Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 14/2009/NĐ-CP

Nghị định 14/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2009/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/02/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cấp phép sản xuất, kinh doanh thủy sản - Ngày 13/02/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2009/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Theo đó, thời hạn cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủy sản là 07 ngày, gia hạn là 05 ngày, thay vì 15 ngày như quy định trước đây. Nghị định mới còn bổ sung các quy định về thủ tục và trình tự cấp lại giấy phép. Cụ thể, giấy phép nếu bị mất, rách nát, hư hỏng sẽ được cấp lại trong thời hạn 05 ngày, với điều kiện có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, cấp lại giấy phép. Cũng theo quy định mới, không chỉ cơ sở sản xuất cần có ít nhất 1 kỹ thuật viên có bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành khai thác hoặc cơ khí thủy sản, mà cơ sở kinh doanh cũng phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về chuyên ngành này. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng mới, cải hoán tàu cá; với tàu cá có tổng công suất máy chính trên 50 sức ngựa phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành vỏ tàu và 1 nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành máy tàu. Trong quá trình đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có kỹ sư chuyên ngành máy tàu và vỏ tàu để giám sát kỹ thuật. Về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, Nghị định bổ sung các quy định về việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố và thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong đó, nêu rõ cơ sở kinh doanh chỉ được kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi thủy sản thuộc danh mục được lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản, thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Đối với sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản, phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2009.

Xem chi tiết Nghị định 14/2009/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 14/2009/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 14/2009/NĐ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 14/2009/NĐ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Nghị định 14/2009/NĐ-CP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2009/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 02 NĂM 2009

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2005/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH

MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THỦY SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 ngày 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2005/NĐ-CP) như sau:
1. Điểm a Khoản 1 Điều 5 được bổ sung như sau:
“a. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
2. Điểm d Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng”.
3. Điểm b Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b. Bản sao các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sổ Danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
4. Điểm b Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b. Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá.”
5. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP xét cấp giấy phép trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc và gia hạn giấy phép trong năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do”.
6. Bổ sung Điều 6a như sau:
“Điều 6a. Thủ tục và trình tự cấp lại giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân được cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau:
a. Giấy phép bị mất;
b. Giấy phép bị rách nát, hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;
b. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp bị mất giấy phép) hoặc giấy phép rách nát, hư hỏng.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp lại giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của giấy phép cấp lại như thời hạn của giấy phép đã cấp.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính”.
7. Khoản 3 Điều 7 được bổ sung như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, cấp lại giấy phép”.
8. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Cơ sở sản xuất phải có ít nhất một kỹ thuật viên có bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành khai thác hoặc cơ khí thủy sản; cơ sở kinh doanh phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về chuyên ngành khai thác thủy sản hoặc cơ khí thủy sản.”.
9. Khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Về trình độ của nhân viên kỹ thuật:
a. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng mới, cải hoán tàu cá;
b. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành vỏ tàu và có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành máy tàu;
c. Trong quá trình đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có kỹ sư chuyên ngành máy tàu và vỏ tàu để giám sát kỹ thuật”.
10. Bổ sung điểm h, i vào khoản 1 Điều 11 như sau:
“h. Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
i. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật”.
11. Bổ sung khoản 5 vào Điều 13 như sau:
“5. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật”.
12. Sửa đổi Khoản 5 Điều 14 như sau:
“Chỉ được kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật”.
13. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn theo quy định của pháp luật.
5. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
6. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
14. Tên cơ quan “Bộ Thủy sản” trong Nghị định số 59/2005/NĐ-CP được sửa thành “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi