Quyết định 44/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi hiệu lực VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 44/2008/QĐ-BCT NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2008

BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU AJ ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THEO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN

ASEAN - NHẬT BẢN

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Căn cứ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được ký kết theo hình thức luân phiên giữa các nước ASEAN và Nhật Bản và đã được Việt Nam ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được ký kết theo hình thức luân phiên giữa các nước ASEAN và Nhật Bản và đã được Việt Nam ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 2008 (trong Quy chế và các Phụ lục đính kèm gọi tắt là Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Văn phòng Bộ, Vụ Xuất Nhập khẩu và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thành Biên

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU AJ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Giải thích từ ngữ

1. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là Hiệp định được ký kết theo hình thức luân phiên giữa các nước ASEAN và Nhật Bản và đã được Việt Nam ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 2008 (trong Quy chế này gọi tắt là Hiệp định AJCEP).

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ (trong Quy chế này gọi tắt là C/O) là C/O do Tổ chức cấp C/O cấp cho hàng hoá xuất khẩu thoả mãn các quy định của Quy chế này để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định AJCEP.

3. Tổ chức cấp C/O Mẫu AJ của Việt Nam (trong Quy chế này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục 13 và có thể được Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung theo từng thời điểm cụ thể.

4. Người đề nghị cấp C/O Mẫu AJ (trong Quy chế này gọi tắt là người đề nghị cấp C/O) bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

5. Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.ecosys.gov.vn.

Điều 2. Hàng hoá được cấp C/O

Hàng hoá được cấp C/O là hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại Quy chế này.

Điều 3. Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O

Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:

1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;

3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;

5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);

6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;

7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.

Điều 4. Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O

Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;

2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;

3. Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết;

4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Quy chế này và người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3 của Quy chế này;

5. Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu;

6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền;

7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu;

8. Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;

9. Thực hiện chế độ báo cáo và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.

 

Chương II

THỦ TỤC CẤP C/O

 

Điều 5. Đăng ký hồ sơ thương nhân

1. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục 12);

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 11).

2. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O. Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

3. Trong trường hợp muốn được cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, người đề nghị cấp C/O phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp C/O

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 10) đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;

b) Mẫu C/O (Phụ lục 7) đã được khai hoàn chỉnh;

c) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan xuất khẩu);

d) Hoá đơn thương mại;

đ) Vận tải đơn;

Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.

2. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc mẫu sản phẩm xuất khẩu; bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm với chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và chi tiết mã HS của sản phẩm (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể); bản tính toán hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

3. Các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1 và quy định tại khoản 2 có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.

4. Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.

Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O

Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận hồ sơ và giao cho người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ quy định tại khoản 2, Điều 6 của Quy chế này hoặc khi người đề nghị cấp C/O yêu cầu. Đối với trường hợp phải xác minh thêm thì cần nêu rõ thời hạn theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Quy chế này.

Điều 8. Cấp C/O

1. C/O phải được cấp sớm nhất trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này.

2. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản.

Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

3. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi của người xuất khẩu.

Điều 9. Từ chối cấp C/O

1. Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau:

a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này;

c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại Điều 6;

d) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

đ) Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

e) Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;

g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ theo quy định của Quy chế này hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

2. Khi từ chối cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

Điều 10. Thu hồi C/O đã cấp

Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau:

1. Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong hồ sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O sẽ đưa tên người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O đã giả mạo chứng từ, lời khai vào Danh sách cần áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ;

2. C/O được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ.

 

Chương III

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CẤP C/O

 

Điều 11. Thẩm quyền ký C/O

Chỉ những người đã hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu chữ ký với Bộ Công Thương để chuyển đến Ban Thư ký ASEAN mới được quyền ký cấp C/O.

Điều 12. Cơ quan đầu mối

Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) là cơ quan đầu mối thực hiện những công việc sau:

1. Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp C/O;

2. Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với Ban Thư ký của ASEAN và chuyển mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của các nước thành viên thuộc Hiệp định AJCEP cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Quy chế cấp C/O Mẫu AJ.

Điều 13. Chế độ báo cáo

1. Tổ chức cấp C/O đã tham gia kết nối hệ thống eCOSys phải thực hiện chế độ cập nhật thông tin hàng ngày (kể cả trường hợp không cấp được C/O nào trong ngày) về tình hình cấp C/O. Việc cập nhật thông tin tuân theo chuẩn do Bộ Công Thương quy định.

2. Những Tổ chức cấp C/O chưa tham gia kết nối hệ thống eCOSys phải thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng. Báo cáo được gửi về Bộ Công Thương chậm nhất vào ngày mùng 5 tháng sau, tính theo dấu bưu điện hoặc theo ngày gửi thư điện tử. Hình thức và các biểu mẫu báo cáo sẽ do Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể.

3. Trong trường hợp sau năm (05) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu chưa nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ có công văn nhắc nhở lần thứ nhất. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu vẫn chưa nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ có văn bản nhắc nhở lần thứ hai. Sau mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày báo cáo gần nhất, nếu vẫn không nhận được báo cáo nói trên, Bộ Công Thương sẽ ra quyết định đình chỉ việc cấp C/O của tổ chức đó và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Điều 14. Lệ phí cấp C/O

Người đề nghị cấp C/O nộp lệ phí cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O. Lệ phí cấp C/O do Tổ chức cấp C/O quy định theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính về phí và lệ phí. Các mức lệ phí cấp C/O phải được niêm yết công khai tại nơi cấp.

 

Chương IV

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 15. Cơ quan giải quyết khiếu nại

Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O có quyền khiếu nại lên chính tổ chức đã cấp C/O. Tổ chức cấp C/O đó phải trả lời trong thời hạn ba (03) ngày làm việc. Trong trường hợp không thỏa mãn với trả lời nói trên, người đề nghị cấp C/O có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Mọi hành vi gian lận về C/O sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện sai phạm trong hoạt động của các Tổ chức cấp C/O, tuỳ theo mức độ, Bộ Công Thương sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và có thể đình chỉ hoạt động cấp C/O của Tổ chức cấp C/O đó.

Điều 17. Thực hiện Quy chế

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để giải quyết theo địa chỉ:

Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương

54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại:        04.22205444

Fax:                  04.22202525

Email:               co@moit.gov.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

QUY TẮC XUẤT XỨ

(Ban hành kèm theo Quy chế cấp C/O Mẫu AJ)

 

Điều 1. Giải thích từ ngữ

1. “Người xuất khẩu” là cá nhân hoặc pháp nhân tại nước thành viên xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa từ chính nước đó;

2. “Tàu chế biến của nước thành viên” hoặc “tàu của nước thành viên” là tàu:

a) Được đăng ký tại nước thành viên đó;

b) Được phép treo cờ của nước thành viên đó;

c) Ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân của một hay nhiều nước thành viên, hoặc thuộc sở hữu của một pháp nhân có trụ sở chính đặt tại một nước thành viên, trong đó các đại diện, chủ tịch hội đồng quản trị và đa phần các thành viên của hội đồng quản trị đó là công dân của một hay nhiều nước thành viên, và ít nhất 50% cổ tức thuộc sở hữu của cá nhân hoặc pháp nhân của một hoặc nhiều nước thành viên; và

d) Có ít nhất 75% trong tổng số thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ trên tàu là công dân của một hay nhiều nước thành viên;

3. “Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi” là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận áp dụng tại một nước thành viên về việc ghi chép  các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin; và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các quy định và thủ tục thực hiện cụ thể;

4. “Hàng hóa” bao gồm bất kỳ hàng hóa thương mại, sản phẩm, vật phẩm hoặc nguyên liệu, vật liệu nào;

5. “Nguyên vật liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau” là những nguyên vật liệu cùng loại có chất lượng như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật, và một khi các nguyên vật liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào;

6. “Người nhập khẩu” là cá nhân hoặc pháp nhân nhập khẩu hàng hóa vào nước thành viên nhập khẩu;

7. “Nguyên vật liệu” bao gồm bất kỳ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc được kết hợp lại để tạo ra một hàng hoá, hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một hàng hóa khác;

8. “Hàng hóa có xuất xứ” hoặc “Nguyên vật liệu có xuất xứ” là hàng hoá hoặc nguyên vật liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo các quy định của Phụ lục này;

9. “Vật liệu đóng gói và bao gói để vận chuyển” là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ;

10. “Cho hưởng ưu đãi thuế quan” nghĩa là áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt cho hàng hoá có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu; và

11. “Sản xuất” là các phương thức để thu được hàng hóa, bao gồm việc nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu nhặt, thu lượm, săn bắt, đánh bắt, đặt bẫy, săn bắn, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp một hàng hóa.

Điều 2. Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ của một nước thành viên nếu hàng hóa đó:

1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó như được quy định tại Điều 3; hoặc

2. Đáp ứng các quy định tại Điều 4 trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ; hoặc

            3. Được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên,

và đáp ứng tất cả các quy định khác của phụ lục này.

Điều 3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo khoản 1, Điều 2, các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên:

            1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó;

Ghi chú: Cây trồng ở đây nghĩa là tất cả các loại thực vật, bao gồm cây ăn quả, hoa, rau cỏ, rong biển, nấm và thực vật sống.

            2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó;

Ghi chú: Động vật sống được nhắc đến tại các khoản 2 và khoản 3 nghĩa là tất cả các loại động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút.

3. Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó;

            4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó;

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;

6. Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo pháp luật của nước thành viên đó và theo pháp luật quốc tế;

Ghi chú: Không một quy định nào trong Hiệp định này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo pháp luật quốc tế, kể cả theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

7. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ bên ngoài vùng biển bằng tàu của nước thành viên đó;

8. Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên chỉ từ các sản phẩm đã nêu tại khoản 7;

9. Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó nhưng không còn thực hiện được chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm phụ tùng hoặc làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;

10. Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hoặc gia công tại nước thành viên đó, bao gồm cả việc khai thác mỏ, trồng trọt, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải; hoặc có nguồn gốc từ việc tiêu dùng tại nước thành viên đó, và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu thô; và

11. Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó từ các hàng hoá được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 của điều này.

Điều 4. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Theo khoản 2, Điều 2, một hàng hóa, ngoại trừ những hàng hoá quy định tại khoản 2 dưới đây, được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên nếu:

a) Có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là “RVC”) không dưới 40% tính theo công thức quy định tại Điều 5, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó; hoặc

b) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá (sau đây gọi tắt là “CTC”) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi nhóm) thuộc Hệ thống Hài hoà.

Ghi chú: Hệ thống Hài hoà cũng chính là hệ thống được sử dụng cho Quy tắc các sản phẩm cụ thể nêu tại Phụ lục 2.

Người xuất khẩu của mỗi nước thành viên sẽ được phép lựa chọn áp dụng tiêu chí xuất xứ quy định tại điểm a hoặc điểm b để xác định xuất xứ của hàng hóa.

            2. Hàng hoá thuộc danh mục Quy tắc sản phẩm cụ thể sẽ không áp dụng khoản 1 của điều này. Hàng hoá này sẽ có xuất xứ nếu đáp ứng các quy tắc sản phẩm cụ thể quy định tại Phụ lục 2. Trường hợp một quy tắc sản phẩm cụ thể quy định việc lựa chọn áp dụng một trong các tiêu chí như RVC, CTC, công đoạn gia công chế biến hàng hoá, hoặc quy định cần có sự kết hợp các tiêu chí này, người xuất khẩu của nước thành viên được lựa chọn một tiêu chí phù hợp để xác định xuất xứ hàng hóa.

         3. Để áp dụng điểm a, khoản 1 và các quy tắc sản phẩm cụ thể quy định tại Phụ lục 2 có sử dụng tiêu chí RVC, hàm lượng RVC của một hàng hóa tính theo công thức quy định tại Điều 5 không nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm cụ thể mà tiêu chí RVC quy định cho sản phẩm đó.

          4. Tiêu chí xuất xứ quy định tại điểm b, khoản 1 và tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hoá quy định tại Phụ lục 2 chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

          5. Trong phạm vi của phụ lục này, ghi chú về các sản phẩm công nghệ thông tin quy định tại Phụ lục 3 sẽ được áp dụng.

Điều 5. Tính hàm lượng giá trị khu vực

1.  Công thức tính RVC như sau: 

RVC =

FOB – VNM

 

X 100 %

FOB

 

2.  Trong phạm vi của điều này:

a) “FOB”, trừ định nghĩa nêu tại khoản 3, là giá trị hàng hoá đã giao qua mạn tàu bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tầu;

b) “RVC” là RVC của một hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm; và

c) “VNM” là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

            3. FOB được đề cập tại điểm a, khoản 2 của điều này sẽ là trị giá:

            a) Tính bằng giá mua hàng hóa đầu tiên người mua trả cho nhà sản xuất, trong trường hợp có trị giá FOB của hàng hóa nhưng không được biết và không thể xác định được; hoặc

            b) Được xác định theo quy định từ Điều 1 đến Điều 8 của “Hiệp định về Trị giá Hải quan” trong trường hợp không có trị giá FOB của hàng hóa.

4. Nhằm áp dụng khoản 1 của điều này, giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên:

a) Được xác định theo Hiệp định về Trị giá Hải quan và sẽ bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm, và trong một số trường hợp nếu phù hợp sẽ bao gồm cả phí đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến cảng nhập khẩu của nước thành viên nơi đặt nhà máy sản xuất hàng hóa; hoặc

b) Nếu giá trị nguyên liệu không biết và không thể xác định được, giá trị này sẽ là giá mua đầu tiên tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới nơi sản xuất như cước vận tải, phí bảo hiểm, phí đóng gói cũng như tất cả các chi phí xác định khác phát sinh tại nước thành viên đó.

5. Nhằm áp dụng khoản 1 của điều này, giá trị VNM của một hàng hóa không bao gồm giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất nguyên liệu có xuất xứ (được dùng để sản xuất ra sản phẩm) của nước thành viên. 

6. Nhằm áp dụng điểm b, khoản 3 hoặc điểm a, khoản 4 của điều này trong việc áp dụng Hiệp định Trị giá Hải quan để xác định trị giá của một hàng hóa hoặc trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ, Hiệp định về Trị giá Hải quan sẽ áp dụng một cách thích hợp đối với những giao dịch trong nước hoặc đối với những trường hợp không có giao dịch trong nước về hàng hoá hoặc nguyên vật liệu không có xuất xứ.

Điều 6. De Minimis

1. Hàng hóa không thoả mãn quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 4 hoặc tiêu chí CTC quy định trong Phụ lục 2 vẫn được coi là hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên nếu:

a) Đối với hàng hóa thuộc các chương 16, 19, 20, 22, 23, từ chương 28 đến chương 49, và từ chương 64 đến chương 97 thuộc Hệ thống Hài hoà, tổng trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trị giá FOB của hàng hóa;

b) Đối với hàng hóa thuộc các chương 18 và 21 thuộc Hệ thống Hài hoà, tổng trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm hoặc bảy (07) phần trăm của tổng trị giá FOB của hàng hóa, như quy định tại Phụ lục 2; hoặc

c) Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đến chương 63 thuộc Hệ thống Hài hòa, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trọng lượng hàng hóa;

Ngoài ra, hàng hóa phải đáp ứng tất cả các tiêu chí khác quy định trong Phụ lục này để được công nhận là hàng hoá có xuất xứ.

Ghi chú: Trong phạm vi của khoản 1 điều này, điểm a, khoản 2, Điều 5 sẽ được áp dụng.

2. Khi áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ quy định tại khoản 1 điều này vẫn được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ theo công thức tính đã được nêu tại khoản 1, Điều 5 của Phụ lục này.

Điều 7. Cộng gộp

Nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ở một nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hoá đó.

Điều 8. Những công đoạn gia công chế biến đơn giản

Một hàng hóa được coi là không đáp ứng tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hoá nếu chỉ thực hiện những công đoạn sau:

            1. Những công đoạn bảo quản để giữ cho hàng hóa trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm muối) và các công đoạn tương tự;

            2. Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;

3. Tháo rời;

4. Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;

5. Tập hợp các phần và bộ phận được phân loại như là một hàng hoá theo Quy tắc 2(a) của Quy tắc chung về Giải thích Hệ thống Hài hoà;  

           6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của hàng hóa; hoặc

7. Kết hợp những công đoạn được đề cập từ khoản 1 đến khoản 6 của điều này.

Điều 9. Vận chuyển trực tiếp

1. Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng những quy định của Phụ lục này và được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu.

2. Các trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu; hoặc

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu qua một hay nhiều nước thành viên, hoặc qua một nước không phải là thành viên, với điều kiện hàng hoá đó chỉ quá cảnh hoặc lưu kho tạm thời, dỡ hàng, bốc lại hàng, và những công việc khác nhằm bảo quản hàng hoá trong tình trạng tốt.

Điều 10. Vật liệu đóng gói và bao gói

1. Vật liệu đóng gói và bao gói để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa  sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

2. Vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó, sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hoá theo tiêu chí CTC.  

3. Trong trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ sẽ được xét đến như là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính hàm lượng RVC của hàng hóa.

Điều 11. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác

1. Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hoá, xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện là: 

a) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác được lập hóa đơn chung với hàng hóa;

b) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa.

2. Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó sẽ được tính là giá trị nguyên liệu có xuất xứ hoặc giá trị nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính hàm lượng RVC của hàng hóa có xuất xứ.

Điều 12. Các yếu tố gián tiếp

1. Các yếu tố gián tiếp được coi là nguyên liệu có xuất xứ cho dù chúng được sản xuất từ bất kỳ nơi nào. 

2. “Các yếu tố gián tiếp” là những yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra, hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành hàng hóa đó, hoặc là những yếu tố được sử dụng trong việc bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu và năng lượng;

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản  xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;

đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;

e) Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hoá;

            g) Chất xúc tác và dung môi; và

h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Điều 13. Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau

Việc xác định nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau có phải là nguyên vật liệu có xuất xứ hay không sẽ được thực hiện bằng việc áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế tại nước thành viên xuất khẩu./.

 

 

Phụ lục 2

QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (PSR)

(Ban hành kèm theo Quy chế cấp C/O Mẫu AJ)

 

1. Trong phụ lục này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

a) RVC 40% nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá không nhỏ hơn 40% tính theo giá trị FOB (sử dụng công thức tính quy định tại Điều 5, Phụ lục 1) và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên;

Ghi chú: điểm a, khoản 2, Điều 5 của Phụ lục 1 sẽ được áp dụng trong phạm vi phụ lục này.

b) “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);

c) “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc  phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm);

d) “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm); và

đ) “WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên theo định nghĩa tại Điều 3 của Phụ lục 1;

2. Phụ lục này dựa trên cơ sở Hệ thống Hài hoà đã được sửa đổi ngày 01 tháng 01 năm 2002; và

3. Trong phạm vi điểm b, khoản 1 của Điều 6 của Phụ lục 1, những trường hợp sau đây sẽ được áp dụng:

a) Hàng hoá thuộc các phân nhóm 1803.10; 1803.20 và 1805.00: tổng trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất không được phép vượt quá 10% trị giá FOB của sản phẩm nếu không trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC); và

b) Hàng hoá thuộc phân nhóm 2103.90: tổng trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất không được phép vượt quá 7% trị giá FOB của sản phẩm nếu không trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá.


 

Mã HS

Mô tả hàng hoá

Tiêu chí xuất xứ

Phần I: Động vật sống, các sản phẩm từ động vật (chương 1-5)

 

Chương 1

 

 

Động vật sống

CC

Chương 2

 

 

Thịt và phụ phẩm từ thịt ăn được sau giết mổ

CC ngoại trừ từ chương 1.

Chương 3

 

 

Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

CC

Chương 4

 

 

Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

Chương 5

 

 

Các sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các chương khác

CC

Phần II - Các sản phẩm thực vật (chương 6 – 14)

Chương 6

 

 

Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự; cành hoa rời và các loại cành lá trang trí

CC

Chương 7

 

 

Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được

CC

Chương 8

 

 

Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

CC

Chương 9

 

 

Cà phê, chè, chè Paraguay và các loại gia vị

 

 

09.01

 

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.

 

 

 

 

- Cà phê chưa rang

 

 

 

0901.11

-- Chưa khử chất ca-phê-in

CC

 

 

0901.12

-- Đã khử chất ca-phê-in

CC

 

 

 

- Cà phê đã rang

 

 

 

0901.21

-- Chưa khử chất ca-phê-in

RVC 40%

 

 

0901.22

-- Đã khử chất ca-phê-in

RVC 40%

 

 

0901.90

- Loại khác

CC

 

09.02

 

Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu.

CC

 

09.03

0903.00

Chè Paragoay.

CC

 

09.04

 

Hạt tiêu thuộc chi Piper; các loại quả chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô, xay hoặc nghiền.

 

 

 

 

-  Hạt tiêu

 

 

 

0904.11

-- Chưa xay hoặc nghiền

CC

 

 

0904.12

-- Đã xay hoặc nghiền

CTSH

 

 

0904.20

- Các loại quả chi Capsicum hoặc chi Pimenta, đã làm khô, xay hoặc nghiền

CC

 

09.05

0905.00

Va-ni.

CC

 

09.06

 

Quế và hoa quế.

 

 

 

0906.10

- Chưa xay hoặc nghiền

CC

 

 

0906.20

- Đã xay hoặc nghiền

CTSH

 

09.07

0907.00

Đinh hương (cả quả, thân, cành).

CC

 

09.08

 

Hạt và vỏ, nhục đậu khấu và bạch đậu khấu.

CC

 

09.09

 

Hoa hồi, hoa hồi dạng sao, hạt cây thì là, hạt cây rau mùi, cây thì là Ai cập hoặc cây ca-rum; hạt cây bách xù.

CC

 

09.10

 

Gừng, nghệ tây, nghệ, lá rau thơm, lá nguyệt quế, ca-ry (curry) và các loại gia vị khác.

 

 

 

0910.10

- Gừng

CC

 

 

0910.20

- Nghệ tây

CC

 

 

0910.30

- Nghệ

CC

 

 

0910.40

- Lá rau thơm, lá nguyệt quế

CC

 

 

0910.50

- Ca-ry (curry)

CTSH

 

 

 

- Gia vị khác

 

 

 

0910.91

-- Hỗn hợp các gia vị đã nêu trong chú giải 1(b) của chương này

CTSH

 

 

0910.99

-- Loại khác

CC

Chương 10

 

 

Ngũ cốc

CC

Chương 11

 

 

Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì

 

 

11.01

1101.00

Bột mì hoặc bột meslin.

CC

 

11.02

 

Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin.

CC

 

11.03

 

Ngũ cốc dạng tấm, dạng bột thô và bột viên.

CC

 

11.04

 

Ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ: xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền.

CC

 

11.05

 

Khoai tây, dạng bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt và bột viên.

 

 

 

1105.10

- Bột, bột mịn và bột thô

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

 

1105.20

- Dạng mảnh lát, hạt và bột viên

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

11.06

 

Bột, bột mịn và bột thô, chế biến từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13, từ cọ sago hoặc từ rễ, củ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14 hoặc từ các sản phẩm thuộc chương 8.

 

 

 

1106.10

- Từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13

CC

 

 

1106.20

- Từ cọ sago, từ rễ, củ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

 

1106.30

- Từ các sản phẩm thuộc chương 8

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

11.07

 

Malt, rang hoặc chưa rang.

CC

 

11.08

 

Tinh bột; i-nu-lin.

CC

 

11.09

1109.00

Gluten lúa mì, đã hoặc chưa sấy khô.

CC

Chương 12

 

 

Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm rạ và cây làm thức ăn gia súc

CC

Chương 13

 

 

Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết suất từ thực vật khác

CC

Chương 14

 

 

Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

CC

Phần III - Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ  chúng;mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật (chương 15)

Chương 15

 

 

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

 

 

15.01

1501.00

Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá) và mỡ gia cầm, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.

CC

 

15.02

1502.00

Mỡ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.

CC

 

15.03

1503.00

Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleosterin, dầu oleo và dầu tallow, chưa nhũ hoá, chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.

CC

 

15.04

 

Mỡ và dầu của cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.05

1505.00

Mỡ lông và các chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).

CC

 

15.06

1506.00

Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.07

 

Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.08

 

Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

 

 

 

1508.10

- Dầu thô

CC

 

 

1508.90

- Loại khác

CTSH

 

15.09

 

Dầu ô- liu và các phần phân đoạn của dầu ô-liu, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

 

 

 

1509.10

- Dầu thô (Virgin)

CC

 

 

1509.90

- Loại khác

CTSH

 

15.10

1510.00

Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng duy nhất thu được từ ô-liu,  đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hóa học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc phần phân đoạn của dầu thuộc nhóm 15.09.

CC

 

15.11

 

Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.12

 

Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

 

 

 

 

- Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum và các phần phân đoạn của chúng:

 

 

 

1512.11

-- Dầu thô

CC

 

 

1512.19

-- Loại khác

CTSH

 

 

 

- Dầu hạt bông và các phần phân đoạn của dầu hạt bông

 

 

 

1512.21

-- Dầu thô (đã hoặc chưa khử gossypol)

CC

 

 

1512.29

-- Loại khác

CC

 

15.13

 

Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.14

 

Dầu hạt cải, dầu mù tạt và phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.15

 

Mỡ và dầu thực vật xác định khác (kể cả dầu Jojoba) và các phần phân đoạn của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học.

CC

 

15.16

 

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng đã qua hydro hóa, este hóa liên hợp, tái este hóa hoặc eledin hóa toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm.

CTH

 

15.17

 

Margarin, các hỗn hợp và các chế phẩm ăn được làm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau  thuộc chương này, trừ mỡ hoặc dầu ăn được hoặc các phần phân đoạn của chúng thuộc nhóm 15.16.

CTH

 

15.18

1518.00

Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng đã đun sôi, ô xi hoá, khử nước, sun phát hoá, thổi khô, polyme hoá bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ, hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hoá học khác, trừ loại thuộc nhóm 15.16; các chế phẩm  hoặc hỗn hợp không ăn được  từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu động vật khác nhau thuộc Chương này, không quy định ở nơi khác.

CTH

 

15.20

1520.00

Glyxêrin, thô; nước glyxêrin và dung dịch kiềm glyxêrin.

CTH

 

15.21

 

Sáp thực vật (trừ triglyxerit), sáp ong, sáp côn trùng khác và sáp cá nhà táng, đã hoặc chưa tinh chế hay pha màu.

CTH

 

15.22

1522.00

Chất nhờn; bã, cặn còn lại sau quá trình xử lý các chất béo hoặc sáp động vật hoặc thực vật.

CTH

Phần IV - Thực phẩm chế biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các nguyên liệu thay thế thuốc lá lá đã chế biến (chương 16-24)

Chương 16

 

 

Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

 

 

16.01

1601.00

Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó.

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

16.02

 

Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác.

 

 

 

1602.10

- Chế phẩm đồng nhất

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.20

- Từ gan động vật

CC

 

 

 

- Từ gia cầm thuộc nhóm 01.05

 

 

 

1602.31

-- Từ gà tây

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.32

--Từ gà loài Gallus domesticus:

CC

 

 

1602.39

-- Từ gia cầm khác

CC

 

 

 

- Từ lợn

 

 

 

1602.41

-- Thịt mông nguyên miếng và cắt mảnh

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.42

-- Thịt vai nguyên miếng và cắt mảnh

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.49

-- Loại khác, kể cả các sản phẩm pha trộn

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.50

- Từ trâu bò

CC ngoại trừ từ chương 1 hoặc chương 2.

 

 

1602.90

- Loại khác, kể cả sản phẩm chế biến từ tiết động vật

CC

 

16.03

1603.00

Phần chiết và nước ép từ thịt, cá, hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác.

CC

 

16.04

 

Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá.

 

 

 

 

- Cá nguyên con hoặc cá miếng, nhưng chưa xay nhỏ:

 

 

 

1604.11

-- Từ cá hồi:

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.12

-- Từ cá trích:

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.13

-- Từ cá sacdin, cá trích cơm (sprats) hoặc cá trích kê (brisling):

CC

 

 

1604.14

-- Từ các loại cá ngừ, cá ngừ vằn, cá ngừ Sarda spp

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.15

-- Từ cá thu:

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.16

-- Từ cá trổng

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.19

-- Từ cá khác

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.20

- Cá đã được chế biến hoặc bảo quản cách khác

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1604.30

- Trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối

CC

 

16.05

 

Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản.

 

 

 

1605.10

- Cua

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1605.20

- Tôm Shrimp và tôm pandan (prawns):

CC

 

 

1605.30

- Tôm hùm

CC ngoại trừ từ chương 3.

 

 

1605.40

- Động vật giáp xác khác

CC

 

 

1605.90

- Loại khác

CC ngoại trừ từ chương 3.

Chương 17

 

 

Đường và các loại kẹo đường

 

 

17.01

 

Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn.

CC ngoại trừ từ chương 12.

 

17.02

 

Đường khác, kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen.

 

 

 

 

- Lactoza và xirô lactoza

 

 

 

1702.11

-- Có hàm lượng lactoza khan từ 99% trở lên tính theo trọng lượng chất khô

CC ngoại trừ từ chương 4.

 

 

1702.19

-- Loại khác

CC ngoại trừ từ chương 4.

 

 

1702.20

- Đường từ cây thích (maple) và xirô từ cây thích:

CC

 

 

1702.30

- Glucoza và xirô glucoza, không chứa fructoza hoặc có chứa fructoza với hàm lượng dưới 20% trọng lượng ở thể khô

CC ngoại trừ từ chương 11 hoặc chương 12.

 

 

1702.40

- Glucoza và sirô glucoza, có chứa fructoza ít nhất là 20% nhưng dưới 50% tính theo trọng lượng ở thể khô, trừ đường nghịch chuyển

CC ngoại trừ từ chương 11 hoặc chương 12.

 

 

1702.50

- Fructoza tinh khiết về mặt hóa học

CC ngoại trừ từ chương 11 hoặc chương 12.

 

 

1702.60

- Fructoza và sirô fructoza, có chứa fructoza với hàm lượng trên 50% tính theo trọng lượng ở thể khô, trừ đường nghịch chuyển

CC ngoại trừ từ chương 11 hoặc chương 12.

 

 

1702.90

- Loại khác, kể cả đường nghịch chuyển, đưòng khác và hỗn hợp xirô đường có chứa fructoza với hàm lượng 50% tính theo trọng lượng ở thể khô

CC

 

17.03

 

Mật thu được từ chiết suất hoặc tinh chế đường.

CC ngoại trừ từ chương 12.

 

17.04

 

Các loại kẹo đường (kể cả sô-cô-la trắng), không chứa ca cao

 

 

 

1704.10

- Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường

RVC 40%

 

 

1704.90

- Loại khác

CC

Chương 18

 

 

Cacao và các chế phẩm từ cacao

 

 

18.01

1801.00

Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang.

CC

 

18.02

1802.00

Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác.

CC

 

18.03

 

Bột ca cao nhão , đã hoặc chưa khử chất béo.

CC

 

18.04

1804.00

Bơ ca cao, mỡ và dầu ca cao.

CTH      

 

18.05

1805.00

Bột ca cao, chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác.

CC

 

18.06

 

Sôcôla và chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao.

CC

Chương 19

 

 

Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

 

 

19.01

 

Chiết suất từ malt; thức ăn chế biến từ bột, tấm, bột thô, tinh bột hoặc từ chiết suất của malt, không chứa ca cao hoặc chứa dưới 40% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; thức ăn chế biến từ sản phẩm thuộc nhóm 0401 đến 0404, không chứa cacao hoặc chứa dưới 5% trọng lượng là cacao đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

CC

 

19.02

 

Các sản phẩm bột nhào (pasta) đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hay chế biến cách khác, như spaghety, macaroni, mì sợi, mì dẹt, gnocchi, ravioli, cannelloni; cut-cut (couscous), đã hoặc chưa chế biến.

CC

 

19.03

1903.00

Các sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự.

CC ngoại trừ từ chương 11.

 

19.04

 

Thức ăn chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc hoặc từ các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ: mảnh ngô chế biến từ bột ngô); ngũ cốc (trừ ngô) ở dạng hạt, mảnh hoặc hạt đã làm thành dạng khác (trừ bột, tấm và bột thô), đã làm chín sơ hoặc chế biến cách khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

CC

 

19.05

 

Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh quế, bánh đa nem và các sản phẩm tương tự.

 

 

 

1905.10

- Bánh mì giòn

CC

 

 

1905.20

- Bánh mì có gừng và loại tương tự

CC

 

 

 

- Bánh quy ngọt; bánh quế (waffles) và bánh kem xốp (wafers)

 

 

 

1905.31

-- Bánh quy ngọt

CC

 

 

1905.32

-- Bánh quế và bánh kem xốp

CC

 

 

1905.40

- Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự

CC

 

 

1905.90

- Loại khác

CC ngoại trừ từ nhóm 11.05.

Chương 20

 

 

Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây

 

 

20.01

 

Rau, qủa, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hay axit axetic.

CC ngoại trừ từ chương 7 hoặc chương 8.

 

20.02

 

Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic. 

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

20.03

 

Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic.

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

20.04

 

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06.

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

20.05

 

Rau khác, đã chế biến hay bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hay axit axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06.

CC ngoại trừ từ chương 7.

 

20.06

2006.00

Rau, quả, quả hạch, vỏ quả và các phần khác của cây, được  bảo  quản  bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường).

CC ngoại trừ từ chương 7 hoặc chương 8.

 

20.07

 

 Mứt, nước quả nấu đông (thạch), mứt từ qủa thuộc chi cam quýt, quả hoặc quả hạch nghiền sệt, quả hoặc quả hạch nghiền cô đặc, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác.

 

 

 

2007.10

- Chế phẩm đồng nhất

CC ngoại trừ chương 8.

 

 

 

- Loại khác

 

 

 

2007.91

-- Từ quả thuộc chi cam quýt

CC ngoại trừ chương 8.

 

 

2007.99

-- Loại khác

CC ngoại trừ từ chương 7 hoặc chương 8.

 

20.08

 

Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến, bảo quản cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

 

 

 

 

- Quả hạch, lạc và hạt khác, đã hoặc  chưa pha trộn với nhau

 

 

 

2008.11

-- Lạc

CC ngoại trừ từ chương 12.

 

 

2008.19

-- Loại khác, kể cả hỗn hợp

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.20

- Dứa

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.30

- Quả thuộc chi cam quýt

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.40

- Lê

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.50

- Mơ

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.60

- Anh đào (Cherries)

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.70

- Đào, kể cả quả xuân đào:

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.80

- Dâu tây

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

 

- Loại khác, kể cả dạng hỗn hợp, trừ loại thuộc phân nhóm 2008.19

 

 

 

2008.91

-- Lõi cây cọ

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.92

-- Dạng hỗn hợp

CC ngoại trừ từ chương 8.

 

 

2008.99

-- Loại khác

CC ngoại trừ từ ume thuộc các phân nhóm 0810.90 và 0812.90, hoặc khoai sọ thuộc phân nhóm 0714.90.

 

20.09

 

Nước quả ép (kể cả hèm  nho) và nước rau ép, chưa lên men và  chưa pha rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất ngọt khác.

CC

Chương 21

 

 

Các chế phẩm ăn được khác

 

 

21.01

 

Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê, chè, chè Paraguay; rễ rau diếp xoăn rang và các chất khác thay thế cà phê rang, các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất và chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê.

 

 

 

 

- Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê và các chế phẩm có thành  phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hay có thành phần cơ bản là cà phê

 

 

 

2101.11

-- Chất chiết suất, tinh chất và chất cô đặc

CC

 

 

2101.12

-- Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất và chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản từ cà phê

CC

 

 

2101.20

- Chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ chè, chè Paragoay và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết suất, tinh chất hoặc chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản từ chè hoặc chè Paragoay

CC

 

 

2101.30

- Rễ rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, chất chiết suất, tinh chất và các chất cô đặc từ các sản phẩm trên

CC ngoại trừ từ chương 10 hoặc chương 19.

 

21.02

 

Men hoạt động hoặc ỳ (men khô); các vi sinh đơn bào khác ngừng hoạt động (nhưng không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế.

CC

 

21.03

 

Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến.

 

 

 

2103.10

- Nước xốt đậu tương

CC

 

 

2103.20

- Nước xốt cà chua nấm và nước xốt cà chua khác

CC ngoại trừ từ chương 7 hoặc chương 20.

 

 

2103.30

- Bột mịn, thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến

CC

 

 

2103.90

- Loại khác:

CC

 

21.04

 

Súp, nước xuýt và chế phẩm để làm súp, nước xuýt; chế phẩm thực phẩm tổng hợp đồng nhất.

CC

 

21.05

2105.00

Kem lạnh (ice - cream) và sản phẩm ăn được tương tự khác, có hoặc không chứa ca cao.

CC

 

21.06

 

Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

 

 

 

2106.10

- Protein cô đặc và chất protein được làm rắn

CC

 

 

2106.90

- Loại khác

RVC 40%

Chương 22

 

 

Đồ uống, rượu và giấm

 

 

22.01

 

Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết.

CC

 

22.02

 

Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09.

 

 

 

2202.10

- Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu:

CC

 

 

2202.90

- Loại khác

RVC 40%

 

22.03

2203.00

Bia sản xuất từ malt.

CTH

 

22.04

 

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.

CC

 

22.05

 

Rượu vermourth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm.

CC

 

22.06

2206.00

Đồ uống đã lên men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

CC

 

22.07

 

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lich và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.

CC

 

22.08

 

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.

 

 

 

2208.20

- Rượu mạnh cất từ rượu vang nho hoặc từ rượu bã nho

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.30

- Rượu Whisky

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.40

- Rượu Rum và rượu Rum cất từ mật mía

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.50

- Rượu Gin và rượu Cối

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.60

- Rượu Vodka

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.70

- Rượu mùi và rượu bổ

RVC 40% hoặc CTH ngoại  trừ nhóm 22.07.

 

 

2208.90

- Loại khác

RVC 40% và CTH đối với hỗn hợp rượu sake hoặc rượu sake nấu (Mirin).

 

CC ngoại trừ từ chương 8 hoặc chương 20 đối với đồ uống có thành phần từ quả, có nồng độ cồn dưới 1%.

 

CTH ngoại trừ từ nhóm 22.07 đối với hàng hóa khác.

 

22.09

2209.00

Giấm và chất thay thế giấm làm từ ait axetic.

CC

Chương 23

 

 

Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

 

 

23.01

 

Bột mịn, bột thô và bột viên, từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác, không thích hợp dùng làm thức ăn cho người; tóp mỡ.

CTH

 

23.02

 

Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, thu được từ quá trình giần, sàng, rây, xay xát hoặc chế biến cách khác từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu.

CTH

 

23.03

 

Phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột và phế liệu tương tự, bã ép củ cải đường, bã mía và phế thải khác từ quá trình sản xuất đường, bã và phế thải từ quá trình ủ hay chưng cất, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên.

CTH

 

23.04

2304.00

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết suất dầu đậu tương.

CTH

 

23.05

2305.00

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hay ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết suất dầu lạc.

CTH

 

23.06

 

Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hay ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất mỡ hoặc dầu thực vật, trừ các loại thuộc nhóm 23.04 hoặc 23.05.

CTH

 

23.07

2307.00

Bã rượu vang; cặn rượu.

CTH

 

23.08

2308.00

Nguyên liệu thực vật và phế thải thực vật, phế liệu thực vật và sản phẩm phụ từ thực vật, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, loại dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

CTH

 

23.09

 

Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.

RVC 40%

Chương 24

 

 

Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá lá đã chế biến

 

 

24.01

 

Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá.

 

 

 

2401.10

- Lá thuốc lá, chưa tước cọng:

CC

 

 

2401.20

- Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ:

CC

 

 

2401.30

-  Phế liệu lá thuốc lá

CTSH

 

24.02

 

Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá.

CTH

 

24.03

 

Thuốc lá lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá lá đã chế biến khác; thuốc lá "thuần nhất" hoặc thuốc lá "hoàn nguyên"; chiết suất và tinh chất thuốc lá.

CTH

Phần V - Khoáng sản (chương 25-27)

Chương 25

 

 

Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng

 

 

25.01

2501.00

Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở dạng dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển.

CC

Phần VI - Sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan (chương 28-38)

Chương 29

 

 

Hoá chất hữu cơ

 

 

29.05

 

Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa, đã sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng.

 

 

 

 

- Rượu polyhydric khác:

 

 

 

2905.44

--  D-glucitol (sorbitol)

CTH ngoại trừ từ nhóm 17.02.

 

29.06

 

Rượu mạch vòng và các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro hóa, hoặc  nitroso hóa của chúng.

 

 

 

 

- Cyclanic, cyclenic hay cycloterpenic

 

 

 

2906.11

-- Menthol

CC ngoại trừ từ chương 33.

 

29.18

 

Axit carboxylic có thêm chức oxy và các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất halogena hóa, sulfo hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên.

 

 

 

 

- Axit carboxylic có chức rượu nhưng không có chức oxy khác, các alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất của các chất trên:

 

 

 

2918.14

-- Axit xitric

CC ngoại trừ từ chương 17 hoặc chương 23.

 

 

2918.15

-- Muối và este của axit citric

CC ngoại trừ từ chương 17 hoặc chương 23.

 

29.40

 

2940.00

Đường tinh khiết về mặt hóa học, trừ sucroza, lactoza, mantoza, glucoza và fructoza; ete đường, acetal đường và este đường, và muối của chúng, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 29.37, 29.38, hoặc 29.39.

CTH ngoại trừ từ nhóm 17.02.

Chương 35

 

 

Các chất chứa anbumin, các dạng tinh bột biến tính; keo hồ; enzim

 

 

35.02

 

Anbumin (kể cả các chất cô đặc có từ 2 hoặc nhiều whey protein chiếm trên 80% tính theo trọng lượng ở thể khô), muối anbumin và các chất dẫn xuất anbumin khác.

 

 

 

 

- Albumin trứng

 

 

 

3502.11

-- Đã làm khô

CC ngoại trừ từ chương 4.

 

 

3502.19

-- Loại khác

CC ngoại trừ từ chương 4.

 

 

3502.20

Albumin sữa, kể cả các chất cô đặc từ hai hoặc nhiều whey protein.

CTH

 

 

3502.90

- Loại khác

CTH

 

35.03

3503.00

Gelatin (kể cả gelatin ở dạng tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông), đã hoặc chưa gia công bề mặt hoặc nhuộm màu) và các chất dẫn xuất gelatin; keo điều chế từ bong bóng cá; các chất keo khác có gốc động vật, trừ keo casein thuộc nhóm 35.01.

CTH

 

35.05

 

Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác (ví dụ: tinh bột đã được tiền gelatin hóa hoặc este hóa); các loại keo thành phần chính là tinh bột, hoặc dextrin, hoặc các dạng tinh bột biến tính khác.

CTH

Chương 38

 

 

Các sản phẩm hoá chất khác

 

 

38.09

 

Chất để hoàn tất, các chất tải thuốc để làm tăng tốc độ nhuộm màu hoặc để hãm màu, các sản phẩm và chế phẩm khác (ví dụ: chất xử lý hoàn tất vải và thuốc gắn màu), dùng trong ngành dệt, giấy, thuộc da hoặc các ngành công nghiệp tương tự, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

 

 

 

3809.10

- Dựa trên thành phần cơ bản là tinh bột

CTH ngoại trừ từ nhóm 11.08 hoặc nhóm 35.05.

 

38.24

 

Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm có chứa các hỗn hợp của các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

 

 

 

3824.60

-Sorbitol, trừ loại thuộc phân nhóm 2905.44

CTH ngoại trừ từ nhóm 17.02.

Phần VIII - Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ  da; bộ đồ yên cương, hàng du lịch, túi xách tay và các loại đồ chứa tương tự; các mặt hàng từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm) (chương 41-43)

Chương 41

 

 

Da sống (trừ da lông) và da thuộc

CC

Chương 42

 

 

Các sản phẩm bằng da thuộc; bộ đồ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự, các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm)

CC

Chương 43

 

 

 

 

Da lông và da lông nhân tạo; các sản phẩm làm từ da lông và da lông nhân tạo

 

 

43.01

 

Da lông sống (kể cả đầu, đuôi, bàn chân hoặc các mẩu, các mảnh cắt khác, vẫn còn sử dụng được), trừ da sống trong nhóm 41.01, 41.02 hoặc 41.03.

CC

 

43.02

 

Da lông đã thuộc hoặc hoàn thiện (kể cả đầu, đuôi, bàn chân và các mẩu hoặc các mảnh cắt khác), đã hoặc chưa ghép nối (không có thêm các vật liệu phụ trợ khác), trừ loại thuộc nhóm 43.03.

CC

 

43.03

 

Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông.

 

 

 

 

4303.10

- Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo

CTH ngoại trừ từ nhóm 43.02.

 

 

4303.90

- Loại khác

 

CC

 

43.04

4304.00

Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo.

CC

Phần IX - Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; lie và các sản phẩm làm bằng lie; các sản phẩm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây (chương 44-46)

Chương 44

 

 

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ

 

 

44.01

 

Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào, dăm gỗ; phế liệu gỗ, mùn cưa, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự.

CTH

 

44.02

4402.00

Than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa đóng thành khối.

CTH

 

44.03

 

Gỗ cây, đã hoặc chưa bóc vỏ, bỏ giác hoặc đẽo vuông thô.

CTH

 

44.04

 

Gỗ đai thùng; cọc chẻ; sào, cột, cọc bằng gỗ, vót nhọn, nhưng không xẻ dọc; gậy gỗ đã cắt nhưng chưa tiện, uốn cong hoặc gia công cách khác, dùng làm ba toong, cán ô, chuôi, tay cầm dụng cụ hoặc tương tự; dăm gỗ và các dạng tương tự.

CTH

 

44.05

4405.00

Sợi gỗ, bột gỗ.

CTH

 

44.06

 

Tà vẹt đường sắt hoặc đường xe điện (thanh ngang) bằng gỗ.

CTH

 

44.07

 

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6mm.

CTH

 

44.08

 

Tấm gỗ lạng làm lớp mặt (kể cả tấm gỗ thu được bằng cách lạng gỗ ghép), gỗ lạng để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6 mm.

CTH

 

44.09

 

Gỗ (kể cả gỗ ván và viền dải gỗ trang trí để làm sàn, chưa lắp ghép), được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vát cạnh, ghép chữ V, tạo gân hoặc gờ dạng chuỗi hạt, tạo khuôn hình, tiện tròn hoặc gia công tương tự), dọc theo các cạnh, đầu hoặc bề mặt, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu.

CTH

 

44.10

 

Ván dăm và các loại ván tương tự (ví dụ: ván dăm định hướng và ván xốp) bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng keo hoặc bằng chất kết dính hữu cơ khác.

CTH

 

44.11

 

Ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác.

CTH

 

44.12

 

Gỗ dán, gỗ dán ván lạng và các tấm ván khác tương tự.

CTH ngoại trừ từ nhóm 44.07 hoặc nhóm 44.08.

 

44.13

4413.00

Gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc tạo hình.

CTH

 

44.14

4414.00

Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự.

CTH

 

44.15

 

Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ.

CTH

 

44.16

4416.00

Thùng tô nô, thùng baren, thùng hình trống, hình trụ, có đai, các loại thùng có đai khác và các bộ phận của chúng, bằng gỗ, kể cả các loại tấm ván cong.

CTH

 

44.17

4417.00

Dụng cụ các loại, thân dụng cụ, tay cầm dụng cụ, thân và cán chổi hoặc bàn chải, bằng gỗ; cốt hoặc khuôn giầy, ủng, bằng gỗ.

CTH

 

44.18

 

Đồ mộc, đồ gỗ dùng trong xây dựng, kể cả panen gỗ có lõi xốp nhân tạo, panen lát sàn và ván lợp đã lắp ghép.

CTH

 

44.19

4419.00

Bộ đồ ăn, bộ đồ làm bếp bằng gỗ.

CTH

 

44.20

 

Gỗ khảm, dát; tráp, và các loại hộp đựng đồ kim hoàn, đựng dao kéo và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc chương 94.

CTH

 

44.21

 

Các sản phẩm bằng gỗ khác.

CTH

Chương 46

 

 

Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây

 

 

46.01

 

Dây tết bện và các sản phẩm tương tự làm bằng vật liệu tết bện, đã hoặc chưa ghép thành dải; các vật liệu tết bện, các dây bện và các sản phẩm tương tự bằng vật liệu tết bện, đã kết lại với nhau trong các tao dây song song hoặc đã được dệt thành tấm ở dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm (ví dụ: chiếu, thảm, mành).

 

 

 

4601.20

- Chiếu, thảm và mành bằng vật liệu thực vật

CC ngoại trừ từ igusa thuộc phân nhóm 1401.90.

 

 

 

- Loại khác

 

 

 

4601.91

-- Bằng vật liệu thực vật

CC ngoại trừ từ igusa thuộc phân nhóm 1401.90.

Phần XI - Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt (chương 50-63)  xem thêm phần chú giải phần này

Chương 50

 

 

Tơ tằm

 

 

50.01

5001.00

Kén tằm thích hợp để ươm tơ.

CC

 

50.02

5002.00

Tơ sống (chưa xe hay chưa đậu).

CTH

 

50.03

 

Phế liệu tơ (kể cả kén không thích hợp để ươm tơ, phế liệu sợi tơ và tơ tái chế).