Quyết định 40/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Xuồng cao tốc - Quy phạm bảo quản dự trữ quốc gia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 40/2006/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 40/2006/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 40/2006/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ
40/2006/QĐ-BTC
NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN
NGÀNH: XUỒNG CAO TỐC - QUY PHẠM BẢO QUẢN DỰ
TRỮ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh Dự
trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định
số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ qui
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ
quốc gia;
Căn cứ Nghị định
sô 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về
việc qui định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo
quyết định này Tiêu chuẩn ngành: Xuồng cao
tốc - Quy phạm bảo quản dự trữ quốc
gia, ký hiệu là TCN 08: 2006 (có Phụ lục tham khảo
đính kèm).
Điều
2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể
từ ngày đăng công báo.
Điều
3. Cục
trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Chánh Văn
phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng,
quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức
thực hiện và kiểm tra thi hành quyết định
này.
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
TCN |
TIÊU
CHUẨN NGÀNH |
TCN 08: 2006
XUỒNG CAO TỐC
QUI PHẠM BẢO QUẢN DỰ TRỮ QUỐC
GIA
HÀ
NỘI - NĂM 2006
MỤC LỤC
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .
1. Phạm vi áp dụng . ... . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 Tài liệu viện dẫn . .. . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phần I. Qui định chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
1.1 Yêu cầu nhập kho . . . . . . . .
. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.2 Tài liệu viện dẫn, tính
năng cơ bản của xuồng cao tốc . . . . . . . .
. . . . . . . .
1.3 Tiêu chuẩn và
trách nhiệm của người bảo quản xuồng
. . . . . . . . . . . . . . . .
1.4 Thời gian lưu
kho, luân chuyển đối với các loại xuồng . .
. . . . . . . .. . . . . .
1.5 Hạ thuỷ xuồng để
kiểm tra định kỳ, đột xuất . . . . . .
. . . . . . . . . . .. . . . . . .
1.6 Yêu cầu khi vận chuyển
xuồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.7 Yêu cầu về kho bảo
quản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.8 Hồ sơ theo dõi quá trình bảo
quản và công tác quản lý . . . . . . . .. . . . . . . .
1.9 Hồ sơ kỹ thuật
của xuồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . .
Phần II. Kiểm tra, giao nhận xuồng
nhập kho dự trữ quốc gia . . . . .
. . . . . .
2.1 Kiểm tra bằng cảm quan . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
2.2 Kiểm tra tình trạng hoạt
động các bộ phận của xuồng . . . . . . . . . . . . . . . .
2.3
Nội dung biên bản giao nhận giữa các bên
tại cửa kho dự trữ . . . . . . . . . . .
Phần III. Bảo quản lần đầu
trước khi nhập kho . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . .
3.1 Vệ sinh xuồng trước
khi đưa vào bảo quản . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
3.2 Quy hoạch, sắp xếp
xuồng đưa vào bảo quản. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
3.3 Kê kích xuồng trong kho bảo
quản . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phần IV. Qui trình
bảo quản thường xuyên, bảo quản
định kỳ . .
. . . . . . . . .
4.1 Quy trình bảo quản thường xuyên . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.1.1
Bảo quản thường xuyên các loại xuồng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.1.2 Bảo quản thường xuyên
xe chở xuồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
4.2 Qui trình bảo
quản định kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.2.1
Thời gian bảo quản . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.2.2 Công tác chuẩn
bị cho bảo quản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
4.2.3
Nổ máy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.2.4 Bảo quản sau nổ máy . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4.2.5 Bảo quản một số thiết
bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
Phần V. Xuất kho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
5.1 Công tác chuẩn bị . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5.2 Tổ chức bàn giao . . . . . . . .
. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phần VI. Phòng chống cháy nổ và an toàn
lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6.1 Phòng chống cháy nổ . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6.2 An toàn lao động . . . . . . . . .
. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lời nói đầu
TCN 08: 2006 do
Dự trữ quốc gia khu vực Đông Bắc biên
soạn.
Cơ quan
đề nghị ban hành tiêu chuẩn: Cục dự
trữ quốc gia.
Cơ quan ban hành tiêu chuẩn: Bộ Tài chính ban hành theo
Quyết định số 40/2006/QĐ-BTC ngày 07 tháng 8
năm 2006.
Xuồng cao tốc - Quy phạm bảo quản
Dự trữ Quốc gia.
1.
Phạm vi áp dụng :
Tiêu chuẩn này
quy định các yêu cầu trong kiểm tra giao, nhận,
vận chuyển, công tác quản lý và kỹ thuật
bảo quản các loại xuồng cao tốc cứu
nạn dự trữ quốc gia trong điều kiện
Việt
2. Tài liệu viện dẫn:
SOLAS 74 Công
ước quốc tế về an toàn sinh mạng con
người trên biển.
TCVN 6451 – 2004 Quy
phạm phân cấp và đóng tàu thuỷ cao tốc.
TCVN 6278 – 2003 Quy
phạm trang bị an toàn tàu biển.
TCVN 6259 – 2003 Quy
phạm phân cấp đóng tàu biển vỏ thép.
TCVN 6282 - 2003 Quy
phạm kiểm tra và chế tạo các loại tầu làm
bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh.
Hướng
dẫn sử dụng và bảo quản xuồng cao tốc
của nhà sản xuất .
Phần I
Quy định chung
1.1 Yêu cầu nhập kho
1.1.1 Xuồng cao tốc đưa vào
kho dự trữ quốc gia
bảo quản là xuồng mới, chưa qua sử
dụng, phải đồng bộ, có tình trạng kỹ
thuật tốt, thỏa mãn thiết kế được
duyệt.
1.1.2 Xuồng cao tốc đã qua
sử dụng và khi nhập lại bảo quản trong kho
dự trữ quốc gia: xuồng phải được
cơ quan chức năng kiểm định chất
lượng, cấp có thẩm quyền quyết
định trước khi đưa vào kho bảo quản
tiếp.
1.2 Tài liệu viện dẫn, tính
năng cơ bản của xuồng cao tốc dự
trữ quốc gia.
1.2.1 Tài
liệu: Theo tiêu chuẩn TCVN 6451- 2004
1.2.2 Tính
năng:
- Xuồng cao
tốc dự trữ quốc gia sử dụng hệ
thống máy chính là động cơ đốt trong, dùng
nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel. Thiết bị
chuyên dùng gồm: thiết bị thông tin, thiết bị
điện, máy phát, máy bơm, thiết bị y tế.
- Vỏ
xuồng được kết cấu từ hợp kim
đóng tàu 5083-H321 và hợp kim nhôm hình 6061T6, hoặc
bằng composite, mặt sàn và boong làm bằng hợp kim nhôm
hoặc composite chống trượt, các tấm kim loại
được liên kết với nhau bằng các mối hàn
theo quy trình hàn METAL- INERT & TUNGSTEN (Kim loại khí trơ và
điện cực) cho toàn bộ đường hàn theo quy
định của Đăng kiểm Việt Nam.
- Toàn bộ thân
vỏ xuồng được phủ một lớp
sơn chuyên dùng cho tàu biển.
1.2.3 Xuồng cao tốc cứu nạn
có tính năng hàng hải ổn định, hệ thống
lan can tay vịn được kết cấu và bố trí
phù hợp.
1.3 Tiêu chuẩn và trách nhiệm
của người bảo quản xuồng.
1.3.1
Người làm công tác bảo quản xuồng, nhóm tổ
công nhân kỹ thuật bảo quản phải có trình
độ hiểu biết về động cơ
đốt trong, phải qua các lớp đào tạo,
tập huấn về sử dụng xuồng, nắm
vững các nguyên tắc vận hành và xử lý các sự
cố xảy ra trong quá trình bảo quản.
1.3.2 Trong quá
trình vận hành, bảo quản phải tuân thủ các quy
định nêu trong quy phạm này. Nếu cá nhân, tập
thể thực hiện sai, làm hư hỏng hoặc gây
sự cố, phải bồi thường thiệt hại
theo quy định hiện hành.
1.4 Thời gian lưu kho, luân
chuyển đối với các loại xuồng
1.4.1 Đối với các loại
xuồng mới, chưa qua sử dụng đưa vào
Dự trữ Quốc gia thời gian lưu kho không quá 7
năm.
1.4.2 Đối với các loại
xuồng đã qua sử dụng đưa vào Dự
trữ Quốc gia thời gian lưu kho không quá 3 năm.
1.5 Hạ thuỷ xuồng để
kiểm tra định kỳ, đột xuất:
1.5.1 Cục
Dự trữ quốc gia quyết định thời gian
hạ thuỷ xuồng cao tốc theo yêu cầu của các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu
cầu của công tác bảo quản xuồng.
1.5.2 Di chuyển
xuồng từ kho đến nơi hạ thuỷ và
vận hành xuồng phải tuân thủ các quy định
hiện hành khi tham gia giao thông đường biển,
đường sông.
1.6 Yêu cầu khi vận chuyển
xuồng.
1.6.1 Kiểm tra
tính an toàn của phương tiện vận chuyển
xuồng, xe kéo xuồng và các thiết bị an toàn khác.
1.6.2 Phải có
dây chằng buộc xuồng, có giá kê, kết thúc quá trình
vận chuyển phải lắp ráp hoàn chỉnh các trang
thiết bị đã tháo.
1.6.3 Khi vận
chuyển cần đảm bảo khoảng cách thích
hợp giữa phần thấp nhất của đuôi máy
với mặt đường.
1.6.4 Không
vận chuyển xuồng chung cùng với các loại hoá
chất, các chất dễ gây cháy nổ.
1.7 Yêu cầu về kho bảo
quản.
1.7.1 Kho kín, có mái che, có hệ thống
bảo vệ.
1.7.2 Nền kho
bằng phẳng, cứng, tải trọng đạt
lớn hơn 5 tấn/m2 và thuận tiện cho quá trình
nhập, xuất, bảo quản xuồng.
1.7.3 Kho cách xa
các nguồn hoá chất, nơi dễ cháy nổ, có hệ
thống phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt và
hệ thống điện chiếu sáng.
1.7.4 Kho mới
xây dựng nên đặt ở gần sông để dễ
dàng cho việc bảo quản định kỳ có hạ
thuỷ.
1.8 Hồ sơ theo dõi quá trình bảo
quản và công tác quản lý
1.8.1 Hồ
sơ gồm:
1.8.1.1 Sổ
nhật ký bảo quản; sổ theo dõi công tác bảo
quản; biên bản sự cố kỹ thuật; biên
bản khắc phục sự cố (nếu có).
1.8.1.2 Biên
bản nhận bàn giao, phiếu nhập kho, thẻ kho, biên
bản xuất kho, hoá đơn xuất hàng theo quy
định của Dự trữ Quốc gia.
1.8.1.3 Các hồ
sơ, chứng từ, biên bản bàn giao, xuất xứ
của xuồng được quản lý tập trung, khi
có lệnh xuất giao phải được chuyển giao
cho đơn vị nhận xuồng.
1.8.2 Công tác
quản lý:
1.8.2.1 Định
kỳ một tháng một lần thủ trưởng
đơn vị phụ trách kho phải kiểm tra và có
nhận xét đánh giá ghi vào sổ theo dõi công tác bảo
quản.
1.8.2.2 Một
tháng một lần tổng kho báo cáo Dự trữ quốc
gia khu vực tình hình công tác bảo quản.
1.8.2.3 Một
quý một lần Dự trữ quốc gia khu vực
tổng hợp, báo cáo Cục Dự trữ Quốc gia tình
hình thực hiện công tác bảo quản, những
đề xuất, kiến nghị cần giải
quyết.
1.8.2.4 Tất
cả những hư hỏng, mất mát các chi tiết,
bộ phận của xuồng trong quá trình lưu kho,
Tổng kho phải lập biên bản nêu rõ hiện
tượng, nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm và báo cáo Dự
trữ quốc Gia khu vực để có biện pháp
xử lý.
1.9 Hồ sơ kỹ thuật
của xuồng :
1.9.1 Hồ sơ xuất xưởng
(Gồm các biên bản nghiệm thu từng công đoạn
sản xuất của cơ quan Đăng kiểm
Việt Nam).
1.9.2 Hồ
sơ đăng kiểm.
1.9.3 Hồ
sơ bản vẽ thiết kế và giấy chứng
nhận thiết kế được duyệt do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
1.9.4 Tài liệu
hướng dẫn sử dụng máy và thiết bị
được lắp trên xuồng.
Phần II
Kiểm tra, giao nhận xuồng nhập kho Dự trữ
Quốc gia.
2.1 Kiểm tra bằng cảm quan.
2.1.1 Xuồng
nhập kho Dự trữ Quốc Gia phải bảo đảm theo đúng quy
định tại Điều 1.1 của quy phạm này.
2.1.2 Kiểm tra
tính đồng bộ của xuồng :
2.1.2.1 Kiểm
tra máy: Kiểm tra chủng loại, ký hiệu của máy và
số máy để đối chiếu với hồ
sơ thiết kế, hồ sơ đăng kiểm.
2.1.2.2 Kiểm
tra hệ thống điều khiển trên ca bin xuồng,
các hệ thống đường dẫn động
cơ khi điều khiển từ cabin tới phần
máy.
2.1.2.3 Kiểm
tra hệ thống thông tin, tín hiệu liên lạc cứu
nạn, đèn báo hiệu, còi ủ, đèn quay
2.1.2.4 Kiểm
tra các trang thiết bị kèm theo như : Phao tròn, áo phao,
đệm chống va đập, ắc quy, khung dàn
bạt, bạt che, thiết bị y tế và hệ
thống neo.
2.1.2.5 Kiểm
tra xe kéo xuồng: Bánh lốp, các cơ cấu cáp kéo nâng
hạ xuồng, các puli con lăn trượt của xe kéo
xuồng.
2.2 Kiểm tra
tình trạng hoạt động các bộ phận của
xuồng :
2.2.1 Kiểm tra
hoạt động của các động cơ
(trước khi thử hoạt động của máy
cần phải tiến hành hạ thuỷ động
cơ), hệ thống thuỷ lực nâng hạ của
máy, vòng quay chân vịt, hệ thống hoạt động
của bơm làm mát máy chính.
2.2.2 Kiểm tra
các hệ thống điện như: Cầu chì, dây dẫn
điện, hệ thống cắt mát, ắc quy và các công
tắc, cần gạt trên bảng hệ thống điện.
2.2.3 Kiểm tra
các thiết bị điện : Đèn pha, đèn quay, còi
ủ, đèn chiếu sáng trong ca bin, loa, micrô.
2.2.4 Kiểm tra
hệ thống lái và hệ thống nâng hạ của
cửa cứu nạn phía trước mũi xuồng.
2.3 Nội dung biên bản giao nhận
giữa các bên tại cửa kho dự trữ :
2.3.1 Đánh giá
chất lượng: Vỏ xuồng, máy của xuồng,
xe kéo và các trang thiết bị kèm theo xuồng.
2.3.2 Số
lượng, chất lượng, số vỏ, số máy
của từng xuồng bàn giao.
2.3.3 Danh mục
trang thiết bị, số lượng, chất
lượng các trang thiết bị, phụ tùng dự
trữ theo xuồng.
2.2.4 Các tài
liệu giao kèm cho mỗi xuồng theo đúng quy
định tại Điều 1.9 của Quy phạm này.
Phần III
Bảo quản lần đầu trước khi nhập
kho
3.1 Vệ sinh xuồng trước
khi đưa vào bảo quản.
3.1.1 Dùng
nước ngọt, sạch rửa toàn bộ bên ngoài
xuồng và xe kéo xuồng. Dùng máy nén khí, giẻ mềm
để thổi, lau khô nước trước khi
đưa xuồng vào bảo quản.
3.1.2 Không dùng vòi
nước có áp lực cao phun thẳng vào kính xuồng và
các hệ thống điện.
3.2 Quy hoạch, sắp xếp
xuồng đưa vào bảo quản.
3.2.1 Mỗi
loại xuồng được sắp xếp theo khu
vực riêng và xếp quay mũi xuồng ra phía cửa kho
để bảo quản.
3.2.2 Khoảng cách giữa các xuồng
với nhau được sắp xếp như sau:
3.2.2.1 Khoảng
cách xếp theo chiều ngang giữa 2 thân xuồng không
nhỏ hơn 0,5m.
3.2.2.2 Khoảng
cách xếp theo chiều dọc giữa 2 xuồng không
nhỏ hơn 2m.
3.2.2.3 Khoảng
cách giữa xuồng và cột nhà kho, tường kho không
nhỏ hơn 0,5m.
3.2.3 Các trang
thiết bị kèm theo xuồng như: ắc quy, hộp
đồ nghề, tài liệu kỹ thuật, phao cứu
sinh các loại, thiết bị liên lạc, thiết bị
y tế được bảo quản riêng trên giá kê hàng (
ắc quy đã đổ điện dịch phải
được bảo quản ở khu vực riêng).
3.3 Kê kích xuồng trong kho bảo
quản.
3.3.1 Xuồng có trang bị đặt
trên xe kéo: Bánh lốp được kê cao cách nền sàn kho
tối thiểu từ 3 ¸ 5cm; áp suất trong săm từ
1,0 ¸ 1,5kg/cm2. Hệ thống nhíp, lò so, các xi lanh thuỷ
lực được ở trạng thái nghỉ không
chịu tải.
3.3.2 Mỗi xuồng không đặt
trên xe kéo (ST450) được kê trên 1 khung giá riêng.
Phần IV
Quy trình bảo quản thường xuyên, bảo quản
định kỳ
4.1 Quy trình
bảo quản thường xuyên :
4.1.1 Bảo quản thường xuyên
các loại xuồng:
4.1.1.1 Quy trình
bảo quản thường xuyên 1 lần/ tuần:
4.1.1.1.1 Vệ
sinh sạch toàn bộ mặt sàn kho trước khi bảo
quản xuồng.
4.1.1.1.2 Vệ
sinh bạt che xuồng, kính chắn gió, đèn, còi, lan can,
tay vịn, thân xuồng, mặt boong, bề mặt ngoài
của máy và chân vịt.
4.1.1.1.3 Dùng
giẻ mềm để vệ sinh toàn bộ phần bên
trong ca bin và bảng công tác điện, bộ TAC và các
thiết bị khác lắp đặt trên xuồng.
4.1.1.1.4 Tháo
bạt che ra khỏi xuồng khi thời tiết nóng có
nhiệt độ môi trường trong kho bảo quản
lớn hơn 400C.
4.1.1.1.5 Kiểm
tra, vệ sinh : Phao tròn, phao áo, ắc quy, đồ nghề
và các trang thiết bị khác của xuồng.
4.1.2 Bảo quản thường xuyên
xe chở xuồng :
4.1.2.1 Một
quý 1 lần làm sạch, tra dầu vào ốc vít, các vị
trí khác như: Hệ thống con lăn, tời cáp, nhíp xe; 6
tháng 1 lần bơm mỡ vào các vị trí vú mỡ.
4.1.2.2 Kiểm
tra áp suất trong xăm phải luôn đảm bảo áp
suất như đã quy định tại Điều 3.3
(3.3.1). Trong thời gian bảo quản xe chở xuồng
nếu có chỗ bị han gỉ thì sơn khắc phục
ngay, màu sơn phải đảm bảo đồng
nhất với màu sơn nền cũ.
4.2 Quy trình
bảo quản định kỳ.
4.2.1 Thời gian bảo quản
Một quý 1
lần nổ máy định kỳ kiểm tra tình trạng
hoạt động của: động cơ, hệ
thống thuỷ lực nâng hạ chân vịt máy, hộp
số, tay ga, hệ thống điện, đèn, còi,
thiết bị liên lạc và các trang thiết bị theo
xuồng.
4.2.2 Công tác chuẩn bị cho bảo
quản.
4.2.2.1 Két
nước để làm mát máy phải đủ
nước, bật công tắc điện nâng đuôi máy xuồng
lên để đưa két nước làm mát máy vào vị
trí phía dưới của đuôi máy xuồng. Bật công
tắc điện để hạ máy xuồng hết hành trình,
mức nước trong két phải ngập cánh đè sóng.
(Trên cửa lấy nước của máy).
4.2.2.2 Kiểm
tra kỹ hệ thống nhiên liệu (két nhiên liệu,
đường dẫn, mặt bích và bầu lọc). Nhiên
liệu dùng cho động cơ máy nổ phải theo
đúng yêu cầu về chủng loại, chất
lượng của nhà sản xuất máy. Không dùng dầu,
xăng lẫn nước, dầu bôi trơn động
cơ phải đảm bảo đúng yêu cầu về
chủng loại và dung tích cho từng loại xuồng (Theo
hướng dẫn của nhà sản xuất)
4.2.2.3 Cấp
nhiên liệu vào két đạt tới mức cho phép, bơm
nhiên liệu cho động cơ, và xả e cho hệ
thống (chỉ áp dụng cho lần khởi động
đầu tiên).
4.2.2.4 Mở
nắp bầu lọc nước biển đổ
nước đầy vào bầu lọc, kiểm tra nước
làm mát cho động cơ, mức dầu bôi trơn
động cơ, kiểm tra tay số ở vị trí
"Stop" nổ máy không tải (Số ở trạng thái không).
4.2.2.5 Ắc quy
phải được nạp đủ điện theo
quy định, đấu ắc quy với bộ
đề, dây mát của máy, kiểm tra các đầu
mối điện và hệ thống cắt mát.
4.2.2.6 Kiểm
tra toàn bộ bề mặt ngoài của động cơ
(không có vật lạ đặt trên hoặc gần
động cơ ).
4.2.3 Nổ máy.
4.2.3.1
Để máy chạy ở chế độ vòng quay " Min"
không tải để tiến hành nổ máy. Khi đề
nổ phải đề dứt khoát, mỗi lần
đề thời gian không lớn hơn 5 giây. Không
đề liên tiếp nhiều lần, thời gian dừng
giữa 2 lần đề máy phải lớn hơn 15 giây.
Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm
mát, của các bơm nước mặn (nước vào và
ra khỏi máy tuần hoàn kín tại két nước thử
).
4.2.3.2 Sau khi
nổ máy duy trì ở vòng tua (từ 600 ¸ 1.000 vòng/ phút, điều
khiển ga ở vị trí nhỏ nhất) trong vòng 5 phút.
Khi các thông số ở chế độ an toàn thì tiến
hành tăng dần vòng tua của máy từng bước
một, không được tăng đột ngột.
Thời gian nổ máy không tải không quá 30 phút cho một
lần nổ máy.
4.2.3.3 Dầu
bôi trơn hộp số phải được thay sau 10
giờ vận hành đầu tiên. Tiến hành thay dầu
định kỳ sau 100 giờ máy hoạt động hoặc
định kỳ kiểm tra thấy dầu không
đảm bảo, dầu có hiện tượng trắng
như sữa, lẫn nước, bẩn, lắng
đọng … . phải lập biên bản dừng máy và báo
cáo cấp trên giải quyết.
4.2.3.4 Van
điều tiết nước làm mát máy hoạt
động khi nhiệt độ nước trong máy
đạt tới nhiệt độ quy định:
(Nhiệt độ nước bằng 73- 77oC van
điều tiết bắt đầu mở, nhiệt
độ nước bằng 75oC – 95oC van điều
tiết mở hoàn toàn) nhiệt độ nước trong
két tăng cao hơn 40oC phải bổ sung nước
để làm giảm nhiệt độ nước trong
két.
Trước khi
tắt máy: phải giảm ga về vòng quay nhỏ nhất
duy trì trong thời gian 3 đến 5 phút để nhiệt
độ nước làm mát trong động cơ giảm
xuống.
4.2.3.5 Định
kỳ mỗi lần phát nổ máy phải kiểm tra tính
năng hoạt động của các bộ phận và trang
thiết bị chuyên dùng của xuồng (Thực hiện
như điều 2.2). Nếu phát hiện bị hư
hỏng, sự cố phải xử lý kịp thời.
4.2.4 Bảo quản sau nổ máy.
4.2.4.1 Nâng
đuôi máy lên, đưa két nước làm mát máy ra ngoài, tháo
két nhiên liệu và ống dẫn nhiên liệu. Xả
hết lượng nhiên liệu còn đọng tại
bộ chế hoà khí và cốc lọc. Hạ đuôi máy
về vị trí bảo quản tĩnh.
4.2.4.2 Bật
công tắc ngắt mát, tháo ắc quy đưa về
nơi bảo quản riêng.
4.2.4.3 Thực
hiện quy trình bảo quản theo qui định tại
điều 4.1.1 của quy phạm này.
4.2.5 Bảo quản một số
thiết bị.
4.2.5.1 Các
dụng cụ, đồ nghề theo xuồng mỗi
năm được lau chùi sạch sẽ và
được bọc bằng giấy nến.
4.2.5.2 Ắc quy
theo xuồng:
- Ắc quy khô
được bảo quản nguyên bao bì trên giá (chú ý
kiểm tra độ kín của các nút đậy, băng
dán).
- Ắc quy
ướt (đã đổ điện dịch)
được bảo quản riêng trên giá , xếp một
lượt, vỏ ắc quy được lau khô sạch
hàng tuần. Mức điện dịch trong từng
ngăn phải cao hơn tấm cực hoặc
lưới ngăn 10 đến 15mm. Hàng tháng phải
nạp điện bổ sung để ắc quy luôn no
nước.
4.2.5.3 Các trang
thiết bị chuyên dùng như : Máy VHF, thiết bị y
tế được bảo quản riêng ở nơi khô
ráo, dùng giẻ mềm hoặc máy hút bụi để
vệ sinh bên ngoài.
Phần V
Xuất kho
5.1 Công tác chuẩn bị.
5.1.1 Chuẩn
bị dụng cụ, trang thiết bị cần thiết
cho việc phát nổ máy như : Xăng, dầu, ắc quy,
két nước, lực lượng công nhân và các giấy tờ,
sổ sách chứng từ có liên quan đến việc
xuất xuồng dự trữ quốc gia.
5.1.2 Kiểm tra
các trang thiết bị giao kèm theo xuồng, hạ xuồng
xuống khỏi giá kê, bơm hơi lốp (xuồng
để trên xe chở xuồng).
5.2 Tổ chức bàn giao.
5.2.1 Tiến
hành phát nổ máy, kiểm tra tính năng hoạt
động của các thiết bị trên xuồng (thực
hiện theo Điều 2.2, Điều 4.2.3) và tiến hành
lập biên bản bàn giao xuồng (thực hiện theo
điều 2.3).
5.2.2 Xuất
xuồng ra khỏi kho dự trữ quốc gia thực
hiện theo nguyên tắc: Xuồng nhập trước
xuất trước, xuồng nhập sau xuất sau và
chỉ thực hiện xuất kho khi có quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Phần VI
Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động.
6.1 Phòng chống cháy nổ.
6.1.1 Kho bảo
quản xuồng phải đảm bảo các yêu cầu
được qui định tại Điều 1.7
của quy phạm này và được trang bị, tổ
chức công tác phòng chống cháy nổ theo đúng nghị
định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính
phủ và thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ
Công an.
6.1.2 Phải
tuyệt đối cách ly các nguồn có thể phát cháy,
nổ khi bảo quản xuồng.
6.1.3 Lập
phương án phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy
và lực lượng ứng cứu khi có tình huống
xẩy ra.
6.2 An toàn lao động.
Người làm
công tác bảo quản xuồng, nhóm tổ công nhân kỹ
thuật bảo quản được trang bị
đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao
động theo đúng quy định.
PHỤ LỤC THAM KHẢO
(Kèm
theo tiêu chuẩn ngành TCN 08:2006:
Xuồng
cao tốc - Quy phạm bảo quản dự trữ
quốc gia)
Một
số loại xuồng bảo quản tại các kho Dự
trữ quốc gia
1.
Xuồng ST 750 CN:
1.1 Một số thông số kỹ
thuật của xuồng :
* Kích
thước toàn bộ xuồng, xe:
- Chiều dài
toàn bộ: LTB = 11,50 m
- Chiều
rộng toàn bộ: BTB = 2,85 m
- Chiều cao
toàn bộ: DTB = 4,10 m
- Mớn
nước trung bình: d = 0,60 m
- Vận
tốc trung bình lớn nhất: VMax = 30 hải
lý/giờ
- Trọng
lượng xuồng: P = 3.700 kg
Biên chế thuyền viên 2
người, 4 nhân viên cứu nạn và 15 người
bị nạn, hoặc 1.500 kg hàng hoá.
- Máy chính: ME 421
ST I P2 (ME 420 ST I P1) – 240 CV – 3.700 V/phút (động cơ
diezel 4 kỳ – 6 xy lanh).
1.2 Đặc tính kinh tế kỹ
thuật xuồng cao tốc:
- Xuồng
được thiết kế có khoang kín trong thân vỏ,
phía trong vỏ xuồng được phun một lớp
xốp chống chìm, điều này sẽ giúp cho xuồng
luôn nổi cho dù các khoang có bị thủng và ngập
nước.
- Xuồng có
tính ổn định và tốc độ cao nhờ sự
kết hợp giữa động cơ và 2 thân phụ
dưới đáy xuồng. Cùng với hệ đuôi chuyển
động được điều khiển bằng
hệ lái thuỷ lực, nâng hạ cầu mồm
được điều khiển bằng tời quay tay…
đã tạo nên khả năng hoạt động hợp
lý rất thuận tiện cho việc tìm kiếm cứu
nạn, vận chuyển hàng hoá và đưa người
bị nạn từ dưới nước lên xuồng,
từ xuồng lên bờ. Xuồng có thể hoạt
động ở chế độ lướt với
tốc độ cao nhất ( > 25 hải lý/h) trong
điều kiện sóng cấp 4, gió cấp 5 độ
BEOUFORE.
- Toàn bộ thân
vỏ xuồng được làm bằng hợp kim nhôm
đóng tàu chuyên dùng (Loại 5083-H321 và 6061 T6). Mặt sàn và
boong làm bằng nhôm chống trượt.
- Do có khối
lượng nhẹ (3.700 kg), nên có thể dùng cẩu
để nâng xuồng lên xe chở xuồng hoặc hạ
xuồng xuống nước.
- Kết
cấu xuồng theo hệ thống cơ cấu dọc,
khoảng sườn ngang: 500 mm, khoảng cách các nẹp
dọc; 150 mm hoặc 200 mm tuỳ theo các vị trí của
thân vỏ xuồng.
- Xuồng có
bố trí chung hợp lý, hài hoà, thẩm mỹ, chắc
chắn, hiện đại, đáp ứng được
các chức năng cứu hộ.
- Xuồng
được bố trí 4 vách ngang, và phân thành các khoang :
+ Từ Sn # 0
đến Sn#4: Khoang sau cabin.
+ Từ Sn # 3
đến Sn # 4: Khoang chứa két dầu đốt
trực nhật máy chính.
+ Từ Sn 4
đến Sn 10: Khoang cabin.
+ Khoang
dưới cabin: Từ Sn10 đến mũi.
2.
Xuồng ST 660:
2.1 Một số thông số kỹ
thuật của xuồng :
* Kích
thước toàn bộ xuồng, xe:
- Chiều dài
toàn bộ: LTB = 8,00 m
- Chiều
rộng toàn bộ: BTB = 2,25 m
- Chiều cao
toàn bộ: DTB = 3,24 m
- Chiều chìm
trung bình: d = 0,35 m
- Vận
tốc trung bình lớn nhất: VMax = 27 hải lý/giờ.
- Trọng
lượng xuồng: 800 kg
- Máy chính:
Động cơ xăng YAMAHA – công suất từ 60 – 115 CV
(Riêng xuồng
Dự trữ Quốc gia : máy 60CV hoặc 85CV ).
2.2 Đặc
tính kinh tế kỹ thuật xuồng cao tốc :
- Xuồng được thiết
kế có kiểu dáng đẹp, tính năng hàng hải
ổn định, hệ thống các thiết bị
lắp đặt trên xuồng được bố trí
hợp lý, rất thuận tiện cho người sử
dụng.
- Xuồng
được phun đầy xốp trong hai khoang mạn
ở khu vực từ Sn # 0 ; Sn #1, và dọc 2 hộp
ghế phía trong cabin nhằm tăng khả năng chống
chìm khi xuồng bị sự cố.
- Tuỳ theo
tải trọng và mục đích sử dụng, xuồng
ST 660 có thể đạt tốc độ cao (Lắp máy
có công suất 85 CV, tốc độ VMax = 25 hải lý/h)
ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu sử dụng, xuồng có
thể lắp được máy có công suất từ 40/60
CV đến 115 CV.
- Xuồng
hoạt động chủ yếu trên các sông, hồ và các
vùng cửa sông. Với tính năng ổn định,
độ tin cậy cao, xuồng rất phù hợp với
mục đích sử dụng : Công tác tuần tra, cảnh
sát, du lịch, cứu hộ, cứu nạn.
- Toàn bộ thân vỏ xuồng
được làm bằng hợp kim nhôm dùng cho đóng tàu
loại 5083- H321, H112 và 6061. Mặt boong làm bằng hợp
kim nhôm chống trượt Б5 (dầy 3,5mm) đảm
bảo cho người đi lại trên xuồng rất an
toàn và thuận tiện.
- Xuồng
được kết cấu dạng hỗn hợp, các
cơ cấu hình ngang được gia cường thêm
bằng các nẹp dọc (nhôm chũ U) khoảng
sườn ngang là 700 mm.
- Xuồng
thiết kế đảm bảo bền chắc, có
kết cấu gia cường đặc biệt ở vùng
đáy, sống nằm của đáy được
kết cấu bằng nhôm tấm dày 8mm nhằm khi
trượt trên các vật cứng sẽ không bị
hỏng.
- Do có khối
lượng nhẹ (800 kg), nên xuồng có thể
được nâng hạ bằng cần cẩu rất
dễ dàng và thuận tiện.
- Xuồng có
bố trí chung hợp lý, hài hoà kiểu dáng đẹp,
hiện đại, đáp ứng được
đầy đủ các chức năng cứu hộ
cứu nạn.
- Xuồng
được phân bố thành các khoang sau :
+ Từ Sn
số # 0 ÷ # 2 : Là khoang kín,
trong khoang có chứa 01 can xăng 24 lít, 01 bình ắc quy
đảm bảo an toàn, chống cháy nổ.
+ Từ Sn #2 ÷
#7 : Là khoang khách ngồi có mái che di động với khung
bằng Inox, khoang được bố trí ghế Compositte
dọc 2 bên mạn đủ cho 6 người ngồi.
+ Từ Sn #7 ÷
Sn #12: Là khu vực Cabin kín thời tiết có mái che cố
định, khoang được trang trí bằng nội
thất loại cao cấp, phun xốp chống nóng tốt.
+ Từ Sn #12
đến mũi là khoang trống tạo lực nổi cho
xuồng.
3. Xuồng ST 450 :
3.1 Một số thông số kỹ
thuật của xuồng :
* Kích
thước toàn bộ xuồng, xe:
- Chiều dài
toàn bộ : LTB = 4,87 m
- Chiều
rộng toàn bộ : BTB = 1,60 m
- Chiều cao
toàn bộ : DTB = 1,65 m
- Mớn
nước trung bình: d = 0,36 m
- Vận
tốc trung bình lớn nhất: VMax = 19 hải
lý/giờ.
- Máy chính:
Động cơ xăng YAMAHA từ 15 CV đến 40
CV (Riêng Dự trữ Quốc
gia : Máy 15 CV).
- Trọng
lượng toàn bộ: 150kg vỏ xuồng + 30kg máy = 180kg.
3.2 Đặc tính kinh tế kỹ
thuật :
- Xuồng có
kích thước nhỏ gọn, khối lượng
nhẹ (= 180kg) nên rất dễ dàng chuyên trở trên
đường bộ, đường thuỷ.
- Mục
đích sử dụng : Làm xuồng công tác, cứu hộ,
cứu nạn, vùng hoạt động chủ yếu là:
Cửa sông, vùng sông rạch và các vùng bị bão lụt. Ngoài
ra, xuồng có thể dùng làm phương tiện vận
chuyển hàng hoá để đưa hàng tiếp cận các
vùng nước nông, luồng nhỏ hẹp mà các tàu
xuồng khác không vào được.
- Xuồng
được thiết kế có lực nổi lớn
nhờ công nghệ phun xốp đảm bảo hoạt
động ổn định
an toàn trong mọi trường hợp và đặc biệt là xuồng
phát huy nhiều tác dụng trong vùng bị lũ lụt.
- Với
kết cấu boong hở ở phía mũi, sẽ rất
thuận lợi cho xuồng áp sát bờ, hơn thế
nữa, khoang hở phía sau của xuồng sẽ rất
thuận tiện cho việc đưa người và hàng
hoá lên xuống xuồng.
- Toàn bộ thân
vỏ xuồng được kết cấu bằng
hợp kim nhôm đóng tàu 5083-H321 và 6061 T6. Các chi tiết
kết cấu được liên kết với nhau
bằng kết cấu hàn và đinh tán.
- Xuồng
được thiết kế để lắp các máy phía
ngoài xuồng có công suất từ 8-40 CV; ngoài ra cũng có
thể điều khiển xuồng bằng 2 mái chèo khi
xuồng hoạt động trong vùng nước rất
nông hoặc xuồng bị sự cố.
- Kết
cấu xuồng theo hệ thống cơ cấu ngang
với khoảng sườn ngang là 300 mm hoặc 410 mm. Nhôm
boong mũi, mạn và đáy được gia cường
dập gân với khoảng cách: 150 mm.
- Thân vỏ
xuồng phẳng, kết cấu không có khuyết tật,
đảm bảo cho xuồng hoạt động tốt
trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Trên xuồng có bố trí kính chắn gió và bạt che
bằng vải không thấm nước để tránh
mưa, gió và nước bẩn vào trong xuồng.
- Trên xuồng
còn được bố trí 03 tay xách dùng để buộc
dây khi cập bến và vận chuyển bằng tay dễ
dàng.
- Xuồng
được chia làm 3 khu vực chính:
+ Khu vực
đuôi: Từ vách 0 ÷ # 1 tại mạn phải phía đuôi
xuồng được bố trí 01 can xăng 24 lít, phía bên
trái vách đuôi có bố trí giá có thể đặt can
nước ngọt hoặc đồ dùng cần thiết
phục vụ cho việc cứu hộ.
+ Khu vực
ghế ngồi : Từ # 1 ÷ # 9 là khu vực ghế ngồi
cho cán bộ, nhân viên cứu hộ và sàn phục vụ thao
tác cấp cứu người bị nạn hoặc để
hàng hoá.
+ Khoang mũi :
Từ #9 đến mũi là không gian để chứa các
vật dụng cần thiết cho hoạt động
của xuồng như: áo phao, dây buộc,…
4.
Xuồng ST-1200 CN
Được thiết kế
dựa trên các mẫu xuồng đổ bộ 12m Fát Patrol
Boat FDB 12 của NATO cùng loại được đóng
ở nước ngoài và mẫu xuồng cứu hộ
cứu nạn.
4.1 Một
số thông số kỹ thuật của xuồng :
* Kích
thước toàn bộ xuồng, xe:
- Chiều dài
toàn bộ: LTB = 14,87 m
- Chiều
rộng toàn bộ: BTB = 3,50 m
- Chiều cao
toàn bộ: DTB = 4,58 m
- Mớn
nước: T = 0,45 m
- Lượng
giãn nước: 1,51 tấn
- Máy chính: YAMAHA ME 420STI (động
cơ diezen).
- Công suất: Ne = 2x 240 CV
- Vận
tốc trung bình lớn nhất: V = 30 hải lý/ giờ
- Tầm bơi
xa: 150 hải lý
- Trọng
lượng toàn bộ ( không kể xe):10,5 tấn.
4.2 Đặc tính kinh tế kỹ
thuật :
- Xuồng
được thiết kế với tuyến hình
đặc biệt nên có khả năng cưỡi sóng
tốt và tính ổn định cao ở trạng thái
tĩnh cũng như trạng thái lướt. Ngoài ra
xuồng được lắp hai máy với hệ
thống thiết bị đẩy đồng bộ chân
vịt điều khiển dễ vận hành và quay trở
tốt ở tốc độ cao.
- Xuồng
hoạt động ở những vùng nước cạn
với thời tiết khắc nghiệt, chịu
đựng ở sóng gió tốt ở ngoài khơi cũng
như gần bờ.
- Đáy và
mạn xuồng được phun đầy bọt cùng
Polyurethane tạo sức nổi đảm bảo cho
xuồng không bị chìm khi các khoang bị ngập
nước.
- Xuồng có
cầu đổ bộ ở mũi rất thuận
tiện cho ô tô lên xuống và đổ bộ lên bờ.
- Ca bin chia làm 2
phần, phần trên được đóng mở bản
lề có thể gập xuống khi qua cầu.
- Trang bị
trên xuồng đầy đủ cho thuyền viên sinh
hoạt bình thường.
- Xuồng
được trang bị ra đa định vị
vệ tinh, I’com.
- Xuồng ST1200
dùng phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn,
tuần tra, tuần tiễn, đổ bộ, chuyên chở
hàng trong những sông rạch, ven biển, tiếp cận
các đảo ở vùng ven bờ...