Quyết định 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1107/QĐ-TTg

Quyết định 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1107/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/08/2006Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1107/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1107/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2010:
+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 15.000 ha - 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha - 50.000 ha.
+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
+ Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.
+ Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp.
+ Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hoá.
2. Việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp; riêng đối với các địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60%.
- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.
- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cư. Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
3. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục 115 khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 (Phụ lục I) và Danh mục 27 khu công nghiệp dự kiến mở rộng (Phụ lục II). Các danh mục này không bao gồm các khu công nghiệp thuộc các khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Phổ biến quy hoạch:
Công bố công khai Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sau khi được phê duyệt.
2. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch:
Căn cứ vào các điều kiện và tiêu chí về việc thành lập mới và mở rộng khu công nghiệp được quy định tại Quyết định này và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung việc thành lập mới và mở rộng các khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.
3. Phân công trách nhiệm:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm công bố danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
- Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp đồng bộ với việc xây dựng các khu công nghiệp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng - đã ký

Phụ lục 1

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

DỰ KIẾN ƯU TIÊN THÀNH LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệ ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)
 

STT

Tên khu công nghiệp

Địa phương

Dự kiến diện tích đến năm 2015 (ha)

I.

Trung du miền núi phía Bắc

 

 

1.

KCN Song Khê - Nội Hoàng

Bắc Giang

150

2.

KCN Lương Sơn

Hòa Bình

72

3.

KCN Mai Sơn

Sơn La

150

4.

KCN Lương Sơn

Thái Nguyên

150

5.

KCN Sông Công 2

Thái Nguyên

250

6.

KCN Phù Ninh

Phú Thọ

100

7.

KCN Long Bình An

Tuyên Quang

200

8.

KCN Đông Phố Mới

Lào Cai

100

9.

KCN phía Đông Nam

Điện Biên

60

10.

KCN Thanh Bình

Bắc Kạn

70

11.

KCN Bình Vàng

Hà Giang

100

12.

KCN phía Nam Yên Bái

Yên Bái

100

13.

KCN Đồng Bành

Lạng Sơn

207

14.

KCN Đề Thám

Cao Bằng

100

 

 

 

 

II.

Vùng đồng bằng sông Hồng

 

 

15.

KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh

Bắc Ninh

200

16.

KCN Yên Phong II

Bắc Ninh

300

17.

KCN Quế Võ II

Bắc Ninh

200

18.

KCN Thuận Thành

Bắc Ninh

200

19.

KCN Việt Hòa

Hải Dương

47

20.

KCN Phú Thái

Hải Dương

72

21.

KCN Cộng Hòa

Hải Dương

300

22.

KCN Tàu thủy Lai Vu

Hải Dương

212

23.

KCN thị xã Hưng Yên

Hải Dương

60

24.

KCN Minh Đức

Hưng Yên

200

25.

KCN Vĩnh Phúc

Hưng Yên

200

26.

KCN Đò Nống - Chợ Hỗ

Hải Phòng

150

27.

KCN Nam Cầu Kiền

Hải Phòng

100

28.

KCN Tràng Duệ

Hải Phòng

150

29.

KCN Tàu thủy An Hồng

Hải Phòng

30

30.

KCN Đông Mai

Quảng Ninh

200

31.

KCN Tàu thủy Cái Lân

Quảng Ninh

70

32.

KCN Đông Anh

Hà Nội

300

33.

KCN Sóc Sơn

Hà Nội

300

34.

KCN Khai Quang

Vĩnh Phúc

262

35.

KCN Chấn Hưng

Vĩnh Phúc

80

36.

KCN Bá Thiện

Vĩnh Phúc

327

37.

KCN An Hòa

Thái Bình

400

38.

KCN Châu Sơn

Hà Nam

170

39.

KCN Mỹ Trung

Nam Định

150

40.

KCN Bảo Minh

Nam Định

150

41.

KCN Thành An

Nam Định

105

42.

KCN Hồng Tiến (Ý Yên I)

Nam Định

150

43.

KCN Nghĩa An (Nam Trực)

Nam Định

150

44.

KCN Ý Yên II

Nam Định

200

45.

KCN Tam Điệp

Nam Định

200

 

 

 

 

III

Duyên hải Trung Bộ

 

 

46.

KCN Bỉm Sơn

Thanh Hóa

450

47.

KCN Lam Sơn

Thanh Hóa

200

48.

KCN Cửa Lò

Nghệ An

50

49.

KCN Hạ Vàng

Hà Tĩnh

100

50.

KCN Gia Lách

Hà Tĩnh

100

51.

KCN Bắc Đồng Hới

Quảng Bình

150

52.

KCN Quán Ngang

Quảng Trị

140

53.

KCN Tứ Hạ

Thừa Thiên-Huế

100

54.

KCN Phong Thu

Thừa Thiên-Huế

100

55.

KCN Hòa Cầm 2

Đà Nẵng

150

56.

KCN Hòa Ninh

Đà Nẵng

200

57.

KCN Thuận Yên

Quảng Nam

230

58.

KCN Đông Quế Sơn

Quảng Nam

200

59.

KCN Phổ Phong

Quảng Ngãi

140

60.

KCN Nhơn Hòa

Bình Định

320

61.

KCN Hòa Hội

Bình Định

340

62.

KCN Đông Bắc Sông Cầu

Phú Yên

105

63.

KCN An Phú

Phú Yên

100

64.

KCN Hòa Tâm

Phú Yên

150

65.

KCN Nam Cam Ranh

Khánh Hòa

200

66.

KCN Bắc Cam Ranh

Khánh Hòa

150

67.

KCN Du Long

Ninh Thuận

410

68.

KCN Hàm Kiệm

Bình Thuận

580

 

 

 

 

IV

Tây Nguyên

 

 

69.

KCN Hòa Phú

Đắk Lắk

400

70.

KCN Tây Pleiku

Gia Lai

200

71.

KCN Hòa Bình

Kon Tum

100

72.

KCN Phú Hội

Lâm Đồng

174

73.

KCN Nhân Cơ

Đắc Nông

100

 

 

 

 

V.

Đông Nam bộ

 

 

74.

KCN Tân Phú

Đồng Nai

60

75.

KCN Ông Kèo

Đồng Nai

300

76.

KCN Bàu Xéo

Đồng Nai

500

77.

KCN Lộc An – Bình Sơn

Đồng Nai

500

78.

KCN Long Đức

Đồng Nai

450

79.

KCN Long Khánh

Đồng Nai

300

80.

KCN Giang Điền

Đồng Nai

500

81.

KCN Dâu Giấy

Đồng Nai

300

82.

KCN Mỹ Phước 3

Bình Dương

1000

83.

KCN Xanh Bình Dương

Bình Dương

200

84.

KCN An Tây

Bình Dương

500

85.

KCN Nam Đồng Phú

Bình Phước

150

86.

KCN Tân Khai

Bình Phước

700

87.

KCN Minh Hưng

Bình Phước

700

88.

KCN Đồng Xoài

Bình Phước

650

89.

KCN Bắc Đồng Phú

Bình Phước

250

90.

KCN Long Hương

Bà Rịa-Vũng Tàu

400

91.

KCN Phú Hữu

TP. Hồ Chí Minh

162

92.

KCN Trâm Vàng

Tây Ninh

375

 

 

 

 

VI.

Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

93.

KCN Cầu Tràm (Cầu Đước)

Long An

80

94.

KCN Mỹ Yên-Tân Bửu-Long Hiệp (Bến Lức)

Long An

340

95.

KCN Nhật Chánh

Long An

122

96.

KCN Đức Hòa III

Long An

2300

97.

KCN Thạnh Đức

Long An

256

98.

KCN An Nhật Tân

Long An

120

99.

KCN Long Hậu

Long An

142

100.

KCN Tân Thành

Long An

300

101.

KCN Nam Tân Tập

Long An

200

102.

KCN Bắc Tân Tập

Long An

100

103.

KCN Tàu thủy Soài Rạp

Tiền Giang

290

104.

KCN An Hiệp

Bến Tre

72

105.

KCN Sông Hậu

Đồng Tháp

60

106.

KCN Bình Minh

Vĩnh Long

162

107.

KCN Hưng Phú 2

Cần Thơ

226

108.

KCN Bình Long

An Giang

67

109.

KCN Bình Hòa

An Giang

150

110.

KCN Thạnh Lộc

Kiên Giang

100

111.

KCN Rạch Vượt

Kiên Giang

100

112.

KCN Sông Hậu

Hậu Giang

150

113.

KCN Trần Đề

Sóc Trăng

140

114.

KCN Đại Ngãi

Sóc Trăng

120

115.

KCN Trà Kha

Bạc Liêu

66

nhay- Khu công nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương với diện tích 1.000 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 566/TTg-CN.
- Khu công nghiệp Minh Quang, tỉnh Hưng Yên với diện tích 350 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1159/TTg-CN.
- Khu công nghiệp Phú Mỹ III với diện tích 800 ha; Khu công nghiệp Đất Đỏ I với diện tích 500 ha và Khu công nghiệp Phú Mỹ II với diện tích 400 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1163/TTg-CN.
- Khu công nghiệp Bình Xuyên II với diện tích khoảng 700 ha; Khu công nghiệp Bá Thiện II với diện tích 350 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1821/TTg-CN.
- Khu công nghiệp Sơn Mỹ I, tỉnh Bình Thuận với diện tích 1.257 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 548/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Sài Gòn - Bình Phước, diện tích 450 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Công văn số 575/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Bourbon-An Hòa, diện tích 760 ha; Khu công nghiệp Phước Đông-Bời Lời, diện tích 2.200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Công văn số 595/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu diện tích 1.250 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 841/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Việt Hàn, tỉnh Bắc Giang diện tích 200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 920/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, tỉnh Bình Phước diện tích 2.000 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1019/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Sơn Lôi, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Hội Hợp, diện tích 150 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1051/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200 ha; Khu Công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1350/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Bắc An Thạnh, tổng diện tích 692,23 ha; Khu công nghiệp Thế Kỷ, diện tích 120 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1533/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Bãi Sậy, diện tích 150 ha; Khu công nghiệp Dân Tiến, diện tích 150 ha; Khu công nghiệp Yên Mỹ II, diện tích 130 ha; Khu công nghiệp Ngọc Long, diện tích 150 ha; Khu công nghiệp Kim Động, diện tích 100 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Công văn số 1584/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Phú Hà, diện tích 450 ha; Khu công nghiệp Tam Nông, diện tích 350 ha; Khu công nghiệp Hạ Hòa, diện tích 400 ha; Khu công nghiệp Cẩm Khê, diện tích 450 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Công văn số 1742/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Sông Trà, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Cầu Nghìn, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Gia Lễ, diện tích 85 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Công văn số 1745/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Gián Khẩu, diện tích 262 ha; Khu công nghiệp Khánh Cư, diện tích 170 ha; Khu công nghiệp Phúc Sơn, diện tích 145 ha; Khu công nghiệp Xích Thổ, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Sơn Hà, diện tích 300 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Công văn số 1818/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Mỹ Thuận, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Việt Hải, diện tích 100 ha; Khu công nghiệp Xuân Kiên, diện tích 200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1910/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Mường So, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Tam Đường, diện tích 200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 1967/TTg-KTN.
- Khu công nghiệp Hoàng Mai, diện tích 600 ha; Khu công nghiệp Đông Hồi, diện tích 600 ha; Khu công nghiệp Tân Kỳ, diện tích 600 ha; Khu công nghiệp Phủ Quỳ, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Sông Dinh, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Tri Lễ, diện tích 200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015" theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Công văn số 2244/TTg-KTN.

nhay

Phụ lục 2

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN MỞ RỘNG ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006

của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp

ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)

STT

Tên khu công nghiệp

Địa phương

Dự kiến diện tích mở rộng (ha)

1.

KCN Quế Võ

Bắc Ninh

300

2.

KCN Tiên Sơn

Bắc Ninh

100

3.

KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn

Bắc Ninh

300

4.

KCN Đại An

Hải Dương

470

5.

KCN Phố Nối B

Hưng Yên

155

6.

KCN Đình Vũ

Hải Phòng

200

7.

KCN Nomura

Hải Phòng

200

8.

KCN Phú Cát

Hà Tây

500

9.

KCN Quang Minh

Vĩnh Phúc

362

10.

KCN Đình Hương

Thanh Hóa

121

11.

KCN Nam Cấm

Nghệ An

100

12.

KCN Hòn La

Quảng Bình

203

13.

KCN Phú Bài

Thừa Thiên Huế

120

14.

KCN Quảng Phú

Quảng Ngãi

48

15.

KCN Long Mỹ

Bình Định

100

16.

KCN Hòa Hiệp

Phú Yên

221

17.

KCN Định Quán

Đồng Nai

150

18.

KCN Việt Hương II

Bình Dương

140

19.

KCN Chơn Thành

Bình Phước

255

20.

KCN Mỹ Xuân A2

Bà Rịa-Vũng Tàu

90

21.

KCN Mỹ Xuân B1 (Đại Dương)

Bà Rịa-Vũng Tàu

146

22.

KCN Hiệp Phước

TP. Hồ Chí Minh

630

23.

KCN Tây Bắc Củ Chi

TP. Hồ Chí Minh

170

24.

KCN Trảng Bàng

Tây Ninh

163

25.

KCN Thuận Đạo

Long An

200

26.

KCN Tân Kim

Long An

56

27.

KCN Tân Hương

Tiền Giang

59

nhay- Khu công nghiệp Trung Hà, tỉnh Phú Thọ có diện tích dự kiến mở rộng 200 ha được bổ sung vào "Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên mở rộng" theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Công văn số 1742/TTg-KTN.nhay
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1107/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn đến năm 2010:

+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 15.000 ha - 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha - 50.000 ha.

+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.

+ Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.

+ Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp.

+ Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.

+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hoá.

2. Việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp; riêng đối với các địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.

- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.

- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60%.

- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.

- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cư. Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

3. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục 115 khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 (Phụ lục I) và Danh mục 27 khu công nghiệp dự kiến mở rộng (Phụ lục II). Các danh mục này không bao gồm các khu công nghiệp thuộc các khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Phổ biến quy hoạch:

Công bố công khai Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sau khi được phê duyệt.

2. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch:

Căn cứ vào các điều kiện và tiêu chí về việc thành lập mới và mở rộng khu công nghiệp được quy định tại Quyết định này và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung việc thành lập mới và mở rộng các khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.

3. Phân công trách nhiệm:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm công bố danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

- Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp đồng bộ với việc xây dựng các khu công nghiệp.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng - đã ký

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi