Quyết định 63/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2005

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 63/2003/QĐ-TTg

Quyết định 63/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2005
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:63/2003/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/04/2003
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Doanh nghiệp, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 63/2003/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 63/2003/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 63/2003/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ban Kinh tế Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2005 như Phụ lục kèm theo.

 

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

Chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung Phương án phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp xây dựng Đề án thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc ở Tổng công ty Công nghiệp tầu thủy Việt Nam và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải.

Xây dựng các đề án chuyển 15 đoạn quản lý đường sông thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, theo quy định hiện hành về thành lập mới doanh nghiệp nhà nước.

 

Điều 3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc thực hiện Phương án nói trên.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỰC HIỆN
SẮP XẾP, ĐỔI MỚI ĐẾN NĂM 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 63 /2003/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

 

I. Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg thuộc ngành giao thông vận tải.

1. Giữ nguyên pháp nhân:

- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (có quyết định phê duyệt riêng).

ư2. Thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (có quyết định phê duyệt riêng):

- Tổng công ty Công nghiệp tầu thủy Việt Nam,

- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

II. Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

1. Giữ nguyên pháp nhân, tiếp tục củng cố:

- Tổng công ty Đường sông miền Bắc,

- Tổng công ty Thương mại và Xây dựng,

- Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải,

- Tổng công ty Xây dựng cầu Thăng Long,

- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1,

- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4,

- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5,

- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6,

- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8,

- Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

2. Thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con:

- Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải,

- Tổng công ty Đường sông miền Nam.

 

B. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I. Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ.

1. Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân.

a) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích:

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 222,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 224,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 226,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 232,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 234,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 236,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 238,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 240,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 242,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 244,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 248,

- Công ty Đường bộ 230,

- Công ty Cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ 2,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 470,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 472,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 474,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 483,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 487,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 494,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 495,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 496,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Quảng Trị,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Thừa Thiên Huế,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Quảng Nam - Đà Nẵng,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Quảng Ngãi,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Bình Định,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Phú Yên,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Khánh Hoà,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 26,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Đắk Lắk,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Kon Tum,

- Công ty Sửa chữa công trình và Cơ khí giao thông 5,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 71,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 73,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 76,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 78,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 79,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 711,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 714,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 716,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 717,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 718,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 719,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 742,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa cầu đường 72,

- Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 715,

- Công ty Sửa chữa, xây dựng công trình - cơ khí giao thông 721,

- Công ty Sản xuất vật liệu giao thông 7,

- Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam,

- Bảo đảm an toàn hàng hải,

- Công ty Hoa tiêu khu vực 1,

- Công ty Hoa tiêu khu vực 2,

- Công ty Hoa tiêu khu vực 3,

- Công ty Hoa tiêu khu vực 4,

- Công ty Hoa tiêu khu vực 5,

- Cụm cảng Hàng không - miền Bắc,

- Cụm cảng Hàng không - miền Trung,

- Cụm cảng Hàng không - miền Nam,

- Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam,

- Xí nghiệp Báo hiệu đường sông,

- Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

b) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh:

- Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam,

- Công ty Hợp tác lao động với nước ngoài,

- Xí nghiệp Liên hợp trục vớt cứu hộ.

Doanh nghiệp nhà nước thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con:

- Công ty Dịch vụ vận tải II,

- Công ty Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa,

- Công ty Vận tải và Thuê tàu.

Doanh nghiệp trường, viện:

- Công ty Xây dựng công trình giao thông,

- Công ty Tư vấn và Cung ứng khoa học - công nghệ giao thông vận tải,

- Công ty Vận tải biển Thăng Long.

2. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.

a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Vật tư vận tải và Xây dựng công trình giao thông,

- Công ty Xây dựng và Thương mại.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Công ty Vận tải ô tô số 8,

- Công ty Vận tải ô tô số 10,

- Công ty Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình giao thông,

- Công ty Vận tải ô tô số 1,

- Công ty Vận tải ô tô số 4,

- Công ty Vận tải ô tô số 5,

- Công ty Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải,

- Công ty Vận tải ô tô số 2,

- Công ty Vận tải ô tô số 6,

- Công ty Vận tải hành khách số 14,

- Công ty Vận tải ô tô số 3.

3. Thành lập mới doanh nghiệp nhà nước:

- Chuyển 15 đoạn quản lý đường sông sang doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

II. Doanh nghiệp nhà nước là thành viên của các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg.

1. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư giao thông vận tải.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Cơ khí 19/8,

- Công ty Môi giới thương mại và Đầu tư phát triển giao thông vận tải,

- Công ty Xây dựng và Cơ khí số 1,

- Công ty Công trình và Thương mại,

- Công ty Cơ khí 30/4,

- Công ty Cơ khí vận tải và xây dựng,

- Nhà máy ô tô Hoà Bình.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Thương mại và Sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải.

* Doanh nghiệp sẽ sắp xếp theo phương án chuyển đổi mô hình hoạt động:

- Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự,

- Công ty Cơ khí Ô tô 3/2,

- Công ty Cơ khí Ô tô 120,

- Công ty Ô tô và Xe máy công trình.

2. Tổng công ty Đường sông miền Bắc.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Vận tải thủy 1,

- Công ty Vận tải thủy 2.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Vận tải thủy số 3,

- Công ty Vận tải thủy số 4,

- Công ty Vận tải và Cơ khí thủy.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Cảng Hà Nội,

- Cảng Việt Trì.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Cơ khí 75,

- Công ty Vật tư kỹ thuật và Xây dựng công trình đường thủy,

- Cảng Hà Bắc.

c) Doanh nghiệp thực hiện biện pháp sáp nhập:

- Sáp nhập Công ty Vận tải sông biển Nam Định vào Công ty Vận tải thủy 2.

3. Tổng công ty Đường sông miền Nam.

a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Cơ khí công trình 2,

- Công ty Đóng mới và Sửa chữa phương tiện thủy Cần Thơ.

b) Doanh nghiệp sẽ sắp xếp theo phương án chuyển đổi mô hình hoạt động:

- Cảng Thủ Đức,

- Công ty Vận tải thuỷ miền Nam.

4. Tổng công ty Thương mại và Xây dựng.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng,

- Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Công trình giao thông,

- Công ty Thương mại - Xây dựng Bạch Đằng,

- Công ty Xuất khẩu lao động và Du lịch Sao Vàng,

- Công ty Thương mại và Xây dựng Đà Nẵng,

- Công ty Xây dựng công trình,

- Công ty Thương mại và Xây dựng Hà Nội,

- Công ty Thương mại và Xây dựng Hải Phòng,

- Công ty Xây dựng và Thương mại Việt - Nhật.

5. Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Tư vấn thiết kế đường bộ,

- Công ty Tư vấn thiết kế cầu lớn - hầm,

- Công ty Tư vấn thiết kế cầu đường,

- Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng cảng - đường thủy.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Tư vấn xây dựng địa chất công trình,

- Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng đường thủy,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình hàng hải,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 4,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 5,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 7.

6. Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Cầu 1 Thăng Long,

- Công ty Cầu 3 Thăng Long,

- Công ty Cầu 7 Thăng Long,

- Công ty Xây dựng số 6 Thăng Long,

- Công ty Cơ khí và Xây dựng Thăng Long,

- Công ty Tư vấn xây dựng Thăng Long.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Cầu 5 Thăng Long,

- Công ty Cầu 11 Thăng Long,

- Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long,

- Công ty Vận tải và Xây dựng Thăng Long,

- Công ty Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long,

- Công ty Xây dựng số 9 Thăng Long,

- Công ty Thí nghiệm và Xây dựng Thăng Long.

7. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Cầu 12,

- Công ty Cầu 14,

- Công ty Đường 122,

- Công ty Xây dựng công trình thủy,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 1,

- Công ty Công trình giao thông 134,

- Công ty Xây dựng công trình 120.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Cầu đường 10,

- Công ty Công trình giao thông 116,

- Công ty Công trình giao thông 128,

- Công ty Cơ khí xây dựng công trình giao thông 121.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Công ty Công trình giao thông 124,

- Công ty Đường 126,

- Công ty Xây dựng công trình 136,

- Công ty Vật tư thiết bị giao thông 1.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Sản xuất vật liệu và Xây dựng công trình giao thông 1.

8. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Đường bộ 471,

- Công ty Công trình giao thông 473,

- Công ty Tư vấn thiết kế công trình giao thông 497.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Công trình giao thông 423,

- Công ty Công trình giao thông 484,

- Công ty Công trình giao thông 479,

- Công ty Công trình giao thông 208,

- Công ty Công trình giao thông 475.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Công ty Công trình giao thông 480.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Công trình giao thông 492,

- Công ty Công trình giao thông 246,

- Công ty Công trình giao thông 482,

- Công ty Công trình giao thông B19,

- Công ty Công trình giao thông 228.

9. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Tư vấn xây dựng giao thông 533,

- Công ty 508.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Công trình giao thông 503,

- Công ty Công trình giao thông 504,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 501,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 586,

- Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu giao thông 502,

- Công ty Công trình giao thông 510,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 506,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 507.

10. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Công trình giao thông 61,

- Công ty Khai thác đá và Xây dựng công trình 621,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình 625,

- Công ty Đầu tư phát triển giao thông vận tải.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Công trình giao thông 610,

- Công ty Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình 624,

- Công ty Công trình giao thông 68,

- Công ty Công trình giao thông 674,

- Công ty Công trình giao thông 675.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Công ty Công trình giao thông 60,

- Công ty Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Công trình giao thông 677.

11. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Xây dựng Cầu 75,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 810,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 838,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 8,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 873,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 829,

- Công ty Quan hệ quốc tế và Đầu tư sản xuất.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 874,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 820,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 889,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 892.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần:

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 842,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 872,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông miền Tây,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông 875,

- Công ty Vật tư và Xây dựng công trình,

- Công ty Xây dựng công trình giao thông Việt - Lào.

12. Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

a) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân:

- Công ty Nạo vét và Xây dựng đường thủy1,

- Công ty Nạo vét đường thủy 2,

- Công ty Nạo vét đường biển 1,

- Công ty Nạo vét đường biển 2,

- Công ty Tư vấn xây dựng công trình 1,

- Công ty Thi công cơ giới.

b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

- Công ty Công trình đường thủy,

- Công ty Cung ứng lao động,

- Công ty Công trình đường thủy miền Nam,

- Công ty Xây dựng công trình đường thủy 2,

- Công ty Công trình 5.

* Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51%:

- Công ty Công trình 86.

c) Doanh nghiệp thực hiện biện pháp sáp nhập:

- Sáp nhập Công ty Tư vấn và Đầu tư xây dựng đường thủy vào Công ty Tư vấn xây dựng công trình 1.

III. Lộ trình sắp xếp:

- Năm 2003: cổ phần hoá 34 doanh nghiệp, sáp nhập 2 doanh nghiệp.

- Năm 2004: cổ phần hoá 31 doanh nghiệp.

- Năm 2005: cổ phần hoá 40 doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lựa chọn doanh nghiệp sắp xếp cụ thể, đảm bảo lộ trình trên.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi