Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2013/TT-BKHĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Bùi Quang Vinh |
Ngày ban hành: | 27/03/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải lồng ghép các nội dung trong chiến lược phát triển
Ngày 27/03/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Thông tư số 02/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020.
Theo đó, Bộ quy định nguyên tắc xây dựng Chương trình/Kế hoạch hành động phát triển bền vững phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa 03 trụ cột của sự phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời, nhấn mạnh nội dung Chương trình/kế hoạch hành động phát triển bền vững bao gồm: Xác định mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững; xác định nhiệm vụ chủ yếu của ngành/lĩnh vực và địa phương cần thực hiện nhằm lồng ghép các nội dung của Chiến lược...
Bộ cũng quy định việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện các nội dung trên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/05/2013 và thay thế Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 09/03/2005.
Xem chi tiết Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT tại đây
tải Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 02/2013/TT-BKHĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2013 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH/KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA BỘ,
NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ
- Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng ưu tiên của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
- Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương.
LỒNG GHÉP CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH/LĨNH VỰC
- Nghiên cứu các nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 để xác định các quan điểm, mục tiêu, nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đang xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững;
- Lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành để đưa vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đang xây dựng:
+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành phải được đưa vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành phù hợp với ngành/lĩnh vực để đưa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.
Trường hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã được ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xác định các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để đưa vào hệ thống các chỉ tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.
- Trong quá trình rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, ban hành để đề xuất điều chỉnh, cần tiến hành rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
Việc rà soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt do cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu các nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 để điều chỉnh các quan điểm, mục tiêu, nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững;
- Bổ sung các chỉ tiêu phát triển bền vững phù hợp vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: bổ sung các chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia chưa có trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
+ Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực: lựa chọn chỉ tiêu phù hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia để bổ sung vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.
Trường hợp trong bộ chỉ tiêu phát triển bền vững quốc gia đã ban hành không có chỉ tiêu liên quan đến ngành/lĩnh vực, cần xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững đặc thù của ngành/lĩnh vực trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững để bổ sung vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC BỘ, NGÀNH,
ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ
Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo:
Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành gồm có:
- Trưởng Ban chỉ đạo: Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Thủ trưởng đơn vị đầu mối về phát triển bền vững thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Thành viên Ban chỉ đạo: lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Các thành viên Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và do Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt và ban hành.
Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo:
Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương gồm có:
- Trưởng Ban chỉ đạo: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Thành viên Ban chỉ đạo: đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; một số tổ chức, đoàn thể tại địa phương.
Các thành viên Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và do Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt và ban hành.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, đoàn thể quy định cụ thể nhiệm vụ của Văn phòng phát triển bền vững/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể nhiệm vụ của Văn phòng phát triển bền vững/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể và các địa phương chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện chương trình/kế hoạch hành động phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ được bố trí kinh phí trong dự toán chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể và các địa phương theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành bao gồm:
GIẢM SÁT, ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO
Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, đoàn thể gửi báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Thông tư này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
HIỆU LỰC THI HÀNH
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
TT |
Chỉ tiêu |
Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp |
Lộ trình thực hiện |
2010 |
2015* |
2020** |
Kỳ báo cáo |
I |
Các chỉ tiêu tổng hợp |
|
|
|
|
|
|
1 |
GDP xanh (VND hoặc USD) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2015 |
- |
- |
- |
Năm |
2 |
Chỉ số phát triển con người (HDI) (0-1) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2015 |
0,733 |
đạt nhóm trung bình khá của thế giới |
đạt nhóm trung bình cao của thế giới |
Năm |
3 |
Chỉ số bền vững môi trường (0-1) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2015 |
- |
- |
- |
2 năm |
II |
Các chỉ tiêu kinh tế |
|
|
|
|
|
|
4 |
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng GDP) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
5,27 |
<> |
<> |
Năm |
5 |
Năng suất lao động xã hội (USD/lao động) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
1.917 |
3.900 - 4.000 |
6.100 - 6.500 |
Năm |
6 |
Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung (%) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2015 |
28,2 |
30,0 |
35,0 |
Năm |
7 |
Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP (%) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2015 |
- |
2,5 - 3%/năm |
2,5 - 3%/năm |
Năm |
8 |
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%) |
Bộ Công Thương |
2011 |
3 |
4 |
5 |
Năm |
9 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (% so với tháng 12 năm trước) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
11,75 |
bình quân 5 năm <> |
bình quân 5 năm <> |
Tháng |
10 |
Cán cân vãng lai (tỷ USD) |
Ngân hàng Nhà nước |
2011 |
- 3,524 (năm 2011) |
-3,1 |
<> |
Quý, Năm |
11 |
Bội chi Ngân sách nhà nước (%/GDP) |
Bộ Tài chính |
2011 |
5,53 |
4,5 |
<> |
Tháng, Quý, Năm |
12 |
Nợ của Chính phủ (%/GDP) |
Bộ Tài chính |
2011 |
45,7 |
60-65 |
<> |
Năm |
13 |
Nợ nước ngoài (%/GDP) |
Chủ trì: Bộ Tài chính Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước |
2011 |
42,2 |
<> |
<> |
Năm |
III |
Các chỉ tiêu về xã hội |
|
|
|
|
|
|
14 |
Tỷ lệ nghèo (%) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
10 |
giảm bình quân 1,5- 2%/năm |
giảm bình quân 1,5- 2%/năm |
Năm |
15 |
Tỷ lệ thất nghiệp (%) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
2,88 |
<> |
<> |
Quý, năm |
16 |
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
40 |
55 |
>70 |
Năm |
17 |
Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) (lần) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) |
2011 |
0,425 |
<> |
<> |
Năm |
18 |
Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) |
Bộ Y tế |
2011 |
111 |
113 |
115 |
Năm |
19 |
Số sinh viên/10.000 dân (SV) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2011 |
200 |
250 |
250 |
Năm |
20 |
Số thuê bao Internet (số thuê bao/100 dân) |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
2011 |
30 |
8,5 (Băng thông rộng) |
20 (Băng thông rộng) |
Quý, Năm |
21 |
Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) |
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam |
2011 |
XH: |
XH: 38 |
XH: 51 |
Năm |
22 |
Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000 dân/năm) |
Bộ Công an |
2011 |
13 |
11 |
9 |
Tháng, 6 tháng, Năm |
23 |
Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới (%) |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2015 |
- |
20 |
50 |
Năm |
IV |
Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường |
|
|
|
|
|
|
24 |
Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2011 |
39,7 |
42-43 |
45 |
Năm |
25 |
Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2011 |
7,6 (2,5 tr. ha) |
- |
- |
Năm |
26 |
Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2015 |
9,3 |
- |
- |
2 năm |
27 |
Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2011 |
2098 |
- |
1770m3/ ng/năm |
2 năm |
28 |
Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%) |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2011 |
- |
- |
- |
Năm |
29 |
Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) |
- Chủ trì: Bộ Xây dựng - Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương |
2011 |
50 |
60 |
70 |
Năm |
30 |
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) |
- Chủ trì: Bộ Xây dựng - Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2011 |
83 |
85 |
90 |
Năm |
* Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.
** Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.