Thông tư 06/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 06/2006/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2006/TT-BXD | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Văn Liên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/11/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Khảo sát xây dựng - Ngày 10/11/2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2006/TT-BXD hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình. Theo đó, phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, mức độ nghiên cứu, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát... Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện các yếu tố bất thường, nhà thầu khảo sát được quyền đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ thuật khảo sát mà không làm thay đổi nhiệm vụ khảo sát được duyệt. Đề xuất của nhà thầu khảo sát phải được chủ đầu tư chấp thuận. Công tác khảo sát phải được giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành và phải do người có chuyên môn phù hợp thực hiện. Nghiêm cấm mọi hành vi gian dối, thông đồng, làm sai lệch kết quả khảo sát. Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, nhà thầu hoặc cá nhân giám sát khảo sát phải chịu trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 06/2006/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 06/2006/TT-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 06/2006/TT-BXD NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN KHẢO
SÁT ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM
VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
Căn cứ
Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây dựng;
Căn
cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
Căn cứ
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
Căn
cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
Bộ
Xây dựng hướng dẫn khảo sát địa kỹ
thuật phục vụ lựa chọn địa điểm
và thiết kế xây dựng công trình như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh.
Thông tư này hướng
dẫn công tác khảo sát địa kỹ thuật phục
vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế
xây dựng công trình không phân biệt nguồn vốn đầu
tư; trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên
quan đến công tác khảo sát.
2. Giải thích từ ngữ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
a. Khảo
sát địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là khảo
sát) là một phần của công tác khảo sát xây dựng
thực hiện nhằm đánh giá điều kiện địa
chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh
hưởng của chúng đối với công trình xây dựng
trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Khảo sát địa kỹ thuật
bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc
địa kỹ thuật.
b. Điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc điểm
địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất;
đặc điểm kiến tạo; đặc điểm
địa chất thuỷ văn; đặc điểm
khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học;
các tính chất cơ - lý của đất, đá; các quá trình
địa chất tự nhiên, địa chất công trình
bất lợi.
c. Điểm
thăm dò là vị trí mà tại đó khi khảo sát thực
hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường
(xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm...), đo
địa vật lý...
3. Nhiệm vụ khảo sát do nhà
thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng
lập theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nhiệm
vụ khảo sát được lập riêng cho lựa chọn
địa điểm hoặc cho thiết kế xây dựng
công trình.
Trường hợp chủ đầu
tư có đủ điều kiện năng lực phù hợp
theo quy định về khảo sát xây dựng hoặc về
thiết kế xây dựng công trình thì được tự
lập nhiệm vụ khảo sát.
4. Nội dung nhiệm vụ khảo
sát thực hiện theo Điều 6 Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và quy định
tại các Điểm 2.2.1, 2.3.1 Mục 2, Phần II của
Thông tư này. Nhiệm vụ khảo sát phải được
chủ đầu tư phê duyệt và là cơ sở để
lập phương án kỹ thuật khảo sát.
5. Chủ đầu tư phải
tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ
điều kiện năng lực phù hợp theo quy định
để thực hiện khảo sát.
6. Phương án kỹ thuật khảo
sát do nhà thầu khảo sát lập và là một trong những
cơ sở để xem xét lựa chọn nhà thầu khảo
sát. Nhà thầu khảo sát được lựa chọn có
trách nhiệm hoàn thiện phương án kỹ thuật khảo
sát trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi
thực hiện.
Phương án kỹ thuật khảo
sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được
duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp
dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc,
mức độ nghiên cứu, mức độ phức tạp
của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa
điểm khảo sát.
7. Nội dung chủ yếu của
phương án kỹ thuật khảo sát:
- Cơ sở lập phương án
kỹ thuật khảo sát như đặc điểm công
trình xây dựng, nhiệm vụ khảo sát, đặc điểm
địa chất công trình, mức độ nghiên cứu
hiện có về điều kiện địa chất công
trình tại khu vực xây dựng;
- Thành phần, khối lượng
công tác khảo sát;
- Phương pháp, thiết bị
sử dụng;
- Tiêu chuẩn áp dụng;
- Tổ chức thực hiện;
- Tiến độ thực hiện;
- Các biện pháp bảo vệ các công
trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có
liên quan;
- Các biện pháp bảo vệ môi
trường: nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...;
- Dự toán chi phí cho công tác khảo
sát.
Nội dung phương án kỹ
thuật khảo sát được duyệt phải được
thể hiện trong hợp đồng khảo sát.
Trong quá trình khảo sát, nếu phát
hiện các yếu tố bất thường, nhà thầu
khảo sát được quyền đề xuất điều
chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ
thuật khảo sát mà không làm thay đổi nhiệm vụ
khảo sát được duyệt. Đề xuất của
nhà thầu khảo sát phải được chủ đầu
tư chấp thuận.
8. Khi thực hiện nhiệm vụ
khảo sát, nhà thầu khảo sát phải cử chủ nhiệm
khảo sát có đủ điều kiện năng lực
theo quy định tại Điều 57 Nghị định
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; phải thông
báo với chủ đầu tư về phòng thí nghiệm
hợp chuẩn nơi tiến hành các thí nghiệm trong phòng
để chủ đầu tư thực hiện giám sát.
9. Công tác khảo sát phải được
giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt
đầu đến khi hoàn thành và phải do người
có chuyên môn phù hợp thực hiện.
10. Kết quả khảo sát phải
được lập thành báo cáo. Báo cáo kết quả khảo
sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục;
hình thức và quy cách báo cáo theo các tiêu chuẩn được
áp dụng.
Nội dung thuyết minh báo cáo theo
Khoản 1, Điều 8 Nghị định 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
Phụ lục báo cáo có thể bao gồm
các tài liệu: Bản đồ địa chất chung; bản
đồ thực tế đo vẽ địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn; bản đồ địa
hình và vị trí khu vực khảo sát; sơ đồ bố
trí các điểm thăm dò; các trụ hố khoan; mặt cắt
địa chất công trình; biểu đồ và kết quả
các thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm thấm,
xuyên, cắt quay, cắt trượt, nén ngang, nén tải trọng
tĩnh...; biểu đồ và biểu tổng hợp kết
quả thí nghiệm tính chất cơ - lý - hoá mẫu đất
đá và mẫu nước trong phòng thí nghiệm; các tài liệu
thăm dò địa chất thuỷ văn, khí tượng
thuỷ văn; biểu đồ và mặt cắt địa
vật lý; bảng tổng hợp cao độ, toạ độ
các điểm thăm dò; album ảnh và các tài liệu khác có
liên quan (nếu có)...
Số lượng, nội dung các
tài liệu trong Phụ lục báo cáo phải phù hợp với
nội dung khảo sát đã thực hiện.
11. Báo cáo kết quả khảo sát
phải được chủ đầu tư nghiệm
thu và lập thành biên bản theo Điều 12 và Phụ lục
số 2 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ. Trường hợp cần thiết, chủ đầu
tư có thể thuê nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc
nhà thầu khảo sát khác nhận xét, đánh giá kết quả
khảo sát trước khi nghiệm thu.
Hồ sơ nghiệm thu kết quả
khảo sát kèm theo Phụ lục số 2 Nghị định
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ phải bao gồm
Biên bản nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài
hiện trường và Biên bản nghiệm thu hoàn thành khảo
sát ngoài hiện trường hướng dẫn tại Phụ
lục số 1 và Phụ lục số 2 của Thông tư
này.
12. Công tác khảo sát bổ sung chỉ
thực hiện trong các trường hợp quy định
tại Điều 9 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ. Chủ đầu tư có trách
nhiệm phê duyệt nhiệm vụ khảo sát bổ sung,
phương án kỹ thuật khảo sát bổ sung và ký hợp
đồng khảo sát bổ sung với nhà thầu khảo
sát để thực hiện.
13. Công tác khảo sát phải có nội
dung phù hợp với bước thiết kế theo Mục
2, Phần II của Thông tư
này. Trường hợp điều kiện địa chất
công trình tại khu vực khảo sát và công trình có yêu cầu
kỹ thuật không phức tạp, công tác khảo sát có thể
thực hiện một lần để phục vụ cho
nhiều bước thiết kế nhưng nội dung khảo
sát phải được thể hiện trong phương
án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu
tư phê duyệt.
14. Nghiêm cấm mọi hành vi gian dối,
thông đồng, làm sai lệch kết quả khảo sát.
Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu
thiết kế, nhà thầu hoặc cá nhân giám sát khảo sát
phải chịu trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm
liên đới trước pháp luật về kết quả
công việc do mình thực hiện; trường hợp gây thiệt
hại phải bồi thường thiệt hại do lỗi
của mình gây ra.
II. KHẢO SÁT PHỤC VỤ LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Khảo sát phục vụ lựa
chọn địa điểm.
1.1. Khảo sát phục vụ lựa
chọn địa điểm được tiến hành
trong trường hợp điều kiện địa chất
công trình là yếu tố chủ yếu quyết định
việc lựa chọn địa điểm xây dựng công
trình. Tuỳ theo mức độ phức tạp về điều
kiện địa chất công trình và đặc điểm
công trình xây dựng, có thể áp dụng một phần hoặc
toàn bộ thành phần công việc khảo sát nêu tại Điểm
1.3 Mục 1 Phần II của Thông tư này.
1.2. Khảo sát phục vụ lựa
chọn địa điểm được thực hiện
ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực
hoặc tuyến dự kiến xây dựng công trình, trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 hoặc
1:5000 hoặc 1:10000 hoặc 1:25000 hoặc nhỏ hơn tuỳ
thuộc vào diện tích khu vực khảo sát.
1.3. Thành phần công tác khảo sát
phục vụ lựa chọn địa điểm:
a. Thu thập, phân tích và hệ thống
hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa
điểm xây dựng;
b. Thị sát địa chất công
trình (khảo sát khái quát);
c. Đo vẽ địa chất
công trình;
d. Thăm dò địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn;
đ. Thăm dò địa vật
lý (nếu cần).
1.4. Công tác đo vẽ địa
chất công trình phục vụ lựa chọn địa điểm
chỉ thực hiện khi cần thiết tuỳ thuộc
vào diện tích, điều kiện địa chất công
trình khu vực khảo sát và đặc điểm công trình
xây dựng. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải
được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ
bản đồ đo vẽ.
1.5. Công tác thăm dò địa chất
công trình, địa chất thuỷ văn phục vụ lựa
chọn địa điểm chỉ thực hiện với
khối lượng hạn chế trong trường hợp
không có hoặc thiếu các tài liệu thăm dò hoặc tại
những khu vực có điều kiện địa chất
công trình bất lợi.
1.6. Báo cáo kết quả khảo sát
cần phân tích, đánh giá số liệu ở tất cả
các phương án xem xét để đảm bảo lựa
chọn vị trí thích hợp xây dựng công trình, xác định
hợp lý vị trí các công trình đầu mối trên tuyến
và đề xuất các công việc, phương pháp khảo
sát cho bước thiết kế tiếp theo.
2. Khảo sát phục vụ các bước thiết kế
xây dựng công trình.
2.1. Yêu cầu chung.
2.1.1. Thành phần công tác và khối
lượng khảo sát được xác định tuỳ
thuộc vào bước thiết kế, đặc điểm
của công trình xây dựng, điều kiện tự nhiên
của khu vực khảo sát, mức độ phức tạp
về điều kiện địa chất công trình, tài
liệu khảo sát hiện có... nhưng phải đảm
bảo khảo sát hết tầng đất đá trong phạm
vi ảnh hưởng của tải trọng công trình. Tọa
độ, cao độ các điểm thăm dò có thể
giả định nhưng phải đảm bảo đo
nối được với hệ thống tọa độ,
cao độ của công trình hoặc của quốc gia khi
cần thiết.
2.1.2. Thành phần công tác khảo sát
phục vụ các bước thiết kế:
a. Thu thập, phân tích và đánh giá
tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng;
đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề
có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự
án;
b. Đo vẽ địa chất
công trình;
c. Thăm dò địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn;
d. Thăm dò địa vật lý (nếu
cần);
đ. Khảo sát khí tượng -
thuỷ văn (nếu cần);
e. Nghiên cứu đặc điểm
kiến tạo (nếu cần);
g. Thí nghiệm mẫu đất đá,
mẫu nước trong phòng thí nghiệm;
h. Quan trắc địa kỹ thuật;
i. Chỉnh lý và lập báo cáo kết
quả khảo sát.
Trường hợp cần thiết,
có thể xây dựng phương án kỹ thuật khảo
sát riêng cho từng thành phần công tác khảo sát.
2.2. Khảo sát phục vụ bước
thiết kế cơ sở.
2.2.1. Nội dung nhiệm vụ khảo
sát cần nêu rõ đặc điểm, quy mô công trình xây dựng,
địa điểm và phạm vi khảo sát, tiêu chuẩn
áp dụng, thời gian thực hiện.
2.2.2. Yêu cầu khảo sát trong bước
thiết kế cơ sở:
a. Khái quát hoá điều kiện địa
chất công trình của khu vực xây dựng, đặc biệt
chú ý phát hiện quy luật phân bố theo diện và chiều
sâu của các phân vị địa tầng yếu, quy luật
hoạt động của các quá trình địa chất tự
nhiên bất lợi như cactơ, lún, trượt, trồi,
xói lở, nước ngầm...
b. Đánh giá được điều
kiện địa chất công trình tại diện tích bố
trí các công trình chính, các công trình có tải trọng lớn.
2.2.3. Vị trí các điểm thăm
dò được bố trí theo nguyên tắc:
a. Đối với các công trình xây
dựng tập trung:
- Vị trí các điểm thăm dò
được bố trí theo tuyến hoặc theo lưới
có hướng vuông góc và song song với các phương của
cấu trúc địa chất hoặc với các trục của
công trình. Nền bản đồ địa hình thường
có tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:1000 hoặc 1:500 hoặc lớn
hơn tuỳ theo diện tích khu đất xây dựng.
- Đối với các công trình chính,
các công trình có tải trọng lớn, vị trí các điểm
thăm dò được bố trí hợp lý trong phạm vi
mặt bằng công trình.
b. Đối với các công trình xây
dựng theo tuyến:
Các điểm thăm dò bố trí
dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang điển
hình về điều kiện địa hình và địa
chất công trình. Nền bản đồ địa hình thường
có tỷ lệ 1:10000 hoặc 1:5000 hoặc 1:2000 hoặc lớn
hơn tuỳ theo phạm vi tuyến. Cần bố trí thêm
các điểm thăm dò chi tiết tại những vị
trí công trình có nguy cơ mất ổn định như vùng
đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn...
với nền bản đồ tỷ lệ 1:2000 hoặc
1:1000 hoặc lớn hơn.
2.2.4. Số lượng, độ
sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác
định theo các tiêu chuẩn áp dụng, tuỳ thuộc
quy mô công trình và mức độ phức tạp về điều
kiện địa chất công trình tại khu vực khảo
sát.
2.2.5. Trong bước thiết kế
cơ sở có thể sử dụng tất cả các công
việc khảo sát để đáp ứng yêu cầu tại
Điểm 2.2.2 Mục 2, Phần II của Thông tư này.
2.2.6. Kết quả khảo sát trong bước
thiết kế cơ sở phải đảm bảo cung
cấp đủ số liệu để xác định
phương án: tổng mặt bằng, san nền, các công
trình hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, xử lý
nền, móng, kết cấu chịu lực chính của công
trình; kiến nghị phương pháp thăm dò và xác định
các khu vực có điều kiện địa chất bất
lợi cần khảo sát trong bước thiết kế
tiếp theo.
Đối với các công trình xây dựng
theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết
kế cơ sở còn phải đảm bảo cung cấp
đủ số liệu để đề xuất các công
trình chủ yếu trên tuyến, các mặt cắt dọc và
mặt cắt ngang điển hình trên tuyến, kiến nghị
phương án xử lý các chướng ngại vật chủ
yếu trên tuyến và hành lang ổn định của công
trình.
2.3. Khảo sát
phục vụ bước thiết kế kỹ thuật
(trường hợp thiết kế ba bước) hoặc
thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp
thiết kế hai bước hoặc thiết kế một
bước).
2.3.1. Nội dung nhiệm vụ khảo
sát: Ngoài nội dung quy định tại Điểm 2.2.1 Mục
2, Phần II của Thông tư này, nhiệm vụ khảo sát
còn phải dự kiến phương án thiết kế móng,
dự kiến tải trọng và kích thước của các
hạng mục công trình.
2.3.2. Công tác khảo sát trong bước
thiết kế kỹ thuật phải chính xác hoá điều
kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng
và của các hạng mục công trình; xác định được
các công việc khảo sát phục vụ bước thiết
kế tiếp theo.
2.3.3. Nguyên tắc bố trí các điểm thăm dò:
a. Đối với các công trình xây
dựng tập trung: Các điểm thăm dò được
bố trí trong phạm vi mặt bằng của từng công
trình. Nền bản đồ địa hình thường
có tỷ lệ 1:1000 đến 1:100 tuỳ theo kích thước
công trình.
b. Đối với các công trình xây
dựng theo tuyến: Các điểm thăm dò được
bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang với
mật độ dày hơn trong bước khảo sát trước
nhằm chính xác hoá điều kiện địa chất công
trình của toàn tuyến. Nền bản đồ địa
hình thường có tỷ lệ 1:2000 đến 1:500 hoặc
lớn hơn tuỳ theo chiều dài tuyến và mức độ
phức tạp địa chất khu vực khảo sát. Cần
bố trí thêm các điểm thăm dò chi tiết tại những
vị trí công trình có nguy cơ mất ổn định như
vùng đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn...
với nền bản đồ tỷ lệ 1:1000 hoặc
1:500 hoặc lớn hơn.
2.3.4. Số lượng, độ
sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác
định theo các tiêu chuẩn áp dụng phù hợp với
bước thiết kế kỹ thuật, phù hợp với
dạng công trình.
2.3.5. Thành phần công tác khảo sát
phục vụ bước thiết kế kỹ thuật
bao gồm khoan, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm
trong phòng, được lựa chọn phù hợp với
yêu cầu xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực
của công trình.
2.3.6. Kết quả khảo sát
trong bước thiết kế kỹ thuật phải đảm
bảo cung cấp đủ số liệu để tính
toán xử lý nền móng, kết cấu chịu lực của
công trình với đầy đủ kích thước cần
thiết; đề xuất các giải pháp thi công xử lý
nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình
một cách hợp lý, đảm bảo an toàn cho công trình và
các công trình lân cận.
Đối với công trình xây dựng
theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết
kế kỹ thuật còn phải đảm bảo cung cấp
đủ số liệu để xác định các công trình
trên tuyến, các mặt cắt dọc và mặt cắt
ngang đặc trưng cho các loại địa tầng trên
tuyến; quyết định giải pháp xử lý các chướng
ngại vật trên tuyến và chính xác hoá hành lang ổn định
của công trình.
2.4. Khảo sát
phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi
công (trường hợp thiết kế ba bước).
2.4.1. Khảo
sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ
thi công (trường hợp thiết kế ba bước)
chỉ thực hiện trong trường hợp:
- Điều kiện địa chất
công trình phức tạp hoặc có những biến động
bất thường cần phải được chính xác
hoá khi thiết kế chi tiết xử lý nền, móng, kết
cấu chịu lực của công trình.
- Thay đổi vị trí, kích thước
công trình; thay đổi giải pháp thiết kế xử lý
nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.
- Tại vị trí dự kiến nắn
tuyến hoặc dịch tuyến công trình.
2.4.2. Các công việc khảo sát phục
vụ bước thiết kế bản vẽ thi công giống
như các công việc khảo sát phục vụ bước
thiết kế kỹ thuật nhưng ưu tiên thực hiện
các thí nghiệm hiện trường và quan trắc địa
kỹ thuật phù hợp với yêu cầu xử lý. Khi cần
thiết, có thể đề xuất bổ sung thí nghiệm
chỉ tiêu cơ - lý đất đá, chỉ tiêu hoá học
của nước, chỉ định số lượng,
chiều sâu, thành phần các công việc khảo sát.
2.4.3. Các điểm thăm dò bố
trí theo nguyên tắc tại Điểm 2.3.3 Mục 2, Phần
II của Thông tư này và tại những vị trí cần
khảo sát bổ sung. Số lượng, độ sâu, khoảng
cách các điểm thăm dò do nhà thầu thiết kế hoặc
nhà thầu thi công đề xuất và phải được
chủ đầu tư chấp thuận.
2.4.4. Kết quả khảo sát phải
chính xác hoá được vị trí có điều kiện địa
chất công trình phức tạp hoặc có những biến
động địa chất bất thường; đảm
bảo cung cấp đủ số liệu để thiết
kế chi tiết xử lý nền, móng, kết cấu chịu
lực của công trình; quyết định giải pháp thi
công hợp lý; bảo đảm an toàn cho công trình và các công
trình lân cận.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ
THỂ
TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT
1. Đối với chủ đầu
tư xây dựng công trình:
1.1. Thực hiện quản lý chất lượng khảo
sát bao gồm: Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát,
phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát, tổ
chức giám sát khảo sát và nghiệm thu báo cáo kết quả
khảo sát theo các quy định tại Chương III Nghị
định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
Trường hợp chủ đầu tư không có chuyên môn
để thực hiện các công việc trên thì thuê tổ
chức hoặc cá nhân có chuyên môn phù hợp để thực
hiện.
1.2. Lựa chọn nhà thầu
khảo sát có đủ điều kiện năng lực
theo quy định tại Điều 58 Nghị định
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ để thực
hiện khảo sát; tổ chức, bố trí cán bộ có
chuyên môn phù hợp để kiểm tra năng lực của
nhà thầu và của chủ nhiệm khảo sát.
1.3. Ký kết hợp
đồng với nhà thầu khảo sát, giao nhiệm vụ
khảo sát cho nhà thầu khảo sát, bàn giao mặt bằng
cho nhà thầu khảo sát và tạo điều kiện để
nhà thầu khảo sát thực hiện công việc; thanh toán
đầy đủ kinh phí cho nhà thầu khảo sát trên cơ
sở khối lượng khảo sát thực hiện đã
được nghiệm thu.
1.4. Chịu trách nhiệm về chất
lượng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công
tác khảo sát cung cấp cho nhà thầu khảo sát và nhà thầu
thiết kế.
1.5. Tổ chức lưu trữ hồ
sơ khảo sát.
1.6. Khi nhận được kiến
nghị khảo sát bổ sung, nếu chấp thuận, chủ
đầu tư phải bổ sung nhiệm vụ khảo
sát và ký hợp đồng khảo sát bổ sung với nhà
thầu khảo sát. Chủ đầu tư có thể tham
khảo ý kiến của nhà thầu thiết kế hoặc
nhà thầu khảo sát khác trước khi chấp thuận.
2. Đối với nhà thầu khảo
sát:
2.1. Lập nhiệm vụ khảo
sát khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập
phương án kỹ thuật khảo sát; lập báo cáo kết
quả khảo sát phù hợp với yêu cầu của bước
thiết kế.
2.2. Chỉ được thực
hiện công tác khảo sát trong phạm vi đăng ký kinh
doanh và điều kiện năng lực quy định tại
Điều 58 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày
07/02/2005 của Chính phủ, trên cơ sở phương án
kỹ thuật khảo sát đã được chủ đầu
tư phê duyệt và hợp đồng đã ký kết.
2.3. Cử người
có đủ điều kiện năng lực phù hợp làm
chủ nhiệm khảo sát theo quy định tại Điều
57 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính
phủ. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên
môn phù hợp để thực hiện khảo sát.
2.4. Kiểm tra nội bộ
phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo kết quả
khảo sát trước khi trình chủ đầu tư; chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước
pháp luật về kết quả khảo sát do mình thực
hiện.
2.5. Theo dõi, tổ chức giám
sát nội bộ việc thực hiện quy trình khảo sát
theo phương án kỹ thuật được duyệt;
ghi chép đầy đủ kết quả theo dõi, giám sát
trong nhật ký khảo sát.
2.6. Khi thực hiện khảo
sát, nếu có phát sinh khối lượng so với phương
án kỹ thuật khảo sát được duyệt, phải
đề xuất bổ sung nhiệm vụ khảo sát với
chủ đầu tư và chỉ được tiếp tục
khảo sát khi chủ đầu tư chấp thuận.
2.7. Bảo đảm an toàn
cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng
kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa
điểm khảo sát; bảo vệ môi trường, giữ
gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện
trường sau khi kết thúc khảo sát.
2.8. Các máy móc, thiết bị sử dụng cho công tác khảo
sát phải hợp chuẩn và an toàn theo tính năng thiết
kế. Không sử dụng các thiết bị và dụng cụ
đo lường chưa được kiểm định,
sai tính năng, vượt quá công suất thiết kế của
thiết bị hoặc đã quá niên hạn sử dụng
theo quy định.
2.9. Tổ chức lưu trữ
hồ sơ khảo sát.
2.10.
Thực hiện bảo mật theo quy định những
tài liệu có yêu cầu bảo mật liên quan đến công
tác khảo sát (nếu có).
2.11. Bồi thường thiệt
hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo
sát, không đúng phương án kỹ thuật khảo sát được
duyệt hoặc sử dụng các thông tin, tài liệu, quy
chuẩn, tiêu chuẩn không phù hợp dẫn đến làm
sai lệch kết quả khảo sát, phát sinh khối lượng
khảo sát và các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi của
mình gây ra.
3. Đối với nhà thầu thiết
kế:
3.1.
Lập nhiệm vụ khảo sát phục vụ cho công tác
thiết kế phù hợp với yêu cầu của bước
thiết kế.
3.2.
Đề xuất khảo sát bổ sung và lập nhiệm
vụ khảo sát bổ sung khi phát hiện không đủ số
liệu khảo sát để thiết kế.
3.3. Chỉ thực hiện
thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo kết
quả khảo sát đã được chủ đầu
tư nghiệm thu theo quy định.
3.4. Bồi thường thiệt
hại khi xác định sai nhiệm vụ khảo sát dẫn
đến kết quả khảo sát không đáp ứng yêu
cầu thiết kế phải khảo sát lại, khảo
sát bổ sung hoặc các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi
của mình gây ra.
4. Đối với tổ chức,
cá nhân giám sát khảo sát:
4.1.
Thực hiện giám sát khảo sát theo yêu cầu của chủ
đầu tư được thể hiện trong hợp
đồng kinh tế.
4.2. Cử người có chuyên môn
phù hợp để thực hiện giám sát khảo sát.
4.3. Kiểm tra sự phù hợp về
điều kiện năng lực của nhà thầu khảo
sát và chủ nhiệm khảo sát, về thiết bị khảo
sát mà nhà thầu khảo sát đã cam kết với chủ đầu
tư trong hồ sơ dự thầu hoặc trong hợp đồng
đã ký kết.
4.4. Giám sát quy trình thực hiện
khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm
theo phương án kỹ thuật được duyệt.
4.5. Nghiệm thu khối lượng
khảo sát để làm cơ sở cho chủ đầu
tư quyết toán công tác khảo sát.
4.6. Chịu trách nhiệm trước
chủ đầu tư và trước pháp luật về
khối lượng khảo sát đã nghiệm thu. Bồi
thường thiệt hại nếu không phát hiện được
nhà thầu khảo sát thực hiện không đúng phương
án kỹ thuật khảo sát được duyệt dẫn
đến kết quả khảo sát không đáp ứng yêu
cầu thiết kế phải khảo sát lại, khảo
sát bổ sung hoặc các hành vi gây thiệt hại khác do lỗi
của mình gây ra.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, trong phạm vi trách
nhiệm và quyền hạn của mình, chỉ đạo các
chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà
thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát khảo sát
xây dựng và
các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác khảo sát theo hướng dẫn
tại Thông tư này.
2. Các Bộ có quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành tổ chức rà soát, sửa đổi,
bổ sung, ban hành các tiêu chuẩn khảo sát phù hợp với
tính chất, đặc điểm của các công trình xây dựng
chuyên ngành.
3. Sở Xây
dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giúp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra các chủ đầu tư, nhà
thầu thiết kế, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng
và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thực hiện công tác khảo sát
theo hướng dẫn tại Thông tư này; định
kỳ 6 tháng, một năm báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện
trên địa bàn.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm công tác khảo sát
theo hướng dẫn tại Thông tư này, tuỳ theo tính
chất và mức độ vi phạm, bị xử lý theo
quy định của Pháp luật; trường hợp gây
thiệt hại phải bồi thường thiệt hại
do lỗi của mình gây ra.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Trong quá trình thực
hiện, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương,
các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh những vướng
mắc về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải
quyết./.
K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Liên
PHỤ LỤC SỐ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ
DO - HẠNH PHÚC ----------------- ĐỊA ĐIỂM,
NGÀY.......... THÁNG......... NĂM.......... BIÊN BẢN SỐ ......................
NGHIỆM THU THÀNH PHẦN CÔNG TÁC KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNG
CÔNG TRÌNH ......... (TÊN
CÔNG TRÌNH KHẢO SÁT)
|
|
1. Đối tượng
nghiệm thu: (ghi
rõ tên công việc khảo sát,
công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn
khảo sát được nghiệm
thu).
2. Thành phần trực tiếp
nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người
phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ
đầu tư .
b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây
dựng, nếu có: (ghi tên tổ
chức, cá nhân)
Họ và tên người người phụ
trách bộ phận giám sát khảo sát xây dựng.
c) Nhà thầu khảo sát xây dựng:
(ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người
phụ trách khảo sát trực tiếp.
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ......... ngày..........
tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng.........
năm..........
Tại: .......... .......... ..........
.......... .......... .......... .......... ..........
4. Khối lượng và chất
lượng thành phần công tác khảo sát hoàn thành:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm
thu:
b) Khối lượng khảo sát:
c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm
vụ và phương án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng
hoặc yêu cầu kỹ thuật khảo sát):
d) Các ý kiến khác, nếu có:
5. Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp
nhận nghiệm thu thành phần công tác khảo sát:
- Các ý kiến khác, nếu có:
NGƯỜI
PHỤ TRÁCH KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU KHẢO
SÁT (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT CỦA CHỦ ĐẦU
TƯ (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT CỦA NHÀ THẦU GIÁM
SÁT KHẢO SÁT (nếu
có) (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:
Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu
có:
PHỤ LỤC SỐ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ
DO - HẠNH PHÚC ----------------- ĐỊA ĐIỂM,
NGÀY.......... THÁNG......... NĂM.......... BIÊN BẢN SỐ ......................
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNG
CÔNG TRÌNH .........
(TÊN CÔNG TRÌNH KHẢO SÁT)
|
|
1. Đối tượng
nghiệm thu: (ghi
rõ tên công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn khảo sát được nghiệm thu).
2. Thành phần trực tiếp
nghiệm thu:
a) Chủ đầu
tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức
vụ người đại diện theo pháp luật, người
phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ
đầu tư .
b) Nhà thầu
giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức
vụ người đại diện theo pháp luật, người
phụ trách bộ phận giám sát khảo sát.
c) Nhà thầu
khảo sát: (ghi tên tổ chức,
cá nhân)
Họ và tên, chức
vụ người đại diện theo pháp luật, người
phụ trách khảo sát trực tiếp.
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kết thúc : ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại: .......... .......... .......... .......... ..........
.......... .......... ..........
4. Khối lượng và chất lượng
công tác khảo sát hoàn thành:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
b) Khối lượng khảo sát:
c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm vụ và phương
án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu kỹ
thuật khảo sát):
d) Các ý kiến khác, nếu có:
5. Kết luận:
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn
thành công tác khảo sát để đưa vào lập báo cáo
kết quả khảo sát:
- Các ý kiến khác, nếu có:
NHÀ THẦU KHẢO SÁT (ký
tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại
diện theo pháp luật và đóng
dấu) |
CHỦ ĐẦU TƯ (ký
tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại
diện theo pháp luật và đóng
dấu) |
NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT (nếu có) (ký tên, ghi rõ họ
tên, chức vụ người đại diện theo pháp
luật và đóng dấu) |
Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:
- Biên
bản nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện
trường:
- Các
tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu
có: