Quyết định 182/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cử Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 182/TTg

Quyết định 182/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cử Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:182/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:24/03/1995Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 182/TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 182/TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYếT địNH

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 182/TTG

NGàY 24 THáNG 3 NăM 1995 Về VIệC Cử CHủ TịCH HộI đồNG Tư VấN đặC Xá TRUNG ươNG

 

THủ TướNG CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quyết định số 335/QĐ -CTN ngày 27/2/1995 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đặc xá năm 1995;

Để giúp Chủ tịch nước xét và Quyết định đặc xá;

QUYếT địNH:

1 - Cử Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương.

2 - Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng tổ chức xét duyệt những phạm nhân được đặc xá theo đề nghị của Giám thị các trại giam thuộc quyền và trình Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương.

 

CôNG VăN

CủA HộI đồNG Tư VấN ĐặC Xá TRUNG ươNG Số 1622/NC

NGàY 28 THáNG 3 NăM 1995

 

Để thực hiện Quyết định số 335/ QĐ-CTN ngày 27/2/1995 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 1995, Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương hướng dẫn việc tổ chức thực hiện như sau:

1/ Về đối tượng được tha tù:

Theo quyết định số 335/ QĐ-CTN ngày 27/2/1995 của Chủ tịch nước thì những phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù thuộc các đối tượng dưới đây được xét tha tù năm 1995:

a) Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, nội quy của trại giam, tích cực lao động học tập là phạm nhân có hai năm liền (1993-1994) được đánh giá, xếp loại cải tạo tốt.

b) Đã lập công trong thời gian chấp hành hình phạt tù, thể hiện ở những hành vi sau:

- Có công phát hiện, ngăn chặn và tham gia đấu tranh chống tội phạm như phát hiện phạm nhân trốn trại; bắt được phạm nhân trốn khỏi nơi giam; bắt được hoặc phát hiện người có hành vi phạm tội.

- Cứu người bị nạn trong tình thế hiểm nghèo; cứu được tài sản có giá trị lớn của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân.

c) Bản thân là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng được thưởng Huân chương.

- Bệnh binh là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhân là bệnh binh do hoạt động ở chiến trường, ở địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ mà sinh bệnh.

- Người có công với cách mạng là người được thưởng Huân chương trong các danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước hoặc người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước".

d) Có người ruột thịt trong gia đình (vợ hoặc chồng; cha, mẹ đẻ, con đẻ, anh chị em ruột; cha mẹ nuôi, con nuôi hợp pháp) là liệt sĩ.

đ) Bản thân là lao động duy nhất trong gia đình; phụ nữ có con nhỏ dưới 3 tuổi không có người nuôi dưỡng; những người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn về đời sống như: có con còn nhỏ không người trông nom, bố, mẹ, vợ hoặc chồng già yếu đau ốm thường xuyên, mức sống trong gia đình quá túng thiếu dưới mức nghèo, cơ quan, địa phương phải trợ cấp thường xuyên; hoặc gia đình bị thiên tai, hoả hoạn không còn tài sản gì đáng kể được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.

e) Người quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

- Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên, hoặc trên 60 tuổi nhưng thường xuyên ốm yếu bệnh tật phải nằm bênh xá, bênh viện.

- Mắc bệnh hiểm nghèo là mắc một trong các bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, xơ gan cổ trướng, lao nặng, bại liệt... có kết luận giám định y khoa.

Những phạm nhân được xét tha nói trên phải thực sự chấp hành hình phạt tù tại trại giam ít nhất 1/3 thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn; 10 năm đối với tù chung thân. Trường hợp đặc biệt, thời gian chấp hành hình phạt tù ngắn hơn 1/4 thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn; 8 năm đối với tù chung thân và đã thể hiện quyết tâm cải tạo. Thời hạn áp dụng trong trường hợp đặc biệt này đối với các đối tượng sau:

- Người mắc bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi;

- Người lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù;

- Người chưa thành niên phạm tội.

2/ Về đối tượng miễn chấp hành hình phạt tù còn lại:

Chỉ xét miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho những người đang chấp hành hình phạt tù nhưng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thuộc các đối tượng dưới đây:

a) Người mắc bệnh hiểm nghèo nói tại điểm e, mục 1 trên đây.

b) Người ốm nặng kéo dài và thực sự không còn nguy hiểm cho xã hội, là người tuy không mắc bệnh hiểm nghèo nhưng bị đau ốm tới mức không lao động được, không tự phục vụ sinh hoạt bình thường cho bản thân, có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người đó có thái độ ăn năn, hối lỗi; không còn khả năng hoạt động phạm tội, được Uỷ ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận.

3/ Đối với các đối tượng tuy thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các mục 1, 2 trên đây nhưng đang có kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nặng hơn, thì chưa lập hồ sơ và không đưa vào danh sách được đề nghị xét đặc xá.

4/ Tổ chức thực hiện:

a) Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, các trại giam lập hồ sơ các đối tượng được đề nghị đặc xá năm 1995 theo Quyết định của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ là thành viên thường trực của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương, được Chính phủ uỷ quyền thay mặt Chính phủ đề nghị danh sách phạm nhân được tha tù và danh sách người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được miễn chấp hành hình phạt tù còn lại, để Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt và trình Chủ tịch nước quyết định.

- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong việc thẩm định và tổng hợp danh sách những đối tượng được đặc xá trình Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt làm 2 đợt (20/4/1995 và 30/7/1995).

- Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương được trưng tập và lập nhóm chuyên viên của Bộ Nội vụ, Toà án Nhân dân tối cáo, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao giúp việc.

b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo các trại giam do Bộ Quốc phòng quảm lý, căn cứ vào các quy định tại Điều 1 Quyết định của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương, lập hồ sơ tha tù cho phạm nhân mà trại giam có nhiệm vụ quản lý và cải tạo rồi chuyển Bộ Nội vụ tập hợp, thẩm tra xem xét.

c) Toà án Nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn các Toà án các cấp căn cứ vào các quy định tại điểm 2 Quyết định của Chủ tịch nước hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương lập hồ sơ miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho những người được Toà án đó ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rồi chuyển cho Toà án Nhân dân tối cáo tập hợp, thẩm tra, xem xét.

d) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng Tư vấn đặc xá địa phương giúp việc theo công văn số 1332/NC ngày 16/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ để phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn đôn đốc trại tạm giam, trại giam thuộc địa phương mình, lập danh sách các đối tượng được đề nghị đặc xá năm 1995 theo Quyết định của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương.

Hội đồng Tư vấn đặc xá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm một Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Chánh án Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Giám đốc Sở công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Liên đoàn Lao động, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ) tổ chức việc thẩm định và tổng hợp danh sách các đối tượng được đề nghị đặc xá năm 1995 trình Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương xét duyệt (qua thành viên thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương).

đ) Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan, các cơ quan y tế trong phạm vi, chức năng của mình có trách nhiệm cung cấp đẩy đủ, kịp thời các chứng nhận, kết luận có liên quan đến việc đặc xá.

e) Quyết định về đặc xá năm 1995 của Chủ tịch nước là một chủ trương lớn,

thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta, là kết quả của công tác quản lý, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù thành người có ích cho xã hội, góp phần đấu tranh chống địch lợi dụng nhân quyền để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án, chính quyền, đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương cần tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trong nhân dân.

f) Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu kỹ Quyết định về đặc xá năm 1995 của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương, để thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương, tránh những sơ hở và tiêu cực.

g) Việc thực hiện giảm thời gian chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân theo quy định tại các Điều 49, 51 Bộ Luật Hình sự và các Điều 237, 238 Bộ Luật Tố tụng hình sự sẽ tiến hành cùng với việc đặc xá do Toà án Nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc kịp thời báo cáo về Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương (qua thành viên thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương) để có hướng dẫn bổ sung.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi