Quyết định 68-QĐ/TW 2007 ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 68-QĐ/TW

Quyết định 68-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử
Cơ quan ban hành: Ban Chấp hành Trung ươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:68-QĐ/TWNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trương Tấn Sang
Ngày ban hành:04/07/2007Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 68-QĐ/TW

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

Số: 68-QĐ/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BỔ NHIỆM CÁN BỘ VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ

 

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;

- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương.

 

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử”.

Điều 2. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 51-QĐ/TW, ngày 03-5-1999 của Bộ Chính trị (khoá VIII) và các quy định trước đây trái với Quy chế này về bồ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.

 

Nơi nhận:
-Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
-Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,
-Các đồng chỉ Uỷ viên
Ban chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Trương Tấn Sang

 

 

QUY CHẾ

BỔ NHIỆM CÁN BỘ VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ
(Kèm theo quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị)

 

Quy chế này quy định việc bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử (dưới đây gọi chung là bổ nhiệm cán bộ) vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của các tổ chức trong hệ thống chính trị

 

Chương I. NGUYÊN TẮC CHUNG

 

Điều 1. Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ

1 - Đảng thống nhất lãnh đạo cộng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

2 - Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

3 - Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.

4 - Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơn quan, đơn vị.

Điều 2. Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ

Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị:

1- Người đứng đầu, các thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ được đề xuất. Nếu người được giới thiệu là cán bộ công tác trong cơ quan, đơn vị thì nói chung phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm.

2- Tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Cá nhân, tập thể đề nghị bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.

4- Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để quyết định bổ nhiệm hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.

Điều 3. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm

Quy trình, thủ tục bổ nhiệm phải thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và Quy chế này.

 

Chương II. THỜI HẠN VÀ ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM CÁN BỘ

 

Điều 4 Thời hạn giữ chức vụ

- Thời hạn mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ giữ chức lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị trong bộ máy tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp; thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng…các doanh nghiệp nhà nước.

- Thời hạn dưới 5 năm mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm áp dụng đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng.

- Thời hạn giữ chức vụ bầu cử căn cứ vào nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó.

Điều 5. Điều kiện bổ nhiệm

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm.

2- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh.

3- Tuổi bổ nhiệm: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu nói chung cần đủ tuổi để công tác được trọn một nhiệm kỳ.

4- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5- Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.

6- Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm gặp, trao đổi ý kiến hoặc uỷ quyền cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp., trao đổi ý kiến với nhân sự trước khi quyết định.

 

Chương III. QUY TRÌNH BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

 

Điều 6. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quản lý

Căn cứ nhu cầu công tác, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương, ban thường vụ hoặc ban chấp hành đảng bộ các tỉnh, thành phố, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các bước sau:

1- Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.

2- Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương:

2.1 - Đối với nguồn nhân sự tại chỗ.

a- Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu đề xuất phương án nhân sự.

b- Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để lấy ý kiến của cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm một người có thể lựa chọn một người hoặc nhiều người.

c- Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự:

- Thành phần tham gia lấy ý kiến:

+ Ở Trung ương là tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo bộ, ban, ngành, vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương, trưởng các đơn vị trực thuộc, thường vụ đảng uỷ, trưởng các đoàn thể ở cơ quan bộ, ban, ngành. Ngoài ra, có thể lấy thêm ý kiến của giám đốc sở và tương đương, nhưng khi tổng hợp thì tách riêng.

+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các đồng chí trong ban chấp hành đảng bộ, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, bí thư các đảng bộ trực thuộc, chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc.

- Trình tự lấy ý kiến:

+ Trao đổi, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ.

+ Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

+ Giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu).

+ Ghi phiếu lấy ý kiến (không phải ký tên).

- Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu đề quyết định.

d- Người đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến.

- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh(nếu có).

- Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng uỷ hoặc đảng uỷ cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

- Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.

đ - Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự khác nhau để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

2.2- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.

a- Người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng giới thiệu.

b- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:

- Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Trao đổi ý kiến với tập thẻ lãnh đạo và thường vụ đảng uỷ cơ quan nơi cán bộ đang công tác và thường vụ cấp uỷ đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ

- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Trường hợp cơ quan cấp trên có dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động (nếu cơ quan đó không chủ động đề nghị).

c- Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

Trường hợp cán bộ đảm bảo được tiêu chuẩn bổ nhiệm nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

2.3- Đối với nhấn sự tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn.

Khi đề xuất cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, nếu chức danh đó thuộc cơ cấu đã được quy định là tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn, hoặc xét thấy cán bộ được đề nghị bổ nhiệm cần tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn thì đồng thời đề xuất việc tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn của cán bộ đó.

Điều 7. Thẩm định, xét duyệt đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quyết định ở các cơ quan Trung ương

1- Các cơ quan, đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm gửi lên cấp có thẩm quyền thì đồng thời gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cho Ban Tổ chức Trung ương để thẩm định. Ban Tổ chức Trung ương gửi hồ sơ nhân sự và xin ý kiến tham gia thẩm định nhân sự của các cơ quan liên quan.

Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình.

2- Khi Ban Tổ chức Trung ương gửi xin ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan về nhân sự bổ nhiệm thì đồng thời gửi văn bản xin ý kiến của:

- Chủ tịch nước (đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Cánh án Toà án nhân dân tối cao…).

- Ban cán sự đảng Chính phủ (đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thứ trưởng, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chức vụ tương đương, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đại sứ Việt Nam tại các nước, nhân sự phong, thăng hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang…).

- Đảng đoàn Quốc hội (đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trưởng cá ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội…).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, các cơ quan xem xét, thẩm định nhân sự trả lời cho Ban Tổ chức Trung ương. Quá thời hạn trên , nếu không có ý kiến trả lời thì được coi như cơ quan đồng ý với đề nghị bổ nhiệm. Nếu vì lý do khách quan mà không kịp trả lời thì thông báo cho Ban Tổ chức Trung ương biết.

3- Ban Tổ chức Trung ương thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ nhân s, tổng hợp đầy đủ các ý kiến về nhân sự và làm tờ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo cáo rõ ý kiến của đồng chó Chủ tịch nước, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, ý kiến của thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, ý kiến của các cơ quan.

Thời hạn Ban Tổ chức Trung ương thẩm định nhân sự, hoàn chỉnh hồ sơ để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư là 15 ngày làm việc. Nếu vì lý do khách quan mà chưa kịp thẩm định trong thời hạn trên thì báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

4- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Dự cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định về nhân sự có đại diện lãnh đạo một số ban của Trung ương Đảng và những cơ quan có liên quan.

5- Ban Tổ chức Trung ương dự thảo quyết định để Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký hoặc thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cơ quan liên quan để thực hiện việc bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, luật pháp của Nhà nước, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời thông báo việc xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm.

 

Chương IV. QUY TRÌNH BỔ SUNG CÁN BỘ CÁC TỈNH UỶ, THÀNH UỶ VÀ ĐẢNG UỶ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ PHÂN CẤP CHO CẤP DƯỚI

 

Điều 8. Bổ sung các chức danh lãnh đạo đảng, chính quyền tỉnh, thành phố và đảng uỷ trực thuộc Trung ương

Khi cần bô sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban cán sự đảng, đảng đoàn còn thiếu so với số lượng mà đại hội quyết định hoặc trong khung số lượng do Trung ương quy định, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn chủ động làm quy trình giới thiệu nhân sự và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, chỉ định; không phải báo cáo xin chủ trương.

Riêng trường hợp cần kiện toàn, bổ sung các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin chủ trương và dự kiến nguồn nhân sự trước khi thực hiện quy trình nhân sự.

Đối với nhân sự được giới thiệu để bầu vào ban thường vụ, bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội bà Thành phố Hồ Chí Minh, thì phải xin ý kiến thẩm định của các ban Trung ương Đảng trước khi giới thiệu để tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc hội đồng nhân dân bầu và báo cáo cấp có thẩm quyền chuẩn y hoặc phê chuẩn kết quả bầu cử.

Điều 9. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị phân cấp cho các ban, bộ, ngành, địa phương

Ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ căn cứ vào quy định tại các Điều 6,7,8 của Quy chế này, cụ thể hoá trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với cán bộ trong diện được phân cấp quản lý và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.

 

Chương V. BỔ NHIỆM LẠI

 

Điều 10. Yêu cầu đối với việc bổ nhiệm lại

1- Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét có hay không bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử.

Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm vì những lý do cụ thể, như: sức khoẻ không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước…thì các cơ quan tham mưu đề xuất và cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

2- Việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử được tiến hành từng bước phù hợp quy định của Điều lệ Đảng, luật pháp của Nhà nước, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội và yêu cầu của từng lĩnh vực, từng ban, bộ, ngành, địa phương, bảo đảm ổn định hiệu quả thiết thực.

Điều 11. Điều kiện bổ nhiệm lại

1- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn, đáng ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2- Cơ quan đơn vị có yêu cầu.

3- Đủ sức khoẻ để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ.

Điều 12. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại

1- Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại.

2- Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quyết định trong phạm vị phụ trách.

Những trường hợp cán bộ thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý không bổ nhiệm lại, phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Ban Tổ chức Trung ương và các ban liên quan của Trung ương Đảng tham mưu, kịp thời phát hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp cần thay thế, miễn nhiệm và các trường hợp không nên bổ nhiệm lại.

3- Những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ một nhiệm kỳ bổ nhiệm lại, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu công việc thì có thể tiếp tục giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu.

4- Cán bộ không được bổ nhiệm lại sẽ được bố trí công tác khác.

Điều 13. Thủ tục bổ nhiệm lại

1- Cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.

2- Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến bằng phiếu kín.

3- Cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không. Tập thể lãnh đạo xem xét,q quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.

 

Chương VI. TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM

 

Điều 14. Từ chức

1- Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ tự xét thấy không đủ điều kiện để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc có nguyện vọng xin từ chức các lý do khác thì làm đơn báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét.

2- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ xem xét, quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

3- Cán bộ sau khi từ chức được bố trí công tác khác.

Điều 15. Miễn nhiệm

Cán bộ đang giữ chức vụ có nguyện vọng xin thôi giữ chức, cán bộ có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức nhưng không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ, cán bộ xin miễn nhiệm vì sức khoẻ , năng lực… thì cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác.

Các cơ quan có trách nhiệm tham mưu về công tác cán bộ kịp thời phát hiện và đề xuất về các trường hợp cần miễn nhiệm.

 

Chương VII. ĐIỀU ĐỘNG VÀ LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ

 

Điều 16. Mục đích, yêu cầu của việc điều động, luân chuyển cán bộ

Việc điều động và luân chuyển cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác,

nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được bồi dưỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức; đồng thời bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.

Điều 17. Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định điều động và luân chuyển cán bộ

1- Đối tượng:

- Cán bộ các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương có yêu cầu luân chuyển để rèn luyện, đào tạo, chuẩn bị bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch cán bộ.

- Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ ở cùng một địa phương, đơn vị.

- Cán bộ được điều động yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2- Phạm vi: Điều động và luân chuyển cán bộ giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương các cấp.

3- Thẩm quyền: Thẩm quyền quyết định điều động và luân chuyển cán bộ thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị.

Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi đi và nơi đến) trong luân chuyển đối với các chức danh khác.

Điều 18. Kế hoạch điều động và luân chuyển cán bộ

Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động và luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý:

- Lập danh sách cán bộ điều động và luân chuyển.

- Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

- Trước khi quyết định điều động, luân chuyển, lãnh đạo cấp có thẩm quyền cần gặp gỡ cán bộ, nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động, luân chuyển để nghe cán bộ phát biểu, đề xuất ý kiến; trao đổi với cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ đi và nơi cán bộ đến.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Điều 20. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển.

1- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ được điều động, luân chuyển sớm ổn định công tác và sinh hoạt.

2- Cán bộ được điều động, luân chuyển đến những vùng có khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.

3- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan chức năng, có sự tham gia của Ban Tổ chức Trung ương quy định chế độ, chính sách cụ thể.

 

Chương VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 21. Căn cứ vào quy định trên đây, các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn quy định cụ thể việc bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử đối với cán bộ trong phạm vi phụ trách.

Điều 22. Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 02/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư 02/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, Cán bộ-Công chức-Viên chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi