Thông tư 83/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý tài chính Dự án Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh giai đoạn 2006 đến 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 83/2006/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 83/2006/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/09/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 83/2006/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 83/2006/TT-BTC NGÀY 15
THÁNG 9 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN "GIÚP
ĐỠ NẠN NHÂN
CHẤT ĐỘC DA CAM CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ TÂY
NINH
GIAI ĐOẠN 2006-2010"
Căn cứ
Quyết định số 116/QĐ - TTg ngày 20/01/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Dự án "Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam
các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh giai đoạn 2006
đến 2010";
Sau khi thống
nhất với Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam và Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn
quản lý tài chính đối với Dự án như sau:
Thông tư này được áp dụng cho các
hoạt động giúp đỡ đối tượng
là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (sau
đây gọi là nạn nhân) của Dự án giúp đỡ
nạn nhân chất độc da cam tại các tỉnh Gia
Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng và Tây Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 (sau
đây gọi là Dự án).
Nạn nhân bị nhiễm chất
độc da cam là người bị bệnh tật
hoặc dị dạng, dị tật theo Danh mục
bệnh tật, dị dạng, dị tật do chất
độc hoá học ban hành kèm theo Thông tư liên tịch
số 14/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 08/11/2004 của liên
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y
tế - Bộ Tài chính.
II. NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ NGUỒN KINH PHÍ:
1. Phẫu thuật chỉnh hình, phục
hồi chức năng:
Phẫu thuật chỉnh hình, Phục
hồi chức năng cho nạn nhân bao gồm các hoạt
động khám, phân loại, điều trị và quá trình
luyện tập để phục hồi chức năng
vận động, hoạt động cho nạn nhân.
a. Khám sàng lọc:
Nạn nhân được Dự án khám sàng
lọc để xác định mức độ dị
tật, bệnh tật trước khi thực hiện các
biện pháp điều trị. Chi cho hoạt động
khám sàng lọc gồm:
- Tiền khám bệnh, chi phí thực hiện
các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo chỉ
định của bác sỹ và giá viện phí hiện hành.
- Chi hội chẩn để xác định
mức độ dị tật, bệnh tật do nhiễm
chất độc da cam để chỉ định phẫu
thuật và các phương pháp điều trị khác.
Mức chi tối đa không quá 70.000
đồng/người/buổi.
- Chi phí cho lập hồ sơ phẫu
thuật (gồm chụp ảnh và lập tờ khai
để làm hồ sơ theo dõi): mức 10.000
đồng/nạn nhân đối với các nạn nhân có
chỉ định phẫu thuật của bác sỹ.
b. Chi cho phẫu thuật - chỉnh hình
gồm:
- Chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá
chất, các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm,
chi phí vật tư tiêu hao y tế theo chỉ định
của bác sỹ và giá viện phí theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
- Chi phụ cấp phẫu thuật: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 09/2003/TTLT-BYT-BTC-BNV ngày 29/9/2003 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế, cụ thể như sau:
Đối tượng |
Mức phụ cấp
(đồng/ca phẫu thuật/người) |
|||
Loại đặc biệt |
Loại I |
Loại II |
Loại III |
|
Người mổ chính; gây mê; châm tê chính |
70.000 |
35.000 |
25.000 |
20.000 |
Người mổ phụ và người phụ gây
mê, châm tê |
50.000 |
25.000 |
20.000 |
12.000 |
Người giúp việc ca mổ |
30.000 |
20.000 |
12.000 |
6.000 |
(Việc phân loại các ca phẫu thuật
được thực hiện theo các quy định
hiện hành của Bộ Y tế).
- Hỗ trợ người chăm sóc
bệnh nhân trong trường hợp không có người nhà
đi cùng trong những ngày
nằm viện để điều trị, mức
hỗ trợ 15.000 đồng/ngày/nạn nhân.
- Hỗ trợ dụng cụ
chỉnh hình: Tuỳ theo mức độ khuyết tật
của nạn nhân để cấp áo chỉnh hình, nẹp
chỉnh hình, nạng, ... cho phù hợp.
Căn cứ vào nội dung và mức chi nêu
trên, Hội Chữ thập đỏ các tỉnh thực
hiện ký hợp đồng với cơ sở khám
chữa bệnh để phẫu thuật chỉnh hình cho
nạn nhân. Trường hợp cần mời bác sỹ
ngoài hợp đồng với bệnh viện thì
đơn vị mời chi trả tiền ăn, ở,
đi lại và phụ cấp công tác cho bác sỹ theo
chế độ công tác phí hiện hành của Nhà
nước.
c. Phục hồi chức năng:
- Đối với nạn nhân
được phục hồi chức năng tại nhà:
+ Được cấp dụng cụ
tập phục hồi chức năng (không bao gồm xe
lăn, xe lắc, xe đẩy quy định tại
mục 2 Phần II Thông tư này) phù hợp với nhu
cầu của từng người.
+ Người hướng dẫn tập
phục hồi chức năng cho nạn nhân
được hỗ trợ 25.000
đồng/người/ngày (tối đa không quá 20 ngày).
- Đối với nạn nhân
được bác sỹ điều trị chỉ
định tập phục hồi chức năng tại
các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi
chức năng: Hội Chữ thập đỏ các
tỉnh có trách nhiệm hợp đồng với các cơ
sở trên và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo giá
viện phí hiện hành do Nhà nước quy định.
d. Khám sau khi phẫu thuật chỉnh hình,
phục hồi chức năng:
Nạn nhân sau khi đã phẫu thuật
chỉnh hình, phục hồi chức năng
được khám sau điều trị để xác
định tình trạng sức khoẻ và đưa ra
giải pháp điều trị tiếp.
Chi cho khám sau điều trị gồm có:
Tiền khám bệnh, các chi phí thực hiện dịch
vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo chỉ
định của bác sỹ và theo giá viện phí hiện
hành.
đ. Hỗ trợ nạn nhân và
người nhà nạn nhân khi đi khám, điều
trị:
- Tiền đi lại: Theo giá vé phương
tiện công cộng đã sử dụng. Trường
hợp tự túc phương tiện được
hỗ trợ theo quãng đường thực tế và giá
phương tiện vận tải thông dụng.
- Tiền ăn: Trong thời gian điều
trị tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc
phục hồi chức năng, nạn nhân và người
nhà đưa nạn nhân đi (chỉ tính một
người) được hỗ trợ tiền ăn
theo số ngày thực tế điều trị. Mức chi
cho nạn nhân là 20.000 đồng/người/ngày; người
nhà nạn nhân là 15.000 đồng/người/ngày.
2. Trang cấp xe lăn, xe lắc, xe
đẩy:
Nạn nhân bị dị tật cơ quan
vận động, nạn nhân bệnh lý bị hạn
chế đi lại được Dự án trang cấp
một lần xe lăn (hoặc xe lắc, hoặc xe
đẩy) để trợ giúp về chức năng
vận động.
3. Hỗ trợ đời sống:
- Hộ nạn nhân có hoàn cảnh gia đình
khó khăn được Dự án hỗ trợ vốn
dưới hình thức cấp không thu hồi để
học nghề, phát triển chăn nuôi, tăng gia sản
xuất nhằm góp phần cải thiện đời
sống của nạn nhân và gia đình họ.
- Mức vốn hỗ trợ và hình thức
hỗ trợ (bằng tiền hoặc bằng hiện
vật) do Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
tỉnh quyết định trên cơ sở thống
nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã,
bảo đảm phù hợp với nhu cầu của gia
đình nạn nhân.
- Gia đình nạn nhân phải cam kết
sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích.
Trường hợp sử dụng sai mục đích
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh có
quyền thu hồi lại tiền hoặc hiện vật
đã cấp.
4. Tập
huấn kỹ thuật luyện tập phục hồi
chức năng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên Hội
Chữ thập đỏ, hướng dẫn cách chăm
sóc và luyện tập phục hồi chức năng cho tình
nguyện viên các cấp và gia đình người
hưởng lợi:
Tuỳ theo yêu cầu cụ thể, Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định
tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho
nhân viên Hội Chữ thập đỏ; tập huấn
kỹ thuật chăm sóc và luyện tập phục
hồi chức năng cho tình nguyện viên và gia đình
của nạn nhân. Nội dung chi tập huấn gồm:
Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giảng
viên, báo cáo viên, công tác phí (nếu có) của cán bộ
được cử đi tập huấn, các chi phí
cần thiết khác cho tổ chức tập huấn.
Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà
nước.
Đối với nạn nhân được
mời đến lớp tập huấn được
chi tiền ăn, ở và đi lại. Mức chi theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
5. Chi công tác chỉ đạo, giám sát,
kiểm tra, đánh giá và tuyên truyền:
a. Hỗ trợ kinh phí để tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, pa-nô, áp-phích, tờ rơi,… nhằm vận
động các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước
ủng hộ, hỗ trợ cho nạn nhân chất độc
da cam của Dự án. Mức hỗ trợ cho công tác tuyên
truyền ở Trung ương Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam tối đa không quá 10 triệu
đồng/năm, ở Hội Chữ thập đỏ
các tỉnh tối đa không quá 2 triệu
đồng/năm.
b. Hàng năm Dự án được sử
dụng tối đa không quá 12% tổng mức kinh phí
để chi cho công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm
tra, đánh giá. Chủ tịch Hội Chữ thập
đỏ Việt
6. Nguồn kinh phí thực hiện Dự án:
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung
ương được bố trí trong dự toán chi ngân
sách nhà nước là 16,3 tỷ đồng cho Quỹ
Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để
triển khai thực hiện Dự án theo Quyết
định số 116/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
III. CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ
QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đối với Hội Chữ thập
đỏ các tỉnh tham gia Dự án:
a. Lập dự toán: Căn cứ nhiệm
vụ được giao, tình hình thực hiện Dự án
của năm trước, nội dung và mức chi
hướng dẫn tại Thông tư này, Hội Chữ
thập đỏ các tỉnh lập dự toán nhu cầu
kinh phí (chi tiết theo mục lục ngân sách nhà
nước, kèm theo bản thuyết minh cơ sở tính
toán) gửi Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
trước ngày 20 tháng 6 năm trước.
b. Cấp phát và quản lý kinh phí: Kinh phí
thực hiện Dự án được Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam cấp cho Hội Chữ
thập đỏ các tỉnh theo hợp đồng trách
nhiệm công việc và tiến độ thực hiện.
Việc mua sắm các phương tiện trợ giúp
như xe lăn, xe lắc, xe đẩy, công cụ hỗ
trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy
định hiện hành của nhà nước về mua
sắm tài sản trong đơn vị hành chính sự
nghiệp.
c. Chế độ báo cáo và quyết toán:
Hội Chữ thập đỏ các tỉnh thực
hiện báo cáo và quyết toán kinh phí thực hiện Dự
án với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
trước ngày 31 tháng 3 năm sau để Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam tổng hợp gửi Bộ
Tài chính thẩm định theo quy định.
2. Đối với Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam:
a. Lập dự toán: Căn cứ vào tổng
mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Dự án
tại quyết định số 116/QĐ-TTg ngày 20/01/2006
của Thủ tướng Chính phủ và dự toán kinh phí
do Hội Chữ thập đỏ các tỉnh gửi,
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lập dự
toán kinh phí của Dự án gửi Bộ Tài chính thẩm
định theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn
Luật.
b. Phân bổ dự toán: Căn cứ dự
toán được cấp có thẩm quyền giao hàng
năm, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn
vị thực hiện Dự án theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản
hướng dẫn Luật hiện hành; ký hợp
đồng trách nhiệm với Hội Chữ thập
đỏ các tỉnh để thực hiện Dự án.
c. Báo cáo và quyết toán: Hàng năm, trên cơ
sở báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện Dự án
của Hội Chữ thập đỏ các tỉnh,
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổng
hợp và lập báo cáo gửi Bộ Tài chính thẩm
định theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn Luật
hiện hành.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh thực
hiện công khai tài chính đối với công tác lập,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí Dự án theo quy
định của pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ
các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh triển khai Dự án đúng
tiến độ thời gian, bảo đảm sử
dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối
tượng. Chủ tịch Hội Chữ thập
đỏ các tỉnh, Giám đốc Quỹ Bảo trợ
nạn nhân chất độc da cam và Chủ tịch
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách
nhiệm theo thẩm quyền khi xảy ra tình trạng
sử dụng kinh phí sai mục đích, sai đối
tượng.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh
theo chức năng và thẩm quyền phối hợp
với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ các
tỉnh triển khai thực hiện Dự án. Hàng năm,
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam
và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiến hành
kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Dự án
để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn vướng mắc đề nghị phản ánh
kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu
sửa đổi cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ
Hoàng Anh Tuấn