Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10825:2015 ISO 24235:2007 Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Xác định sự phân bố cỡ hạt của hạt gốm bằng phương pháp nhiễu xạ laze

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10825:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10825:2015 ISO 24235:2007 Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Xác định sự phân bố cỡ hạt của hạt gốm bằng phương pháp nhiễu xạ laze
Số hiệu:TCVN 10825:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10825:2015

ISO 24235:2007

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) - XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỄU XẠ LAZE

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) - Determination of particle size distribution of ceramic powders by laser diffraction method

Lời nói đầu

TCVN 10825:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 24235:2007.

TCVN 10825:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC206 Gốm cao cấp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) - XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỄU XẠ LAZE

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) - Determination of particle size distribution of ceramic powders by laser diffraction method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp nhiễu xạ laze để xác định sự phân bố cỡ hạt, bằng cách xác định sự phân bố góc của cường độ ánh sáng bị tán xạ bởi bột gốm mịn được phân tán trong pha lỏng được chiếu xạ bằng chùm tia laze. Dải kích thước điển hình từ 0,1 µm đến 50 µm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8552:2010 (ISO 14703:2000), Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp) - Chuẩn bị lấy mẫu để xác định sự phân bố cỡ hạt của bột gốm.

TCVN 8625:2010 (ISO 3082:2009), Quặng sắt - Quy trình lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

ISO 13320-1:1999, Particle size analysis - Laser diffraction methods - Part 1: General principles (Phân tích cỡ hạt - Phương pháp nhiễu xạ laze - Phần 1: Nguyên tắc chung).

ISO 14887:2000, Sample preparation - Dispersing procedures for powders in liquids (Chuẩn bị mẫu - Quy trình phân tán đối với bột trong chất lỏng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 13320-1 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Phân bố góc cường độ ánh sáng bị tán xạ (angular distribution of intensity of light scrattered)

Cường độ ánh sáng bị tán xạ là hàm của góc tán xạ.

3.2. Góc tán xạ (scrattering angle)

Góc giữa các hướng chùm laze được truyền và ánh sáng bị tán xạ được phát hiện.

3.3. Chỉ số khúc xạ tương đối (relative refractive index)

Tỷ lệ giữa chỉ số khúc xạ tuyệt đối của mẫu đối với phần thực của môi trường phân tán.

4. Nguyên tắc

Hạt được chiếu rọi bằng chùm tia chuẩn trực có bước sóng đã biết từ laze sẽ cho các vết tán xạ mà các vết này là hàm số của kích cỡ, hình dạng và chỉ số khúc xạ tương đối của hạt. Khi hạt phân tán trong chất lỏng được chiếu xạ bằng chùm tia laze, vết tán xạ được giả định là tổng của các vết của từng hạt. Trong hệ thống quang học cơ bản thể hiện ở Hình 1, ánh sáng được tán xạ bởi các hạt của chùm tia laze được thu thập bởi thấu kính Fourier trên bộ phận cảm biến được đặt trên mặt phẳng tiêu cự của thấu kính, để xác định sự phân bố góc của cường độ tán xạ. Sự phân bố cỡ hạt bị giảm từ phân bố góc được đo của cường độ tán xạ, sao cho nó có thể phù hợp nhất với cái đã được dự đoán, dựa trên lý thuyết về tán xạ Mie, lý thuyết về nhiễu xạ Fraunhofer hoặc lý thuyết tương tự.

CHÚ THÍCH 1: Mô tả chi tiết về nguyên tắc nhiễu xạ laze được đề cập trong ISO 13320-1:1999, Phụ lục D

CHÚ THÍCH 2: Đối với các hạt có đường kính nhỏ hơn, ánh sáng tán xạ tại cạnh và bán cầu sau cũng có thể được sử dụng trong việc xác định sự phân bố cỡ hạt.

CHÚ DẪN:

1 thấu kính Fourier

2 chùm tia laze

3 cảm biến ánh sáng bị tán xạ

Hình 1 - Giản đồ hệ thống quang học được sử dụng để xác định sự phân bố cỡ hạt bằng phương pháp nhiễu xạ laze

5. Thiết bị

5.1. Thiết bị xác định sự phân bố cỡ hạt

Cấu tạo cơ bản của thiết bị đo được thể hiện tại Hình 2.

5.1.1. Huyền phù trong bình phân tán, được lắp cánh khuấy, phải được tuần hoàn bằng bơm. Laze được sử dụng làm nguồn sáng tán xạ.

CHÚ THÍCH: Sử dụng laze khí He-Ne hoặc laze bán dẫn.

5.1.2. Chùm tia laze được trải rộng thành một chùm tia song song bởi bộ mở rộng hoặc thiết bị ống chuẩn trực để chiếu rọi một nhóm các hạt trong bình lưu lượng.

CHÚ THÍCH: Bình loại khuấy cũng được sử dụng.

CHÚ DẪN:

1 cánh khuấy 9 detector ánh sáng tán xạ bên

2 bồn phân tán 10 thấu kính Fourier

3 xả chất lỏng 11 detector ánh sáng tán xạ trước

4 bộ rung động siêu âm 12 bơm tuần hoàn

5 laze 13 bình lưu lượng

6 lỗ để đóng chốt 14 dòng chảy huyền phù

7 thiết bị làm rộng chùm tia 15 bộ xử lý hoạt động

8 detector ánh sáng tán xạ sau 16 máy in

Hình 2 - Ví dụ điển hình về thiết bị đo sự phân bố cỡ hạt đối với phương pháp nhiễu xạ laze

5.1.3. Ánh sáng bị tán xạ từ hạt được chiếu rọi được thu gom bằng thấu kính Fourier trên detector bao gồm các phần tử quang điện được đặt tại mặt phẳng tiêu điểm của thấu kính. Một số kiểu có detector bổ sung ở mặt sau hoặc bên cạnh để phát hiện ánh sáng tán xạ tại góc tán xạ lớn hơn.

5.1.4. Tín hiệu điện từ từng phần tử của detector được biến đổi A/D và sau đó được gửi đến bộ xử lý dữ liệu. Sự phân bố cỡ của hạt thu được từ các tín hiệu đến từ tất cả các detector.

5.1.5. Thiết bị dùng để xác định sự phân bố cỡ hạt được sử dụng để thực hiện phép đo phù hợp với tiêu chuẩn này phải theo quy trình kiểm tra xác nhận thông thường.

5.1.6. Người thao tác thiết bị phải được đào tạo thích hợp để đảm bảo người thao tác có đủ khả năng thực hiện phép đo để báo cáo.

5.2. Thiết bị chuẩn bị mẫu

Phải sử dụng thiết bị siêu âm để phân tán. Có thể sử dụng thiết bị phân tán siêu âm gắn liền.

6. Môi trường phân tán

Loại môi trường phân tán và phương pháp đánh giá điều kiện tán xạ phải phù hợp với quy định trong TCVN 8552 (ISO 14703) và ISO 14887.

7. Chuẩn bị mẫu

7.1. Lấy mẫu

Lấy mẫu phải được thực hiện theo TCVN 8625 (ISO 3082).

7.2. Chuẩn bị mẫu huyền phù

Mẫu huyền phù phải được chuẩn bị theo TCVN 8552 (ISO 14703).

8. Cách tiến hành

Quy trình đo phải được thực hiện như sau.

8.1. Bật nguồn cung cấp điện của thiết bị đo ít nhất 30 min trước khi bắt đầu thực hiện phép đo.

8.2. Chọn môi trường phân tán thích hợp (Điều 6) và thực hiện lấy mẫu theo 7.1, và chuẩn bị huyền phù của mẫu.

8.3. Nhập liệu chỉ số khúc xạ (các chỉ số) của hạt và môi trường phân tán nếu thiết bị chấp nhận nhập liệu này.

CHÚ THÍCH: Cần cẩn thận chú ý để xác định liệu chỉ số khúc xạ được yêu cầu là tuyệt đối hay tương đối.

Các chỉ số khúc xạ của một số vật liệu đẳng hướng được liệt kê trong Bảng D.2 trong ISO 13320-1:1999, Phụ lục D. Các giá trị khác có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người sử dụng dữ liệu, miễn là phải báo cáo những giá trị này. Cần lưu ý rằng các chỉ số khúc xạ của vật liệu và môi trường phân tán là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi các hạt nằm trong dải thành phần siêu hiển vi.

8.4. Thiết lập một số lần mà số liệu cường độ tán xạ được thực hiện, và các điều kiện đo.

8.5. Sau khi cung cấp bồn phân tán có môi trường phân tán, đổ đến vạch tuần hoàn môi trường phân tán.

8.6. Xác nhận chùm tia laze đã thẳng với tâm của detector.

8.7. Để môi trường phân tán tuần hoàn

8.8. Thực hiện phép đo nền.

8.9. Nhỏ giọt huyền phù đã được chuẩn bị theo 8.2 vào bồn phân tán, bằng cách sử dụng ống tiêm hoặc dụng cụ tương tự, cho đến khi đạt được nồng độ thích hợp để phát hiện tỷ lệ tín hiệu/độ ồn cao của cường độ ánh sáng tán xạ.

CHÚ THÍCH: Giá trị che khuất hoặc truyền qua của chùm tia laze là chỉ số tốt để đánh giá liệu tán xạ nhiều lần có xảy ra không.

8.10. Thực hiện phép đo phân bố cỡ hạt và ghi lại kết quả.

9. Báo cáo thử nghiệm

9.1. Điều kiện đo và chuẩn bị mẫu

9.1.1. Điều kiện chuẩn bị mẫu

Điều kiện chuẩn bị mẫu và việc tương tự phải theo TCVN 8552 (ISO 14703).

9.1.2. Điều kiện đo

Điều kiện đo phải theo như phương thức vào của Bảng 1.

9.2. Kết quả đo

Kết quả đo phải được thể hiện như sau

9.2.1. Sự phân bố cỡ theo phần trăm dung tích tích lũy phải được thể hiện bằng đồ thị và bảng biểu.

9.2.2. Đường kính tại phần trăm tích lũy 10 %, 50 % và 90 % trong phân bố phải phù hợp với dạng thức nhập của Bảng 1.

9.2.3. Phân bố cỡ hạt, ngoại trừ phần trăm dung tích tích lũy, phải được thực hiện bằng tham số trên trục hoành đã được đề cập cụ thể.

Bảng 1 - Ví dụ về việc ghi lại các điều kiện đo và cỡ hạt

Ngày

Người thực hiện

Hạt

Tên

Nhà cung cấp/Khách hàng

Hình dạng hạt

□ Hình cầu             □ Hình phẳng              □ Hình kim

Chất lỏng

Môi trường phân tán

Chất làm phân tán                       __ Khối lượng %

Huyền phù

Dung tích cốc __ mL           Thể tích huyền phù __ mL

Nồng độ                                       __Khối lượng %

Thiết bị phân tán

□ Bồn siêu âm                           □ Chất đồng nhất hóa siêu âm

Kiểu                    /Loại

Công suất                 ___ W               tại ___ Hz

□ Dụng cụ khuấy

Đỉnh                  Đường kính ___ mm/Vật liệu

Vị trí đầu đỉnh dưới mức huyền phù _________ mm

Thời gian khuấy                __________ min

Cỡ hạt

Kiểu                               /Số loại

Thiết bị lấy mẫu

Kiểu                              /Số loại

Chỉ số khúc xạ

Công suất                    /Môi trường phân tán

Điều kiện hoạt động của thiết bị phân tán tích hợp trong

□ Tuần hoàn

□ Mẻ

□ Thiết bị nghiền bằng sóng âm             ___ W         tại ___ Hz

Nồng độ

□ Khối lượng ____ % □ Truyền quang học ____ % □ Suy giảm ____ %

□ Làm mờ ____ %         □ Khác

Cỡ hạt

µm

Số lần chạy

X10

X50

X90

1

2

3

Trung bình

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi