Trả lời:
Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý luật cán bộ, công chức, viên chức cụ thể theo Điều 19 Nghị định này quy định về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức có hành vi:
“[…]
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;…”
Theo đó, anh A là viên chức sử dụng bằng giả để xin vào làm việc tại cơ quan nhà nước thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 341 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm….”
Như vậy, đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu để xin vào làm việc tại cơ quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định đã được nêu trên.
Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng thì mức hình phạt có thể cao nhất là 07 năm tù (cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều này).
Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng (khoản 4 Điều này).
Xem thêm: Tội sử dụng giấy tờ giả bị xử lý thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Viên chức sử dụng bằng giả để xin việc thì bị xử lý như thế nào?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!