Quyết định 947/QĐ-BCT 2023 Chương trình Năng lượng phát thải thấp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 947/QĐ-BCT

Quyết định 947/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/2022-9/2023) Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II)
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:947/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đặng Hoàng An
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/04/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Dành 7,72 triệu USD thực hiện Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II

Ngày 18/4/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 947/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/2022-9/2023) Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II).
1. Chương trình V-LEEP II triển khai 33 hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính trong giai đoạn 10/2022-09/2023, trong đó:
  • 27 hoạt động kỹ thuật được tiếp nối và mở rộng từ giai đoạn 10/2021-09/2022.
  • 06 hoạt động kỹ thuật bắt đầu triển khai tại giai đoạn này theo đề xuất ưu tiên của các Cơ quan thực hiện và khả năng hỗ trợ của Nhà tài trợ.
2. Tổng ngân sách dự kiến phân bổ cho giai đoạn 10/2022-09/2023 là 7,72 triệu USD, cụ thể:
  • Tổng ngân sách dự kiến bố trí cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật là 6,62 triệu USD.
  • Ước tính chi phí vận hành Văn phòng Dự án tại Hà Nội là 930.000 USD (bao gồm thuê văn phòng, nhân sự hành chính và các chi phí khác) và quản lý phí của nhà thầu Deloitte Consulting là 170.000 USD.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 947/QĐ-BCT tại đây

tải Quyết định 947/QĐ-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 947/QĐ-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 947/QĐ-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Số: 947/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/2022-9/2023) Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II)
_______

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 2629/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo;

Căn cứ Quyết định số 2630/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực;

Căn cứ Quyết định số 2627/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Dầu khí và Than;

Căn cứ Quyết định số 283/QĐ-BCT ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Văn kiện dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II;

Căn cứ Quyết định số 1006/QĐ-BCT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Thành lập Ban quản lý dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động hàng năm (giai đoạn 10/2022-9/2023) của Dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEPII).

Điều 2. Giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các Cơ quan thực hiện dự án và Nhà tài trợ để thống nhất và triển khai các hoạt động của dự án theo kế hoạch được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực; Vụ trưởng các Vụ: Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Dầu khí và Than; Giám đốc, thành viên Ban quản lý Dự án V-LEEP II chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Vụ TC, KH (để phối hợp);
- Lưu: VT, ĐL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Hoàng An

 

CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM II (V-LEEP II)

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 10/2022 - 09/2023

(Ban hành kèm theo Quyết định số 947/QĐ-BCT ngày 18 tháng 04 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN

1. Các hạng mục và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính

2. Các kết quả dự kiến

3. Dự toán ngân sách

III. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, KẾT QUẢ, BÁO CÁO

IV. PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN VÀ VỚI CHỦ DỰ ÁN

 

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQLDA

Ban quản lý dự án

CCGT

Tuabin khí chu trình hỗn hợp

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CN&TM

Công nghiệp và Thương mại

DEPP

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam

DKT

(Vụ) Dầu khí và Than

ĐL

(Cục) Điện lực và Năng lượng tái tạo

DPPA

Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng mua điện lớn

DR

Điều chỉnh phụ tải điện

DSM

Quản lý nhu cầu phụ tải

ĐTĐL

(Cục) Điều tiết Điện lực

E4SEA

Dự án Tăng cường bình đẳng giới trong ngành năng lượng ở Đông Nam Á

ESS

Hệ thống lưu trữ năng lượng

EVNHANOI

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội

EVNHCMC

Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh

EVNNLDC

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia

FSRU

Kho chứa LNG nổi

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KKT

Khu kinh tế

KNK

Khí nhà kính

LNG

Khí tự nhiên hóa lỏng

LSRU

Kho chứa LNG và hệ thống tái hóa khí trên bờ

M&E

Giám sát và đánh giá

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định

NLPT

Hệ thống năng lượng phân tán

NLTT

Năng lượng tái tạo

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

Đối tác công-tư

QHĐ

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

QHNL

Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia

REC

Chứng chỉ năng lượng tái tạo

SDNLHQ

Sử dụng năng lượng hiệu quả

TKNL

(Vụ) Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

TTX

Tăng trưởng xanh

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VESN

Mạng lưới Tiết kiệm điện tại Việt Nam

VKDA

Văn kiện dự án

V-LEEP

Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam

V-LEEP II

Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II

VPDA

Văn phòng dự án

VWEM

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

- Thông tư số 09/2019/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của các thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước và hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 219/2009/TT-BTC và Thông tư số 192/2011 /TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về một số định mức chi tiêu áp dụng cho các chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA;

- Hiệp định về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật ký ngày 22 tháng 6 năm 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

- Quyết định số 283/QĐ-BCT ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Văn kiện dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II);

- Quyết định số 1006/QĐ-BCT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II);

- Quyết định số 1460/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chi ngân sách nhà nước vốn đối ứng thực hiện dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II);

- Quyết định số 1558/QĐ-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II);

- Quyết định số 1846/QĐ-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/2021-09/2022) Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN

1. Các hạng mục và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính

Các nội dung của hoạt động hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 10/2022-09/2023 được xây dựng và thiết kế dựa trên: (i) Chi tiết hóa các nhóm hoạt động tương ứng với kế hoạch tổng thể Chương trình V-LEEP II đã được phê duyệt trong Văn kiện Dự án (VKDA); (ii) Tiếp tục triển khai các hoạt động đã bắt đầu trong giai đoạn 10/2021-09/2022; (iii) Sự phù hợp với nhu cầu/đề xuất ưu tiên từ phía các Cơ quan thực hiện.

Trong giai đoạn 10/2022-09/2023, Chương trình V-LEEP II triển khai 33 hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính (như mô tả ở Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 dưới đây), trong đó 27 hoạt động kỹ thuật được tiếp nối và mở rộng từ giai đoạn 10/2021-9/2022 và 06 hoạt động kỹ thuật bắt đầu triển khai tại giai đoạn này theo đề xuất ưu tiên của các Cơ quan thực hiện và khả năng hỗ trợ của Nhà tài trợ.

Bảng 1: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/2022-09/2023 cho Hợp phần 1 (Tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến)

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

Thời gian triển khai

Đơn vị quản lý hoạt động

Tiểu hợp phần 1.1. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách và quy định liên quan tới chức năng quản lý nhà nước về năng lượng sơ cấp, bao gồm hạ tầng LNG

1.1.1 Củng cố khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu LNG

- Hoàn thiện thủ tục đệ trình ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến LNG bao gồm: 6 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cập nhật về LNG và thiết bị đi kèm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về LSRU và Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về FSRU

- Xây dựng Kế hoạch khung về quyền tiếp cận của bên thứ ba đối với cơ sở hạ tầng LNG, thành lập thị trường năng lượng cạnh tranh và thành lập cơ quan điều tiết khí

10/2022-9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ DKT

1.1.2 Chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG

- Hoàn thiện Kế hoạch khung cho hoạt động 1.1.2*

- Xây dựng chương trình nâng cao năng lực về LNG

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ DKT

- Nghiên cứu nội dung, tài liệu đào tạo cho chương trình nâng cao năng lực

 

 

1.1.3 Cước phí qua kho và mô hình kinh doanh cho các dự án kho cảng LNG

- Nghiên cứu tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng LNG tại Việt Nam

- Nghiên cứu các thông lệ quốc tế về lựa chọn mô hình kinh doanh cho kho cảng LNG và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam

- Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán cước phí qua kho đối với kho cảng LNG tại Việt Nam

- Tiến hành tham vấn đánh giá mức độ phù hợp của các khuyến nghị

- Đánh giá pháp lý phương pháp tính cước phí qua kho tại Việt Nam

10/2022 - 9/2023

Vụ DKT

Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ lồng ghép việc thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, tích hợp đồng bộ các phân ngành than, khí và điện lực, bảo đảm chi phí năng lượng minh bạch và theo định hướng thị trường

1.2.1 Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia (QHNL)

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành năng lượng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

- Nghiên cứu về các thông lệ quốc tế và trong nước đối với việc giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng

- Rà soát cơ sở pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL

- Nghiên cứu đề xuất các mẫu thu thập số liệu và khung giám sát đánh giá (M&E) cho Kế hoạch thực hiện

- Nghiên cứu đánh giá về tính hài hòa và sự phù hợp giữa QHNL và QHĐ (phối hợp cùng hoạt động 2.1.1)

- Triển khai các nghiên cứu mở rộng dựa trên kết quả báo cáo giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch

- Lập kế hoạch tham quan học tập kinh nghiệm trong việc giảm dần sử dụng năng lượng hóa thạch và công nghệ thu giữ các-bon

01/2023 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ DKT

1.2.2 Mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để hỗ trợ thực hiện QHNL

- Xây dựng Kế hoạch khung cho Hoạt động 1.2.2*

- Trang bị phần cứng và phần mềm PLEXOS và đào tạo về PLEXOS cho các bên liên quan

- Thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để nghiên cứu các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ DKT

Tiểu hợp phần 1.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ tiên tiến, hàm lượng khoa học công nghệ và khả năng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ của các dự án năng lượng mới và năng lượng tái tạo đề xuất bổ sung quy hoạch

1.3.1. Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, tiềm năng ứng dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 trong ngành điện tại Việt Nam

- Nghiên cứu về các công nghệ theo xu thế CMCN 4.0 trong ngành điện, hiện trạng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện thông qua áp dụng các công nghệ 4.0 này*

- Nghiên cứu đánh giá về khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành điện Việt Nam

10/2022 - 8/2023

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 1.4. Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp (one-on-one transactions) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ cho các nhà phát triển dự án để huy động nguồn lực cho các dự án năng lượng sạch tiên tiến và giảm rủi ro cho các khoản đầu tư

1.4.1. Xây dựng các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc chuẩn bị, cách thức xác định và tiếp cận với khối tư nhân tham gia đầu tư năng lượng sạch - Xây dựng các báo cáo tham khảo để hỗ trợ việc tiếp cận với khối tư nhân trong các hoạt động của V-LEEP II

• Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực truyền tải điện và các khuyến nghị để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào xây dựng lưới điện phù hợp với bối cảnh và khung pháp lý của Việt Nam*

• Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và đánh giá các ứng dụng tiềm năng của hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) phù hợp với bối cảnh của Việt Nam

• Nghiên cứu đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

• Nghiên cứu về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng nhiên liệu xanh gắn với phát triển dự án NLTT

• Cập nhật các hướng dẫn và công cụ để sàng lọc/lựa chọn đối tượng được V-LEEP II hỗ trợ, và cập nhật danh mục dự án tiềm năng*

- Hoàn thiện Kế hoạch khung của Hoạt động 1.4.1*

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

1.4.2. Nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các dự án

- Đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực theo nhóm ngành (các nhà đầu tư, nhà phát triển, ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính) và/hoặc hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp theo dự án*

- Thực hiện thí điểm mô hình tham gia của khu vực tư nhân, từ đó xây dựng các hướng dẫn phù hợp

- Xây dựng và triển khai các chương trình tiếp cận và kết nối, các hội thảo nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan trong ngành công nghiệp năng lượng*

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

1.4.3. Tiếp cận và triển khai các hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp, kết nối các bên liên quan

- Theo dõi và kết nối với các dự án và nhà phát triển nhằm tìm kiếm các cơ hội cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị tiềm năng*

- Thực hiện đánh giá lựa chọn đối tượng tiềm năng được V-LEEPII hỗ trợ và xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng được lựa chọn*

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

* Tiếp nối từ năm 2

Bảng 2: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/2022 - 09/2023 cho Hợp phần 2 (Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng)

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

Thời gian triển khai

Đơn vị quản lý hoạt động

Tiểu hợp phần 2.1. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về triển khai, quản lý, giám sát thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển điện lực; nghiên cứu phát triển và bổ sung, điều chỉnh, tích hợp hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến bao gồm năng lượng mới và NLTT vào quy hoạch: xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tiềm năng về năng lượng sạch, năng lượng mới và NLTT theo cấp độ tỉnh/thành phố và cấp độ quốc gia; nghiên cứu xây dựng và triển khai cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống điện

2.1.1 Hỗ trợ xây dựng và triển khai các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ)

- Rà soát các quy định, cơ sở pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ và xây dựng Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ*

- Phối hợp triển khai nghiên cứu đánh giá về tính hài hòa và sự phù hợp giữa QHNL và QHĐ (phối hợp cùng hoạt động 1.2.1)

- Nghiên cứu xây dựng các công cụ và nền tảng điện tử để hỗ trợ thu thập, xử lý và phân tích số liệu, dữ liệu nhằm phục vụ xây dựng và giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ*

- Nghiên cứu xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện QHĐ lần đầu (dự kiến năm 2023)

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐL

2.1.2 Hỗ trợ xây dựng năng lực và các công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ

- Xây dựng Kế hoạch khung cho hoạt động 2.1.2*

- Đánh giá hiện trạng hệ thống phần cứng và phần mềm PLEXOS của Cục ĐL và đề xuất các tùy chọn nâng cấp đảm bảo hỗ trợ hiệu quả việc chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ

- Gia hạn bản quyền của PLEXOS tại Cục ĐL

- Xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo sử dụng công cụ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ thực hiện QHĐ

- Hỗ trợ rà soát và cập nhật dự báo phụ tải được sử dụng cho mô hình hóa QHĐ và triển khai các hoạt động đào tạo liên quan

- Xây dựng và phân tích các kịch bản Net Zero Emission (NZE) cho ngành điện thông qua việc sử dụng PLEXOS

- Xây dựng và phân tích các kịch bản bổ sung để hỗ trợ quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ, sử dụng công cụ PLEXOS

- Nghiên cứu các kịch bản/phương án thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh, sử dụng công cụ PLEXOS

- Lập kế hoạch tham quan học tập, đào tạo, trao đổi kiến thức để nâng cao năng lực cho Cục ĐL và các bên liên quan*

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 2.2. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện và điều độ các nguồn NLTT biến động

2.2.1 Nghiên cứu và phát triển trình tự kết nối, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành đối với các nguồn NLTT (ví dụ: năng lượng mặt trời) tự dùng

- Tiến hành khảo sát thực tế tại 10 tỉnh để xác định và đánh giá các vấn đề liên quan đến nguồn NLTT tự dùng tới hệ thống điện

- Tổ chức 02 cuộc họp tham vấn với EVNHANOI, các công ty điện lực miền Nam, EVNHCMC và EVNNLDC để đánh giá tác động của việc vận hành các nguồn NLTT tự dùng tới hệ thống điện

- Nghiên cứu các tiêu chuẩn khuyến nghị về kích cỡ và kết nối thiết bị, quy trình vận hành, quy trình bảo trì và kiểm định các nguồn NLTT tự dùng

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

2.2.2 Nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện

- Xây dựng kế hoạch trao đổi nâng cao kiến thức với các tổ chức quốc tế, phối hợp giữa Cục ĐTĐL và các bên liên quan

- Nghiên cứu tính ổn định của hệ thống điện với mức thâm nhập NLTT cao

- Tổ chức tham vấn trực tuyến với các đơn vị vận hành hệ thống điện và các chuyên gia kỹ thuật

- Làm việc với nhà tài trợ USAID để xác định các phương án hỗ trợ thực tập sinh/kỳ học tập cho EVNNLDC, Cục ĐTĐL và Cục ĐL

11/2022- 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 2.3. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về thị trường điện cạnh tranh, các cơ chế tài chính cho quản lý nhu cầu phụ tải (DSM) và đầu tư nguồn năng lượng phân tán (DER), các cơ chế điều hành giá điện dựa trên thị trường và định giá cho nguồn điện từ LNG

2.3.1 Hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải, cơ chế giá/phí theo thị trường, định giá cho nguồn điện từ LNG và bài học cho Việt Nam

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá/phí theo thị trường và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam

- Nghiên cứu bài học và kinh nghiệm quốc tế về định giá cho nguồn điện từ LNG trong cách tính giá điện và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

2.3.2 Hỗ trợ nâng cao năng lực về thị trường điện, tích hợp lưới NLTT, DSM/DR và các chủ đề khác

- Xây dựng các tài liệu đào tạo nâng cao về DSM/DR

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh của Việt Nam nhằm đánh giá vai trò của hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong công nghiệp và thương mại (CN&TM), và đánh giá khả năng tham gia chương trình DSM/DR của Việt Nam trong thời gian tới

- Nghiên cứu xây dựng các tài liệu truyền thông cho Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam (VESN) nhằm khuyến khích sử dụng máy điều hòa công nghệ mới, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng

- Lập kế hoạch Tham quan học tập, trao đổi kiến thức về các chủ đề đã chọn để nâng cao năng lực cho Cục ĐTĐL và các bên liên quan*

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

2.3.3 Tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cho các hoạt động phát điện, bao gồm lập kế hoạch NLTT, điều phối và định giá thị trường

- Nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm quốc tế về vận hành và điều tiết thị trường điện trong các tình huống bất thường/khủng hoảng năng lượng và khuyến nghị cho Việt Nam

- Nghiên cứu đánh giá định lượng về các tác động của việc tích hợp NLTT/hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) trong việc định giá và chi phí mua điện trên thị trường điện quốc tế

- Chuẩn bị trang bị hệ thống phần cứng và phần mềm PLEXOS tại Cục ĐTĐL phục vụ mô hình hóa cho VWEM

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 2.4. Hỗ trợ xây dựng chính sách và chương trình về sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển các hệ sinh thái về sử dụng năng lượng hiệu quả, xe điện, và năng lượng bền vững

2.4.1 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết số 55-NQ/TW

- Nghiên cứu chính sách, quy định và quan điểm hiện có để đánh giá nhu cầu truyền thông về năng lượng bền vững

- Xây dựng dự thảo Chiến lược và KHHĐ về truyền thông năng lượng bền vững

- Phối hợp với VPDA chuẩn bị 01 chương trình truyền thông, dự kiến trong năm 2023

- Nghiên cứu xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo cho mạng lưới truyền thông của Bộ Công Thương

11/2022-9/2023

Vụ TKNL

2.4.2 Thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ)/hệ thống năng lượng phân tán (NLPT) trong các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và Khu kinh tế (KKT)

- Nghiên cứu khung pháp lý, chính sách, thể chế của Trung ương và địa phương để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT

- Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT

- Nghiên cứu thông lệ quốc tế, công nghệ và mô hình tài chính để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KKT

- Tổ chức hội thảo tham vấn đánh giá cơ hội triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ TKNL

2.4.3 Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái về xe điện ở Việt Nam

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình kinh doanh, tiêu chuẩn và quy trình kết nối của sạc xe điện

- Nghiên cứu xây dựng Lộ trình và KHHĐ triển khai chương trình xe điện để thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg

- Nghiên cứu về các tiêu chuẩn, quy định và kết nối cơ sở hạ tầng cho sạc xe điện hai bánh và bốn bánh để chuẩn bị thực hiện KHHĐ triển khai chương trình xe điện của Bộ Công Thương

- Nghiên cứu thí điểm lựa chọn trình diễn giải pháp cho cơ sở hạ tầng sạc xe điện

11/2022 - 9/2023

Vụ TKNL

Tiểu hợp phần 2.5. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách và biện pháp kiểm soát, giảm phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp theo cam kết NDC và Thỏa thuận Paris

2.5.1 Hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

- Hoàn thiện nghiên cứu về: (i) các nguyên tắc thiết kế REC và thị trường các-bon, (ii) kinh nghiệm và thông lệ hàng đầu thế giới về thị trường REC*

- Kết nối tham gia Hội nghị REC khu vực

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ TKNL

2.5.2 Xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng để tham gia thị trường các-bon trong tương lai

- Hoàn thiện nghiên cứu rà soát Hướng dẫn định lượng phát thải (QP) cho các nhà máy điện than và xác định nội dung cần cải thiện*

- Thực hiện nghiên cứu về các nội dung liên quan Kiểm kê KNK và MRV cho các hành động giảm nhẹ KNK cấp cơ sở cho các ngành do Bộ Công Thương quản lý, Hướng dẫn định lượng phát thải cho các nhà máy nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu và các hướng dẫn triển khai QP và thẩm tra nhằm triển khai Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Vụ TKNL

2.5.3 Hỗ trợ xây dựng KHHĐ về ứng phó BĐKH và TTX cho ngành năng lượng và công nghiệp nhằm thực hiện cam kết NDC và net-zero

- Hoàn thiện báo cáo đề xuất và hướng dẫn triển khai các hoạt động của Bộ Công Thương nhằm đạt được các mục tiêu về BĐKH và TTX*

- Nghiên cứu thông lệ quốc tế về xây dựng KHHĐ và Chiến lược ứng phó với BĐKH và TTX*

- Tổ chức hội thảo khởi động giới thiệu Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương ứng phó với BĐKH và TTX giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050

10/2022 - 6/2023

Vụ TKNL

* Tiếp nối từ năm 2

Bảng 3: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/2022 - 09/2023 cho Hợp phần 3 (Thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng)

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

Thời gian triển khai

Đơn vị quản lý hoạt động

Tiểu hợp phần 3.1. Hỗ trợ hoàn tất việc khởi động chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tử năng lượng tái tạo với khách hàng mua điện lớn (DPPA), thúc đẩy thực hiện thí điểm và triển khai cơ chế DPPA thông qua hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị ngành điện có liên quan và các bên tham gia khu vực tư nhân

3.1.1 Hỗ trợ hoàn thiện các quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA*

- Nghiên cứu, rà soát quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA, như: hướng dẫn chương trình thí điểm DPPA, đăng ký tham gia trên trang web DPPA, công cụ đánh giá và lựa chọn đơn vị tham gia thí điểm DPPA,...

10/2022 - 9/2023

Cục ĐTĐL

3.1.2 Hỗ trợ Cục ĐTĐL về các nội dung kỹ thuật liên quan tới cơ chế DPPA*

- Nghiên cứu, rà soát, giải trình các nội dung pháp lý chuẩn bị cho quá trình phê duyệt cơ chế DPPA trong trường hợp cần thiết

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

3.1.3 Hỗ trợ thực hiện Chương trình Thí điểm DPPA

- Hỗ trợ chuẩn bị tổ chức chiến dịch truyền thông và quảng bá Chương trình thí điểm DPPA

- Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho các bên liên quan và thành viên tham gia Chương trình thí điểm DPPA

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 3.2. Hỗ trợ xây dựng năng lực và cơ chế phối hợp quản lý, giám sát, chia sẻ thông tin liên quan giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc lựa chọn dự án năng lượng sạch/nhà đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và theo định hướng thị trường

3.2.1 Nghiên cứu các giải pháp phối hợp hiệu quả giữa cấp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện QHĐ

- Nghiên cứu xây dựng phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh*

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng công cụ GIS để hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong tiểu hợp phần 3.2 và các yêu cầu thu thập dữ liệu

11/2022 - 9/2023

Cục ĐL

3.2.2 Nghiên cứu khả năng hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện QHĐ của các cơ quan ở cấp Trung ương và địa phương trong việc lựa chọn các dự án năng lượng sạch trên cơ sở cạnh tranh và định hướng thị trường

- Rà soát khuôn khổ pháp lý và thể chế hiện hành để cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án năng lượng

- Phân tích thực tiễn việc triển khai cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư của các dự án NLTT trong giai đoạn 2017-2021

01/2023 - 9/2023

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 3.3. Hỗ trợ thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo và tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; phối hợp với các chương trình đổi mới sáng tạo quốc gia để tăng cường hệ sinh thái kinh doanh (doanh nhân, chuyên gia, công nghệ và vốn) trong lĩnh vực năng lượng sạch; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng

3.3.1 Xây dựng mạng lưới Kết nối và nâng cao kiến thức cho doanh nhân ngành năng lượng

- Nghiên cứu về các ý tưởng đổi mới của doanh nhân năng lượng sạch

- Xây dựng Kế hoạch khung của hoạt động 3.3.1; 3.3.2 và 3.3.3

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối trực tuyến/trực tiếp trong lĩnh vực NLTT và năng lượng sạch

- Phát triển và lên kế hoạch ra mắt Không gian làm việc ảo đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

3.3.2 Chương trình đào tạo về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp

- Thiết kế một khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho Doanh nhân năng lượng tương lai

- Thực hiện khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực nhằm quản lý và thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cán bộ quản lý Bộ Công Thương

- Xác định các đối tác trường đại học

- Kết nối với các trường đại học liên quan để thiết lập mạng lưới và hợp tác xây dựng nội dung và thiết kế chương trình/khóa đào tạo, bồi dưỡng liên quan

- Xây dựng nội dung các khóa học phù hợp

- Hỗ trợ cung cấp chương trình huấn luyện cơ bản khởi nghiệp với đối tác trường đại học

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

3.3.3 Chương Trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam

- Kế hoạch chiến lược cho Chương trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam có lồng ghép yếu tố giới

- Kết nối các mạng lưới đổi mới sáng tạo để xây dựng nội dung đào tạo cho Chương trình tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

3.3.4 Tăng cường vai trò bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam

- Hoàn thiện Khung hợp tác và Kế hoạch hoạt động chung với chương trình E4SEA*

- Hợp tác với E4SEA về các hoạt động liên quan tới vấn đề giới tại Việt Nam

- Hỗ trợ bình đẳng giới trong quan hệ đối tác do V- LEEP II thiết lập

10/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

3.3.5 Tổ chức các diễn đàn, đào tạo và sự kiện kết nối để thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập và đa dạng lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng

- Cập nhật các tài liệu sẵn có về giới của Engendering Industries (EI) và E4SEA để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam

- Tổ chức diễn đàn, đào tạo, sự kiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng

11/2022-9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

3.3.6 Xây dựng và thực hiện các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn, phổ biến cập nhật các bộ công cụ về giới

- Cập nhật, điều chỉnh và phổ biến bộ công cụ về giới của V-LEEP

- Nghiên cứu khoảng cách giới trong tuyển dụng lao động ngành năng lượng

- Thiết kế các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn thông qua trường đại học và các nhà tuyển dụng trong ngành năng lượng

- Hỗ trợ việc áp dụng các chính sách và cách thức chung giải quyết vấn đề giới trong quá trình tuyển dụng lao động ngành năng lượng

11/2022 - 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4)

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

* Tiếp nối từ năm 2

2. Các kết quả dự kiến

Hợp phần 1: Tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến

Hoạt động kỹ thuật

Sản phẩm dự kiến

Thời gian dự kiến

Tiểu hợp phần 1.1

1.1.1 Củng cố khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu LNG

Báo cáo khuyến nghị về cơ chế thực hiện của các bên trong việc triển khai quyền tiếp cận của bên thứ ba (TPA) đối với cơ sở hạ tầng LNG

Tháng 6/2023

Báo cáo khuyến nghị về lộ trình hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh (tập trung vào lĩnh vực LNG) và thành lập cơ quan điều tiết thị trường khí

Tháng 9/2023

1.1.2 Chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG

Tài liệu thiết kế và kế hoạch xây dựng chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG

Tháng 8/2023

1.1.3 Cước phí qua kho và mô hình kinh doanh cho các dự án kho cảng LNG

Báo cáo kỹ thuật về các dự án kho cảng LNG và cơ sở hạ tầng liên quan

Tháng 01/2023

Báo cáo về những thách thức đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng LNG tại Việt Nam

Tháng 01/2023

Báo cáo thông lệ hàng đầu quốc tế cho các dự án kho cảng nhập khẩu LNG

Tháng 02/2023

Báo cáo các mô hình kinh doanh phù hợp cho dự án kho cảng LNG tại Việt Nam

Tháng 5/2023

Báo cáo phương pháp tính cước phí qua kho đối với dự án kho cảng LNG tại Việt Nam

Tháng 7/2023

Báo cáo đánh giá pháp lý đối với việc ban hành phương pháp tính cước phí qua kho cho các kho cảng LNG tại Việt Nam

Tháng 9/2023

Tiểu hợp phần 1.2

1.2.1 Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện triển khai Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia

Báo cáo đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Tháng 01/2023

Báo cáo về các thông lệ quốc tế và trong nước đối với việc giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng

Tháng 01/2023

Báo cáo đánh giá pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL

Tháng 4/2023

Báo cáo kỹ thuật về các biểu mẫu thu thập dữ liệu và khung M&E cho Kế hoạch thực hiện QHNL

Tháng 6/2023

Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL

Tháng 9/2023

1.2.2 Mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để hỗ trợ thực hiện QHNL

Tài liệu đào tạo về sử dụng công cụ PLEXOS

Tháng 6/2023, phụ thuộc tiến độ mua sắm PLEXOS

Báo cáo kỹ thuật tóm tắt về các kết quả xây dựng mô hình PLEXOS tích hợp khí

Tháng 8/2023, và liên tục cập nhật

Tiểu hợp phần 1.3

1.3.1 Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, tiềm năng ứng dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 trong ngành điện tại Việt Nam

Báo cáo về các công nghệ 4.0, hiện trạng và các đề xuất cho kế hoạch/chiến lược để nâng cao hiệu quả cho ngành điện theo hướng áp dụng các công nghệ 4.0*

Tháng 10/2022

Báo cáo về các thông lệ của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành điện

Tháng 10/2022

Báo cáo đánh giá về khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành điện Việt Nam

Tháng 8/2023

Tiểu hợp phần 1.4

1.4.1. Xây dựng các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc chuẩn bị, cách thức xác định và tiếp cận với khối tư nhân tham gia đầu tư năng lượng sạch

Báo cáo về kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực truyền tải điện và khuyến nghị cho Việt Nam để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào xây dựng lưới điện*

Tháng 9/2023

Báo cáo về phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng: các điều kiện thị trường và vai trò trong hệ thống điện

Dự thảo: Tháng 8/2023

Báo cáo về các ứng dụng tiềm năng của Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) trong bối cảnh Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế

Dự thảo: Tháng 9/2023

Danh mục các dự án tiềm năng được V-LEEP II hỗ trợ

Liên tục cập nhật hàng tháng

Công cụ sàng lọc, lựa chọn đối tượng được V-LEEP II hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp

Liên tục cập nhật hàng tháng

1.4.2. Nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp

Báo cáo đánh giá nhu cầu hỗ trợ về năng lượng sạch theo nhóm ngành (các nhà đầu tư, nhà phát triển, ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính)

Tháng 3/2023

Tổ chức hội thảo nâng cao năng lực về chủ để cụ thể cho các bên thí điểm được lựa chọn

Dự kiến trong Q3/2023

1.4.3 Tiếp cận và triển khai hỗ trợ hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp, kết nối các bên liên quan

Bảng tổng hợp đánh giá, lựa chọn các đối tượng tiềm năng được V-LEEP II hỗ trợ và xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng

Tháng 9/2023

* Tiếp nối từ năm 2

Hợp phần 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng

Hoạt động kỹ thuật

Sản phẩm dự kiến

Thời gian dự kiến

Tiểu hợp phần 2.1

2.1.1 Hỗ trợ xây dựng và triển khai các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ)

Báo cáo đánh giá pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ*

Tháng 5/2023

Báo cáo Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ

Tháng 9/2023, phụ thuộc phê duyệt QHĐ8

Cập nhật bộ dữ liệu và các công cụ hỗ trợ thu thập, xử lý và phân tích số liệu, dữ liệu nhằm phục vụ xây dựng và giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ

Tháng 6/2023, tiếp tục cập nhật theo yêu cầu

2.1.2 Hỗ trợ xây dựng năng lực và các công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ

Tài liệu cập nhật hàng quý về kết quả xây dựng và phân tích các kịch bản Net Zero Emission (NZE) dưới định dạng thích hợp

Cập nhật hàng quý, bắt đầu từ Tháng 11/2022

Báo cáo đánh giá các phương án nâng cấp phần cứng và phần mềm cho mô hình PLEXOS hỗ trợ chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ

Tháng 01/2023

Báo cáo kỹ thuật tóm tắt kết quả chạy thử hỗ trợ phân bổ theo quy mô công suất và loại hình dự án từ ở cấp tỉnh

Tháng 5/2023

Báo cáo kỹ thuật về xây dựng và phân tích các kịch bản để hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ

Phụ thuộc vào tiến độ Báo cáo Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ, hoạt động 2.1.1

Tiểu hợp phần 2.2

2.2.1 Nghiên cứu và phát triển trình tự kết nối, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành đối với các nguồn NLTT tự dùng

Báo cáo kỹ thuật đánh giá các nguồn NLTT tự dùng và khuyến nghị về khả năng lắp đặt và vận hành tại Việt Nam

Dự thảo Tháng 8/2023

2.2.2 Nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện

Các bài trình bày về tính ổn định của hệ thống điện với mức thâm nhập NLTT cao

Tháng 6/2023

Tiểu hợp phần 2.3

2.3.1 Hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải, cơ chế giá/phí theo thị trường, định giá cho nguồn điện từ LNG và bài học cho Việt Nam

Báo cáo đánh giá cơ chế xác định giá truyền tải tại Việt Nam

Tháng 5/2023

Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải

Tháng 6/2023

Báo cáo các đề xuất về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Tháng 7/2023

Báo cáo tổng hợp về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải

Tháng 8/2023

Báo cáo đánh giá hiện trạng cơ chế giá/phí theo thị trường tại Việt Nam

Tháng 7/2023

Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá/phí theo thị trường

Tháng 8/2023

Báo cáo các đề xuất về cơ chế giá/phí theo thị trường phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Tháng 9/2023

Báo cáo tổng hợp về cơ chế giá/phí theo thị trường và khuyến nghị cho Việt Nam

Tháng 9/2023

Báo cáo đánh giá về cơ chế đầu tư các dự án điện khí LNG tại Việt Nam

Tháng 9/2023

2.3.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực về thị trường điện, tích hợp lưới NLTT, DSM/DR và các chủ đề khác

Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM tại Việt Nam

Dự thảo Tháng 7/2023

Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM

Dự thảo: Tháng 7/2023

Đề cương nội dung tài liệu đào tạo chương trình DSM/DR nâng cao

Tháng 7/2023

Báo cáo đánh giá, rà soát nhu cầu nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật và thông lệ chương trình DSM/DR cho các bên liên quan trong ngành điện

Tháng 8/2023

Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về chương trình DSM/DR cho các bên liên quan trong ngành điện

Tháng 9/2023

Báo cáo đánh giá tiềm năng tham gia các chương trình DSM/DR của Việt Nam trong tương lai

Tháng 9/2023

Hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo về DSM/DR

Dự thảo: Tháng 9/2023

Báo cáo tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh của Việt Nam nhằm đánh giá vai trò của hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM, và đánh giá khả năng tham gia chương trình DSM/DR của Việt Nam trong thời gian tới

Dự thảo: Tháng 9/2023

2.3.3 Tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cho các hoạt động phát điện, bao gồm lập kế hoạch NLTT, điều phối và định giá thị trường

Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về vận hành và điều tiết thị trường điện trong các tình huống bất thường/khủng hoảng năng lượng

Tháng 7/2023

Báo cáo về các tác động của việc tích hợp NLTT/hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) trên thị trường điện

Tháng 8/2023

Báo cáo kỹ thuật hiệu chỉnh mô hình hóa cho VWEM trống PLEXOS

Tháng 9/2023

Tiểu hợp phần 2.4

2.4.1 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết số 55-NQ/TW

Báo cáo đánh giá định hướng chính sách năng lượng bền vững và nhu cầu truyền thông

Tháng 02/2023

Báo cáo đề xuất quy trình xây dựng chiến lược truyền thông và KHHĐ thực hiện chiến lược

Tháng 02/2023

Dự thảo Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Bộ Công Thương

Dự thảo: Tháng 3/2023

Dự thảo KHHĐ truyền thông năng lượng bền vững của Vụ TKNL

Dự thảo: Tháng 3/2023

Tổ chức triển khai dự kiến 01 chiến dịch truyền thông về năng lượng bền vững

Dự kiến: Tháng 7/2023

Tài liệu đề cương tập huấn và chương trình tập huấn về năng lượng bền vững

Tháng 9/2023

2.4.2 Thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả/ hệ thống năng lượng phân tán trong các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và Khu kinh tế (KKT)

Báo cáo về khung pháp lý và thể chế, chính sách của Trung ương và địa phương để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT*

Tháng 5/2023

Báo cáo các thông lệ quốc tế về triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KKT

Dự thảo: Tháng 7/2023

Báo cáo tổng quan về hiện trạng triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT

Dự thảo: Tháng 8/2023

Báo cáo khuyến nghị nhằm thúc đẩy các cơ hội triển khai SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT ở Việt Nam

Dự thảo: Tháng 9/2023

Tổ chức hội thảo tham vấn đánh giá cơ hội triển khai SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT ở Việt Nam, dự kiến 01 hội thảo

Tháng 9/2023

2.4.3 Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái về xe điện ở Việt Nam

Báo cáo tổng quan kinh nghiệm quốc tế về mô hình kinh doanh giải pháp sạc xe điện

Tháng 12/2022

Báo cáo tóm tắt các thông lệ hàng đầu thế giới về tiêu chuẩn sạc xe điện

Tháng 4/2023

Báo cáo kỹ thuật về lựa chọn trình diễn giải pháp sạc xe điện

Tháng 5/2023

Đào tạo về thị trường xe điện, giải pháp sạc xe điện và các thông lệ quốc tế liên quan

Tháng 5/2023

Báo cáo khuyến nghị Lộ trình triển khai xe điện của Bộ Công Thương để thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg

Tháng 6/2023

Báo cáo khuyến nghị KHHĐ triển khai xe điện của Bộ Công Thương để thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg

Tháng 6/2023

Báo cáo rà soát các tiêu chuẩn, quy định và quy trình kết nối sạc xe điện tại Việt Nam và đề xuất kiến nghị

Tháng 9/2023

Tiểu hợp phần 2.5

2.5.1 Hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Hội nghị REC khu vực, đào tạo và trao đổi đồng cấp cho cán bộ của Bộ Công Thương

Tháng 11/2022

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện cơ chế REC*

Tháng 12/2022

Báo cáo về các kinh nghiệm và thông lệ hàng đầu thế giới về thị trường REC*

Tháng 6/2023

Báo cáo đánh giá khung chính sách, luật pháp và thể chế để hỗ trợ xây dựng thị trường REC*

Tháng 8/2023

2.5.2 Xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng để tham gia thị trường các-bon trong tương lai

Báo cáo khuyến nghị nâng cao năng lực của các bên về MRV cho các nhà máy điện than

Tháng 12/2022

Báo cáo phân tích đề xuất các nội dung liên quan kiểm kê KNK và MRV cho các hành động giảm nhẹ KNK cấp cơ sở cho các ngành do Bộ Công Thương quản lý nhằm triển khai Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg

Dự thảo: Tháng 3/2023

Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực nhiệt điện

Dự thảo: Tháng 4/2023

Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực giấy và bột giấy

Dự thảo: Tháng 5/2023

Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực hóa chất

Dự thảo: Tháng 6/2023

Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực dệt may

Dự thảo: Tháng 7/2023

2.5.3 Hỗ trợ xây dựng KHHĐ về ứng phó BĐKH và TTX cho ngành năng lượng và công nghiệp nhằm thực hiện cam kết NDC và net-zero

Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về xây dựng KHHĐ và Chiến lược ứng phó với BĐKH và TTX cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp

Tháng 10/2022

Báo cáo các khuyến nghị và hướng dẫn thực hiện các hành động và mục tiêu liên quan tới BĐKH và TTX của Bộ Công Thương, và cập nhật các yêu cầu từ các chính sách và kế hoạch khác của Bộ Công Thương

Tháng 12/2022

Tổ chức hai hội nghị công bố KHHĐ của Bộ Công Thương

Tháng 02/2023

* Tiếp nối từ năm 2

Hợp phần 3: Thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng

 

 

 

Tiểu hợp phần 3.1

3.1.1 Hỗ trợ hoàn thiện các quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA*

Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và hoàn thiện các thủ tục cần thiết cho việc thực hiện cơ chế thí điểm DPPA, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương

Tháng 9/2023

3.1.2 Hỗ trợ Cục ĐTĐL về các nội dung kỹ thuật liên quan tới cơ chế DPPA*

Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật liên quan Chương trình thí điểm DPPA, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương

Tháng 9/2023

3.1.3 Hỗ trợ thực hiện Chương trình Thí điểm DPPA

Kế hoạch đào tạo cho các bên liên quan và các đơn vị tham gia DPPA

Tháng 9/2023

Chiến dịch truyền thông về Chương trình thí điểm, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương

Tháng 9/2023

Tiểu hợp phần 3.2

3.2.1 Nghiên cứu các giải pháp phối hợp hiệu quả giữa cấp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện QHĐ

Báo cáo về xây dựng phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh

Tháng 6/2023

Báo cáo về khả năng ứng dụng công cụ GIS để hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong tiểu hợp phần 3.2, và các yêu cầu thu thập dữ liệu

Tháng 9/2023

Đề xuất hướng dẫn phân bổ công suất và dự án trong tương lai dựa trên mức độ phù hợp và khả năng triển khai

Tháng 9/2023

3.2.2 Nghiên cứu khả năng hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện QHĐ của các cơ quan ở cấp Trung ương và địa phương trong việc lựa chọn các dự án năng lượng sạch trên cơ sở cạnh tranh và định hướng thị trường

Báo cáo kỹ thuật về khung pháp lý và thể chế hiện hành đối với hoạt động lựa chọn chủ đầu tư và cấp phép đầu tư cho các dự án NLTT

Tháng 7/2023

Báo cáo phân tích thực tiễn việc triển khai cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư của các dự án NLTT trong giai đoạn 2017-2021

Tháng 9/2023

Báo cáo đề xuất hướng dẫn quy trình cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án năng lượng sạch trong tương lai

Dự thảo Tháng 9/2023

Tiểu hợp phần 3.3

3.3.1 Xây dựng mạng lưới Kết nối và nâng cao kiến thức cho doanh nhân ngành năng lượng

Báo cáo nghiên cứu thông lệ quốc tế về hỗ trợ doanh nhân trong lĩnh vực năng lượng, phân tích và đề xuất các khuyến nghị, kế hoạch hành động phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Tháng 4/2023

Kế hoạch kết nối trong lĩnh vực năng lượng sạch và NLTT

Tháng 5/2023

Tổ chức các sự kiện kết nối trong lĩnh vực năng lượng sạch và NLTT

Tháng 6/2023

3.3.2 Chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Kế hoạch về Chương trình đào tạo dành cho Doanh nhân năng lượng tương lai

Tháng 7/2023

Báo cáo khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cán bộ quản lý Bộ Công Thương

Dự thảo Tháng 8/2023

Tổ chức thực hiện huấn luyện cơ bản khởi nghiệp với các trường đại học đối tác, dự kiến 02 chương trình

Tháng 9/2023

3.3.3 Chương trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam

Kế hoạch chiến lược tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam có lồng ghép yếu tố giới

Tháng 9/2023

3.3.4 Tăng cường vai trò bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam

Báo cáo đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong ngành năng lượng ở Đông Nam Á - Bối cảnh Việt Nam*

Tháng 6/2023, tùy thuộc tiến độ công việc với E4SEA

3.3.5 Tổ chức các diễn đàn, đào tạo và sự kiện kết nối để thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập và đa dạng lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng

Tài liệu cập nhật về các vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng để hỗ trợ Bộ Công Thương, EVN và các bên liên quan khác trong ngành năng lượng

Tháng 9/2023, và tiếp tục cập nhật trong các năm tiếp theo

Tổ chức diễn đàn, đào tạo, sự kiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng, dự kiến 02 diễn đàn

Năm 2023

3.3.6 Xây dựng và thực hiện các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn, phổ biến cập nhật các bộ công cụ về giới

Kế hoạch triển khai các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn thông qua trường đại học và các nhà tuyển dụng trong ngành năng lượng

Tháng 6/2023

Cập nhật bộ công cụ về giới trong các dự án năng lượng sạch

Tháng 9/2023

* Tiếp nối từ năm 2

3. Dự toán ngân sách

Tổng ngân sách dự kiến từ nguồn vốn ODA phân bổ cho giai đoạn 10/2022 - 09/2023 là: 7.720.000 USD (tương đương khoảng 178,69 tỷ đồng)1, trong đó:

- Tổng ngân sách dự kiến bố trí cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật là 6.620.000 USD, được phân bổ cho các Tiểu hợp phần như trong Bảng 4 và Bảng 5 dưới đây.

- Ước tính chi phí vận hành Văn phòng Dự án (VPDA) tại Hà Nội là 930.000 USD (bao gồm thuê văn phòng, nhân sự hành chính, và các chi phí khác) và quản lý phí của nhà thầu Deloitte Consulting là 170.000 USD.

Bảng 4: Dự toán phân bổ ngân sách vốn ODA cho các Tiểu hợp phần, giai đoạn 10/2022-09/2023

Tiểu hợp phần

Dự toán (USD)

Đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật

Tiểu hợp phần 1.1

460.000

Vụ DKT

Tiểu hợp phần 1.2

720.000

Vụ DKT

Tiểu hợp phần 1.3

340.000

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 1.4

480.000

USAID (bên cơ sở thống nhất với BQLDA)

Tiểu hợp phần 2.1

950.000

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 2.2

310.000

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 2.3

610.000

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 2.4

1.000.000

Vụ TKNL

Tiểu hợp phần 2.5

420.000

Vụ TKNL

Tiểu hợp phần 3.1

500.000

Cục ĐTĐL

Tiểu hợp phần 3.2

510.000

Cục ĐL

Tiểu hợp phần 3.3

320.000

USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA)

Tổng

6.620.000

 

Bảng 5: Tổng hợp dự toán ngân sách vốn ODA theo đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật, giai đoạn 10/2022-09/2023

Đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật

Dự toán (USD)

Cục ĐL (các Tiểu hợp phần 1.3, 2.1 & 3.2)

1.800.000

Cục ĐTĐL (các Tiểu hợp phần 2.2, 2.3 & 3.1)

1.420.000

Vụ TKNL (các Tiểu hợp phần 2.4 & 2.5)

1.420.000

Vụ DKT (các Tiểu hợp phần 1.1 & 1.2)

1.180.000

USAID (các Tiểu hợp phần 1.4 & 3.3) - trên cơ sở thống nhất với BQLDA

800.000

Tổng

6.620.000

III. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, KẾT QUẢ, BÁO CÁO

Kế hoạch giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình V-LEEP II tuân theo các quy định tại sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, dưới đây là tóm tắt các nội dung cơ bản của việc giám sát:

1. Thông qua hình thức họp trao đổi giữa BQLDA, VPDA và nhà tài trợ USAID

- Họp đánh giá tiến độ định kỳ 03 tháng

- Họp rà soát đánh giá và xây dựng kế hoạch hàng năm

- Họp đột xuất khi có yêu cầu.

Bảng 6: Dự kiến các cuộc họp sẽ được tổ chức trong giai đoạn 10/2022-09/2023

 

 

 

1

Hội nghị Rà soát đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 10/2022-09/2023 và Xây dựng Kế hoạch triển khai giai đoạn 10/2023-09/2024

• Rà soát đánh giá tình hình thực hiện Chương trình V-LEEP II Quý 4 giai đoạn 10/2022-09/2023

• Xem xét và đánh giá sơ bộ các kết quả của Chương trình V-LEEP II giai đoạn 10/2022-09/2023

• Xây dựng Kế hoạch triển khai hàng năm giai đoạn 10/2023-09/2024

Đầu tháng 9/2023

2

- Họp điều phối định kỳ hàng quý/6 tháng

- Họp đột xuất

Theo yêu cầu và thống nhất giữa BQLDA và VPDA từng trường hợp

2. Thông qua chế độ báo cáo

- Báo cáo kỹ thuật của các hoạt động hỗ trợ được triển khai (VPDA chuẩn bị)

- Báo cáo tiến độ các hoạt động, sử dụng nguồn vốn (ODA và vốn đối ứng) định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm (VPDA chuẩn bị)

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của BQLDA về tiến độ các hoạt động, tình hình huy động chuyên gia và mua sắm thiết bị/phần mềm (VPDA chuẩn bị)

- Báo cáo tóm tắt về tiếp nhận và sử dụng viện trợ định kỳ 6 tháng và hàng năm (BQLDA chuẩn bị, VPDA hỗ trợ thông tin liên quan)

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương hoặc cấp có thẩm quyền (BQLDA chuẩn bị, VPDA hỗ trợ thông tin liên quan).

Các mẫu biểu báo cáo được nêu tại Phụ lục 3 và Phụ lục 7 của Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án. Trong trường hợp có các yêu cầu báo cáo đột xuất, BQLDA sẽ gửi yêu cầu cùng với biểu mẫu thu thập dữ liệu và thông tin (nếu có) cho VPDA trước ít nhất một tuần để VPDA có đủ thời gian tập hợp và cung cấp dữ liệu/thông tin.

IV. PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN VÀ VỚI CHỦ DỰ ÁN

Việc phối hợp giữa các bên và với Chủ dự án được thực hiện theo các quy định tại Văn kiện dự án, Quyết định thành lập BQLDA, Quy chế BQLDA và Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.

 

 


1 Tỷ giá áp dụng 1 USD = 23.147 đồng, theo Văn kiện dự án được phê duyệt tại Quyết định 283.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi