sản phẩm bảo hiểm. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định kinh doanh.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

Sản phẩm bảo hiểm

Phí bảo hiểm năm hiện tại (1)

Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm hiện tại (2)

Phí bảo hiểm năm trước

(3)

Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm trước
(4)

Cột (2) trừ Cột (4) %

 

(5)

I. Hợp đồng bảo hiểm cá nhân

 

 

 

 

 

a. Bảo hiểm trọn đời

 

 

 

 

 

b. Bảo hiểm sinh kỳ

 

 

 

 

 

c. Bảo hiểm tử kỳ

 

 

 

 

 

d. Bảo hiểm hỗn hợp

 

 

 

 

 

e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

 

 

II. Hợp đồng bảo hiểm nhóm

 

 

 

 

 

a. Bảo hiểm trọn đời

 

 

 

 

 

b. Bảo hiểm sinh kỳ

 

 

 

 

 

c. Bảo hiểm tử kỳ

 

 

 

 

 

d. Bảo hiểm hỗn hợp

 

 

 

 

 

e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

 

 

 

 

 

III. Tổng số phí bảo hiểm

 

 

 

 

 

IV. Tổng giá trị chỉ số (cột 5)

 

 

 

 

 

 

2.7. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % giá trị của từng loại tài sản. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định hoạt động đầu tư.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Loại tài sản

Giá trị tài sản năm hiện tại

 

(1)

Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm hiện tại

(2)

Giá trị tài sản năm trước

(3)

Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm trước

(4)

Cột (2) trừ Cột (4) %

(5)

1. Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

 

 

- Dưới 1 năm

 

 

 

 

 

- Từ 1 - 5 năm

 

 

 

 

 

- Từ 5 - 10 năm

 

 

 

 

 

- Trên 10 năm

 

 

 

 

 

2. Trái phiếu công ty

 

 

 

 

 

- Dưới 1 năm

 

 

 

 

 

- Từ 1 - 5 năm

 

 

 

 

 

- Từ 5 - 10 năm

 

 

 

 

 

- Trên 10 năm

 

 

 

 

 

3. Cổ phiếu niêm yết

 

 

 

 

 

4. Cổ phiếu không niêm yết

 

 

 

 

 

5. Cho vay có thế chấp

 

 

 

 

 

6. Bất động sản làm trụ sở

 

 

 

 

 

7. Bất động sản khác

 

 

 

 

 

8. Cho vay theo HĐ bảo hiểm

 

 

 

 

 

9. Góp vốn liên doanh

 

 

 

 

 

10. Đầu tư vào công ty liên kết

 

 

 

 

 

11. Ký quỹ

 

 

 

 

 

12. Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn

 

 

 

 

 

13. Các khoản đầu tư khác

 

 

 

 

 

14. Tổng giá trị tài sản

 

 

 

 

 

15. Tổng giá trị chỉ số (cột 5)

 

 

 

 

 

 

2.8. Chỉ tiêu thay đổi về dự phòng

Chỉ tiêu thay đổi dự phòng thể hiện sự chênh lệch về tỷ lệ % giữa chỉ tiêu dự phòng năm hiện tại và chỉ tiêu dự phòng năm trước. Chỉ tiêu dự phòng cho từng năm được tính bằng cách chia khoản tăng dự phòng của các hợp đồng bảo hiểm cá nhân cho tổng số phí bảo hiểm tái tục và phí bảo hiểm đóng một lần của các hợp đồng cá nhân.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

Khoản tăng dự phòng toán học năm hiện tại

Chỉ tiêu dự phòng toán học năm hiện tại

=

 

Phí bảo hiểm tái tục + Phí bảo hiểm đóng một lần

năm hiện tại

 

 

 

 

 

Khoản tăng dự phòng toán học năm trước

Chỉ tiêu dự phòng năm trước

=

 

Phí bảo hiểm tái tục + Phí bảo hiểm đóng một lần

năm trước

 

 

 

Chỉ tiêu thay đổi

dự phòng

=

Chỉ tiêu dự phòng năm hiện tại - Chỉ tiêu dự phòng năm trước

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ TÍNH THANH KHOẢN

 

2.9. Chỉ tiêu thanh khoản

Chỉ tiêu thanh khoản so sánh tổng công nợ với tài sản có tính thanh khoản (tiền mặt và các tài sản có thể quy đổi ngay thành tiền).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Tổng công nợ

Chỉ tiêu thanh khoản

=

 

 

 

Tài sản có tính thanh khoản

 

2.10. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào công ty liên kết tính tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản đầu tư vào công ty liên kết (bao gồm vốn đầu tư và các khoản phải thu từ công ty liên kết) so với nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty liên kết là một đơn vị trong hệ thống tổng công ty hay là một bộ phận, trực tiếp hay gián tiếp, thông qua một hay nhiều tổ chức trung gian, kiểm soát, bị kiểm soát hay nằm dưới sự kiểm soát thông thường với công ty lập báo cáo. Công ty liên kết có thể bao gồm công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, công ty liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết càng lớn thì tính thanh khoản của doanh nghiệp bảo hiểm càng giảm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Các khoản đầu tư vào công ty liên kết + phải thu từ công ty liên kết

Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết

=

 

Nguồn vốn, quỹ

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

 

2.11. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Chỉ tiêu thanh toán được tính bằng tỷ lệ giữa nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định hiện hành. Nguồn vốn, quỹ để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn, quỹ trừ đi số vốn góp vào doanh nghiệp bảo hiểm khác và nợ không có khả năng thu hồi. Biên khả năng thanh toán tối thiểu bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng có thời hạn dưới 10 năm) hoặc 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng trên 10 năm).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh toán

Chỉ tiêu khả năng thanh toán

=

 

Biên khả năng thanh toán tối thiểu

 

2.12. Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ

Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Nguồn vốn, quỹ điều chỉnh là giá trị nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi điều chỉnh giảm đối với các tài sản không có tính thanh khoản.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Nguồn vốn, quỹ điều chỉnh

Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ

=

 

Tổng công nợ

 

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN

 

2.13. Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (bao gồm cả kết quả hoạt động đầu tư tài chính).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

 

Lợi nhuận (bao gồm cả lợi nhuận từ đầu tư)

Chỉ tiêu lợi nhuận

=

 

 

 

Doanh thu phí bảo hiểm thuần + Lợi nhuận hoạt động
tài chính

 

2.14. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong việc đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản thấp là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều tài sản không sinh lời (chẳng hạn các khoản phải thu, tài sản cố định...).

Chỉ tiêu này được tính như sau:

 

 

2 x Lợi nhuận hoạt động tài chính năm hiện tại

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản

=

 

 

 

(Tài sản năm trước + tài sản năm hiện tại - Lợi nhuận hoạt động tài chính năm hiện tại)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi