Nghị định 113/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế trại giam

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 113/2008/NĐ-CP

Nghị định 113/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế trại giam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:113/2008/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/10/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy chế trại giam - Theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28/10/2008, Chính phủ quy định: căn cứ tính chất tội phạm, mức án của phạm nhân (PN), trại giam tổ chức thành khu giam giữ đối với người chịu án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm; khu giam giữ đối với người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống; PN là nữ, người chưa thành niên được giam giữ riêng. Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử... chỉ được thực hiện theo lệnh trích xuất của Cục trưởng Cục Quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. PN chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thiết cho cá nhân theo quy định. Nếu có tư trang chưa dùng đến phải gửi lưu ký của trại giam. Trong trại giam, PN không được phép dùng tiền mặt. PN được ở theo buồng tập thể, trừ PN đang bị phạt giam ở buồng kỷ luật. PN có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc bệnh truyền nhiễm, bệnh làm mất khả năng nhận thức hành vi được giam tại phòng cách ly. Tiêu chuẩn chỗ nằm, định lượng ăn, uống được quy định chi tiết trong Quy chế. PN lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn chung. Trong trại giam, PN được hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ phù hợp với quy định hiện hành. Mỗi phân trại được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao và 1 hệ thống truyền thanh. Mỗi buồng giam tập thể được trang bị 1 máy vô tuyến truyền hình màu. Trường hợp PN ốm đau, sẽ được khám và điều trị tại bệnh xá của trại giam. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do y tế của trại giam chỉ định theo bệnh lý. Nếu bệnh nặng, giám thị trại giam quyết định chuyển PN đến các bệnh viện Nhà nước để điều trị. Đối với các PN nghiện ma túy sẽ được tổ chức cai nghiện tại trại giam. PN lao động 8 tiếng /ngày, được nghỉ các ngày lễ, Tết, Chủ nhật và tổ chức học tập vào ngày thứ 7. PN chưa biết chữ được học văn hóa để xóa mù chữ; là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học; là người nước ngoài, dân tộc thiểu số khuyến khích học tiếng Việt. Hàng tháng, PN được gặp thân nhân 1 lần tại nhà gặp của trại giam và chấp hành đúng các quy định về thăm gặp, thăm nuôi. Đúng ngày hết hạn thời hạn chấp hành hình phạt tù, người chấp hành xong hình phạt tù phải được trả tự do và được trả lại đầy đủ những đồ vật, tiền đã gửi lưu ký tại trại giam và tiền thưởng lao động trong thời gian chấp hành án (nếu có). Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định 113/2008/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 113/2008/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 113/2008/NĐ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 113/2008/NĐ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Nghị định 113/2008/NĐ-CP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 113/2008/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2008

BAN HÀNH QUY CHẾ TRẠI GIAM

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Thị hành án phạt tù ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thị hành án phạt tù ngày 19 tháng 10 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế trại giam.

Điều 2. Nghị định này được áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam và trại tạm giam.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thị hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Quy chế trại giam, Nghị định số 60/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2001 về việc sửa đổi Điều 3 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1 993.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thị hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thị hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

Trại giam

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP

ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)

 

 

Chương I. TỔ CHỨC TRẠI GIAM

 

Điều 1. Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là phạm chân.

Điều 2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp các trại giam. Các hạng mục công trình, hệ thống kiểm soát an ninh trong trại giam được xây dựng, lắp đặt theo quy định và mẫu thịết kế thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Việc thành lập, giải thể, sáp nhập các trại giam và các phân trại giam trong trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Điều 3. Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Bộ Công an quản lý từ 2.000 phạm nhân đến 5.000 phạm nhân (trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định). Mỗi trại giam được thành lập một số phân trại giam. Mỗi phân trại giam quản lý từ 500 đến 1.000 phạm nhân. Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý từ 100 đến 500 phạm nhân.

Điều 4. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, các Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ của Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 5.

1. Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ huy cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở trại giam theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định những vấn đề thuộc hoạt động của trại giam trong khuôn khổ pháp luật hoặc do cấp trên giao cho và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó;

c) Thực hiện các quyền và nghiã vụ khác được pháp luật quy định.

2. Phó giám thị làm nhiệm vụ theo sự phân công của Giám thị.

Điều 6.

1. Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Đảng, với chế độ, có ý thức tổ chức, kỷ luật, nắm vững chính sách, hiểu biết, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

2. Giám thị, Phó gián thị, Trưởng phân trại, Đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát hoặc đại học an ninh hoặc học đại học luật trở lên hoặc có trình độ tương đương.

Phó trưởng phân trại, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan vũ trang bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp trung học cảnh sát, trung học an ninh trở lên hoặc có trình độ tương đương.

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật phải là người có trình độ trung học trở lên về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận.

Hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ phải là những người đã được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ trại giam.

Công nhân viên phải là người được đào tạo, nắm vững kiến thức về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận.

 

Chương II. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIAM GIỮ, DẪN GIẢI PHẠM NHÂN

 

Điều 7.

1. Căn cứ tính chất tội phạm, mức án của phạm nhân, trại giam tổ chức giam giữ như sau:

a) Khu giam giữ đối với người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm;

b) Khu giam giữ đối với người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống.

2. Phạm nhân là nữ, người chưa thành niên được giam giữ riêng.

Điều 8.

1. Khi đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, phải có đủ các giấy tờ sau:

a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì có bản án sơ thẩm kèm theo;

b) Quyết định thị hành án;

c) Danh bản xác định căn cước của người bị kết án tù;

d) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh quốc tịch đối với người bị kết án tù là người nước ngoài;

đ) Phiếu khám sức khoẻ và các tài liệu khác liên quan đến sức khoẻ (nếu có) của người bị kết án;

e) Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù vào trại giam;

g) Những tài liệu khác có liên quan đến người bị kết án tù (nếu có);

h) Bản nhận xét thái độ chấp hành nội quy, quy chế trại tạm giam; nếu là phạm nhân chuyển trại giam hoặc phạm nhân đã chấp hành án ở trại tạm giam từ một tháng trở lên chuyển đến trại giam phải có nhận xét và kết quả xếp loại thị đua chấp hành hình phạt tù.

2. Đối với con của người bị kết án tù theo bố hoặc mẹ vào trại giam phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh phải có giấy tờ sau: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có các giấy tờ trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của trại tạm giam chuyển phạm nhân đến kèm theo giấy cam đoan của bố hoặc mẹ về việc sinh là có thực. Giám thị trại giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em đó theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch. Trường hợp phạm nhân sinh con trong thời gian chấp hành hình phạt tù, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại giam đóng có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con của phạm nhân đó theo đề nghị của Giám thị trại giam.

3. Ngay sau khi vào trại giam, y tế của trại giam phải khám sức khoẻ cho phạm nhân, xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của họ để lập hồ sơ sức khoẻ phục vụ cho việc giam giữ, lao động, học tập và phòng chữa bệnh.

4. Căn cứ vào tính chất tội phạm, mức án, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ và các đặc điểm nhân thân khác của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định việc phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam phải giam riêng.

Điều 9. Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện theo lệnh trích xuất của Cục trưởng Cục Quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng.

Lệnh trích xuất phạm nhân phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất chịu trách nhiệm dẫn giải và quản lý phạm nhân đó trong toàn bộ thời gian trích xuất. Hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất phải gửi thông báo cho Cục Quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng để ra quyết định đưa phạm nhân vào trại giam chấp hành án; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại. Trong thời hạn trích xuất, nếu người bị trích xuất hết thời hạn chấp hành hình phạt tù thì Giám thị trại tạm giam làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho phạm nhân. Trường hợp trích xuất để điều tra, truy tố xét xử theo quyết định huỷ bản án của Toà án có thẩm quyền thì lệnh trích xuất không ghi thời hạn. Mọi trường hợp trích xuất đều phải lập biên bản giao, nhận phạm nhân và hồ sơ của phạm nhân đó kèm theo.

Thời gian trích xuất phạm nhân được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Điều 10. Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn; các buồng giam phải được xây dựng chắc chắn, có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Lực lượng vũ trang bảo vệ phải tổ chức tuần tra, canh gác 24/24 giờ.

Tất cả phạm nhân đều phải ở trong buông giam trong thời gian quy định, khi ra khỏi buồng giam phải có lệnh của Giám thị trại giam.

Điều 11. Trước khi phạm nhân vào buồng giam hoặc sau khi mở cửa buồng giam cho phạm nhân ra ngoài, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được giao trách nhiệm phải điểm danh, kiểm điện. Cán bộ, nhân viên trại giam không có nhiệm vụ và mọi người khác nếu không được phép của Giám thị trại giam không được vào khu vực buồng giam, không được tiếp xúc với phạm nhân.

Điều 12.

1. Phạm nhân chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thịết cho cá nhân theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Nếu có tư trang chưa dùng đến phải gửi lưu ký của trại giam.

2. Phạm nhân không được sử dụng tiền mặt trong trại giam. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định cụ thể việc cho phạm nhân sử dụng sổ hoặc phiếu thay tiền mặt.

3. Nghiêm cấm phạm nhân đưa vào trại giam những vật thuộc danh mục cấm. Danh mục đồ vật cấm phạm nhân đem vào trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Định kỳ hoặc đột xuất, Giám thị trại giam tổ chức kiểm tra, kiểm soát thu giữ những vật  thuộc danh mục cấm và xử lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 13. Giám thị trại giam căn cứ vào số lượng phạm nhân, mức án, loại tội, đặc điểm nhân thân của phạm nhân và tính chất của từng loại lao động để bố trí lực lượng quản lý, canh gác và dẫn giải phạm nhân.

Khi cho phạm nhân đi chữa bệnh, điều trị tại bệnh viện ngoài phạm vi trại giam, Giám thị trại giam phải bố trí lực lượng dẫn giải, canh gác đảm bảo an toàn, chống trốn.

Điều 14.

1. Đúng ngày hết thời hạn chấp hành hình phạt tù, người chấp hành xong hình phạt tù phải được trả tự do.

Giám thị trại giam ký và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đơn vị nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc; đồng thời phải sao gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho cơ quan quản lý trại giam, Toà án đã ra quyết định thị hành án và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án đã ra quyết định thi hành án (trong trường hợp người đó phải chấp hành hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Toà án về hình sự); cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và một bộ quần áo thường (nếu người chấp hành xong hình phạt tù không có quần áo riêng mang theo) để họ trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

2. Người chấp hành xong hình phạt tù được trả lại đầy đủ những đồ vật, tiền đã gửi lưu ký tại trại giam và tiền thưởng lao động trong thời gian chấp hành án (nếu có).

3. Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam thông báo trước bằng văn bản về kết quá thi hành án và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi phạm nhân trở về sinh sống để có điều kiện sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho họ. Đối với phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải gửi thông báo các nội dung nói trên bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà phạm nhân mang quốc tịch.

Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiếp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì Giám thị liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội... hoặc trại có thể tiếp nhận họ sinh sống và lao động theo nguyện vọng.

Người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù được lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể các cơ sở lưu trú. Kinh phí xây dựng các cơ sở lưu trú và kinh phi ăn, ở, sinh hoạt cho người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù do ngân sách nhà nước cấp.

 

Chương III. CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT VÀ CHỮA BỆNH CỦA PHẠM NHÂN

 

Điều 15. Phạm nhân được ở theo buồng tập thể, trừ phạm nhân đang bị phạt giam ở buồng kỷ luật, phạm nhân đang phải giam riêng theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này. Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác được giam tại phòng cách ly.

Chỗ nằm của mỗi phạm nhân tối thiểu là 2m2, có bệ gạch men, ván sàn hoặc giường. Đối với phạm nhân có con ở cùng được bố trí chỗ nằm rộng tối thiểu là 3m2.

Điều 16.

1. Tiêu chuẩn định lượng ăn của một phạm nhân trong một tháng gồm:

Gạo thường 17 kg; thịt 0,7 kg, cá 0,8 kg; đường loại trung bình 0,5 kg; muối 1 kg; rau xanh 15 kg; nước mắm 0,75 lít; bột ngọt 0,1 kg; chất đốt tương đương 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại giam đóng.

Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục quy định của pháp luật, định lượng ăn trong tháng có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng nêu trên.

Ngày lễ, ngày Tết (theo quy định của Nhà nước) phạm nhân được ăn thêm, nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Giám thị trại giam có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để bảo đảm phạm nhân được ăn hết tiêu chuẩn.

2. Phạm nhân được ăn theo tiêu chuẩn, uống nước đảm bảo vệ sinh, được sử dụng quà của gia đình và tiền được thưởng trong lao động để ăn thêm, nhưng không được quá 3 lần định lượng trung bình hàng tháng mà Nhà nước quy định cho mỗi phạm nhân, cấm phạm nhân uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của cán bộ trại giam.

Trẻ em là con phạm nhân ở cùng bố hoặc mẹ trong trại giam được hưởng mức tiền ăn như bố, mẹ. Ngoài ra, các ngày 1/6, Tết trung thu còn được chi ăn thêm theo mức ăn gấp 2 lần ngày thường. Giám thị trại giam quyết định chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các trẻ em đó.

3. Mỗi phân trại giam được tổ chức một bếp ăn tập thể và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn. Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 100 phạm nhân 1 bếp (dùng trong 5 năm) gồm 1 tủ đựng thức ăn có lưới che kín, 3 chảo to, 1 cháo nhỏ, 1 nồi to, 1 bát ăn cơm/1 phạm nhân; dùng trong 1 năm gồm các loại dao, thớt, rổ, giá, chậu rửa bát v.v... Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 6 phạm nhân 1 mâm (dùng trong 5 năm) gồm 1 lồng bàn, 1 xoong đựng cơm, 1 xoong đựng canh, 2 đĩa đựng thức ăn, 1 bát đựng nước chấm, 1 môi múc cơm canh hoặc dụng cụ cấp dưỡng dùng cho một phạm nhân ăn riêng theo suất (dùng trong 2 năm) gồm 1 hộp 3 ngăn bằng nhựa chuyên dừng đựng đồ ăn, 1 thìa ăn cơm (bằng nhựa).

Điều 17. Mỗi năm, phạm nhân được phát 2 bộ quần áo dài bằng vải thường theo màu thống nhất, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 chiếc chiếu, 2 đôi dép, 1 mũ lá hoặc nón lá. Mỗi tháng phạm nhân được cấp 0,3 kg xà phòng giặt (phạm nhân nữ được cấp thêm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của nữ tương đương 1,5 kg gạo), 4 năm được cấp 1 màn, 1 chăn. Đối với phạm nhân ở các trại giam từ Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi; các trại giam từ Thừa Thiên Huế trở ra được phát chăn bông nhưng không quá 2 kg và 1 áo ấm dùng trong 5 năm;

Căn cứ vào điều kiện, môi trường và công việc cụ thể, khi lao động phạm nhân được phát 2 bộ quần áo bảo hộ/1 năm và những phương tiện bảo hộ lao động cần thịết.

Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động do Bộ Công an, Bộ quốc phòng quy địch.

Trẻ em là con phạm nhân ở cùng bố hoặc mẹ trong trại giam mỗi năm được phát 2 bộ quần áo bằng vải thường, 2 khăn mặt, 2 kg xà phòng, 3 năm được phát 1 màn, 1 chăn phù hợp với lứa tuổi. Đối với các trường hợp ở các trại giam từ và Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi, ở các trại giam từ Thừa thiên Huế trở ra được phát chăn bông nhưng không quá 2 kg và 1 bộ quần áo ấm dùng trong 1 năm. Trường hợp nữ phạm nhân sinh con trong trại giam được phát 7 m vải thường làm tã lót.

Điều 18. Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ phù hợp với quy định của trại giam.

Mỗi phân trại được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao. Hàng ngày, cứ 30 phạm nhân được phát 1 tờ báo Nhân Dân.

Mỗi phân trại được trang bị 1 hệ thống truyền thanh, mỗi buồng giam tập thể được trang bị 1 máy vô tuyến truyền hình màu 21 inch trở lên.

Phạm nhân được đọc sách, báo, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, đài địa phương, đài truyền thanh nội bộ của trại, xem truyền hình theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điều 19.

1. Đối với phạm nhân nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại giam đề nghị Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù trưng cầu giám định pháp y. Sau khi Hội đồng giám định pháp y kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại giam đề nghị Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù ra quyết định đưa người đó vào cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

2. Phạm nhân ốm đau được khám và điều trị tại bệnh xá của trại giam. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do y tế của trại giam chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kg gạo/1 người/1 tháng. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại giam, Giám thị quyết định chuyển đến các bệnh viện của Nhà nước để điều trị, kinh phí chữa bệnh do trại giam thanh toán với bệnh viện. Giám thị trại giam phối hợp với trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần trại giam xây dựng một số phòng trong khu vực của trung tâm y tế hoặc bệnh viện dành điều trị cho bệnh nhân là phạm nhân. Việc xây dựng các phòng chữa bệnh nói trên và quản lý phạm nhân đến chữa bệnh do trại giam chịu trách nhiệm. Kinh phí chữa bệnh và xây dựng các phòng chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp. Đối với phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giám thị trại giam phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho nhân thân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị phạm nhân. Căn cứ vào kết luận phân loại sức khoẻ của y tế trại giam, Giám thị trại giam bố trí chế độ lao động, học tập đối với từng phạm nhân cho phù hợp.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính quy định chế độ, kinh phí và tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh cho phạm nhân.

Điều 20.

1. Khi có phạm nhân chết, Giám thị trại giam phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan y tế cấp huyện hoặc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quân sự quân khu và bệnh viện quân khu nơi phạm nhân chết để xác định nguyên nhân chết và lập biên bản, nếu phạm nhân chết trong trại giam phải có chứng kiến của đại diện những phạm nhân khác và làm thủ tục khai tử với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại giam đóng. Đối với phạm nhân chết do nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì không phải mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp phạm nhân chết khi đang điều trị tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho trại giam.

Ngay sau khi phạm nhân chết, Giám thị trại giam phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết trước khi làm thủ tục an táng, sau đó thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết thì Giám thị trại giam phải gửi thông báo bằng văn bản trong thời gian sơm nhất cho cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch.

Sau 24 giờ kể từ khi đã thông báo trực tiếp hoặc bằng điện thoại, bằng điện tín hoặc bằng văn bản cho thân nhân người chết và các cơ quan nói trên, Giám thị trại giam có trách nhiệm tổ chức an táng và tuỳ theo điều kiện địa lý, phong tục, tập quán để quyết định hoả táng hay địa táng. Chính quyền địa phương nơi phạm nhân chết có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để trại giam tổ chức việc an táng cho phạm nhân.

Trường hợp phạm nhân chết hoặc bị thương do tai nạn lao động, Giám thị trại giam phải làm các thủ tục cần thiết như trên và bảo đảm chế độ trợ cấp theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp phạm nhân chấp hành hình phạt tù chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc là người trước đó đang được hưởng lương hưu thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

Nếu thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết có đơn đề nghị được nhận thi thể để tự an táng hoặc đề nghị được nhận hài cốt đã được địa táng từ đủ 3 năm trở lên tại nghĩa trang thuộc quản lý của trại giam hoặc quản lý của địa phương về tự an táng thì Giám thị trại giam có thể xem xét, quyết định cho nhận thi thể, hài cốt, trừ trường hợp ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; gia đình phạm nhân phải chịu mọi chi phí về việc tự an táng.

2. Kinh phí về cấp phát thuốc, khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn lao động cho phạm nhân, khám nghiệm, an táng (bao gồm cả địa táng và hoả táng) phạm nhân chết do ngân sách nhà nước cấp.

Điều 21. Phạm nhân nghiện ma tuý được tổ chức cai nghiện tại trại giam. Kinh phí tổ chức cai nghiện do ngân sách nhà nước cấp theo quy định hiện hành.

 

Chương IV. CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP CỦA PHẠM NHÂN

 

Điều 22.

1. Phạm nhân lao động 8 giờ trong 1 ngày, được nghỉ các ngày lễ, Tết, chủ nhật và tổ chức học tập vào ngày thứ bảy. Thời gian phạm nhân học văn hoá, học nghề, nghe phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, học chương trình giáo dục công dân được trừ vào thời gian lao động. Trong trường hợp đột xuất, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 2 giờ trong 1 ngày hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật nhưng không quá 8 giờ trong 1 ngày. Thời gian lao động thêm giờ hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền hoặc hiện vật.

2. Giám thị trại giam tổ chức cho nữ phạm nhân và phạm nhân là người chưa thành niên lao động phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ của họ. Không sử dụng những phạm nhân này làm những công việc nặng nhọc, độc hại có trong danh mục cấm sử dụng lao động nữ và người chưa thành niên. Nữ phạm nhân có thai được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ theo quy định chung của Nhà nước. Trong thời gian có thai và nghỉ đẻ được đảm báo tiêu chuẩn, định lượng ăn như những phạm nhân lao động bình thường khác.

Phạm nhân có con trên 36 tháng tuổi phải gửi con về gia đình hoặc người thân nuôi. Trường hợp họ không có gia đình, người thân thì Giám thị trại giam liên hệ gửi con của phạm nhân vào các trung tâm bảo trợ xã hội nơi trại giam đóng. Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội phải có trách nhiệm tiếp nhận và nuôi dưỡng con phạm nhân theo đề nghị của Giám thị trại giam. Ở những trại có nhiều trẻ em là con của phạm nhân, Giám thị trại giam phải tổ chức nhà giữ trẻ cho phạm nhân trong giờ phạm nhân đi lao động, học tập.

Điều 23. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Số lượng phạm nhân của từng đội, tổ trong trại giam do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 24.

1. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, dạy nghề của phạm nhân phải được thể hiện qua hệ thống tài vụ - kế toán của trại giam theo chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước. Kết quả lao động do phạm nhân làm ra, sau khi trừ chi phí hợp lý, được sử dụng như sau:

a) Chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân;

b) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của trại giam;

c) Thưởng cho phạm nhân có kết quả lao động vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng năng suất lao động;

d) Đầu tư trở lại cho trại giam, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.

Điều 25.

1. Phạm nhân chưa biết chữ được học văn hoá để xoá mù chữ, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Phạm nhân là người nước ngoài, dân tộc thiểu số được khuyến khích học tiếng Việt.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam, Giám thị trại giam sắp xếp thời gian học văn hoá cho phạm nhân là đối tượng xoá mù chữ và người chưa thành niên, mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi học 4 giờ trong thời gian làm việc.

2. Tất cả phạm chân đều được nghe phổ biến thời sự, chính sách, được học các chương trình giáo dục công dân vào thứ bảy hàng tuần (mỗi buổi học 4 giờ).

3. Phạm nhân được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam. Việc dạy nghề cho phạm nhân là người chưa thành niên là bắt buộc. Thời gian học nghề được tính vào thời gian lao động.

4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục, dạy nghề, bố trí giáo viên, cung cấp phương tiện, dụng cụ và các khoản chi phí cho việc dạy văn hoá, giáo dục công dân, dạy nghề cho phạm nhân.

Điều 26. Trong từng phân trại của trại giam có Ban tự quản của phạm nhân. Ban tự quản do hội nghị hàng năm của phạm nhân bầu và được Giám thị trại giam ra quyết định công nhận.

Ban tự quản có trách nhiệm giúp Giám thị trại giam giữ gìn trật tự, vệ sinh, nội quy, nếp sống văn hoá trong trại giam và trong từng nhà giam, buồng giam; đề đạt kiến nghị, yêu cầu, nguyện vọng của phạm nhân với Giám thị trại giam và phải chịu sự theo dõi, quản lý của Giám thị trại giam.

 

Chương V. CHẾ ĐỘ THĂM GẶP, NHẬN, GỬI THƯ, QUÀ, KHIẾU TỐ

 

Điều 27.

1. Phạm nhân được gặp nhân thân 1 tháng 1 lần (trừ trường hợp bị thI hành kỷ luật) tại nhà gặp của trại giam và chấp hành đúng các quy định về thăm gặp.

Mỗi lần gặp thân nhân không quá một giờ; phạm nhân lập công lớn hoặc trường hợp đặc biệt Giám thị trại giam có thể quyết định thời gian được gặp thân nhân lâu hơn, nhưng cũng không quá 2 giờ hoặc cho gặp thêm 1 lần trong tháng.

Phạm nhân có nhiều cố gắng trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công trong thời gian chấp hành hình phạt tù được gặp thân nhân (là vợ hoặc chồng) không quá 24 giờ.

2. Khi gặp thân nhân, phạm nhân được nhận quà, thư và tiền. Riêng tiền mặt, phạm nhân phải gửi lưu ký của trại giam và sử dụng theo quy đinh tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này. Đối với phạm nhân được gặp thân nhân từ 3 giờ trở lên thì được ở buồng riêng trong phạm vi nhà thăm gặp của trại giam.

3. Thân nhân của phạm nhân đến thăm phạm nhận phải có sổ thăm, gặp hoặc đơn xin thăm gặp (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, nơi cư trú, công tác, học tập). Việc thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài hoặc người nước ngoài đến thăm gặp phạm nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của Cục trưởng Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. Các trường hợp tiếp xúc lãnh sự phải được sự đồng ý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước, bằng tiếng Việt với thân nhân mỗi tháng 1 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Giám thị trại giam xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc liên lạc bằng điện thoại giữa phạm nhân với thân nhân để không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Điều 28. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 2 lá thư, các thư gửi và nhận đều phải qua kiểm duyệt.

Mỗi tháng phạm nhân được nhận 1gói quà (không quá 7 kg). Trước khi phạm nhân nhận quà, cán bộ trại giam phải kiểm tra.

Điều 29. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải được gửi đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan cấp trên của trại giam.

Các cơ quan, đơn vị khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải xác minh, làm rõ sự việc và trả lời cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 30. Phạm nhân là người nước ngoài được giam riêng trong trại giam. Các tiêu chuẩn về ăn, mặc, ở, chế độ lao động, học tập, nhận gửi thư, quà, việc khiếu nại, tố cáo, việc xét giảm thời hạn, khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và Quy chế này, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 31. Việc xây dựng, sửa chữa trại giam, bố trí trang thịết bị, phương tiện cần thiết cho việc quản lý, giam giữ, lao động, học tập của phạm nhân do ngân sách nhà nước cấp riêng theo đề nghị của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

 

Chương VI. THỦ TỤC TIẾP NHẬN PHẠM NHÂN ĐẦU THÚ, GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH  CHỈ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

 

Điều 32.

1. Đối với phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam đã bỏ trốn nay đến đầu thú thì Giám thị trại giam sau khi kiểm tra căn cước, đặc điểm của họ, tiếp nhận họ vào trại giam, lập biên bản về việc họ đến đầu thú, sau đó báo cáo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền và Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng biết. Phạm nhân phải tiếp tục chấp hành án chờ quyết định của Cơ quan điều tra.

2. Đối với phạm nhân chấp hành án tại một trại giam bỏ trốn nay đến đầu thú tại một trại giam khác, sau khi lập biên bản về việc đầu thú, Giám thị trại giam phải báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền, Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật và chờ quyết định của Cơ quan điều tra.

Điều 33. Khi phạm nhân có đủ điều kiện để được tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam có trách nhiệm làm các thủ tục đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân theo đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự và quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc xét đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất đối với mỗi phạm nhân, nếu họ có đủ điều kiện.

 

 

Chương VII. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN

 

Điều 34. Trong thời gian chấp hành án phạt tù nếu phạm nhân thực sự ăn năn hối lỗi, chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, lập công... Giám thị trại giam xem xét và quyết định khen thưởng theo các hình thức sau:

- Biểu đương;

- Thưởng tiền hoặc hiện vật;

- Tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân, tăng số lần và số lượng quà được nhận;

- Được đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.

Các quyết định khen thưởng phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân.

Điều 35.

1. Trong thời gian ở trại, nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật các hình thức sau:

- Cảnh cáo;

- Bị giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 ngày. Trong thời gian này nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được Giám thị trại giam quyết định giảm thời gian phạt giam tại buồng kỷ luật;

- Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

2. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác.

3. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân.

Điều 36. Buồng kỷ luật phải được xây dựng kiên cố. Trong thời gian bị kỷ luật phạm nhân có thể bị cùm chân (trừ phạm nhân nữ hoặc người chưa thành niên)./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Chỉ thị 1405/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết của Chính phủ số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông và số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2008

Chỉ thị 1405/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết của Chính phủ số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông và số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2008

An ninh trật tự, Giao thông

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi