Thông tư 01/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 01/2005/TT-BKH

Thông tư 01/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tưSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2005/TT-BKHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Võ Hồng Phúc
Ngày ban hành:09/03/2005Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chiến lược phát triển bền vững - Ngày 09/3/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 01/2005/TT-BKH về việc: Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), có hiệu liực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, trường học, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và Chính phủ) và huy động rộng rãi sự tham gia của nhân dân. Tầm nhìn trung hạn, dài hạn, các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững và các giải pháp thực hiện đều được thảo luận, bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa phương... Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương, bao gồm hệ thống các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển bền vững, hệ thống điều hành, giám sát, huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững...

Xem chi tiết Thông tư 01/2005/TT-BKH tại đây

tải Thông tư 01/2005/TT-BKH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 01/2005/TT-BKH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 01/2005/TT-BKH NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA VIỆT NAM)

- Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam “ (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);

- Căn cứ Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam như sau:

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
(CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA VIỆT NAM)
1. Mục tiêu của  Chiến lược phát triển bền vững
1.1. Mục tiêu Phát triển bền vững là nhằm đạt được sự đầy đủ về vật chất; sự giàu có về tinh thần và văn hoá; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hoà giữa con người và tự nhiên.
1.2. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường; 
1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế là việc đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá-xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển  công nghệ sạch.
1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội là việc phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.
1.2.3. Phát triển bền vững về  môi trường là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên...) và môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập của con người...) không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ sản xuất và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường trong sạch...
2. Nguyên tắc chỉ đạo và các hướng ưu tiên phát triển
2.1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững: Phát triển bền vững cần lấy con người làm đích của sự phát triển. Phát triển kinh tế kết hợp hài hoà với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, coi đây là nền tảng và động lực cho phát triển nhanh và bền vững; sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. Tăng cường hợp tác  kinh tế quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Phát triển bền vững là sự nghiệp của các cấp chính quyền, của các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương, ngành và trên quy mô cả nước. 
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
(CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG)
1. Mục đích
Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương là kế hoạch hành động, cụ thể hoá các mục tiêu, các chỉ tiêu và các giải pháp trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững cấp Quốc gia (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh/ thành phố tổ chức nghiên cứu, xây dựng và chỉ đạo thực hiện.
2. Căn cứ xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành, địa phương
Chương trình nghị sự 21 của ngành, địa phương được xây dựng trên cơ sở vận dụng 7 tiêu chuẩn đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg (Nam phi, năm 2002), bao gồm:
2.1. Có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội (mọi người dân, các ngành kinh doanh, tổ chức, trường học…);
2.2. Tầm nhìn do tất cả các tầng lớp nhân dân đồng thuận đưa ra;
2.3. Gắn kết (lồng ghép) các yếu tố kinh tế, xã hội và hệ sinh thái vào mục tiêu phát triển bền vững;
2.4. Có sự hợp tác giữa chính quyền và các tổ chức địa phương trong xây dựng và điều hành thực hiện Chương trình nghị sự 21;
2.5. Có một kế hoạch hành động cụ thể gắn với những mục tiêu lâu dài để phát triển bền vững;
2.6. Có các tiêu chí được đưa ra như là một công cụ để đánh giá và giám sát mục tiêu phát triển bền vững;
2.7. Có hệ thống giám sát và báo cáo;
Vận dụng các tiêu chuẩn nêu trên, việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc như sau:
- Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần được xây dựng trên cơ sở phối hợp liên ngành và liên vùng; kết hợp chặt chẽ kế hoạch phát triển bền vững giữa ngành và vùng lãnh thổ; giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Việc gắn kết các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường phải được thể hiện rõ trong kế hoạch phát triển bền vững của từng ngành, từng địa phương; phù hợp với chiến lược chung.
- Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, trường học, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và Chính phủ) và huy động rộng rãi sự tham gia của nhân dân. Tầm nhìn trung hạn, dài hạn; các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững và các giải pháp thực hiện đều được thảo luận, bàn bạc để có sự đồng thuận trong các cộng đồng dân cư ở các địa phương.
- Coi sự nghiệp phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Huy động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các khâu: xây dựng kế hoạch hành động và phối hợp thực hiện kế hoạch đó;  giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững; lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3. Nội dung
Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
3.1. Đánh giá thực trạng của ngành, địa phương; rút ra những điểm mạnh, những yếu kém, tồn tại về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó đối chiếu với yêu cầu của mục tiêu phát triển bền vững nêu trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững  của cả nước .
3.2. Cụ thể hoá các quan điểm phát triển bền vững trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam vào việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của từng ngành và từng tỉnh, thành phố.
3.3. Xác định hệ thống các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành, của địa phương trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Những vấn đề chính cần tập trung giải quyết là sự đói nghèo; chất lượng dân số; sức khoẻ; mô hình tiêu dùng và các mô hình sản xuất, mô hình phát triển trong các ngành kinh tế; định cư, độ sạch bầu khí quyển; bảo vệ nguồn tài nguyên; giảm ô nhiễm môi trường...
3.4. Dự báo nguồn lực phát triển và khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương. Từng bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các chương trình, các dự án phát triển bền vững cụ thể của ngành và địa phương mình.
3.5. Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương; bao gồm hệ thống các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển bền vững; hệ thống điều hành, giám sát; huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
III.  CÁC BƯỚC TIẾN  HÀNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương được xây dựng theo 4 bước sau đây:
1. Bước chuẩn bị, bao gồm các nội dung:
- Thành lập Hội đồng (hoặc Ban chỉ đạo) Phát triển bền vững của ngành và địa phương. Trường hợp chưa thể thành lập Hội đồng (hoặc Ban chỉ đạo) thì nhanh chóng hình thành nhóm công tác tạm thời và cơ quan thường trực để tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng.
- Hội đồng, Ban chỉ đạo hoặc nhóm công tác tạm thời do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (có thể giao cho  Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh/thành phố; Vụ kế hoạch, hoặc các đơn vị nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch ở các Bộ, ngành làm cơ quan đầu mối thường trực). 
- Hội đồng, Ban chỉ đạo hoặc nhóm công tác tạm thời xây dựng lịch trình, tiến độ thời gian; kế hoạch phối hợp, huy động sự tham gia của cộng đồng; phân công người phụ trách để tiến hành xây dựng Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương.
2. Bước điều tra cơ bản, xác định thực trạng, bao gồm các nội dung:
Thực hiện điều tra cơ bản của ngành và điều tra tổng thể kinh tế xã hội và môi trường của địa phương, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, của địa phương, xác định mặt mạnh, những lợi thế và mặt yếu của thực trạng về kinh tế, xã hội và môi trường, tập trung vào những việc cụ thể như sau:
- Rà soát, cập nhật các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
- Xây dựng hệ thống các số liệu điều tra cơ bản, các tính toán, dự báo về khả năng khai thác các lợi thế, các nguồn tiềm năng, khả năng huy động vốn để đưa vào thực hiện kế hoạch phát triển bền vững.
- So sánh về thực trạng và yêu cầu đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, những mặt mạnh, những mặt yếu cần được khắc phục trong kế hoạch hành động.   
3. Bước xây dựng văn kiện  Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương, bao gồm các nội dung:
- Hình thành chương trình toàn diện về phát triển bền vững của ngành và địa phương, bao gồm các vấn đề: Xây dựng các quan điểm phát triển bền vững của ngành và địa phương, các mục tiêu và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững, xây dựng các dự án hành động, lựa chọn các mô hình phát triển bền vững của ngành và địa phương.
Để làm được việc này, các Bộ, các ngành, các địa phương cần tổ chức nghiên cứu kỹ Chương trình Nghị sự 21 của Việt nam, trên cơ sở đó, tìm ra những thách thức và trách nhiệm thuộc lĩnh vực phát triển bền vững của ngành, địa phương mình. Đề ra các mục tiêu phù hợp với các nhóm mục tiêu phát triển bền vững, lựa chọn các bước đi thích hợp, các cơ chế chính sách thực hiện.
Việc huy động rộng rãi các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các hội khoa học kỹ thuật, các trường đại học tham gia trong quá trình xây dựng chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương cần được quy định cụ thể, trên những nguyên tắc đã nêu ở phần trên.
- Lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường với nhau theo hướng gắn kết chặt chẽ, hài hoà. Việc lồng ghép sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Rà soát từng nhóm mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong từng lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - Môi trường trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
+ Đưa các mục tiêu phát triển bền vững vào từng nhóm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường của ngành và địa phương. Cần nhấn mạnh các mục tiêu chất lượng, loại trừ những mục tiêu trùng lắp, hình thành một hệ thống chỉ tiêu chung về phát triển kinh tế-xã hội- môi trường theo hướng bền vững.
+ Hình thành các nhóm giải pháp để thực hiện các nhóm mục tiêu.
4. Bước chỉ đạo triển khai thực hiện, bao gồm các nội dung:
Tuỳ tình hình cụ thể từng địa phương, từng ngành, cần tiến hành hội nghị hoặc diễn đàn với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, các đoàn thể thông qua Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương, khởi động và phân công trách nhiệm thúc đẩy thực hiện Chương trình trên cơ sở sau: 
- Xây dựng chương trình hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương; Phân công cụ thể các cá nhân, đơn vị phụ trách chỉ đạo, theo dõi từng vấn đề, từng nhóm mục tiêu thật cụ thể.
- Xây dựng hệ thống giám sát và chế độ thỉnh thị báo cáo định kỳ.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương.
- Xây dựng chế độ trách nhiệm, cơ chế hợp tác trong việc huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong địa phương tham gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
IV. KINH PHÍ XÂY DỰNG  VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
- Kinh phí để xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương do bộ/ ngành và địa phương huy động từ mọi nguồn lực. Trong đó cần vận động sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế,  huy động từ các nguồn của các doanh nghiệp, sự đóng góp của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư....
- Trong giai đoạn xây dựng Chương trình Nghị sự 21, các bộ/ ngành, địa phương được sử dụng nguồn vốn điều tra cơ bản, vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện những nội dung có liên quan.
- Trong giai đoạn thực hiện Chương trình Nghị sự 21, các bộ/ ngành, địa phương được huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án được phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương mình.
- Hàng năm, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ở bộ/ ngành, địa phương mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào kế hoạch hàng năm của nhà nước, đồng thời có báo cáo định kỳ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tiến độ thực hiện để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh mới, đề nghị các bộ/ ngành và địa phương thông báo kịp thời tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, tìm những giải pháp phù hợp để thực hiện nghiêm túc Quyết định số 153/2004/ QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện thành công Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Thông tư hướng dẫn này có giá trị thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi