Chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 18/1999/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/1999/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/07/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 18/1999/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 18/1999/CT- TTG
NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ĐẨY MẠNH
VIỆC HOÀN THÀNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP, ĐẤT Ở NÔNG THÔN
VÀO NĂM 2000
Đến nay công tác giao
đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ đã
hoàn thành trong phạm vi cả nước, nhưng mới có trên 73% số hộ với gần 71,5%
diện tích đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt
còn nhiều tỉnh như : Lai Châu, Bắc Giang, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi,
Gia Lai mới đạt tỷ lệ dưới 20%; các tỉnh, thành phố như : Hà Nội, Hà Nam, Thái
Bình, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum mới đạt tỷ lệ
dưới 50%, đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng
đất đã được luật pháp quy định, nhất là việc chuyển nhượng, liên doanh liên kết
và thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn thúc đẩy sản xuất phát triển.
Để bảo đảm căn bản
hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp vào năm 1999,
đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn vào năm 2000 như Nghị quyết của Quốc
hội và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa
chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ đạo cụ thể, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg
ngày 20 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và làm ngay một số việc sau
đây để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2000:
1. Căn cứ vào tài liệu, sơ đồ hiện có trong việc giao khoán đất cho các hộ, đất chủ hộ đang sử dụng không có tranh chấp chủ hộ tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về diện tích đất của hộ mình đang sử dụng thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, sẽ tiến hành đo đạc để xác định số liệu chính thức bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Cho phép miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân của 1715 xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao và các xã biên giới.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh được sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để giải quyết kịp thời cho các nhu cầu đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đối với các địa phương nguồn kinh phí dự phòng có khó khăn thì làm việc cụ thể với Bộ Tài chính để giải quyết theo quy định chung.
4. Đối với diện tích đất nông nghiệp ở các thành phố, thị xã, thị trấn, tuy đã có quy hoạch mở rộng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, nhưng trong những năm sắp tới chưa xây dựng thì vẫn phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để nhân dân yên tâm sản xuất.
5. Đối với đất ở đô thị và đất ở nông thôn, có liên quan đến các biến động về chuyển quyền sử dụng đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cho phép Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố được ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất trước đó trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hộ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải trả dần hoặc trả một lần nếu thực hiện các quyền theo Nghị định 17/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể việc triển khai Chỉ thị này ở các địa phương và cứ 3 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ thực hiện cho đến hết năm 2000; thống nhất làm việc với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn kinh phí dự phòng để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, miễn thu lệ phí địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ ở các xã nghèo, các xã vùng biên giới và việc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện ở địa phương mình 6 tháng một lần cho đến hết năm 2000.