Trợ cấp chuyển vùng: Thông tin quan trọng công chức cần biết

Khi chuyển công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, cán bộ, công chức sẽ được nhận một số khoản trợ cấp, phụ cấp. Vậy một trong số đó có trợ cấp chuyển vùng không?


Từ 01/12/2019 không còn trợ cấp chuyển vùng?

Khái niệm trợ cấp chuyển vùng được Chính phủ đề cập đến tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2020 (văn bản đã hết hiệu lực từ ngày 01/12/2019).

Theo đó, tại Nghị định này, những cán bộ, công chức đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 03 năm trở lên (nữ) và 05 năm trở lên (nam) được hưởng trợ cấp như sau:

- Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được hưởng:

  • Trợ cấp lần đầu.
  • Trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi.
  • Trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình.

Khoản trợ cấp này chỉ được thực hiện trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 116/2010/NĐ-CP nêu trên, trợ cấp chuyển vùng không còn được đề cập đến nữa.

Thay vào đó, Chính phủ vẫn giữ nguyên trợ cấp một lần cho cán bộ, công chức công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù không còn đề cập đến phụ cấp chuyển vùng nhưng khoản trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình cùng đến công tác ở vùng này vẫn được giữ nguyên.

Cụ thể, cán bộ, công chức khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:

- Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

- Nếu có gia đình cùng đến công tác tại khu vực nêu trên với cán bộ, công chức thì ngoài trợ cấp lần đầu còn được hưởng:

  • Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của xe công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán = số km thực tế x giá xe công cộng thông thường như tàu, thuyền, xe ô tô khách;
  • Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.

Có thể thấy, từ ngày 01/12/2019, mặc dù không còn tên gọi trợ cấp chuyển vùng nhưng số tiền trợ cấp chuyển vùng (12 tháng lương cơ sở), cán bộ, công chức vẫn được nhận bao gồm trong trợ cấp lần đầu khi đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Lương cơ sở là cách gọi mới của lương tối thiểu chung.

Như vậy, căn cứ các phân tích trên, mặc dù công chức không còn khoản trợ cấp có tên gọi là trợ cấp chuyển vùng nhưng thực tế thì khoản trợ cấp này công chức vẫn được hưởng nếu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 116 (đến 01/12/2019) và Nghị định 76 (từ ngày 01/12/2019).

tro cap chuyen vung
Thông tin quan trọng công chức cần biết về trợ cấp chuyển vùng (Ảnh minh họa)


Phụ cấp khác của công chức vùng đặc biệt khó khăn

Bên cạnh trợ cấp lần đầu đã nêu ở trên, công chức khi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng một số trợ cấp như sau:

1/ Phụ cấp thu hút

Điều 4 Nghị định 76 nêu rõ, công chức làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút với mức:

Phụ cấp thu hút= 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian được hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đăng biệt khó khăn không quá 05 năm.

Xem thêm…

2/ Phụ cấp công tác lâu năm

Loại phụ cấp này được nêu tại Điều 5 Nghị định 76/2019 tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, trong năm 2021 khi mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn được tính như sau:

STT

Thời gian thực tế làm việc

Hệ số

Mức phụ cấp

1

Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm

0,5

745.000 đồng/tháng

2

Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm

0,7

1,043 triệu đồng/tháng

3

Từ đủ 15 năm trở lên

1,0

1,49 triệu đồng/tháng

3/ Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Điều 11 Nghị định 76 nêu rõ, phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Xem thêm: Toàn bộ chế độ với công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn

Trên đây là phân tích về trợ cấp chuyển vùng của cán bộ, công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn. Những vấn đề khác liên quan đến lương, thưởng của cán bộ, công chức, viên chức, LuatVietnam sẵn sàng giải đáp tại tổng đài 1900.6192.

>> Đang hưởng chế độ theo NĐ 116, có tiếp tục được hưởng theo NĐ 76?
Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.