Nghị quyết 14/2006/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2006
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 14/2006/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 14/2006/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 14/2006/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2006/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 2006
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 7
NĂM 2006
Trong hai ngày 31 tháng 7 và 01 tháng 8 năm
2006, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7, bàn
và quyết nghị các vấn đề sau:
1. Về Chương trình hành động
của Chính phủ triển khai Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
và Nghị quyết kỳ họp thứ IX Quốc hội
khoá XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 - 2010, Chính phủ đã thảo luận
và nhất trí kết luận: Chương trình hành
động này của Chính phủ là sự cụ thể
hoá mục tiêu, nội dung của Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
Nghị quyết của Quốc hội về Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -
2010 thành chương trình xây dựng các văn bản pháp
luật, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, công
việc thuộc thẩm quyền quyết định
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có
sự phân công rõ trách nhiệm và thể hiện cụ thể
lộ trình thực hiện, làm cơ sở cho sự
chỉ đạo điều hành của Chính phủ,
việc thực hiện của các cơ quan chủ trì và
sự theo dõi, kiểm tra của các cơ quan chức
năng để hiện thực hoá và bảo đảm
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề
ra.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh
dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ
triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết của
Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định ban hành.
Các Bộ, ngành và địa phương xây
dựng Chương trình hành động cụ thể
của mình, trong đó phải cụ thể hoá
được Chương trình hành động của
Chính phủ và thể hiện rõ các chương trình, công
việc, đề án, thuộc thẩm quyền quyết
định của cơ quan, địa phương mình
để tổ chức thực hiện có hiệu quả
theo lộ trình đã xác định.
2. Chính phủ thảo
luận và thông qua dự án Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hoá, do Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ trình; dự án Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm, do Bộ trưởng Bộ Y
tế trình; dự án Luật Các vùng biển Việt Nam, do
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình; dự án Pháp
lệnh Bảo vệ mục tiêu quan trọng về an ninh
quốc gia, do Bộ trưởng Bộ Công an trình.
Chính phủ nhất trí về
cơ bản với các nội dung dự án trình. Giao các
Bộ chủ trì từng dự án Luật, Pháp lệnh nêu
trên phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính
phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến
tại phiên họp, hoàn chỉnh từng dự án, làm rõ các
vấn đề còn ý kiến khác nhau và các vấn
đề Chính phủ thấy cần phải lưu ý thêm,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định việc trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội các dự án Luật, Pháp lệnh này.
3. Chính phủ thảo luận
và thông qua các Nghị quyết, Nghị định sau:
a) Nhất trí bổ sung
một số điều của Nghị định
số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính
phủ về các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu nhà nước đối với công ty nhà
nước theo nội dung trình của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giao Văn phòng
Chính phủ chủ trì, tiếp thu các ý kiến tại phiên
họp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định,
trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
b) Thông qua dự thảo
Nghị định của Chính phủ quy định
về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình với
việc bỏ khoản 2 Điều 4 của dự
thảo. Giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến
tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo, trình
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
c) Thông qua nội dung Nghị
quyết về một số giải pháp đẩy nhanh
tiến độ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước cho người đang thuê theo quy định
tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm
1994. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp
với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh
dự thảo Nghị quyết trên, trình Thủ
tướng Chính phủ ký ban hành.
d) Đối với dự
thảo Nghị định về doanh nghiệp khoa
học công nghệ: Giao Bộ Khoa học và Công nghệ
chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và
các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên
họp, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị
định và gửi lấy ý kiến thành viên Chính phủ,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
4. Chính phủ nghe báo cáo về
kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) do Bộ
trưởng Bộ Thương mại trình.
Chính phủ giao các Bộ,
cơ quan liên quan và Đoàn đàm phán Chính phủ tập
trung giải quyết các vấn đề còn lại,
đẩy mạnh đàm phán đa phương, song
phương với các đối tác để có thể
kết thúc đàm phán theo dự kiến của Ban công tác
về việc Việt Nam gia nhập WTO. Chính phủ giao Bộ
trưởng Bộ Thương mại thừa ủy
quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban
Thường vụ Quốc hội kết quả đàm
phán đa phương, dự kiến lộ trình gia
nhập và đề nghị Ủy ban Thường vụ
Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình kỳ
họp thứ X của Quốc hội để phê
chuẩn kết quả đàm phán gia nhập WTO; chủ
trì, phối hợp với cơ quan liên quan chuẩn bị
Tờ trình của Chính phủ về nội dung này, trình
Chủ tịch nước xem xét để trình Quốc
hội tại kỳ họp thứ X; chủ trì, phối
hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng
chương trình hành động thực hiện cam kết
gia nhập WTO, trình Chính phủ thông qua tại phiên họp
tháng 10 năm 2006.
Chính phủ đồng ý về nguyên tắc
công bố thông tin tổng hợp về các cam kết đa
phương và song phương để nhân dân và doanh
nghiệp biết. Giao Bộ Thương mại, Bộ Tài
chính và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực
hiện. Các Bộ, ngành liên quan cần có kế hoạch vận
động thu hút, điều phối và sử dụng có
hiệu quả các nguồn hỗ trợ kỹ thuật
của nước ngoài để triển khai các cam
kết gia nhập WTO.
5. Chính phủ đã thảo luận Báo cáo
kiểm điểm công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
luật, pháp lệnh do Văn phòng Chính phủ trình.
Trong những năm qua, công tác xây dựng, ban
hành văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã đạt
được những kết quả tích cực, góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
tăng cường quản lý nhà nước trên mọi
lĩnh vực. Tuy nhiên, công tác này hiện nay vẫn còn
chậm, chất lượng chưa cao, đã làm cho
một số văn bản luật, pháp lệnh được
ban hành chậm đi vào cuộc sống.
Để sớm khắc phục tình
trạng trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành coi
đây là một công tác trọng tâm thường xuyên
cần tập trung chỉ đạo liên tục. Chính
phủ cơ bản nhất trí các giải pháp mà Văn
phòng Chính phủ đã đề xuất; giao Văn phòng
Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị về tăng cường công tác xây
dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh;
đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ quy
định về đổi mới trình tự, thủ
tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
6. Chính phủ đã xem xét Báo cáo tình hình kinh
tế - xã hội, báo cáo về kết quả giao ban
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư
tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2006, do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo tình hình thương
mại tháng 7 năm 2006, do Bộ Thương mại trình;
Báo cáo về công tác thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo Quý II năm 2006, do Thanh tra Chính phủ
trình.
Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2006, kinh
tế tiếp tục phát triển. Giá trị sản
xuất công nghiệp tiếp tục tăng, cao hơn cùng
kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp phát
triển ổn định, dịch cúm gia cầm tiếp
tục được khống chế có hiệu quả; dịch
lở mồm long móng ở gia súc đã được
hạn chế. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ, hoạt động du lịch, vận
tải hàng hoá và hành khách, dịch vụ bưu chính viễn
thông…đều tăng cao hơn cùng kỳ năm
trước. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục
tăng; trong đó, các mặt hàng chủ lực có tốc
độ tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2005.
Tỷ lệ nhập siêu giảm so với cùng kỳ. Thu
hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục
tăng khá; thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm
tiến độ. Lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
tiếp tục ổn định. Giá cả tiêu dùng duy trì
tốc độ tăng thấp so với cùng kỳ. Công
tác giữ gìn trật tự xã hội, an ninh, quốc phòng
tiếp tục duy trì. Hoạt động giáo dục và
đào tạo, y tế, giải quyết việc làm, văn
hoá, thể dục thể thao, chăm sóc các đối
tượng người có công, xoá đói giảm nghèo; thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp
tục được triển khai theo đúng kế
hoạch đã đề ra từ đầu năm và có
những chuyển biến theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm
2006 còn nổi nên một số khó khăn, tồn tại
là: tiến độ giải ngân nguồn vốn,
đặc biệt là vốn trái phiếu Chính phủ và tín
dụng đầu tư chậm so với kế hoạch.
Giá cả vật tư nhập khẩu thiết yếu cho
sản xuất có nhiều diễn biến phức tạp.
Thời tiết, bệnh dịch diễn biến bất
thường gây ảnh hưởng tới sản xuất
và đời sống của nhân dân; tai nạn giao thông tuy
đã giảm nhưng số người chết và bị
thương vẫn còn cao. Tình trạng buôn lậu, gian
lận thương mại, tham nhũng lãng phí, tệ
nạn xã hội vẫn chưa được ngăn
chặn và đẩy lùi có hiệu quả.
Để phấn đấu hoàn thành kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, Chính
phủ yêu cầu các Bộ, ngành, điạ phương
bám sát các diễn biến tình hình thực tế, chỉ
đạo nghiêm túc, triệt để việc thực
hiện Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2006 của Chính phủ về những giải pháp
chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực
hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà
nước năm 2006, Nghị quyết số 13/2006/NQ-CP
ngày 07 tháng 7 năm 2006 và các Nghị quyết khác của
Chính phủ; đẩy mạnh sản xuất, thực
hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ; đẩy mạnh xuất khẩu,
kiểm soát giá cả thị trường, kiềm chế
tăng giá; chấn chỉnh quản lý đầu tư,
sử dụng ngân sách; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án
đầu tư, thanh tra công vụ, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; kiềm
chế sự gia tăng tai nạn giao thông; chủ
động phòng, chống thiên tai; đề phòng tái phát
dịch cúm gia gia cầm. Các Bộ, ngành, địa
phương cần quan tâm chỉ đạo các mặt công
tác xã hội, đặc biệt là chuẩn bị tốt
cho năm học mới; kịp thời
giải quyết các khiếu nại, tố cáo; không
để xảy ra tình trạng khiếu kiện phức
tạp, kéo dài, vượt cấp. Tiếp tục
đẩy mạnh cải cách hành hành chính, thực hiện
lộ trình gia nhập WTO, chuẩn bị tốt các
điều kiện để tổ chức thành công Hội
nghị cấp cao APEC vào cuối năm nay./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn
Dũng